Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Phát triển du lịch homestay tại đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã số ngành: 60340103

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


BỘ GÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Mã ngành: 60340103

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017



CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Văn Lưu

Phản biện 1

3

TS. Trần Văn Thông


Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Trung Lương

5

TS. Đoàn Liêng Diễm

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

X
á
c
n
h

ận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



VIÊN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979

Nơi sinh: Hải Dương

Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

MSHV: 1541890041

I- Tên đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện đề tài Thạc sĩ “Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”, nghiên
cứu bằng hai phương pháp định tính và định lượng.
Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Đà Lạt –
Lâm Đồng của du khách nội địa và quốc tế. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch homestay tại Đà Lạt.
Đề xuất giải pháp, góp phần đúc đẩy và phát triển du lịch homestay tại Đà
Lạt - Lâm Đồng trong tương lai.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 15/2/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/8/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thúy


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch –
Nhà hàng – Khách sạn giảng dạy tận tình, giúp tôi có được những kiến thức
quý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng như
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ Ngọc Phương, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể

hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm
Đồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ
homestay tại thành phố Đà Lạt đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn
và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này.
Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thúy


3

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Đánh
giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, (2) Đề ra một số giải
pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được
tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyên
gia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng và tại các Công ty Lữ
hành Quốc tế, những Hộ kinh doanh homestay qua đó xác định được 9 yếu tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt của du
khách (1) Sự quan tâm của du khách đối với loại hình du lịch homestay, (2)
Loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt có gì khác so với các tỉnh Tây Nguyên,
(3) Điểm mạnh, điểm yếu của du lịch homestay tại Đà Lạt, (4) Những chính
sách hỗ trợ của Nhà nước cho người kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, (5)
Điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong vận chuyển, an

toàn trong hoạt động lưu trú, an toàn về tài sản, (6) Tính hấp dẫn của cảnh
quan môi trường, (7) Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên
phục vụ, (8) Các hoạt động vui chơi, giải trí (9) Chi phí cho loại hình du lịch
homestay.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát,
sử dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS phiên bản 2017
với cỡ mẫu là 223 quan sát.
Từ kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Tài nguyên du lịch,
Dịch vụ du lịch, Vấn đề an toàn, anh ninh, môi trường, Giá cả tác động đến sự
lựa chọn của du khách cho loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.
Điều này được giải thích bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
lựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch homestay mà cụ thể là tại các
cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này; Tính hấp dẫn của cảnh quan môi


4

trường, trình độ, thái độ của chủ cơ sở, nhân viên, sự thân thiện của người dân
địa phương của sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt.
Bằng việc xây dựng mô hình đề xuất dựa trên những lần quan sát tham
dự và quan sát không tham dự; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cần
khảo sát. Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về các
yếu tố ảnh hưởng cũng như yếu tố hấp dẫn, tác động đến sự lựa chọn loại hình
du lịch này của du khách, giúp các cơ quan quản lý, các Công ty kinh doanh lữ
hành, chủ các cơ sở lưu trú hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách, nhằm đưa ra
những chiến lược, phương án tối ưu cho loại hình du lịch này trong thời gian
tới.
Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sự

lớn, tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đối
tượng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Các hạn chế này cũng là tiền đề
cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

ABSTRACT
The research has been done by two target focuses: (1) “Evaluating the real
state of developing homestay business in Dalat city”; (2) “Proposing some solutions
about developing homestay business in Dalat city” in order to raise the living
standards of the local community and contribute a little to tourism sustainable
development. The research has been carried out through 2 periods: the qualitative
research and the quantitative research.
The qualitative research has been done by discussing between the experts
who are working at the Department of Culture, Sports and Tourism; the
International Travel Companies and the homestay household business in Lam Dong
province.
Since we determined the nine factors effecting on the selection of the tourists about
homestay- one of the types of tourism in Dalat city: (1) The care of the tourists
about homestay service; (2) The differences between The homestay service in Dalat
city and other cities in Highland in Vietnam; (3) The strong points and the weak
points of the homestay business in Dalat; (4) The supporting policies of the
Government for the homestay household business; (5) The security conditions, food
hygiene and safety, safety in transportation, safety in residence and asset security;
(6) The attractions of the environmental landscapes; (7) The professionalism of the
tourist guides and the service staff; (8) Leisure activities; (9) The cost of the
homestay service.
The quantitative research has been done through the survey questionnaire,
using the regression analysis Logit of the SPSS software, version 2017, with the

sample sizes: 223 observations.
The results of the research show that the factors including: travel resources;
travel service; the safety, security, environment and the prices will impact on the
selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city.


