Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công ty cổ phần lợn giống dân quyền, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

HOÀNG THỊ NGA

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
LỢN GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỢN GIỐNG DÂN
QUYỀN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Nga

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty cổ phần lợn
giống Dân Quyền, tỉnh Thanh hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Hoàng Thị Nga

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ........................................................................................................................iv
Danh mục bảng ...........................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ ..........................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ix
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
lợn giống ...........................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận......................................................................................................4

2.1.1. Khái niệm phát triển...........................................................................................4
2.1.2. Khái niệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ............................................................4
2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ..............................................8
2.1.4. Khái niệm giống, công tác giống và ý nghĩa của công tác giống trong chăn
nuôi.................................................................................................................. 13
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ lợn giống ..................
16
2.2.

Cơ sở thực tiễn

............................................................................................ 21

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ lợn giống của các doanh nghiệp
trên thế giới...................................................................................................... 20
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ lợn giống của các doanh nghiệp
trong nước........................................................................................................ 24

2.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ
phần lợn giống Dân Quyền............................................................................... 29
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30

4


3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.................................................. 30
3.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty ............................................................................. 31
3.1.3. Tình hình lao động của công ty ........................................................................ 33
3.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty ...................................................... 36
3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh ............................................................................ 39
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1. Khung nghiên cứu đề tài .................................................................................. 40
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................ 41
3.2.3

Phương pháp phân tích..................................................................................... 41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 44

4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất lợn giống tại công ty cổ phần lợn giống dân
quyền, tỉnh thanh hóa ....................................................................................... 44

4.1.1

Thực trạng phát triển về số lượng ..................................................................... 44

4.1.2. Thực trạng phát triển về chất lượng .................................................................. 54
4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và tiêu thụ lợn giống của công ty ................... 62

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ lợn giống tại
công ty cp lợn giống dân quyền, tỉnh thanh hóa. ............................................... 67

4.3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống của
công ty giai đoạn 2016 -2020 ........................................................................... 67
4.3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại
công ty CP lợn giống Dân Quyền ..................................................................... 68
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 77
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 77

5.2.


Kiến nghị ......................................................................................................... 78

5.2.1. Đối với các tổ chức cấp trên ............................................................................. 78
5.2.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa.................................................................................... 78

5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình lao động của công ty ....................................................................34
Bảng 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty .................................................36
Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 – 2015 ..............................39
Bảng 3.4. Nội dung thu thập số liệu thứ cấp.................................................................41
Bảng 4.1. Thực trạng phát triển lợn giống ông bà từ năm 2013 đến 2015 .....................44
Bảng 4.2. Thực trạng phát triển về chủng loại đàn lợn giống .......................................47
Bảng 4.3. Thực trạng phát triển về quy mô đàn lợn giống ............................................48
Bảng 4.4. Thực trạng phát triển về giá trị đàn lợn giống ..............................................49
Bảng 4.5. Thị trường tiêu thụ lợn giống qua các năm ...................................................51
Bảng 4.6. Doanh số tiêu thụ sản phẩm lợn giống qua các năm .....................................52
Bảng 4.7. Sự phát triển về cơ cấu đàn lợn ông bà qua các năm ....................................53
Bảng 4.8. Tình hình đàn lợn giống qua các năm ..........................................................55
Bảng 4.9. Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn qua các năm ..................................................56
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả nuôi một nái ông bà qua 3 năm 2013 đến 2015...........57
Bảng 4.11. Doanh thu tiêu thụ lợn giống của công ty qua các năm...............................59
Bảng 4.12. Biến động giá bán lợn giống qua các năm ..................................................60
Bảng 4. 13. Số lượng lợn giống tiêu thụ tại các thị trường trong nước..........................62

6



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Các kênh phân phối sản phẩm .......................................................................7
Sơ đồ 2.2. Mô hình hệ thống sản xuất của công ty CPV ...............................................28
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức công ty ..............................................................................31
Sơ đồ 3.2. Khung nghiên cứu đề tài .............................................................................40

