Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên qua nội dung sinh hoạt chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 15 trang )

I. LỜI NÓI ĐẦU:
I.1 Lý do chon đề tài :
Đại hội Đảng XIII Nghị quyết 02 của TW đã chỉ ra rõ cho ngành giáo
dục nói chung là cần phải có kế hoạch tập trung mũi nhọn “ Đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài” để vững về kiến thức, năng động trong công tác giáo dục,
dạy nghề làm giàu cho đất nước. Để thấm sâu vào nghị quyết TW Đảng ngành
Giáo dục luôn phát huy đựơc những kết quả nổi bật trong công nghệ thông tin,
ngành giáo dục của ta đã triển khai sâu rộng tới tất cả các bậc học ngành học
để học sinh tham dự đạt kết quả cao quốc gia những tài năng trẻ làm dạng
danh đất nứơc…
Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục nứơc ta đã đạt được là nhờ
có sự đóng góp, phấn đấu của tất cả các bậc học, ngành học trong đó có sự
đóng góp không ít của bậc học Mầm non. Bởi bậc học Mầm non đã tạo nên
những nền móng vững chắc cho các ngành học khác phát triển vì trẻ có được
trang bị kiến thức vững vàng khi còn ở bậc học mầm non sẽ là nến móng cho
trẻ bước vững vàng vào bậc học tiểu học, phổ thông và đại học trong những
năm sau.
Đứng trước nhiệm vụ quan trọng của ngành học, bậc học Mầm non, khi
triển khai nhiệm vụ năm học cho cán bộ giáo viên, nhân viên các đồng chí
trong Ban giám nhà trường đã bàn bạc sắp xếp và phân bổ giáo viên giao
nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên một cách hợp lý sao cho phù hợp với trình độ
và năng lực của từng người và người nào việc ấy để bắt tay vào việc.
Là một quản lý phụ trách chuyên môn của một trường cách xa trung tâm
huyện, sĩ số học sinh khá đông ,điểm lẽ nhiều một nhiệm vụ hết sức quan
trọng và nặng nề đối với tôi. Bản thân tôi trưởng thành từ một giáo viên vừa
được bổ nhiêm phó hiêụ trưởng Mặc dù trình độ kinh nghiệm chưa cao
nhưng bên cạnh đó đội ngũ giáo viên chưa có sự đồng đều về chuyên môn
nghiệp vụ, về kinh nghiệm giảng dạy chưa sâu, giáo viên trình độ chuyên môn
có nhưng mới ra trường, cho nên đặt ra cho tôi một bài toán cần phải có sự cố
gắng để tìm ra những biện pháp để hoàn thành đựơc nhiệm vụ mà cấp trên
giao cho.


Chính từ lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên qua nội dung sinh hoạt chuyên môn”.
I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
1.Mục tiêu:
Trường Mẫu Giáo ... được tách ra từ trường Tiểu học ... từ năm 2010.
Trường được tách ra nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn
xã cũng như sự nghiệp giáo dục nói chung, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
phòng giáo dục huyện ....
2. Nhiệm vụ:


Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng một số biện pháp tích luỹ của bản
thân ,bạn bè ,qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, cho đến nay đã có sự tiến bộ
rõ rệt so với đầu năm mới thực hiện. Làm rõ thực trạng của trường để rút ra
bài học kinh nghiệm
Có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội
ngũ giáo viên nhằm đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của xã hội.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng và nội dung tôi nghiên cứu. Vận dụng giữa học tập nâng cao
trình đô chuyên môn để lãnh đạo tập thể hội đồng sư phạm trong nhà trường
phát triển tốt về mọi mặt. Đề tài này áp dụng là tập thể giáo viên trong trường
Mẫu Giáo ...
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài tôi nghiên cứu. Chỉ tập trung áp dung một số biện pháp để
nâng cao chất lượng đôi ngũ giáo viên trường mình qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn trường Mẫu Giáo ....
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp xây dựng kế hoạch chuyên môn.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh.

Phương pháp quan sát, điều tra các hoạt động của giáo viên.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra thực trạng, phỏng vấn trực
tiếp giáo viên, phân loại giáo viên, tổng hợp)