6

It means that these factors have been directly affecting on selection of the
tourists about homestay: specifically at the business establishment of this service
type; the attractions of the environmental landscapes; the level, the attitude of the
homestay owners and the service staff; the friendliness of the local people. All these
factors will decide to the quality and the effects of homestay business in Dalat city.
By building the proposed model based on the observation with attendance
and the observation without attendance; the related research results domestically
and internationally, the author of the research provided a fuller look about the
research problem- which needs to be surveyed. Therefore, the data in the research
will complement to the theory depot about affecting factors and the attractive
factors
impact on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism
in Dalat city, as well as it will help the regulatory authorities, the travel companies,
homestay households understand more about the needs of the tourists so that they
will have their business strategies and optimum solutions for their homestay
business in the future.
This research still has the limits such as: the model size is not really big; the
representation is not high so the subjective assessment of the target group may
distort the research result. But I hope it will the premise for next research.


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................ v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
6. Đóng góp của Luận văn .................................................................................... 7
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY
1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò du lịch homestay ....................................... 9
1.1.1. Khái niệm du lịch homestay........................................................................... 9
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của du lịch homestay ........................................................ 10
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay ......................................................................... 10
1.1.3.1. Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế ............................ 10
1.1.3.2. Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội ................ 11


8

1.1.3.3. Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường......... 12

1.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ......................................................... 12
1.2.1. Điều kiện về cầu du lich ................................................................................. 12
1.2.2. Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội ................................................... 13
1.2.3. Điều kiện kinh tế ........................................................................................... 14
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch ......................................................................... 14
1.2.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch ..................................................................... 14
1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ....................................................................... 15
1.2.7. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................ 16
1.2.8. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 16
1.2.9. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ...................................................... 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay .............................. 18
1.3.1. Yếu tố về tự nhiên .......................................................................................... 18
1.3.2. Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội................................................... 19
1.3.3. Yếu tố văn hóa, lịch sử................................................................................... 20
1.3.4. Yếu tố về môi trường ..................................................................................... 21
1.3.5. Năng lực của người làm du lịch homestay..................................................... 21
1.4. Tổng quan kinh nghiệm du lịch homestay .................................................... 22
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới .. 22
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam ............................ 24
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt. 26
1.5. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch homestay ........................................... 28
1.5.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................ 28
1.5.2. Điểm mới của đề tài ...................................................................................... 30
1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 30
1.6.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu ....................................................... 30
1.6.1.1. Mô hình lý thuyết ........................................................................................ 30
1.6.1.2. Mô hình nghiên cứu tham khảo .................................................................. 34
1.6.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .............................. 35



9

1.6.1.4. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách .............. 37
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 39
1.6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 39
1.6.2.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 40
1.6.3. Phân tích các mẫu điều tra ............................................................................. 43
1.6.3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 43
1.6.3.2. Phân tích ................................................................................................... 45
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 51
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐÀ LẠT
2.1. Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng và việc phát triển du lịch homestay tại Đà
Lạt ............................................................................................................................ 52
2.1.1. Tổng quan về du lịch Lâm Đồng ................................................................. 52
2.1.2. Lược sử về phát triển du lịch hometay tại Đà Lạt ......................................... 52
2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt ............ 53
2.2.1. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 53
2.2.2. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................. 55
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................... 56
2.2.4. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 62
2.2.5. Các hoạt động xúc tiến quảng bá .................................................................. 64
2.3. Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách..................................... 65
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 70
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT
3.1. Định hướng phát triển du lịch homestay ...................................................... 71
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam ................................................. 71
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay ...... 72
3.2. Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp ...................................................... 74



10

3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................ 74
3.3.1. Nhân tố du lịch homestay .............................................................................. 74
3.3.2. Nhân tố tài nguyên du lịch ............................................................................ 75
3.4.3. Nhân tố chi phi cảm nhận .............................................................................. 75
3.4. Các giải pháp ................................................................................................... 76
3.4.1. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay ............................................... 76
3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ............................................... 79
3.4.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 81
3.4.4. Tăng cường các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trường du lịch .............. 83
3.4.5. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá ....................................... 84
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 86
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................ 87
Kết luận .................................................................................................................. 87
Kiến nghị ................................................................................................................ 88
Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng................................................................ 88
Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt ........................................................... 89
Kiến nghị đối với các công ty du lịch ..................................................................... 89
Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh .................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 91


