Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIEU LUAN VAN HOA VAN MINH NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.62 KB, 18 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
VĂN HÓA VÀ VĂN MINH NHẬT BẢN
ĐỀ TÀI:

VĂN HÓA XẨU HỔ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN


MỤC LỤC

BÀI TIỂU LUẬN............................................................................................................................................1
VĂN HÓA VÀ VĂN MINH NHẬT BẢN............................................................................................................1
ĐỀ TÀI:..........................................................................................................................................................1
VĂN HÓA XẨU HỔ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN.................................................................................................1
.....................................................................................................................................................................1
.....................................................................................................................................................................1
1."Văn hoá tội lỗi" được sinh ra từ Kitô giáo......................................................................................4
2."Văn hoá xấu hổ" được sinh ra từ thế giới......................................................................................4


LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại Nhật Bản luôn mang trong mình một
sức hấp dẫn hết sức đặc biệt. Song, trong quá trình tiếp xúc với người Nhật, không ít
người nước ngoài đã hiểu lầm những giá trị rất riêng của nền văn hóa đảo quốc Nhật
Bản, do không lý giải được những đặc thù ấy, ngay cả khi họ có cơ hội sinh sống trên
đất nước mặt trời mọc. Trong số đó, Văn hóa xấu hổ không chỉ đáng lưu tâm trong khi
nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, mà còn có những ảnh hưởng khá tiêu cực tới quá trình
lý giải lẫn nhau với các nền văn hóa khác của người Nhật.
Đạo đức Nhật Bản thường xuyên đòi hỏi ở con người sự hy sinh to lớn cho việc
thực hiện các nghĩa vụ của danh dự và lòng biết ơn. Vì vậy, không lạ là với nền đạo đức
đó, người Nhật phải học cách hạn chế với những thoải mái của bản thân ngay từ nhỏ.
“Sự xấu hổ là cái nền mà trên đó mọc lên tất cả mọi phẩm hạnh” - câu tục ngữ


này chứng tỏ rằng cách xử sự của người Nhật do những người chung quanh quy định.
Không tuân thủ theo những phong tục lâu đời, không đếm xỉa gì đến ý kiến của gia tộc
có nghĩa là sẽ bị mọi người lên án và xa lánh. Hãy hành động như mọi người thường
làm - lòng trọng danh dự đòi hỏi con người phải như vậy. “Giri”, hay lòng trọng danh
dự thể hiện thứ nhất là trong quan hệ với mọi người xung quanh, thứ hai là đối với uy
tín của bản thân - nó buộc con người không được tạo ra tình thế mà bản thân anh ta
hoặc ai khác bị mất uy tín hoặc bị xúc phạm. Lòng trọng danh dự không cho phép một
người thể hiện sự yếu kém của mình trong lĩnh vực mà vị trí của anh ta buộc anh ta
phải có khả năng. Nhưng, có một sự mâu thuẫn ở đây. Cho dù một người Nhật có cảm
thấy rất đau đớn trong tình huống bị đối phương hạ thấp nhân phẩm của bản thân thì
họ không tìm cách báo thù như tính cách cơ bản của các quan hệ con người. Lòng
trọng danh dự đối với bản thân ngay từ nhỏ đã dạy cho họ biết tôn trọng sự tự ái của
người khác.
Từ đây sinh ra một nguyên tắc ứng xử khá phổ biến ở người Nhật: tránh mọi sự
cạnh tranh trực tiếp khi mà sự lựa chọn có lợi đối với một bên sẽ trở thành sự mất mặt
đối với bên kia. Nhân vật trung gian được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
nhằm giúp hai bên quan điểm xích lại gần nhau, từ các hợp đồng kinh tế đến việc mai


mối vợ chồng. Có thể nói, đây là lối ứng xử rất điển hình của dân tộc Nhật, khác hẳn
với các dân tộc khác.
Như vậy, nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hơn nữa sự hiểu biết đôi bên góp phần
củng cố, tăng cường mối quan hệ trên nhiều mặt của hai nước Việt Nam – Nhật Bản,
đặc biệt từ phía Việt Nam, thì việc nghiên cứu, đánh giá những điều kiện kinh tế và
chính trị của mỗi nước là chưa đủ, mà việc nắm bắt phương hướng chính xác trong
cách giao tiếp, ứng xử là một nội dung quan trọng, nhất là phương diện tâm lý, tính
cách dân tộc, cũng đóng vai trò thiết yếu trong sự thành bại của mối quan hệ hợp tác.