II. NỘI DUNG


II.1.Cơ sở lý luân:
Đất nước đang từng ngày phát triển về mọi mặt nhằm đưa đất nước tiến
tới những công nghệ thông tin, trong đó người là động lực phát triển. Dân
có giàu, nước mới mạnh. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển con
người có thích ứng mới có thể tồn tại luôn luôn thay đổi những cái cũ tiếp
nhận những cái mới phù hợp và cần thiết. Kiến thức của nhân loại trong
thời đại nay đang bùng nổ thông tin và phát triển khoa học kỹ thuật. Đòi
hỏi con người luôn tìm tòi sáng tạo. Trong thời kỳ công nghệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Để mọi người có cơ hội học hỏi suốt đời qua đó nâng cao
dân trí phát triển nguồn lực cho người Việt Nam. Phát triển con người cũng
như phát triển nghành giáo dục.
Ngày nay, với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, hệ thống trường lớp
mầm non được mở rộng về quy mô và số lượng học sinh ngày càng tăng
nhanh. Trong khi đó thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay còn nhiều bất cập
về chất lượng giảng dạy. Một số giáo viên khi lên lớp còn có những hạn chế
nhất là chưa phát huy được tính tích cực sáng tạo ở trẻ. Tổng số giáo viên
tham gia các lớp học nâng cao trình đô chuyên môn ngày càng cao. Nhưng
kinh nghiêm giảng dạy của giáo viên mới ra trường chưa đồng đều. Nên cũng
ảnh hưởng rất lớn đến chất lương chuyên môn của nhà trường.
Với trách nhiệm của một phó hiêu trưởng phu trách chuyên môn tôi rất
trăn trở tìm ra các biên pháp gì để nâng cao chuyên môm nhà trường ngày một
đi lên đáp ứng yêu cầu sự nghiêp giáo dục mầm non
II.2. Thực trạng

Để thực hiên tốt đề tài tôi phải ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn
kết, thương yêu chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng nhà trường vững
mạnh.
Trường chúng tôi cơ sở vât chất còn thiếu thốn nên cần phải tham mưu
tốt với các cấp các nghành quan tâm tạo điều kiện cho nhà trường đủ trang
thiết bi đáp ứng nhu cầu dạy ngày một tốt hơn.
a/Thuận lợi và khó khăn:
* Thuân lơi:
- Trường được đóng trên địa bàn trung tâm của xã , dân cư phát triển cả về
kinh tế và chính trị xã hội.
- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, sạch sẽ
Ban giám hiệu nhà trường đồng nhất quan điểm tạo điều kiện đầu tư cơ
sở vật chất, có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, luôn coi trọng về nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, xem chất lượng giáo dục trẻ là nhiệm vụ hàng


đầu, luôn đặt ra cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường không
ngừng suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm kiểm
tra đôn đốc xây dựg mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đoàn kết, thống nhất, tích cực, chịu
khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao.
* Khó khăn:
Mặc dù trường đã được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trường học
khang trang, đã mua sắm và bổ sung thêm được một số đồ dùng trang thiết bị
nhưng thực tế hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ với nhu cầu hoạt động ở trường
mầm non. Vì trường học sinh thì đông thiếu phòng học rất nhiều.
Đội ngũ chị em giáo viên mặc dù đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
nhưng đại đa số đào tạo theo hệ tại chức nên việc cập nhật chương trình mới
còn phần nào hạn chế.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng của giáo viên
còn gặp nhiều khó khăn.
Hằng năm đội ngũ giáo viên không ổn định do có sự thuyên chuyển và
nghỉ sản nhiều nên việc chỉ đạo phân lớp phải thường xuyên.
b. Thành công – Hạn chế
*Thành công
Đối với tập thể giáo viên trong nhà trường đã có tinh thần tư học hỏi lẫn
nhau và thống nhất kế hoạch của Ban Giám hiệu đưa ra đã nhận thức được
tinh thần làm chủ và ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực công tác.
Có như vậy chất lượng dạy và học của nhà trường đã được nâng lên.
*Hạn chế:
Qua việc tổ chức vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo
còn ít, trường mới đươc thành lập, cơ sở vât chất thiếu chưa có phòng hội
đồng, nên tập trung cho giáo viên sinh hoạt phải vào ngày học sinh nghỉ
học.
c. Mặt mạnh –Mặt yếu:
*. Mặt mạnh:
Trong công tác chỉ đạo mọi sinh hoạt của chuyên môn trong nhà trường,
cán bộ giáo viên nhân viên đã tự giác nhận thức được trách nhiệm của mỗi
người cần phải làm gì cho bản thân, cho tập thể. Do đó trong năm nay nhà
trường đã tiến bộ rõ rệt hơn cụ thể là: Chất lượng dạy và học của nhà trường
càng ngày được nâng cao, đạt hiệu quả tốt hơn. Số lượng giáo viên thi đạt cấp
huyện đạt tỉ lệ khá cao. Các phong trào do các ban nghành tổ chức tham gia
đầy đủ. Nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện và công nhân cơ


quan văn hoá. Được cấp trên cũng như phụ huynh học sinh tin tưởng ghi nhận
những thành tích mà nhà trường đã đạt được.
* Mặt yếu:
Tuy trường đóng trên địa bàn trung tâm xã nhưng phân hiệu rãi rác ở các

