Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 175 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VÕ THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN THANH TRÌ
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Thị Đức Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Võ Thành Trung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Đỗ Thị Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Võ Thành Trung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................
i

Lời

cảm

ơn

........................................................................................................................ ii Mục lục
........................................................................................................................... iii Danh
mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................
vii Danh mục hình...............................................................................................................
viii

Trích


yếu

luận

văn

........................................................................................................... ix Phần 1. Mở đầu
............................................................................................................... 1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................

1.2.
2

Mục đích và yêu cầu của đề tài...........................................................................

1.3.
2

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................

1.4.
2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................

Phần

2.
Tổng
quan
............................................................................................. 3

tài

liệu

2.1.
3

Một số khái niệm liên quan ................................................................................

2.2.
5

Phát triển quỹ đất ở một số nước trên thế giới ...................................................

2.2.1.
6

Trung Quốc .........................................................................................................

2.2.2.
8

Hàn Quốc ............................................................................................................

2.2.3.

11

Australia............................................................................................................

2.2.4.
12

Bài học kinh nghiệm rút ra ...............................................................................

3


2.3.
13

Thực trạng phát triển quỹ đất tại Việt Nam ......................................................

2.3.1.
13

Trước năm 1993................................................................................................

2.3.2.

Thời kỳ 1993 - trước Luật Đất đai 2003 có hiệu lực ........................................ 14

2.3.3.

Thời kỳ 2003 - trước Luật Đất đai 2013 có hiệu lực ........................................ 15


2.3.4.

Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực ............................................................. 16

2.4.

Tổ chức phát triển quỹ đất tại Việt Nam .......................................................... 17

2.4.1.
18

Sự cần thiết thành lập tổ chức phát triển quỹ đất .............................................

2.4.2.

Phân loại Trung tâm Phát triển quỹ đất tại Việt Nam ...................................... 19

2.4.3.
tại

Đánh giá về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất
Việt Nam........................................................................................................... 22

4


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 30


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì ................................ 31

3.4.2.

Thực trạng của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện ........................................ 31

3.4.3.

Kết quả hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất ....................................... 31

3.4.4.

Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất ..................................... 31

3.4.5.


Đề xuất một số giải pháp .................................................................................. 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.5.1.
32

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .............................................................

3.5.2.
33

Phương pháp thống kê, tổng hợp ......................................................................

3.5.3.

Phương pháp phân tch, so sánh ....................................................................... 33

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................

35
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì....................................... 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 38

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 41

4.1.4.

Hiện trạng sử dụng đất...................................................................................... 43

4.2.

Thực trạng của trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì......................... 45

4.2.1.

Cơ chế hoạt động và nhân lực .......................................................................... 45

4.2.2.


Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................. 45

4.2.3.

Cơ chế tài chính ................................................................................................ 48

4.3.

Kết quả hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất......................................... 49

4.3.1.

Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của Trung tâm Phát triển quỹ đất
giai đoạn 2010-2015 ......................................................................................... 49

4.3.2.

Công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng ....................... 50

4.3.3.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................................... 52
4


4.3.4.

Công tác đấu giá đất xen kẹt............................................................................. 54


5


4.4.

Đánh giá hoạt động của trung tâm phát triển quỹ đất huyện thanh trì ............. 56

4.4.1.

Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì
trên cơ sở kế hoạch hàng năm ..........................................................................
56

4.4.2.

Đánh giá thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng
của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì.......................................... 58

4.4.3.

Đánh giá thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản....................................... 60

4.4.4.

Đánh giá công tác đấu giá đất xen kẹt trên địa bàn huyện Thanh Trì .............. 63

4.4.5.

Đánh giá sự phối hợp giữa Trung tâm với các cơ quan liên quan .................... 67


4.4.6.

Đánh giá chung về hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Thanh Trì .......................................................................................................... 77

4.5.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động của trung tâm phát triển
quỹ đất huyện....................................................................................................
78

4.5.1.

Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng
khi Nhà nước thu hồi đất .................................................................................. 79

4.5.2.

Nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện đầu tư xây dựng ................................ 80

4.5.3.
80

Nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, giải quyết tình trạng đất xen kẹt ................

4.5.4.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan ................... 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................