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

SX

Sản xuất

TT

Tiêu thụ

BQ

Bình quân

GO


Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

CP

Cổ phần

UBND

Ủy ban nhân dân

CB

Cán bộ

CT

Công ty
Nông nghiệp và phát triển nông

NN&PTNT

thôn

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công ty cổ phần
lợn giống Dân Quyền, tỉnh Thanh hóa
Học viên: Hoàng Thị Nga
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.04.10
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Chỉnh
Con giống giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng và
hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện tượng các giống lợn kém chất lượng bán trên thị
trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn
trong việc gây dựng đàn lợn ban đầu. Thống kê cho thấy, Thanh Hoá hiện có trên 1.700
con lợn giống gốc được tỉnh hỗ trợ để mỗi năm sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh gần 7.000 con lợn nái hậu bị bố mẹ đảm bảo chất lượng. Mặc dù nguồn
cung ứng giống vật nuôi được quan tâm nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được hơn 30%
nhu cầu giống vật nuôi bố mẹ trên địa bàn toàn tỉnh. Công ty cổ phần lợn giống Dân
Quyền là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất giống vật nuôi và là 1 trong 8
công ty chăn nuôi được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá lựa chọn ký
hợp đồng tham gia chăn nuôi giống gốc để sản xuất con giống cấp bố mẹ. Với nhu cầu
phát triển chăn nuôi và thị trường rộng lớn như vậy vừa là cơ hội vừa là thách thức cho
công ty trong việc tìm kiếm các hướng phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả hơn.
Chính vì những lý do đó mà tôi lựa chọn đề tài : “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm lợn giống tại công ty cổ phần lợn giống Dân Quyền, tỉnh Thanh hóa” làm luận
văn tốt nghiệp.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn
giống tại Công ty công ty cổ phần lợn giống Dân Quyền tỉnh Thanh hóa, phân tích các
yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm lợn giống tại công ty trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp

chuyên gia để so sánh và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của công ty.

9


3. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng quy mô sản xuất của công ty về số lượng, chất lượng đàn lợn giống
ông bà, đàn lợn giống bố mẹ và đàn lợn giống thương phẩm. Qua số liệu 3 năm nghiên
cứu quy mô đàn lợn giống của công ty ổn định và có xu hướng phát triển, chất lượng
đàn lợn giống được đầu tư hiệu quả.
- Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm lợn giống của công ty về doanh số tiêu thụ, thị
trường và khách hàng tiêu thụ. Thị trường và doanh số tiêu thụ của công ty được giữ ổn
định và có xu hướng gia tăng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chủ yếu là
sự biến động của thức ăn chăn nuôi và chi phí khấu hao hệ thống chuồng trại làm ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và làm tăng giá bán các sản phẩm lợn giống của công ty.
4. Kết luận chủ yếu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy công ty đã đạt được một
số thành tích đáng kể trong phát triển quy mô và chất lượng đàn lợn giống, gia tăng quy
mô thị trường và doanh số tiêu thụ sản phẩm. Từ đó tìm ra các nguyên nhân nhằm đề
xuất các giải pháp phát huy những lợi thế và hạn chế những tồn tại trong phát triển sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.

10


THESIS ABSTRACT
Project title: Development of production and consumption of products of pigs in
pig breeding stock companies Civil Rights, Thanh Hoa Province