thôn cách xa trường chính tham gia dự giờ không nhiều, nên kết qủa của một
số tiết dạy về chương trình đổi mới hiệu quả chưa cao.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Qua thực hiện biện pháp tôi dành nhiều thời gian và nghiên cứu tìm tòi để
thống nhất với các tổ khối trong nhà trường. Cho nên mọi hoạt động đã đi vào
nề nếp có hiệu quả đã tác động rất lớn đến mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên.
Qua các buổi sinh hoạt mà chuyên môn đưa ra từng tổ sau đó tổ truyền đạt đến
từng giáo viên trong tổ của mình để nhận thức được rõ trách nhiệm của mình
trong giáo dục trẻ.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Là một cán bộ quản lý tôi luôn luôn quan tâm sâu sát đến việc nâng cao
chất lượng trong nhà trường. Nhưng qua thực trạng của giáo viên tôi nhận
thấy, nhìn chung giáo viên đã biết tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
một cách có hệ thống nhẹ nhàng thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ. Một số
giáo viên đã biết vận dụng phương pháp tương đối phù hợp.
Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung, hệ thống câu hỏi
đóng, thiếu tính gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư
phạm chưa thật sự linh hoạt.
Kết quả của các giáo viên trong các tổ tham gia các đợt hội giảng của nhà
trường phát động được đánh giá không cao, giáo viên chưa mạnh dạn và chưa
phát huy được tính sáng tạo trong quá trình dạy học, việc vận dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy còn rụt rè.
Nội dung sinh hoạt của tổ vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy
được sự linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của
mỗi giáo viên.
Dù nhà trường cơ sở vật chất rất thiếu thốn, phòng học không đủ trong khi
đó trẻ đến trường ngày càng cao. Nhưng với sự nổ lực của Ban giám hiệu nhà
trường và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương mua sắm được một số trang
thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học giáo viên và học sinh trong nhà
trường.

Phong trào làm đồ dùng đồ chơi đã thực sự có hiệu quả rất cao, nhưng bên
cạnh đó còn có một số đồng chí chưa áp dung hết đồ dùng sẵn có trong nhà
trường đã làm còn thiếu tính sáng tạo có làm chỉ mang tính cách hình thức
chống đối, đủ đồ dùng để dạy.


Một số ít giáo viên còn chậm tiến, bảo thủ, mang tư tưởng xuôi chiều dậm
chân tại chỗ. Chưa có tính tích cực phấn đấu.
Chính vì thế cần phải xây dựng một độ ngũ giáo viên có ý thức tinh thần
trách nhiệm cao, đoàn kết thương yêu giúp đỡ và cùng nhau tiến bộ. Từ mới
đưa được chuyên môn nhà trường ngày một đi lên. Những đồng chí có chuyên
môn chưa cao thường xuyên cho đi dự giờ học hỏi đồng chí có chuyên môn
cao chỉ bảo tận tình để cùng nhau phấn đấu.
Để góp phần sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả hơn, người phụ trách
chuyên môn phải gần gũi sâu sát với giáo viên nhất, tìm ra những đồng chí có
tinh thần trách nhiệm cao vừa giỏi về chuyên môn phụ trách các tổ trưởng
cùng giúp đỡ chuyên môn sinh hoạt các tổ góp ý nêu những thủ thuật các
phương pháp mới sáng tạo, cho giáo viên trong tổ học tập. Cũng có thể thực
hiện các tiết học phù hợp với thực tế của địa phương mình đang thực hiện.
Còn một việc không thể tránh khỏi quản lý chặt chẻ lên kế hoach của giáo
viên chủ nhiệm lớp sau đó tổ khối duyêt đưa lên chuyên môn phê duyệt mới
thực hiện, cứ thường xuyên như vậy giáo viên trong trường sẽ có trách nhiêm
thực hiện theo sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường. trong việc sinh hoạt
chuyên môn hướng vào cách chăm sóc và giáo dục trẻ ngày một tốt hơn, đáp
ứng với yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và là nguyện vọng
nhất đối với các bậc phụ huynh.
II.3. Giải pháp – Biện pháp:
a.Mục đích của giải pháp biện pháp
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường cùng các đoàn thể, trong giáo dục và
các tổ chức quần chúng khác cùng phát triển cho sự nghiệp giáo dục mầm

non.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp : .
Trước buổi sinh hoạt của nhà trường cần chú ý đến quá trình hoạt động
của giáo viên phân bố một cách hợp lí. Giáo viên luôn thay đổi hình thức,tổ
chức gần gũi với trẻ hiểu được ý định của trẻ rồi lôi cuốn trẻ vào tiết học.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp biện pháp:
Chuyên môn phối hơp với giáo viên. Giáo viên là người thực hiện hoạt
động như thế nào để có kết quả cao đạt được ở trẻ. Vì vậy, giáo viên phải
nắm được yêu cầu cần đạt ở các độ tuổi, nắm được đặc điểm tâm lí, sinh lí
của từng cháu. từ đó gần gũi, chăm sóc, thương yêu trẻ, biết được khả năng
của trẻ và có biện pháp phù hợp trong lúc giáo dục trẻ.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp:
Trong quá trình quản lý chỉ đạo,là người phụ trách chuyên môn phải
biết vận dụng và đề ra các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà


trường. Từ đó đúc kết lại sao cho phù hợp để mọi người thấy được cách chỉ
đạo của mình là hợp lý. Thế là mọi người tham gia có trách nhiệm, kết quả
cao trong các buổi sinh hoạt giáo viên cũng có nền tảng giáo dục trẻ ngày
một tốt hơn trong kế hoạch hàng ngày của mình.
Đứng trước khó khăn của nhà trường, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ
phải tìm cách đưa ra những biện pháp như thế nào để đẩy mạnh chất lượng đội
ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ của mỗi giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao gặt hái được
nhiều kết quả cao đóng góp vào thành tích chung của nhà trường. Để làm
được điều đó tôi đã mạnh dạn đề ra những biện pháp thực hiện như sau:
Biện pháp thực hiện:
*Biện pháp thứ nhất:
+. Khảo sát chất lượng giáo viên trong trường
Điều đầu tiên muốn để giáo viên có trình độ chuyên môn đồng đều như

giáo viên trong các tổ khác. Bản thân tôi đã kẻ sổ theo dõi quá trình khảo sát
giáo viên ngay trong dịp hè đầu năm, cho giáo viên trong các tổ bốc thăm
hoạt động nào thì soạn giáo án và dạy hoạt động đó, thời gian chuẩn bị trong 1
tuần. Khi giáo viên dạy tôi có mời các đồng chí tổ khác cùng các đồng chí
trong BGH về dự với tổ để có ý kiến đánh giá trong quá trình giảng dạy của
giáo viên một cách khách quan.
Khi tất cả giáo viên trong các tổ thực hiện hoạt động dạy xong tôi đều xếp
loại hoạt động đó đưa vào sổ theo dõi, từ đó tôi có hướng tập trung mũi nhọn
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các tổ một cách dễ dàng hơn. Vì
kết quả của giáo viên đã được lưu trong sổ, tôi chỉ đạo tham gia đóng góp ý
kiến cho giáo viên thì các đồng chí tiếp thu rất vui vẻ những tồn tại để sớm
khắc phục.
Qua việc khảo sát đó tôi thấy giáo viên trong các tổ rất bằng lòng với cách
làm của tôi và với cách làm đó tôi cảm thấy các đồng chí giáo viên trong các
tổ đều rất phấn khởi.
* Biện pháp thứ hai:
+. Chỉ đạo xây dựng tiêu chí chuyên môn trong tổ.
Cứ vào đầu năm học hàng năm BGH đều triển khai nhiệm vụ năm học và
được đồng chí hiệu trưởng thông qua các tiêu chí thi đua để mọi thành viên
trong nhà trường nắm được, để mỗi đồng chí xây dựng kế hoạch công việc,
biện pháp cho riêng mình hoàn thành tốt công việc được giao.
Là một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi có cảm nhận
rằng. Nếu mỗi một cá nhân với công việc được giao ai khoẻ thì người đó
thắng, thì tôi tin chắc rằng các đồng chí giáo viên trẻ sẽ gặt hái được kết quả
cao.


Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã dựa vào tiêu chí thi đua của nhà
trường trên các mặt, rồi chỉ đạo cho các đồng chí tổ trưởng các tổ thể chế hoá
xây dựng tiêu chí thi đua cho tổ mình nhằm giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy

chuyên môn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trước khi thông qua
tiêu chí thi đua của tổ chỉ đạo cho đồng chí tổ trưởng in gửi mỗi đồng chí một
bản xem xét và cho ý kiến trực tiếp vào đấy rồi tôi thu về tập hợp ý kiến xây
dựng hoàn hảo mới cho họp tổ chuyên môn để tổ viên bàn bạc góp ý cho thấu
tình đạt lý.
Qua ý kiến giáo viên trong các tổ đã giúp cho tôi có biện pháp để trong thi
đua không xảy ra thắc mắc đó là:
Phân công mỗi một đồng chí giáo viên trẻ có năng lực tốt nhất thì sẽ giúp
đồng chí giáo viên tuổi cao chuyên môn hạn chế. Rồi lần lượt ở mức theo thứ
hạng mặt mạnh của từng giáo viên de phân công giúp đỡ nhau. Khi phân công
xong các đồng chí đều nhất trí với quan điểm phân công của tôi một cách vui
vẻ để thực hiện theo tiêu chí thi đua của tổ.
Từ tiêu chí thi đua trong trong nhà trường, giáo viên tăng thêm khả năng
phấn đấu trong công việc hàng ngày được giao, giúp cho việc sinh hoạt tổ khối
chuyên môn có nhiều thuận lợi.
* Biện pháp thứ ba:
+. Chỉ đạo xây dựng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
Là một quản lý phụ trách chuyên môn của một trường hàng năm đều có
thành tích tốt về mọi mặt đó là niềm vui chung của tập thể của giáo viên và
học sinh. Có được kết quả đó cũng phải khẳng định rằng việc lãnh đạo chỉ đạo
của đội ngũ BGH vô cùng sáng tạo: Phân công nhân sự, giao nhiệm vụ, tìm
người giúp việc cộng sự với BGH rất hợp lý.
Chế độ giờ giấc sinh hoạt hội họp trong nhà trường, các nội dung công
việc cần thực hiện cho năm học rõ ràng. Chính từ đó các tổ khối chuyên môn
có những cẩm nang thực hiện bám sát vào nội dung của BGH thể chế hoá nội
dung đưa vào cuộc họp phù hợp của các tổ:
Chỉ đạo xếp lịch thời gian biểu để sinh hoạt chuyên môn vào cuối ngày
khi trả xong trẻ trong tuần:
Tuần 1: Dự họp hội đồng giáo dục toàn trường.
Tuần 2: Họp chuyên môn toàn trường, kiểm điểm hoạt động chuyên môn