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Thế nào là xấu hổ?
1.Khái niệm
Thuật ngữ "Văn hóa xấu hổ" bao gồm hai khái niệm "Xấu hổ" và "Văn hóa xấu
hổ", để hiểu được Văn hóa xấu hổ trước hết cần làm rõ định nghĩa xấu hổ. Về mặt
ngôn từ, từ xấu hổ (shame) là từ biểu thị tình cảm của con người. Trong nhiều văn hóa
khác nhau không thiếu những từ thể hiện tâm lý muốn che dấu sự xấu hổ của con
người như thành ngữ “Hito wa ichidai, na wa matsudai” (人人人人人人人人人. Tạm dịch:
Sống chỉ một kiếp, tiếng để muôn đời) trong tiếng Nhật
Theo cuốn "Hoa cúc và thanh kiếm" của nhà nhân chúng học văn hóa người Mỹ
Ruth Benedict, trong nền văn hóa mà xấu hổ trở thành một lực cưỡng chế quan trọng
như văn hóa Nhật Bản thì xấu hổ là "phản ứng trước những đánh gíá của người khác
về hành động của bản thân".
2. Điều kiện hình thành sự xấu hổ
Trong phần Sáng thế kỷ của Kinh Thánh, sau khi Adam và Eva ăn trái cấm (trái
trí tuệ) và nhận thấy mình trần truồng, họ đã giấu cơ thể mình không cho Chúa trời
nhìn thấy. Điều cần lưu ý ở đây là việc tính hiếu kỳ và tri thức có quan hệ với nhau và
tri thức là điều kiện phát sinh cảm giác xấu hổ hay khả năng tự ý thức của con người
đã được bàn luận rất cụ thể trong chương kiến tạo thế giới của Kinh Thánh. Hơn thế
nữa, xấu hổ không được hình thành ngay khi con người được sinh ra mà là thứ được
phát sinh trong quá trình trưởng thành. Tóm lại, điều kiện để tâm lý xấu hổ hình thành
chính là khả năng nhận thức hay sự tự tri giác khách quan của con người.
Trong rất nhiều trường hợp mà con người cảm thấy xấu hổ, ví dụ như khi mắc lỗi
trước đám đông hay gây ra sai phạm nào đó và bị phát hiện. Nói cách khác, đó là tình
trạng bất an, lo lắng một cách về việc hành động hay sự có mặt của mình có gây ảnh
hưởng tới người khác hay không. Điểm chung của các ví dụ này là cảm giác xấu hổ
thường phát sinh khi những việc không mong đợi xảy ra hoặc bị người khác nhìn ra
điểm yếu, kém của bản thân. Do đó, khi không có sư có mặt của người ngoài thì không
tồn tại điều kiện phát sinh sự xấu hổ. Tóm lại, xấu hổ chính là tâm lý e ngại sự đánh
giá của người khác mà điều chỉnh hành động của bản thân.