82
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 83

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 84
Phụ lục .......................................................................................................................... 87

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

GPMB

Giải phóng mặt bằng

2


GTĐT

Giao thông đô thị

3

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

4

PTQĐ

Phát triển quỹ đất

5

TĐC

Tái định cư

6

UBND

Ủy ban nhân dân

6



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Diện tích tự nhiên của các xã, thị trấn..................................................... 35

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2015 ............................... 43

Bảng 4.3.

Nhân lực của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì................. 47

Bảng 4.4.

Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì giai đoạn 2010-2015 ...................... 49

Bảng 4.5.

Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và GPMB....................... 51

Bảng 4.6.

Dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành ......................................... 52

Bảng 4.7.


Dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành ..................................... 53

Bảng 4.8.

Thống kê diện tích đất xen kẹt tại các xã trên địa bàn huyện ................. 55

Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện kế hoạch của Trung tâm Phát triển quỹ đất ............... 57

Bảng 4.10.

Tình hình các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện ............................. 61

Bảng 4.11.

Kết quả đấu giá đất xen kẹt giai đoạn 2010-2015 ................................... 64

Bảng 4.12.

Nhân lực Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì ....................... 69

Bảng 4.13.

Quan hệ phối hợp giữa cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất
với các đơn vị liên quan .......................................................................... 70

Bảng 4.14.

Ý kiến của cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất về phối hợp

hoạt động khi xảy ra vướng mắc ............................................................. 72

Bảng 4.15.

Tác động của công tác phối hợp đến hoạt động của Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì......................................................... 75

Bảng 4.16.

Ý kiến đánh giá của cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường,
cán bộ địa chính ...................................................................................... 76

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì năm 2014, năm 2015................................ 38
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Trì năm 2015 ..................... 44
Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Thanh Trì năm 2015 ............... 44
Hình 4.4. Cơ cấu các loại đất xen kẹt của huyện Thanh trì ......................................... 55
Hình 4.5. Mối liên hệ của Trung tâm PTQĐ với các cơ quan liên quan ..................... 68
Hình 4.6. Thống kê giải pháp của cán bộ Trung tâm khi xảy ra các trường hợp
vướng mắc.................................................................................................... 73
Hình 4.7. Mức độ sự phối hợp giữa Trung tâm phát triển quỹ đất huyện với các
đơn vị liên quan............................................................................................ 74

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Võ Thành Trung
Tên luận văn: “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Thanh Trì – Thành phố Hà Nội”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội thông qua nhiệm vụ được giao và kế hoạch hàng năm Trung
tâm đặt ra.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phát
triển quỹ đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, số liệu về công tác thực hiện quản lý đất đai, số liệu hoạt
động hàng năm của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì.
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra 100% số lượng cán bộ của Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì (27 cán bộ) với chỉ tiêu điều tra tập trung vào:
việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm đối với các đơn vị liên quan,
hướng giải quyết khi xử lý các phát sinh vướng mắc của cán bộ Trung tâm...
Điều tra các cán bộ địa chính tại các xã có dự án của Trung tâm thực hiện và cán
bộ phòng Tài nguyên và Môi trường có liên quan, cụ thể: Cán bộ địa chính cấp
xã (26 cán bộ), cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (6 cán bộ) với các chỉ
tiêu điều tra: hình thức tiếp cận thông tin dự án, mức độ công khai dự án, tiến độ
thực hiện dự án.

9



- Phương pháp phân tích, so sánh: Tổng hợp số liệu về hoạt động
của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì trên cơ sở nhiệm vụ được giao
và thực hiện qua đó nêu đặc điểm, mặt đạt và chưa đạt của Trung tâm.

10


- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tính
toán và tiến hành so sánh, từ đó đưa ra, làm rõ các vấn đề trong thực trạng của
địa phương.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Thanh Trì thông qua phân loại mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm
Trung tâm đạt được.
3. Kết quả chính và kết luận
3.1. Kết quả chính
- Tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Trì.
- Thực trạng Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì.
+ Cơ chế hoạt động và nhân lực của Trung tâm;
+ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn;
+ Cơ chế tài chính.
- Kết quả hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì:
tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của Trung tâm giai đoạn 20102015 qua 3 công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây
dựng cơ bản và đấu giá đất xen kẹt.
- Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì:
so sánh kết quả thực hiện hoạt động với kế hoạch hàng năm Trung tâm đặt ra
qua đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng công tác của Trung tâm. Đánh giá
công tác phối hợp giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì với các đơn
vị liên quan thông qua việc điều tra cán bộ Trung tâm, cán bộ địa chính xã,

cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường bằng các chỉ tiêu cụ thể.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Thanh Trì:
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng
mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện đầu tư xây dựng.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý, đấu giá đất xen kẹt.
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan liên
10


quan.