tháng trước và phân công nhiệm vụ để các tổ có tinh thần chuẩn bị.
Tuần 3: Triển khai dự hoạt động chuyên môn của tổ khối theo lịch phân
công, trao đổi chuyên môn tháo gỡ vướng mắc
Tuần 4: Chỉ đạo rút kinh nghiệm, bình bầu giáo viên trong các tổ, tổng
hợp báo cáo bằng văn bản với đồng chí hiệu trưởng vào cuối tháng, từ đó
đồng chí hiệu trưởng có cơ sở đánh giá cụ thể với từng tổ, từng cá nhân.


Còn riêng giáo án hội giảng, kiến tập của mỗi giáo viên trong các tổ tôi
yêu cầu đánh máy và tôi lại đóng thành quyển xếp theo thứ hạng (Tốt, Khá,
Đạt, Yếu) coi như quyển kỷ hiếu chuyên môn tổ để cho giáo viên nào băn
khoăn vướng mắc đọc lại bổ trợ chuyên môn cho chính mình.
*Với quyển kỷ hiếu chuyên môn của các chuyên môn tôi xin ý kiến của
đồng chí hiệu trưởng tạo điều kiện về kinh phí cho phô tô cho mỗi đồng chí
giáo viên một quyển để đọc và tham khảo, một quyển tôi giữ lại để làm
chuyên môn.
Qua một năm làm như vậy thì tôi thấy giáo viên đã vững vàng tự tin khi
thực hiện chuyên môn cũng như tham gia các đợt hội thi hội giảng với kết quả
được ban nghiệp vụ thanh tra của phòng Giáo dục huyện đánh giá cao
Đó cũng là niềm vui của tôi đã không ngại khó tìm ra các biện pháp chỉ
đạo đổi mới trong sinh hoạt đã được các đồng chí trong BGH, các đồng chí
giáo viên trong các tổ khối và bạn bè đồng nghiệp ghi nhận
* Biện pháp thứ tư:
+ Đi sâu vào bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các tổ qua
thực hành trên nhóm lớp.
Chúng ta vẫn thấy giữa lý thuyết và thực hành luôn có một khoảng cách
nhất định. Đặc biệt là giáo viên mới ra trường. Bộ phận này tuy được lĩnh hội
đầy đủ cơ bản các phương pháp giảng dạy ở trường sư phạm song đang còn
có nhiều bỡ ngỡ trong khâu điều khiển các hoạt động trong ngày, khâu chăm
sóc nuôi dưỡng kể cả vận dụng phương pháp thực hành giảng dạy các bộ môn

trên nhóm lớp. Để giải quyết vấn đề này tôi đã chỉ đạo cho các đồng chí tổ
trưởng tổ chức cho giáo viên tọa đàm trao đổi lẫn nhau về phương pháp đón
trả trẻ, phương pháp giao tiếp với phụ huynh, cách tổ chức cho trẻ hoạt động.
Đồng thời cử giáo viên thực hành mẫu trên từng công việc, với cách làm đó đã
giúp cho bộ phận giáo viên mới ra trường định hình và làm quen dần với công
việc hàng ngày trên lớp
Thông qua các chuyên đề của. Bộ giáo dục đề ra hàng năm như chuyên
đề giáo dục Âm nhạc, Làm quen với Toán, Làm quen Văn học - Chữ viết,
Phòng chống suy dinh dưỡng… Sau khi tiếp thu chuyên đề do Sở, Phòng tổ
chức, về trường tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chuyên đề, khảo sát
năng lực của giáo viên đối với chuyên đề đó để nắm bắt được mặt mạnh,
những mặt còn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng thêm.
Ví dụ: Chuyên đề Giáo dục Âm nhạc
Trước đây giáo viên chỉ hát thuộc lời bài hát và hát tự do chứ chưa chú ý
đến việc hát đúng nhạc, cao độ trường độ cũng như cách vỗ theo nhịp.
Hoặc chuyên đề nâng cao chất lượng làm quen văn học-chữ viết giáo viên
cũng chỉ đơn thuần kể chuyện cho trẻ nghe trên tiết hoạt động chung chưa tổ