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSLT
DNTN
EU

GDP
GTNT
KH
NQ
TB
TCVN
TTXTDL
TU
UBND
UNESSCO
VHTT&DL

Cơ sở lưu trú
Doanh nghiệp tư nhân
Liên minh Châu Âu
Tổng sản phẩm quốc nội
Giao thông nông thôn
Kế hoạch
Nghị Quyết
Thông báo
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông tin Xúc tiến Du lịch
Tỉnh Ủy
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Văn hóa, Thể thao và Du lịch


xii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách ................................... 37
Bảng 1.2. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng .............................. 43
Bảng 1.3. Mô tả thông tin chung của đáp viên ............................................................... 44
Bảng 1.4. Kết quả Cronbach’s Alpha ............................................................................ 45
Bảng 1.5. Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt lần thứ 5 ........................................... 47
Bảng 1.6. Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hài lòng của du khách .................. 48
Bảng 1.7. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ................................................ 49
Bảng 1.8. Tình hình phát triển CSLT tại Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2016 ................. 56
Bảng 1.9. Tổng thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá hiện hành phân theo loại
hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2016 .................................... 57
Bảng 1.10. Số lượt khách qua các cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2016 ........................ 59
Bảng 1.11. Thời gian lưu trú, số ngày lưu trú bình quân giai đoạn 2010 – 2016........... 60
Bảng 1.12. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng
phòng lưu trú từ năm 2010 - 2017_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................... 60
Bảng 1.13. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng
phòng lưu trú theo từng năm_Trên địa bàn thành phố Đà Lạt ........................................ 61
Bảng 1.14. Thống kê số người kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn,
nhà hàng (Cá thể) ............................................................................................................ 62
Bảng 1.15. Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng ......................................................................................................... 63


13

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự .............. 31
Hình 2.2. Số lần đến Đà Lạt của du khách .................................................................... 66
Hình 2.3. Phương tiện đến Đà Lạt của du khách ........................................................... 66

Hình 2.4. Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khác ................................................. 67
Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách .................................................................. 68
Hình 2.6. Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt ......................................... 68
Hình 2.7. Hình thức đi du lịch của du khách.................................................................. 69
Hình 2.8. Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt .................................................... 70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh các loại hình du lịch mang thế mạnh của mình như Du lịch tham
quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch Mice… thì du lịch homestay là
một loại hình du lịch mới và đang phát triển mạnh, hấp dẫn và thu hút đông đảo
khách du lịch đến Lâm Đồng.
Loại hình du lịch này giúp con người quay trở về với tự nhiên thoát khỏi
cuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phá
những vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc. Không chỉ dừng lại
ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vào
nền văn hóa đó, gắn bó với những con người bản xứ để được làm người bản xứ
trong khoảng thời gian của chuyến đi (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015).
Cũng như nhiều quốc gia và địa phương khác, khi ngành kinh tế du lịch trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn được
các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển. Và du
lịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hướng đi mới
trong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng.
Với mong muốn Đà Lạt (Lâm Đồng) trở thành thiên đường homestay, trong
những năm gần đây loại hình du lịch homestay phát triển rất mạnh và thu hút rất
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sống
của cư dân địa phương. Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng không
chỉ thành phố Đà Lạt mà ra một số địa phương khác của tỉnh và bước đầu đã thu
được những kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ở

một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhưng vẫn chưa được khai
thác đúng mức, thậm chí còn được thực hiện một cách manh mún tự phát không
những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới


2

tài nguyên du lịch của địa phương. Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở Lâm
Đồng đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho du
lịch homestay còn rời rạc chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng phát
triển của loại hình du lịch này.
Thực tế hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển du lịch
homestay tại Đà Lạt, vì vậy đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách
tổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch homestay ở thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung nhằm
đánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững,
đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng
đồng địa phương.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát
triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã được quan
tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
Trên thế giới
Công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi
của Koeman A. (Community Basaed Mountain Tourism, 1998). Công trình nghiên
cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ở
khu vực miền núi tại một số nước đang phát triển trên thế giới. Trong đó đặc biệt

nhấn mạnh đến loại hình và sản phẩm du lịch homestay (cùng ở, cùng trải nghiệm
và mua sắm hàng hóa tại các điểm đến của dân cư khu vực miền núi).
Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “In Search of Hospitality:
Theoretical Perspectives and Debates” Và tác giả Wang. Y trong “Customized
authenticity begins at home” đã đưa ra một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của
loại hình du lịch homestay.
Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng
trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài
gồm những mục tiêu chính như sau: (i) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng


3

trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (ii) Phân tích những chính sách
phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (iii)
Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở
Angkor, Campuchia; (iv) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng
đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên.
Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ
ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri. Nghiên cứu này tìm
hiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộc
tính đáp ứng khách du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa. Mục đích của nghiên
cứu này là (1) để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ
ở Thái Lan, (2) để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du
lịch của nhà trọ, (3) để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (những
người đã chọn homestay), (4) để điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch. Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách được phục vụ như là một
địa điểm du lịch văn hóa và di sản. Các số liệu của nghiên cứu này đã được thu thập
từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan.