II.Văn hóa xấu hổ là gì?
1.Văn hóa xấu hổ
Tùy theo các nền văn hóa hóa và xã hội khác nhau mà tâm lý xấu hổ cũng có sự
khác nhau rất lớn. Trong những tính cách và đặc trưng của người Nhật được bàn đến
trong cuốn " Hoa cúc và Thanh kiếm", điểm thu hút được quan tâm đặc biệt là việc
phân loại văn hóa thế giới thành "Văn hóa xấu hổ" và "Văn hóa tội lỗi". Benedict đã
xếp văn hóa Nhật Bản vào Văn hóa xấu hổ.
Điểm quan trọng trong Văn hóa xấu hổ không phải là sự tự nhận thức hoặc tự
kiểm điểm mang tính đạo đức đối với các hành vi của bản thân mà là việc quyết định
hành vi của mình dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng sự đánh giá, phán xét của người
khác. Điều đó có nghĩa là những nền văn hóa đặc biệt lo sợ bị xấu hổ trước thế gian
(hay người ngoài) thì được gọi là Văn hóa xấu hổ.
Một mặt, trong một dân tộc đa thần giáo như Nhật Bản thì cái được ý thức mạnh
mẽ đó là công luận và họ cũng lo ngại việc phải đối đầu với công chúng giống như nỗi
kính sợ Chúa trời của đạo Thiên chúa của phương Tây. Có thể nói không có một dân
tộc nào lại đặt nặng việc giữ thể diện trước mặt người khác như người Nhật. Tuy nhiên
cũng không thể vội kết luận một cách đơn giản rằng người Nhật thì "có ý thức xấu hổ
cao" còn các dân tộc Âu Mỹ thì "không có ý thức xấu hổ".
2. Nguồn gốc của Văn hóa xấu hổ của Nhật Bản
Lý do đầu tiên cần phải đề cập đến khi giải thích cho xuất xứ của văn hóa xấu hổ
tại Nhật Bản, đó là bởi vì Nhật Bản là một quốc gia thần giáo, chính vì vậy mà họ rất e
sợ và đương đầu với dư luận xã hội hay định kiến của người khác. Chính vì nguồn gốc
quan trọng này, mà cho đến hiện nay, rất nhiều các quốc gia trên thế giới cũng phải
công nhận một điều là, không có bất kì một quốc gia, dân tộc nào có thể đề cao việc
giữ gìn thể diện lên trên hàng đầu trước mặt người khác như người dân Nhật Bản.
Khởi nguyên của tâm lý xấu hổ có thể tìm thấy trong nghĩa vụ bảo vệ danh dự
của người Nhật. Nó từng đóng vai trò trung tâm trong quá trình hình thành bản sắc của
Võ sỹ. Có thể tìm thấy nhiều ví dụ về khả năng tự kiềm chế của Võ sỹ trong các câu
thành ngữ của Nhật Bản, ví dụ như câu "Bushi wa kuwanedo takayouji" (人人人人人人人人人

人- Tạm dịch: Võ sỹ khi đói thì ngậm tăm). Câu nói này có nghĩa rộng là: cho dù có

1


nghèo túng tới mức không đủ ăn thì người Võ sỹ cũng không được để lộ sự túng thiếu
của mình mà vấn phải giả vờ ngậm tăm như đã ăn no đê giữ thể diện.
Một ví dụ điển hình khác có thể dễ dàng thấy là Seppuku (人人 ) - hình thức mổ
bụng để bảo toàn danh dự của giới Võ sỹ Nhật Bản. Mặc dù có thể sẽ có người cho
rằng đây là hình thức cực đoan để bảo vệ thanh danh khỏi bị ô uế nhưng đối với người
Nhật Bản thì quan niệm về sinh tử này của Võ sỹ lại là một “mỹ đức”.
3. Những vấn đề của xã hội Nhật Bản
Tùy nền văn hóa khác nhau mà tính chất của việc bị xấu hổ khác nhau. Thêm vào
đó, không có một nền văn hóa hay con người nào có thể tồn tại mà hoàn toàn không
phải chịu sự xấu hổ. Gần đây, những vấn đề xã hội nghiêm trọng có liên quan tới văn
hóa xấu hổ của Nhật Bản ngày một gia tăng.
Trước hết là sự gia tăng của những "cái chết cô độc" (kodoku shi - 人人人). Ngày
20 tháng 3 năm 2012, xác chết của một cặp vợ chồng 60 tuổi và người con trai 30 tuổi
tại tỉnh Saitama đã được phát hiện gần 2 tháng sau khi tử vong. Sau khi bị hàng xóm từ
chối giúp đỡ về lương thực, họ đã không tìm đến các cơ sở cứu trợ của địa phương mà
nhịn đói cho tới chết. Nguyên nhân sâu xa của hành động trên được cho là Văn hóa
xấu hổ. Mặc dù rất nhiều người không cho rằng nhận trợ cấp nghèo đói là một việc
đáng xấu hổ, hoặc không chỉ riêng người Nhật mới cảm thấy bản thân sự nghèo đói là
một nỗi xấu hổ nhưng điều cần chú ý ở đây là những cái chết cô độc do nghèo đói
không chỉ đơn thuần là một vấn đề kinh tế. Trong những nguyên nhân gây ra những
cái chết cô độc ở trên có cả tâm lý xấu hổ, không muốn gây phiền phức người khác sau
khi đã chết.
Vấn đề xã hội thứ hai là tính cách ngại giao tiếp trong lần đầu gặp mặt và không
dám bày tỏ ý kiến hoặc quan điểm thực của bản thân của người Nhật. Nghiêm trọng
hơn, tính cách dân tộc như vậy đã gây ra những vấn đề sâu sắc hơn như hội chứng né