chức cho trẻ kể chuyện bằng nhiều hình thức như kể chuyện sáng tạo như kể
chuyện theo tranh, kể chuyện theo đồ chơi, kể chuyện theo gợi ý của cô…
Đặc biệt năm học diễn ra với nội dung chuyên đề “ Phòng chống tai nạn
thương tích”, một số giáo viên lựa chọn nguyên vật liệu làm đồ chơi chưa
đảm bảo an toàn cho trẻ như đồ chơi chưa được mài tròn, còn ghồ ghề, sắc
nhọn, xơ, tưa…rất ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của các cháu.
Vì thế trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ tôi thường chỉ đạo
cho các đồng chí tổ trưởng chú ý những nội dung như tập hát một số bài hát
theo chủ đề, các bài hát dân ca hát cho trẻ nghe cho đúng nhạc đúng cao độ
trường độ ,sưu tầm, hướng dẫn làm một số đồ dung đồ chơi từ nguyên liệu sẵn
có tại địa phương vừa phù hợp với trẻ vừa có tính thẩm mỹ lại có độ an toàn

cao.
Đến nay hầu hết giáo viên đã hát đúng nhạc các bài hát trong chương
trình, làm được 97 loại đồ dùng phục vụ cho vui chơi, học tập trong đó có 2 bộ
đồ dùng được xếp giải A cấp Huyện.
Song song với việc bồi dưỡng tổ chức các hoạt động trong ngày của bé,
bồi dưỡng thêm một số nội dung bổ trợ như trên, tôi đã chỉ đạo từng khối lớp
tổ chức trao đổi xây dựng các giờ dạy của các chuyên đề ở các bộ môn.
Hướng dẫn cách tiến hành từng phần bài dạy, tìm cách lồng ghép ở từng bộ
môn sao cho phù hợp. Trao đổi để có sự thống nhất cao về khâu chuẩn bị đồ
dùng học tập hợp lý về kích thước, màu sắc hài hòa hấp dẫn cho phù hợp với
đặc điểm nhận thức của trẻ đồng thời thu hút sự chú ý vào bài dạy của cô.
Sau khi các tổ xây dựng bài dạy xong, sẽ cử giáo viên dạy ở từng bộ môn
trong tổ dạy mẫu thể hiện ở trên trẻ. Cuối buổi dạy các tổ khối tổ chức trao
đổi, rút kinh nghiệm cho nhau.
Trong năm học vừa qua chúng tôi đã phối hợp chỉ đạo tổ chức được 18
tiết dạy sinh hoạt chuyên môn cho toàn trường. Phong cũng tổ chức được các
tiết dạy mẫu triển khai chương trình Giáo dục Mầm non mới cho các trường
mầm non trong toàn huyện về học tập và được đánh giá cao.
Chính vì vậy các đồng chí giáo viên trong các tổ đều nắm chắc phương
pháp dạy thực hành các bộ môn, lồng ghép tích hợp phù hợp, khéo léo sử
dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt sáng tạo hơn, đồng
thời xử lý các tình huống sư phạm một cách hài hòa.
* Biện pháp thứ năm:
+ Chỉ đạo các tổ, tổ chức tham quan học tập bạn:
“ Học thầy không tày học bạn” đó là câu thành ngữ đang được áp dụng ở
trường chúng tôi. Mặc dù chúng tôi đã đã cố gắng rất nhiều trong khâu chỉ đạo
xây dựng giờ dạy,và dạy mẫu. Nhưng học hỏi giao lưu sẽ có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Hàng năm vào dịp nghĩ hè trường chúng tôi
đã đi tham quan học tập, và các đợt thanh tra cụm trường ban đến các đơn vị



trong huyện.Nhất là năm học vừa rồi huyện đã tổ chức cho hiệu trưỏng các
trường mầm non trong toàn huyện tham quan học tập các tỉnh phía bắc, từ việc
đi thực tế đó mà hiêụ trưởng về chỉ đạo cho chuyên môn thực hiện có hiệu quả
rất cao. Qua những đợt tham quan đó giáo viên trường tôi đã biết chọn lọc, áp
dụng những phần phù hợp cho hiện tại ở trường mình học tập.
* Biện pháp thứ sáu:
+. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả cao.
Không dừng lại ở đó vì tôi cảm nhận được rằng đấy là thành tích chỉ là
bước đầu vì trong quá trình giảng dạy chăm sóc trẻ còn gặp muôn vàn khó
khăn, nội dung chương trình thực hiện theo chủ điểm, các nội dung bài dạy
phải tìm tòi sao cho phù hợp cả về nội dung lẫn hình thức và tính khoa học với
trẻ đặc biệt trong những năm học này, việc đưa công nghệ thông tin ứng dụng
vào trong giảng dạy là một trong những yêu cầu của giáo dục hiện nay. Chính
vì vậy tôi đã tích cực chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giáo
dục trẻ. Song ứng dụng như thế nào để có hiệu quả lại là một vấn đề đáng
được quan tâm.
* Giáo viên phải là người có kế hoạch bài dạy phù hợp:
Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy chúng tôi thường tập trung
các tổ nhóm để cùng trao đổi và thiết kế bài dạy, dựa vào đó tính đến khả
năng của học sinh, kiến thức trọng tâm để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tiết dạy
cũng như các nội dung ứng dụng công nghệ sao cho tiết dạy hẫp dẫn được trẻ
và đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ : Với hoạt động tạo hình :Vẽ vườn cây ăn quả (Lớp mẫu giao lớn)
Mục đích : Trẻ vẽ được một số cây ăn quả quen thuộc.
Biết đặc điểm hình dáng đặc trưng của cây ăn quả.
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “Nông nghiệp và nông thôn” coppy một số
cây ăn quả như cây cam, cây bưởi, cây xoài, cây mít, cấy dừa…
- Cô vẽ cây bưởi ( tán lá rời) cây khế, cây mít( tán lá tròn) vẽ trên painter.
- Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây: Thân cây, cành cây, lá cây,