Students: Hoang Thi Nga
Major in business administration
Code: 60.34.04.10
Instructors: Dr. Nguyen Quoc Chinh
Seed very important role, deciding on productivity, quality and efficiency of
livestock. However, the phenomenon of poor quality pigs sold in rural markets is still
quite popular, so farmers face many difficulties in building the original herd. Statistics
show that currently there are over 1,700 Thanh Hoa pigs are native to the province each
year to support the production and supply to farmers in the province nearly 7,000
children parent gilts quality assurance. Although the supply of domestic animal breeds
are concerned, but also to meet the needs of more than 30% of livestock breeds parents
in the province. JSC pigs Civil Rights is a unit with many years of experience in the
production of livestock breeds and is 1 in 8 companies raising is DARD of Thanh Hoa
choice of contracted participating livestock original species to produce children same
parent level. With demand for livestock development and such large market is both an
opportunity and a challenge for the company in finding the direction of sustainable
economic development and more efficient. Because of these reasons that I selected the
theme: "Development of production and consumption of products of pigs in pig
breeding stock companies Civil Rights, Thanh Hoa province" as a thesis.
1. Objectives of the study
Based on the situation analysis to develop production and product consumption
in pig breeding company stock companies Civil Rights pigs Thanh Hoa province,
analyzes the influencing factors and proposes a number of measures to develop
production and marketing of products in pig breeding companies in the future.

11


2. Research Methodology
Thesis using descriptive statistical methods, comparison and expert methods to

compare and assess the status of the development of production and consumption of
products of the company.
3. Findings
- Current status of the production scale of the company in terms of quantity, quality and
grandparents breeds pigs, breeding pigs and pigs parents commercial breeds. Through 3
years of research data scale pig breeding company's stability and development trends,
quality breeding pigs are invested effectively.
- Actual consumption products pig breeding company in sales, marketing and consumer
customers. Marketing and sales of the company is stable and tends to increase.
- Factors affecting the production and consumption of products. Mainly the volatility of
feed and depreciation expenses housing systems affect the cost of production and
increase the price of products of the company piglets.
4. Conclusion mainly
On the basis of the findings of the research show that the company has achieved
a number of significant achievements in the development of the scale and quality of pig
breeding, increase market size and product sales. Then find out the reasons for the
proposed measures to promote the advantages and limitations exist in the development
of production and consumption of products of the company.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Con giống giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng
và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải
và nhiều thách thức, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT)
cũng đã ban hành nhiều văn bản về công tác quản lý giống lợn trong cả nước.
Hiện tượng các giống lợn kém chất lượng bán trên thị trường nông thôn vẫn khá
phổ biến, do vậy người chăn nuôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc gây dựng

đàn lợn ban đầu. Vấn đề đặt ra là các địa phương cần xây dựng các cơ sở giống
lợn của địa phương mình để cung cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này
trong những năm qua theo chương trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con
giống bước đầu đã đáp ứng yêu cầu nông dân. Chăn nuôi lợn trong cả nước đã có
nhiều thành công đáng kể như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội lên
40,6% ở lợn lai miền Bắc và 34,5% lợn nội lên 42% tỷ lệ lợn nạc ở lợn lai (miền
Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire ) x Duroc tỷ lệ nạc
trong nghiên cứu đạt 58 – 61%, trong đại trà sản xuất đạt 52 – 56%.
Vì thế, để có được nguồn giống tốt, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có
nhiều chính sách hỗ trợ một số đơn vị sản xuất giống gốc nhằm cung cấp giống
bố mẹ đảm bảo chất lượng cho phát triển chăn nuôi của tỉnh. Thống kê cho thấy,
Thanh Hoá hiện có trên 1.700 con lợn giống gốc được tỉnh hỗ trợ để mỗi năm sản
xuất, cung cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gần 7.000 con lợn nái hậu bị
bố mẹ đảm bảo chất lượng. Mặc dù nguồn cung ứng giống vật nuôi được quan
tâm nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được hơn 30% nhu cầu giống vật nuôi bố mẹ
trên địa bàn toàn tỉnh. Như vậy, hiện vẫn còn khoảng 70% nhu cầu nguồn giống
phụ thuộc vào các hộ gia đình, các trang trại tự nuôi với quy trình sản xuất không
đạt yêu cầu, dẫn đến con giống kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả và giá
trị của ngành chăn nuôi.
Công ty cổ phần (CP) lợn giống Dân Quyền là đơn vị có nhiều năm kinh
nghiệm trong sản xuất giống vật nuôi và là 1 trong 8 công ty chăn nuôi được Sở
NN&PTNT Thanh Hoá lựa chọn ký hợp đồng tham gia chăn nuôi giống gốc để
sản xuất con giống cấp bố mẹ. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả sản xuất,
công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn, đồng
thời nhập nguồn giống lợn nái ông bà có chất lượng. Với nhu cầu phát triển chăn
nuôi và thị trường rộng lớn như vậy vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công ty