Ở Việt Nam
Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng
bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán,
cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ
sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thông thường các chuyến du
lịch này khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bị
lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người
dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay.
Đến năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều
người chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần
đầu tiên ở TP. HCM.


4

Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập
kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành
du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế.
Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách
từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên
đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch.
Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con người
Việt Nam.
Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình
được đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho
ngành du lịch nước nhà.
Để định hướng phát triển du lịch có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý các
tài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo định hướng bền vững, tăng cường thu hút
du khách quốc tế, Đảng và Nhà nước, các Bộ và Ngành đã ban hành nhiều văn bản
và chính sách mang tính định hướng. Trong số đó, quan trọng là:

Quyết định số 1528/QĐ-TTg (ngày 03/9/2015) của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng. Đây là văn bản tạo ra các khung quy định pháp lý để qui hoặc phát triển
thành phố Đà Lạt trong tương lai, nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển
du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước
ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân”
của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp
một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và
khu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nước để
đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
“Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân” của Tổng cục Du
lịch (2013). Được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Chương trình Phát triển du lịch
có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằm
nâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn


5

xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việc
làm và thu nhập cho người dân địa phương. Một số tài liệu của tác giả Nguyễn
Thạnh Vượng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền
Giang. Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An…
Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn như: Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Việt Hải- Cát Bà”
của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012), và “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh
Bình” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015). Trong các đề tài trên các tác giả đã tập
trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. Đưa ra các điều
kiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ở

một số địa phương của nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát
triển du lịch homestay ở từng địa phương.
Ở Lâm Đồng
Trong những năm qua, ở Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển du lịch nói chung và trong số đó có những công trình nghiên cứu mà nội
dung có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đề
liên quan đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Song, chưa có công trình nào tập trung
nghiên cứu sâu và toàn diện về tiềm năng, điều kiện và thực trạng về phát triển du
lịch homestay ở tại Đà Lạt – Lâm Đồng. Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu về
loại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Đà Lạt –
Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt. Đề ra một số giải
pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộng
đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao
gồm:


6

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch
homestay;
2. Đánh thực trạng phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt;
3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch homestay Lâm đồng;
4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Xác định điều kiện để phát triển du lịch homestay, thực trạng phát triển du
lịch homestay tại Đà Lạt. Đà Lạt – Lâm Đồng có các điều kiện để phát triển nhiều
loại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia đình
có kinh doanh dịch vụ homestay và khách du lịch homestay.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại phường 1, phường 4, phường 8, phường
10 và xã Tà Nung.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 2/2017 đến
tháng 5/2017. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm
2010 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:
- Số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng
(2010 - 2016) từ Cục Thống kê Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm
Đồng; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Lâm Đồng; Tổng cục Du lịch; Tổ
chức Du lịch thế giới; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu
trước đó.
- Số liệu sơ cấp
Điều tra khảo sát, thu thập từ du khách và các chuyên gia để thực hiện
nghiên cứu định lượng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


7

Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng.

5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảo
sát trước về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
homestay. Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại điện Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Đại
điện Long’s Homestay Dalat, Co Lien Dalat Homestay và các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng
cách phỏng vấn các du khách nội địa và quốc tế tại các địa điểm du lịch trên địa bàn
phường 1, phường 4, phường 8, phường 10 và xã Tà Nung thành phố Đà Lạt. Từ đó sàng
lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s

Alpha và sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợp
với mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng
của du khách đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – Lâm
Đồng.
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 mức độ đánh giá nhằm
đánh giá mức độ quan trọng của cá yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du
lịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách trong và ngoài nước.
6. Đóng góp của Luận văn
- Đúc kết được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay.
- Nêu ra được các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestay
tại Đà Lạt.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du
lịch homestay tại Đà Lạt.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 chương như sau:



8

Chương 1: Tổng quan về du lịch homestay _ Trình bày lý luận chung về
du lịch homestay và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia,
vùng lãnh thổ và các các điạ phương của Việt Nam để từ đó rút ra các bài học kinh
nghiê

cho việc phát triển du lich homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Trình bày cơ

sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong quá nghiên
cứu và dựa vào kết quả điều tra, đánh giá để phân tích thực trạng loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình
bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lược về quá trình phát triển loại hình du lịch
homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay
tại Đà Lạt.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày
chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng. Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu điều tra
sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.


×