tránh giao tiếp, từ chối tham gia vào các hoạt động xã hội (như Hikokomori - 人人人人人)
đang lan rộng ở một bộ phận giới trẻ. Theo chỉ trích của công luận, hội chứng
Hikikomori được tạo ra bởi các vấn đề xã hội hiện đại khi bố mẹ luôn vắng nhà và
phải làm việc quá sức nên không quan tâm tới con cái, trong khi con của họ chịu nhiều
sức ép từ trường học, bị ảnh hưởng bởi truyền hình, Internet, trò chơi...Các chuyên gia
tâm thần ước tính tại Nhật Bản hiện có khoảng 1 triệu Hikikomori, chiếm gần 1% dân
số, nhưng điều đáng lo ngại hầu hết họ đều còn trẻ.
2


Một số chuyên gia cảnh báo đang có khoảng 100.000 – 300.000 người nguy cơ bị
Hikikomori. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không
muốn kết hôn của thanh niên mà ẩn sâu trong đó chính là tâm lý xấu hổ của người
Nhật.
Makoto Aida (50 tuổi ) – một họa sĩ gạo cội. Những tác phẩm của ông với lối vẽ
trừu tượng đã gây chấn động nghệ thuật thế giới bởi các tác phẩm ẩn chứa những
thông điệp sâu sắc mà chúng ta đưa đến về Nhật Bản. Những góc khuất tiềm ẩn trong
xã hội Nhật Bản đương đại: Người Mỹ xả súng - giết người, còn người Nhật chọn cách
rút lui lặng lẽ đứng bên lề xã hội như hikokomori, tự kỉ và tồi tệ nhất là tự tử khi gặp
trục trặc trong cuộc sống.

Những tác phẩm được đặt trong bối cảnh nền "bong bóng kinh tế" của xã hội
Nhật Bản đạt đến mức đỉnh điểm kéo theo nhiều hệ lụy ở các lĩnh vực khác.

3


Khi họ quá mệt mỏi với sự áp lực của công việc, không thể chịu đựng nổi trách
nhiệm của bản thân và gia đình và xã hội, lúc này cần có sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên
của những người xung quanh nhưng với bản tính độc lập và sợ làm phiền người khác,