1



trong việc tìm kiếm các hướng phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả hơn. Vì
vậy, việc nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công
ty cổ phần lợn giống Dân Quyền, tỉnh Thanh hóa là một vấn đề quan trọng không
chỉ trong phát triển của công ty mà còn có ý nghĩa trong phát triển chăn nuôi nói
chung. Chính vì những lý do đó mà tôi lựa chọn đề tài : “Phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công ty cổ phần lợn giống Dân Quyền, tỉnh
Thanh hóa” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
lợn giống tại Công ty công ty cổ phần lợn giống Dân Quyền tỉnh Thanh hóa,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chăn nuôi lợn giống.
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lợn giống và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng tại Công ty trong thời gian vừa qua .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm lợn giống tại Công ty trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần lợn
giống Dân Quyền, tỉnh Thanh hóa.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 6/2015 đến tháng
04/2016, Số liệu điều tra được tiến hành vào tháng 12 năm 2015 để lấy số liệu
trong 3 năm 2013- 2015 nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Các giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
- Phạm vi về nội dung:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống của Công

ty Cổ phần lợn giống Dân Quyền.
+ Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn
giống tại Công ty trong thời gian tới.

2


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống tại công ty trong
những năm gần đây như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
lợn giống?
- Cần áp dụng những biện pháp nào để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm lợn giống tại công ty?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
lợn giống tại công ty cổ phần lợn giống Dân Quyền, tỉnh Thanh Hóa trong những
năm gần đây, đề tài có những đóng góp mới như sau
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
lợn giống.
Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lợn giống nhằm
giúp công ty phát triển sản xuất sản phẩm đồng thời đáp ứng nhu cầu nâng cao
chất lượng con giống của ngành chăn nuôi tỉnh Thanh hóa nói riêng và ngành
chăn nuôi nói chung.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM LỢN

GIỐNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển.
Raman Weitz (1995) cho rằng ‘‘phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng
trưởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn
hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con
người, đó là “sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự
do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối quan
hệ với Nhà nước, với cộng đồng,...”.
Lưu Đức Hải (2001) cho rằng phát triển là một quá trình tăng trưởng bao
gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật,
văn hoá,v.v...
Bùi Ngọc Quyết (2000) có khái niệm phát triển hay nói một cách đầy đủ
hơn là phát triển kinh tế xã hội của con người là quá trình nâng cao về đời sống
vật chất và tinh thần bằng phát triển sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt
động văn hoá.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng tựu trung lại
các ý kiến cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù
tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự
do công dân của mọi người dân.
2.1.2. Khái niệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q= f (X1, X2,...Xn)


4


Trong đó:
Q: Số lượng một loại sản phẩm nhất định.
Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm:
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do thay đổi một đơn vị yếu tố đầu vào. Khi sản phẩm cận biên bằng
0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi là số lượng sản
phẩm trung bình do một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi sản xuất ra. Khi một yếu
tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn mà các yếu tố đầu vào khác không
thay đổi thì sản phẩm trung bình của yếu tố đầu vào đó ngày càng nhỏ đi.
+ Vốn sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền những tư liệu sản xuất như máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối
với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động
không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng
hoá. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hoá còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nữa như chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó,
chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Đất đai là yếu tố có vị trí cố định lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải
đầu tư thêm vốn và lao động trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoán sản, tài nguyên rừng,
biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.

+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản
xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
+ Ngoài ra còn có một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ sân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm,v.v...cũng có tác động tới quá trình sản xuất.