quả… rồi sau đó tô màu .
- Lồng nhạc bài hát “Quả” coppy vào đĩa CD.
Tiến hành:
- Cho trẻ nghe bài hát “Quả” và quan sát vườn cây ăn quả.
- Hỏi trẻ:Có những cây ăn quả gì trong vườn? Đặc điểm của từng cây:
Hình dáng, lá, màu sắc, quả…
- Cho trẻ quan sát các bước vẽ cây ăn quả để tạo ra vườn cây ăn quả.
- Sau đó cho trẻ vẽ.


Ví dụ: Hoặc ở tiết dạy toán : Đếm đến 5 nhận biết số lượng 5, chữ số
5( chủ đề PTGT) Mẫu giáo nhỡ.
Mục đích: Trẻ đếm từ 1-5, số lượng các đối tượng
Chuẩn bị:
Cô coppy những hình ảnh: Ô tô, xe máy, thuyền buồm, tàu thủy…
Vào slide show tạo trang trình diễn cho các phương tiện giao thông xuất
hiện theo ý muốn.
Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát ô tô và đếm số lượng.
- Lần lượt cho từng loại phương tiện xuất hiện, cô yêu cầu trẻ gọi tên, nơi
hoạt động, đếm số lượng chọn thẻ chấm tròn tương chữ số tương ứng.
Đến nay 95% giáo viên trường tôi đã biết sử dụng slide show, pain ter …
để thiết kế bài dạy đem lại chất lượng giờ dạy đạt kết quả tốt
* Biện pháp thứ bảy:
+. Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy.
Nếu chỉ dừng ở mức độ tranh ảnh với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh
chết thiếu sinh động, không có nhiều tác dụng tình huống thì sự hứng thú của
trẻ và sự tiếp thu kiến thức ở trẻ sẽ không cao vì vậy chúng tôi đã cùng nhau
tìm tòi và sưu tầm tranh ảnh , những hình ảnh động gần gũi thực tế với trẻ gây
cho trẻ sự hứng thú hơn. Nhờ đó mà các em sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu

bài một cách nhẹ nhàng trẻ học mà chơi chơi mà học .
Trong quá trình xây dựng bài chúng tôi kết hợp nhiều phần mềm khác
nhau để dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với trẻ hàng ngày. Âm
thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng cần thiết không kém. Vì vậy dù
chỉ là tiết dạy bình thường chúng tôi cũng phải cùng nhau bàn bạc để đưa ra
những hình ảnh động và âm thanh cùng cách thể hiện phù hợp với nội dung
kiến thức của bài giúp cho học sinh tri giác cụ thể và cuốn hút trẻ vào bài học.
Ví dụ : Với hoạt động Tìm hiểu môi trường xung quanh: Quan sát một số
con vật sống trong rừng.
Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán,
hiệu quả giờ học có phần hạn chế. Thực tế trên nhiều giờ học giáo viên không
có điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát vật thật. Nhưng nếu cô
ứng dụng phần mềm povverpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển
động với những hình ảnh “ thật” thì trẻ sẽ rất thích thú tập trung chú ý.
- Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “Động vật sống trong rừng” sau đó
coppy hình ảnh con voi, con khỉ, con hổ con gấu… vào phần powr chọn slide
tạo trang trình diễn cho tùng con vật xuất hiện có gắn tên tương ứng.
- Lồng nhạc bài “ Đố bạn biết” coppy vào đĩa CD


- Tiến hành: Cô mở nhạc cho trẻ hát bài “ Đố bạn biết”.
Cho trẻ kể tên các con vật trong bài hát.
Cho trẻ xem đĩa, hỏi trẻ tên con vật, đặc điểm của các con :
+ Con voi đang ăn như thế nào? Nó dung gì để lấy thức ăn?
+ Con khỉ đang làm gì? Vì sao con khỉ lại leo cây rất giỏi?...
* Động viên giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để
khắc phục những tình huống do sự cố của máy móc khi dạy.
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức
được việc bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi tham khảo các tài
liệu có liên quan và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh

nghiệm qua những buổi sinh hoạt chuyên môn để được giúp đỡ.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Cuối cùng tôi thống nhất ý kiến của đồng nghiệp,và xây dựng các
phương pháp biện pháp. Xem thành công ở mức độ nào và kết quả như sau:
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiêm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
Trong một năm qua mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn tham gia
các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn tham gia đầy đủ các chuyên đề của
phòng và nhà trường.Tôi nhận thấy rằng những kết quả và giá trị khoa học của
vấn đề sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường rất được coi trọng bởi hiện nay
trong công cuộc đổi mới giáo dục chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề vì
những năm học qua được xem là năm học “Đổi mới về quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục” vì thế mà trong các buổi sinh hoạt và chuyên môn trong
nhà trường có kết quả hơn rất nhiều so với trước.
*Kết quả:
+ Kết quả đạt đựơc:
Tuy vất vả khó khăn song với sự yêu nghề tích cực học tập sáng tạo của
bản thân tôi trong công việc chỉ đạo chuyên môn tổ đã cho được kết quả đáng
trân trọng.
Đã có 89% giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Có 13 % giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Đặc biệt trong năm học này có 2 giáo viên đạt danh chiến sỹ thi đua cấp
cơ sở
Có 2 bộ đồ dùng đạt giải Avà giải B xếp giải nhất cấp huyện và tham gia
dự thi cấp Tỉnh,
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc giáo dục
trẻ đạt 85%


Trong các chuyên đề cũng như triển khai các phong trào thi đua, các cuộc

vận động… qua kiểm tra của Sở Giáo dục- Đào tạo trường được đánh giá và
xếp loại cao “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đội ngũ giáo viên nâng cao về chuyên môn, đồng thời giáo viên không
ngừng tiếp thu khắc phục những tồn tại khi được các cấp lãnh đạo, đồng
nghiệp đóng góp ý kiến nhằm cầu thị tiến bộ để nâng cao chất lượng chuyên
môn chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn để đóng góp một phần nhỏ bé
của mình vào thành tích chung của nhà trường cũng như ngành giáo dục
huyện nhà ngày một vững bước đi lên.
+ Bài học kinh nghiệm:
Trong suốt những thời gian chỉ đạo thực hiện đã cho tôi bài học kinh
nghiệm tuy là nhỏ bé xong tôi cảm thấy vô cùng quý báu:
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
trước hết các tổ chức đoàn thẻ trong nhà trường phải có tinh thần đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau .Thường xuyên nêu cao ý thức học hỏi rút kinh nghiệm để có
kiến thức sâu rộng về chuyên môn. Bên cạnh đó kịp thời cập nhật thông tin
nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt.
Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến góp ý bạn bè đồng nghiệp, biết phát huy
quyền dân chủ trong hội họp.
Mạnh dạn năng động, sáng tạo tìm tòi ra những biện pháp chỉ đạo sinh
hoạt chuyên môn, chọn lựa nội dung sát thực để sinh hoạt có hiệu quả không
làm tốn phí thời gian.
Biết trân trọng ý kiến xây dựng giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt chuyên
viên phòng Giáo dục là chỗ dựa vững chắc cho tôi về tinh thần, để tôi tự tin
cùng cộng sự phối hợp với các đồng chí trong BGH thúc đẩy chuyên môn
trong nhà trường đi lên đạt kết quả cao.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong năm học vừa qua
tôi rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các đồng nghiệp, đặc biệt là các
đồng chí cán bộ giáo dục cấp trên để tôi tiếp thu trong quá trình chỉ đạo giảng
dạy cũng như công tác phối kết hợp với các đồng chí trong tổ chuyên môn

cũng như BGH nhà trường ngày một hiệu quả hơn. Thực hiện tốt lời dạy của
Bác Hồ kinh yêu :
“ Vì lợi ích 10 năm trồng cây.
Vì lợi ích trăm năm trồng người. ”


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
III.1. Kết luận:
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là phải nắm bắt tình hình thực tại. Người
lãnh đạo phải là người tiên phong, gương mẫu có chuyên môn vững vàng ,
đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp, phải có tinh thần trách nhiệm cao trong
công việc, biết xây dựng tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết, nhất trí hoàn
thành mọi nhiệm vụ đề ra,
Qua những bài học tôi tích luỹ được rất nhỏ nhoi trong vốn kiến thức
rộng lớn này. Mong muốn làm được một việc gì đó nhằm giúp đội ngũ giáo
viên nắm vững chuyên môn cộng với lòng nhiệt huyết của họ từ đó nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. Vì vậy bản
thân tôi cũng không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm để có thêm nhiều
kiến thức hơn. Cùng nhau xây dựng và giữ gìn truyền thống giáo dục, giúp
cho thế hệ trẻ hôm nay có một tương lai tươi sáng hơn.
III.2. Kiến nghị:
Hỗ trợ kinh phí để mua sắm dồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và
đặc biệt đối với phòng học của nhà trường.
Hàng năm nên mở các chuyên đề, hội thảo về kinh nghiệm nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn giữa các nhà trường để học tập rút kinh
nghiệm lẫn nhau.
Nhà trường và các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến bậc học
mầm non tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn các chuyên đề. và tham quan
học tập các trường bạn. Để giáo viên phát huy hết khả năng thực sự của
mình trong công tác giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.

Mặc dù có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định nên tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp và
của Hội đồng khoa học, tôi chân thành cảm ơn.



×