phần lớn người Nhật chọn con đường tự giải quyết một mình. Có những người đã tìm
đến cái kết cho bản thân, chấm dứt chuỗi ngày đau khổ tuyệt vọng.
III. VĂN HÓA XẤU HỔ VÀ VĂN HÓA TỘI LỖI
Xấu hổ là cảm giác "tôi thật xấu xa". Tội lỗi là cảm giác "tôi đã làm một việc
xấu". Cảm giác xấu hổ là để chỉ tôi là ai trong khi cảm giác tội lỗi để chỉ việc tôi đã
làm gì.
1."Văn hoá tội lỗi" được sinh ra từ Kitô giáo
Châu Âu và Hoa Kỳ là các nền văn minh của Kitô giáo, và giới luật tôn giáo tồn
tại trong chuẩn mực hành vi.Nếu chúng ta giữ các điều dạy của Đức Chúa Trời, trái
tim chúng ta được giữ trong sạch, nếu làm trái điều đó sẽ mang một ý thức mạnh mẽ
về tội lỗi.
Trong trái tim họ luôn hành động theo một chuẩn mực tuyệt đối rằng Thiên Chúa
hiện hữu và được Thiên Chúa nhìn thấy. Điều đó liên quan đến ý thức tội lỗi (vi phạm
lời hứa với Thiên Chúa là "tội lỗi").
2."Văn hoá xấu hổ" được sinh ra từ thế giới
Trong khi đó, Nhật Bản là một chủ nghĩa đa thần, ý thức của Đức Chúa Trời và
Đức Phật thì không mạnh mẽ như thế, có khuynh hướng để mắt tới mắt công chúng.
Cảm giác không muốn bị người khác cười, không muốn xấu hổ, điều chỉnh hành
vi của người Nhật.Thay vì quyết định hành động liệu có đúng hay không, Benedict đã
phân tích nó là "một nền văn hoá xấu hổ" mà công chúng đã quyết định làm gì với
những gì mà thế giới nghĩ.
Ví dụ, khi so sánh châu Âu với Hoa Kỳ và Nhật Bản, sự khác biệt giữa "tội lỗi"
và "xấu hổ" biểu hiện rõ ràng.
Khi vứt rác, trong văn hóa xấu hổ, họ sẽ không vứt rác bừa bãi vì trong tâm trạng
là sẽ bị đánh giá bởi những người xung quanh, còn trong văn hóa tội lỗi, không vứt
rác bừa bãi vì từ nhận thức rằng tội lỗi sẽ bị Thiên Chúa nhìn thấy.

4



3. Sự khác nhau
Có thể nói người tiên phong cho các khái niệm văn hóa này là nhà nhân chủng
học về văn hóa, Ruth Benedict, người Mỹ.
Có thể tóm tắt như sau:
Guilt-culture (VH tội lỗi)
Còn tôi tin rằng:
Tôi không làm điều đó
Tôi làm điều đó

Nếu mọi người tin rằng:
Tôi không làm điều đó
Tôi làm điều đó
Không sao
Tôi sẽ bảo vệ mình
Tôi cảm thấy có tội dù Tôi cảm thấy có tội và sẽ bị

Shame-culture (VH xấu hổ)
Còn tôi tin rằng:

thế nào
trừng phạt
Nếu mọi người tin rằng:
Tôi không làm điều đó
Tôi làm điều đó
Tôi thấy xấu hổ và bị coi

Tôi không làm điều đó

Không sao


Tôi làm điều đó

khinh (bởi mọi người tin là

tôi có tội)
Chẳng ai biết nên tôi Tôi cảm thấy có tội và sẽ bị
không xấu hổ

trừng phạt

Sự khác biệt cơ bản sẽ là: Cá nhân trong mỗi dạng văn hóa sẽ hành xử khác khi
đánh giá của cộng đồng khác với đánh giá của chính cá nhân đó. Đó là trường hợp cá
nhân tin mình không có lỗi trong khi cộng đồng tin là có và ngược lại.
Người thuộc văn hóa tội lỗi sẽ phản bác (thậm chí rất mãnh liệt) khi bị oan và
cảm thấy tội lỗi cả khi không ai biết tội của họ. Với họ, động lực ưu tiên là nội lực, là
nhận thức của chính họ. Nhận thức bên ngòai không quan trọng. Họ coi trọng thực tế
hơn cái biểu hiện bên ngoài.
Với người thuộc văn hóa xấu hổ họ sẽ xấu hổ cả khi bị oan và không xấu hổ khi
người khác không biết lỗi của họ. Với họ, lỗi thực không phải cái để suy nghĩ. Họ coi
trọng thể hiện bên ngòai hơn thực tế.
Văn hóa tội lỗi nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân, không ảnh hưởng bởi định
kiến của xã hội hay những điều đã được xã hội phê duỵệt. Văn hóa tội lỗi liên quan
đến sự thật, pháp lý và bảo tồn quyền cá nhân.
Cá nhân và cộng đồng trong sự phát triển văn hóa
Nó cũng cho thấy sự phán xét bên trong của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng
trong hành xử. Do vậy dạng văn hóa này thích hợp với xã hội đề cao tự do cá nhân
5