5


2.1.2.2. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
-

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng

hoá. Quá trình tiêu thụ thì hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
-

Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất

kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng
như người sản xuất. Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các
yếu tố:
+ Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua;
+ Đối tượng là sản phẩm hàng hoá tiền tệ;
+ Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và người mua.
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá phải thông qua thị trường. Thị trường

được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để thoả
mãn những nhu cầu của hai bên.
Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hoá
dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu
dùng xã hội; chức năng thông tin.
Các qui luật của thị trường: Quy luật giá trị; quy luật cung cầu; quy luật
cạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư.

2.1.2.3. Kênh phân phối sản phẩm
- Khái niệm: Kênh phân phối sản phẩm là sự kết hợp qua lại với nhau giữa
người sản xuất và người trung gian để thực hiện việc chuyển giao hàng hoá
một cách hợp lý nhất, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
- Các yếu tố cấu thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm
+ Người cung ứng: Người sản xuất hoặc công ty thương mại;
+ Người trung gian: Người bán buôn, đại lý, người bán lẻ và môi giới;
+ Người tiêu dùng: Là người cuối cùng của kênh phân phối, họ mua sản
phẩm để tiêu dùng cho cuộc sống.
- Các loại kênh phân phối sản phẩm
+ Kênh trực tiếp: Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng, không thông qua khâu trung gian. Người sản xuất kiêm luôn bán
hàng. Họ có hệ thống cửa hàng, siêu thị để bán sản phẩm sản xuất ra.
+ Kênh gián tiếp: Người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng

6


thông qua hệ thống trung gian.
Các kênh phân phối có thể được mô tả bằng số lượng các cấp trung gian
của nó. Mỗi người trung gian sẽ thực hiện một số công việc nhất định nhằm đem
sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn và tạo thành một cấp trong kênh phân

phối. Vì nhà sản xuất và người tiêu dùng là điểm đầu và điểm cuối của mỗi kênh
phân phối, nên họ cũng là những bộ phận của kênh. Chúng ta sẽ dùng số cấp
trung gian để chỉ độ dài của một kênh phân phối. Do đặc điểm khác nhau của sản
phẩm và dịch vụ mà các kênh phân phối cũng được thiết kế khác nhau, bao gồm
kênh phân phối hàng tiêu dùng, kênh phân phối tư liệu sản xuất và kênh phân
phối dịch vụ.

Sơ đồ 2.1. Các kênh phân phối sản phẩm
Kênh không cấp (còn được gọi là kênh phân phối trực tiếp) gồm người sản
xuất bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng. Những hình thức của
marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, bán hàng dây chuyền, đặt hàng
qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng
của người sản xuất. Kênh một cấp (kênh phân phối gián tiếp) có một người trung
gian, như người bán lẻ. Kênh hai cấp có hai người trung gian. Trên các thị trường
hàng tiêu dùng thì đó thường là người bán sỉ và một người bán lẻ. Kênh ba cấp

7


có ba người trung gian. Giữa người bán sỉ và người bán lẻ có thể có thêm một
người bán sỉ nhỏ. Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn. Tuy nhiên số
cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin về những người sử dụng cuối
cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn.
Trong các kênh phân phối tư liệu sản xuất, người sản xuất có thể sử dụng
lực lượng bán hàng của mình để bán hàng trực tiếp cho khách hàng mua tư liệu
sản xuất để sản xuất sản phẩm. Họ cũng có thể bán hàng cho những người phân
phối tư liệu sản xuất để những người này bán lại cho khách hàng sản xuất hay
bán qua những người đại diện, và qua các chi nhánh tiêu thụ của mình trực tiếp
cho khách hàng sản xuất. Những kênh phân phối không cấp, một cấp và hai cấp
rất phổ biến trên thị trường tư liệu sản xuất.