11


3.2. Kết luận
- Huyện Thanh Trì có thuận lợi trong giao lưu luân chuyển hàng hóa do có
có hệ thống đầu mối giao thông quan trọng như Cầu Thanh Trì, đường vành
đai
3, vành đai 3,5 và trục Quốc lộ 1A – 1B, ga Ngọc Hồi.
- Nhân lực của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì đã có sự
phát triển từ 20 cán bộ lúc thành lập nay đã có 27 cán bộ. Độ tuổi trung bình của
cán bộ Trung tâm là 36 tuổi, số cán bộ có kinh nghiệm 5 năm trở lên chiếm
29,62%.
- Tại quyết định thành lập Trung tâm được giao thực hiện 9 nhiệm vụ tuy
nhiên trong quá trình hoạt động vừa qua, Trung tâm mới thực hiện được 5
nhiệm vụ cụ thể: thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng các khu đất; thực
hiện chế độ báo cáo UBND theo quy định và quản lý cán bộ theo quy định của

pháp luật.
- Số dự án Trung tâm hoàn thành đúng tiến độ đạt tỷ lệ chưa cao 25,64%,
nguồn vốn Trung tâm sử dụng chủ yếu là nguồn vốn nhà nước (>70%).
- Đưa ra 4 giải pháp nhằm tình hình hoạt động của Trung tâm phát
triển quỹ đất huyện Thanh Trì: giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện;
Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng - bồi thường, hỗ
trợ và giải phóng mặt bằng và công tác đấu giá các khu đất xen kẹt.

12


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vo Thanh Trung
Thesis title: “Evaluating the actions of Thanh Tri land development center in
Hanoi”.
Majorn: Land management

Code: 62.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research objectives
Evaluating the actions of Thanh Tri land development center in Ha Noi by
its yearly assigned tasks and defined plans.
Proposing some solutions to help the center run more effectively.
2. Materials and Methods
- The collected investigation method:
+ Collecting secondary data: Collecting numbers, documents about the
condition of nature, economic, society, land managing tasks and the
center’s yearly running.

+ Collecting primary data: Investing 100% Thanh Tri land development
center’s workers (27 people) about: The coordination between the center and
relevant departments and the center’s solutions of the staff’s arising problems.
Investigating commune cadastral workers at the communes which is having the
center’s projects and relevant workers from Department of natural Resources
and Environments. It includes: Commune cadastral workers (26 people), workers
of Department of natural Resources and Environment (6 people). The
investigation based on some targets: The methods to access to information of the
projects, the project’s professed level and the project’s progress.
- The analysis and comparative method: Accumulating figure about the
running of the Thanh Tri land development center bases on its tasks to show the
center’s positive and negative.
- Date processing method: The data was collected, analysis, processed,
xii


calculated and compared to show and clear the problems of the area’s
real condition.
- The evaluation method: Evaluating the running of the Thanh Tri land
development center by sorting of the center’s yearly completion level.
3. Main findings and conclusions
3.1. Main fndings
- The condition of nature, economic and society at Thanh Tri province.
- The real condition of the Thanh Tri land development center:
+ Running mechanism and human resource of the center;
+ Function, tasks and power;
+ Financial mechanism.
- The running results of Thanh Tri land development center: Synthesizing
the results of the center’s taking yearly plans from 2010 to 2015 by three actions:
compensation, supporting and site clearance, investment and jam land’s auction.