2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.3.1. Nội dung về phát triến sản xuất sản
phẩm
a. Phát triển về số
lượng
- Số lượng chủng loại sản
phẩm
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra sản
phẩm. Phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về qui mô (sản
lượng) và hoàn thiện về cơ cấu. Như vậy, phát triển sản xuất sản phẩm là một
quá trình tăng tiến về qui mô sản xuất và hoàn thiện về cơ cấu chủng loại.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận.
Như vậy, các doanh nghiệp phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong đó các chiến lượng về sản phẩm: Phải xác định được số lượng, cũng như
chất lượng của sản phẩm, xác định chu kỳ sống của sản phẩm. Phải có chiến lược
đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và lựa chọn công nghệ thích hợp. Trong đó,
chú ý đến chiến lược đi tắt đón đầu trong việc đầu tư công nghệ hiện đại.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng
8


đến nguồn tài nguyên.

- Số lượng cơ sở sản xuất
Gia tăng số lượng cơ sở sản xuất tức là phát triển về mặt quy mô sản xuất.
Việc gia tăng này sẽ góp phần vào việc tăng số lượng sản phẩm sản xuất, đồng
thời mỗi cơ sở sản xuất được mở mới đều được tính toán dựa trên khả năng về thị
trường tiêu thụ, vì vậy việc gia tăng các cơ sở sản xuất đều giúp cho doanh
nghiệp tăng thêm về quy mô lại có thể giảm bớt những chi phí vận chuyển và bảo
quản hàng hóa khi tiêu thụ tại các điểm xa, do đó đều mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc tính toán mở mới các cơ sở sản xuất đều phải được tính
toán một cách hợp lý để đảm bảo việc gia tăng này có thể giúp doanh nghiệp phát
triển bền vững.
- Số lượng sản phẩm từng loại
Mỗi sản phẩm đều mang lại một lợi ích nhất định cho doanh nghiệp, vì vậy
sự phát triển về mặt số lượng sản phẩm đều đóng góp vào sự phát triển. Tuy nhiên,
số lượng sản phẩm sản xuất còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình
hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ, việc vận
chuyển, giao hàng và thanh toán tiền hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính
toán hợp lý ngay từ khâu chuẩn bị khi ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị
mua hàng, đảm bảo tổ chức đóng gói, vận chuyển nhanh chóng, thanh toán bằng
nhiều hình thức thích hợp, xác định và giữ vững kỷ luật thanh toán đối với đơn vị
mua hàng, tính toán và xác định chính xác khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
b. Phát triển về chất lượng
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Chất lượng hàng hóa, sản phẩm không chỉ ảnh hưởng tới giá bán
mà còn ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, do đó ảnh hưởng đến doanh
thu tiêu thụ. Ở các doanh nghiệp sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất ra có thể
phân thành những phẩm cấp khác nhau như loại I, loại II, loại III... và đương
nhiên giá bán cũng khác nhau. Sản phẩm có phẩm chất cao sẽ có giá bán cao hơn,
vì vậy chất lượng sản phẩm là giá trị được tạo thêm, tạo điều kiện tiêu thụ dễ
dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

- Đổi mới quy trình công nghệ
Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành gắn bó giữa lý
luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

9


Phát triển sản xuất về lâu dài phải phát triển theo chiều sâu bằng cách đầu
tư, đổi mới trang thiết bị, khoa học công nghệ. Trong kỷ nguyên của sự bùng nổ
thông tin ngày nay, khoa học công nghệ được xác định là một trong những nhân
tố quyết định đến việc sản xuất sản phẩm cả về số lượng, chất lượng và giá
thành. Đặc biệt việc phát triển về khoa học kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp chống
lại những tác động của hao mòn vô hình và làm gia tăng thêm giá trị sản phẩm.
- Tăng mức độ đầu tư cho sản xuất
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,
nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương
đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Việc đầu tư cho sản xuất
yêu cầu phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy
móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử
dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn
vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn. Kế đến là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến
50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Lợi ích do đầu tư mang lại được
biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh
tế xã hội. Mỗi doanh nghiệp phát triển lâu dài đều thể hiện ở quá trình đầu tư cho
sản xuất thể hiện ở cả số vốn kinh doanh và thời gian đầu tư để mang lại lợi ích
kinh tế cho doanh nghiệp.
- Đổi mới cơ cấu sản phẩm theo hướng hợp lý hơn
Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất cũng có ảnh hưởng đến phát triển

của doanh nghiệp. Khi sản xuất có thể có những mặt hàng chi phí thấp nhưng
đem lại nhiều lợi nhuận và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm đều mang lại
những mặt lợi ích nhất định trong sự phát triển chung của doanh nghiệp. Hơn
nữa, doanh nghiệp càng phát triển lại càng phải đa dạng hóa sản phẩm để tập
trung đáp ứng được cơ bản nhu cầu của thị trường. Do đó, trong việc phát triển
nói chung của doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng đến một ngành hàng mà
càng đa dạng các mặt hàng càng thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.
- Giảm giá thành sản phẩm
Giảm giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để doanh
nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường. Trong phạm vi doanh
nghiệp, việc hạ thấp giá thành làm cho lợi nhuận tăng lên, các quỹ doanh nghiệp
mở rộng, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp về mọi mặt. Doanh nghiệp có
thể hạ giá thành cho thấy trình độ quản lý về sản xuất đạt ở mức độ cao từ khâu

10


sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tổ chức sử dụng lao động đến toàn bộ
các mặt khác trong doanh nghiệp.
Như vậy, phát triển về mặt chất lượng có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ
kết quả sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải quan tâm
đến tất cả các yếu tố phát triển chất lượng sản phẩm, tùy từng giai đoạn mà có
những chiến lược phù hợp. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong
sản xuất kinh doanh là vấn đề có tính chất quyết định đến mọi mặt trong sản xuất
sản phẩm.
2.1.3.2. Nội dung về phát triển tiêu thụ
a. Phát triển về số lượng
- Mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm (số lượng tỉnh, huyện)
Một doanh nghiệp có phát triển được hay không, trước tiên có thể thấy ở số
địa bàn tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó. Khi càng chiếm lĩnh được nhiều

thị trường thì khả năng cạnh tranh với các đối thủ tăng cao và cơ hội tiêu thụ sản
phẩm ngày càng nhiều. Do đó, việc xem xét tính toán phát triển số lượng các
huyện và tỉnh thành thể hiện sức mạnh và khả năng phát triển của doanh nghiệp.
- Tăng số lượng các trung gian phân phối (số lượng đại lý, nhà bán buôn,
khách hàng,..)
Việc mở rộng các trung gian phân phối tạo cho các doanh nghiệp các kênh
phân phối chuyên nghiệp, tạo thành một hệ thống phân phối. Càng nhiều trung
gian tham gia vào kênh phân phối càng chứng tỏ sự phát triển trong quá trình tiêu
thụ của doanh nghiệp. Song song với việc mở rộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm
chính là việc mở rộng hệ thống phân phối trung gian tại các địa bàn này.
- Số lượng sản phẩm từng loại
Số lượng đơn đặt hàng càng nhiều chứng tỏ uy tín của sản phẩm và uy
tín của doanh nghiệp càng gia tăng, từ đó cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp đã
đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và cũng cho thấy sự phát triển của
doanh nghiệp. Do đó, việc gia tăng số lượng sản phẩm không chỉ góp phần vào
việc mở rộng quy mô sản xuất mà còn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới
khi tham gia vào các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b. Phát triển về chất lượng
- Tăng doanh số
Doanh số là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, có
doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp vẫn tồn tại. Doanh số của sản phẩm gia
tăng chứng tỏ số lượng hoặc giá bán sản phẩm được tăng lên hoặc cả hai, điều
này cho
11


thấy mục tiêu của doanh nghiệp về phát triển tiêu thụ đã thành công. Doanh số
ngày càng gia tăng chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cần
phải chú ý việc gia tăng doanh số cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, vì vậy tốc độ gia tăng doanh số bình quân phải cao