- Assessing the running of Thanh Tri land development center: Comparing
the results between the real conditions with the center’s yearly plans to find the
causes which were afecting the running center. Assessing the coordination
between Thanh Tri land development center with relevant departments based on
investigating the center’s employee, commune cadastral workers, workers from
Department of natural Resources and Environment by detail targets.
- Proposing some solutions to help the center run more effectively:
+ Solutions to rise the effect of compensation, supporting and site
clearance when the government wants to reclaim land.
+ Solutions to rise the effect of managing, jam land’s auction.
+ Solutions to rise the effect of coordinating with relevant departments
3.2. Conclusions
The researching results will be a part of researching data about
assessing the running of Thanh Tri land development center.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ năm 1993 đến trước năm 2003, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh
tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu
cầu sử dụng đất cho các mục tiêu đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên nhưng
do không dự trữ đất “sạch” và do thực hiện chính sách trải thảm đỏ mời gọi các
nhà đầu tư nên việc triển khai các dự án đã gặp không ít trở ngại trước những
phản ứng của người bị thu hồi đất.
Pháp luật đất đai từ năm 2003 đã quy định việc thành lập tổ chức
phát triển quỹ đất trực thuộc cơ quan tài nguyên môi trường hoặc Ủy ban
nhân dân các cấp có nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng
mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư. Tuy
nhiên, trong quá trình triển khai đã gặp không ít những tồn tại, cụ thể như:
chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo với các đơn vị quản lý Nhà nước khác, quy
trình thực hiện chưa thực sự rõ ràng, nguồn kinh phí hoạt động không đảm bảo
chủ động, cơ chế tài chính chưa rõ ràng...
Thanh Trì là huyện ven đô của thành phố Hà Nội, là cửa ngõ phía Nam
của thành phố. Theo quy hoạch chung toàn bộ huyện Thanh Trì sẽ dành gần 50%
quỹ đất để phát triển đô thị, cùng với những lợi thế về cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp… nhu cầu thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế, xã hội,
mở rộng và phát triển các khu dân cư, khu đô thị, cụm công nghiệp và quản lý
quỹ đất sau thu hồi ngày càng cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu trên Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3820/QĐ-UBND
ngày
26/09/2007 về việc thí điểm thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh
Trì trực thuộc UBND huyện Thanh Trì có chức năng tham mưu trong công tác
thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và sử dụng quỹ đất thu hồi... Tuy
nhiên do mới được thành lập nên bộ máy chưa hoàn thiện, hoạt động chưa hiệu
quả và còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ vấn đề trên trong khuôn khổ thực hiện
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt
1


Nam, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội”.

2


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì,

thành phố Hà Nội thông qua nhiệm vụ Trung tâm được giao thực hiện và
kế hoạch hàng năm Trung tâm dự định thực hiện.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phát
triển quỹ đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tập trung nghiên cứu các hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Thanh Trì đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội giao thực hiện.
Tập trung vào các vào hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện
Thanh Trì trong thời gian từ 01/01/2010 đến khi thành lập Trung tâm Phát
triển quỹ đất chi nhánh Thanh Trì (30/09/2015).
Không gian nghiên cứu được giới hạn trong ranh giới hành chính huyện
Thanh Trì bao gồm 1 thị trấn và 15 xã.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: cung cấp những đánh giá về kết quả hoạt động của Trung
tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì.
Ý nghĩa thực tiễn: góp phần bổ sung cơ sở thực tiễn về việc thực hiện
một số chức năng của Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện, làm cơ sở để đối
chiếu và so sánh với hoạt động theo mô hình Trung tâm Phát triển quỹ đất
một cấp. Qua đó có thể đánh giá được ưu, nhược điểm của mô hình Trung tâm
Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND cấp huyện và mô hình Trung tâm Phát
triển quỹ đất một cấp.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Phát triển quỹ đất
huyện Thanh Trì qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Trung tâm trong quá trình hoạt động.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Quỹ đất: được xác định theo lãnh thổ (ranh giới hành chính các cấp); theo
đơn vị sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất); theo loại đất
(mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng).
Quỹ đất đai: là toàn bộ đất đai của xã hội được Nhà nước phân bổ và sử
dụng vào các mục đích khác nhau để đáp ứng nhu cầu về các mặt của xã
hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Phát triển quỹ đất (PTQĐ): là toàn bộ quá trình tạo quỹ đất (tập trung đất
đai), quản lý và phát triển quỹ đất (dự trữ và đầu tư vào quỹ đất) và điều tiết
đất đai (cung ứng đất đai).
Quản lý và phát triển quỹ đất: là hoạt động quản lý quỹ đất dự trữ (kho dự
trữ đất đai) đã tạo lập được trong một thời gian thích hợp, để đáp ứng khi
Nhà nước có nhu cầu sử dụng cho mục tiêu công ích hoặc khi có điều kiện thị
trường phù hợp thì đưa ra thị trường nhằm đảm bảo giá trị và giá trị gia tăng của
đất đai. Trong quá trình quản lý có thể phát triển quỹ đất bằng các hình thức như
san lấp mặt bằng; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cho thuê, thế chấp hoặc
thay đổi mục đích sử dụng đất tạm thời;... để tránh lãng phí do để đất nhàn rỗi và
làm tăng giá trị của đất đai. Tuy nhiên các hoạt động quản lý và phát triển
quỹ đất phải tuân thủ pháp luật và quy trình có liên quan đến sử dụng đất.
Điều tiết đất đai: Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu công ích và nhu cầu của thị trường
đất đai để lập kế hoạch điều tiết đất đai một cách thống nhất, công khai, minh
bạch và hiệu quả. Việc cung ứng đất đai ra thị trường thông qua các hình thức
đấu giá, đấu thầu và rao bán.
Như vậy, phát triển quỹ đất do Nhà nước tiến hành thực hiện việc thu hồi
đất, khai thác đất, dự trữ đất và cung ứng đất. Mục tiêu chính là giúp nhà nước
khống chế tổng lượng cung về đất đai, cung ứng đất đai, đảm bảo việc điều
tiết có hiệu quả và sự gia tăng giá trị, thu lợi nhiều nhất của tài nguyên đất đai
quốc gia. Từ các khâu tạo quỹ đất, quản lý, phát triển quỹ đất đến điều tiết đất
đai là những trình tự và khâu chủ yếu của việc vận hành phát triển quỹ đất.
4