hơn tốc độ gia tăng chi phí mới thể hiện được sự phát triển của doanh nghiệp.
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hợp lý
hơn
Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đem lại sự phong phú các mặt hàng khi
tiếp cận khách hàng cũng như trong quá trình mở rộng thị trường, mở rộng các
đối tác kinh doanh. Sự đa dạng này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thích ứng
cao trong kinh doanh và có khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trường.
- Giảm chi phí tiêu thụ sản
phẩm
Cùng với sự gia tăng về mặt doanh số, việc giảm chi phí là một trong những
yếu tố tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Chi phí tiêu thụ sản phẩm bao gồm các
chi phí quảng cáo, bao bì, vận chuyển, hội nghị khách hàng...Giảm các chi phí tiêu
thụ sản phẩm làm cho giá thành sản phẩm hạ thấp tạo ra nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Giảm chi phí còn có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường tạo đà cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Phát triển tiêu thụ được coi là một quá trình, trong đó lượng sản phẩm được
tiêu thụ ngày càng tăng về số lượng, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ được hoàn thiện dần
theo hướng có lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy, phát triển tiêu
thụ là sự tăng cả về số lượng, cơ cấu sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường đem
lại lợi nhuận cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Để đạt mục tiêu như vậy, các
doanh nghiệp kinh doanh phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm, phải có phương
thức bán hàng phù hợp nhất, có chính sách yểm trợ cho tiêu thụ sản phẩm, xác
định thương hiệu sản phẩm và phương thức thanh toán phù hợp.
Đặc biệt chú ý đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú ý thị
trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trường ngách.
Trong phát triển tiêu thụ phải chú ý đến giá cả các loại sản phẩm. Giá cả
khác nhau có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển sản xuất. Mặt
khác, giá cả các loại sản phẩm phân phối trên thị trường theo các kênh cũng khác
nhau. Trong đó phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng thì nhà sản xuất có lợi
hơn cả, nhưng chỉ tiêu thụ được một khối lượng nhỏ, do đó phải phân phối sản

phẩm theo hệ thống kênh gián tiếp. Cần chú trọng chất lượng sản phẩm và thị
hiếu khách hàng trong quá trình phát triển tiêu thụ sản phẩm.
- Nghiên cứu thị trường: Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó mở rộng đường cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
12


nhà sản xuất. Nghiên cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường tức là
phải nắm được nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá và khả năng thanh toán của khách
hàng, mức độ thu nhập và triển vọng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết định đúng
đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý các thông tin về thị
trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tiễn.
- Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường.
+ Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm mình sản xuất ra có
được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không? chủng loại và chất lượng
sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào? Nếu không thì phải tiến hành đa dạng
hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí.
+ Chiến lược thị trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị
trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại
sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường.
- Công tác hỗ trợ tiêu thụ: Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường,
lựa chọn chiến lược sản phẩm... thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công
tác tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm. Đó là các hình thức giới
thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo, tiếp thị và nhiều hoạt
động khác.
- Lựa chọn phương án tiêu thụ: Phương án tiêu thụ sản phẩm thực chất là
hệ thống các phương pháp và biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm tối đa hoá khối
lượng sản phẩm bán ra. Có nhiều phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như:
+ Tiêu thụ trực tiếp: Hàng hoá được bán trực tiếp từ tay người sản xuất

đến tay người tiêu dùng.
+ Tiêu thụ gián tiếp: Hàng hoá được chuyển qua trung gian là các nhà
buôn, người thu gom, người bán lẻ... rồi mới đến tay người tiêu dùng. Hình thức
tiêu thụ gián tiếp có thể có một hoặc có nhiều khâu trung gian.
+ Tiêu thụ hỗn hợp: Là hình thức phối hợp hai hình thức tiêu thụ trên.
2.1.4. Khái niệm giống, công tác giống và ý nghĩa của công tác giống trong
chăn nuôi
2.1.4.1. Khái niệm giống, công tác
giống
Khái niệm giống: Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi (quần thể vât
nuôi) có chung nguồn gốc, được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống
của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có đặc điểm về ngoại hình,
sinh lý, sinh hóa, tính năng sản xuất, lợi ích kinh tế giống nhau và các đặc điểm
13


×