Tổ chức sự nghiệp công lập theo Điều 3 Luật Đất đai 2013 : “tổ chức
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy
định của pháp luật” (Quốc hội, 2013).
Đơn vị sự nghiệp công lập theo Điều 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP: cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Chính phủ,
2015).
Tổ chức phát triển quỹ đất theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đất đai 2003: “Do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập để thực
hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ
đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được công bố mà chưa có dự án đầu tư”. Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát
triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 (Quốc hội, 2003).
Tổ chức phát triển quỹ đất - Trung tâm phát triển quỹ đất theo Điều 5
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP: Là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy
định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để
hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp
tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ
chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có. Kinh phí hoạt động của Tổ
chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 04/04/2015
(Chính phủ, 2014).
Quỹ phát triển đất theo Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP: là tổ chức
tài chính nhà nước hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn, bù đắp chi phí phát

sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục đích lợi nhuận; Quỹ phát
triển đất có tư cách pháp nhân, hoạt động hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có
bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ
chức tn dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2009).
5


Kinh phí hoạt động của quỹ phát triển đất theo Quyết định số
40/2010 ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ: “Hàng năm, các
tỉnh, thành

6


phố trực thuộc Trung ương được trích từ 30% đến 50% từ nguồn thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh,
thành phố (sau khi trừ các khoản chi để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các chi
phí có liên quan khác) để thành lập Quỹ phát triển đất. Mức trích cụ thể do Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước
được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định” (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
Quỹ phát triển đất được sử dụng vào các mục đích sau theo Khoản 3
Điều 6 Nghị định 43/2014/NĐ-CP : Ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất để
phát triển đất; Ứng vốn để đầu tư tạo quỹ đất, quỹ nhà tái định cư theo
quy hoạch; Ứng vốn để thực hiện việc thu hồi đất bồi thường, giải phóng mặt
bằng theo quy hoạch tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục
– đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao và các nhu cầu khác của
địa phương; Hỗ trợ thực hiện các đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề
nghiệp; Hỗ trợ xây dựng khu tái định cư; Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng
tại địa phương có đất bị thu hồi... (Chính phủ, 2014)
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền

sử dụng đất đối với diện tch đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tnh trên một
đơn vị diện tch đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch
về quyền sử dụng đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất
đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
2.2. PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới chính sách dự trữ đất khởi nguồn từ Hà Lan năm 1896 và lan
dần sang nhiều nước Châu Âu như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh, Pháp... vào đầu thế
kỷ XX. Tại Châu Á, các nước Hồng Kông, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm
1996 đã bắt đầu học tập và cũng dự trữ đất đô thị. Thực tế chế độ phát triển,
dự trữ đất đã đem lại nhiều lợi ích, nhất là đối với các khu vực đô thị đã khẳng
định tnh nhạy cảm, vai trò, vị trí của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển của
các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Trung Quốc, Luật Đất đai ra đời năm 1986 và qua nhiều lần bổ sung,
quy định mọi đơn vị và cá nhân khi có nhu cầu về đất đai để xây dựng, đầu
7


×