(individualistic society). Cảm giác tội lỗi sẽ giữ con người khỏi những việc làm sai

trái. Tuy nhiên nó cũng nguy hiểm khi người ta nhận thức sai.
Trong nền văn hóa xấu hổ, các tập tục xã hội phát triển xung quanh các ý niệm
liên quan mật thiết đến nhận dạng về cộng đồng. Dạng văn hóa này thích hợp với xã
hội đề cao cộng đồng (collective society). Trong văn hóa xấu hổ, cái mọi người tin
(hay nghĩ) quan trọng hơn.
Cá nhân thường đặt tiêu chuẩn sống cho mình dựa vào khát khao được tôn trọng
hoặc tránh bị xấu hổ lên trên mọi thứ. Những động cơ này làm người ta buộc phải sống
tốt theo mong đợi của xung quanh nhưng cũng dễ làm người ta liên quan đến những
việc sai trái có thể che giấu được.
Về mặt tâm lý, người phương tây cho rằng cảm giác tội lỗi được coi là cảm xúc
"cao cấp" hơn cảm giác xấu hổ. Xấu hổ hay tội lỗi đều là cảm giác tinh thần về trách
nhiệm cá nhân, nhưng cảm giác tội lỗi diễn tả trách nhiệm theo chủ quan và vì vậy
khuyến khích sự thay đổi nhân cách một cách tích cực.
Xã hội với văn hóa xấu hổ là xã hội hướng đạo con trẻ bằng cách tạo tâm lý xấu
hổ và mối đe dọa bị tẩy chay. Đồng thời điều hành người lớn cũng bằng tâm lý đó. Xã
hội với văn hóa tội lỗi được điều hành bằng cách tạo ra và duy trì cảm giác tội lỗi đối
với hành vi mà cá nhân tin là không được xã hội phê duyệt và chắc chắn bị lên án (dẫn
đến việc trước sau cũng sẽ bị trừng phạt).
Kết luận của nhà nhân chủng học Ruth Benedict về xã hội Nhật với văn hóa xấu
hổ đặc trưng đã bị nhiều học giả Nhật ngày nay phản đối và bác bỏ. Nhưng những khái
niệm về hai dạng văn hóa trên rất có ích trong phân tích hành vi của cá nhân và cộng
đồng liên quan đến nghiên cứu về văn hóa.

6


III. VĂN HÓA XẤU HỔ CỦA VIỆT NAM
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ thường thấy các cụm từ: văn hóa giao thông, văn
hóa học đường, văn hóa ứng xử,… hay mới đây nhất là văn hóa từ chức, chứ chưa có
nói tới văn hóa xấu hổ. Theo nghiên cứu tâm lý xã hội thì cảm giác xấu hổ có từ thời

tiền sử và là một phần cho sự phát triển của xã hội. Xấu hổ giúp kìm hãm sự phát triển
tiêu cực, tránh làm tổn hại đến quan hệ của xã hội thông qua chuẩn mực chung. Như
vậy, xấu hổ liên quan đến sự sinh tồn của con người và tạo lập nên yếu tố văn minh
trong xã hội hiện đại.
Trong văn hóa ứng xử của người Việt trước người Việt, người Việt trước bạn bè
thế giới đang có những hành vi thiếu văn hóa, dần đánh mất đi bản sắc dân tộc. Chúng
ta đã vô tình hay cố ý đánh rơi đi sự tự trọng, xấu hổ khi làm một việc sai trái. Chắc
hẳn, nhiều người còn nhớ: Những khuôn mặt rạng rỡ khi nhặt được bia ở Đồng Nai
năm 2013, tình trạng hỗn loạn leo hàng rào vào công viên Hồ tây tắm miễn phí năm
2015, cảnh tranh cướp ở đêm phát ấn đền Trần, vỡ trận ở đền Hùng năm 2016, chặt
chém khách du lịch nước ngoài… và gần đây là sự việc bán gói bánh rán với giá “trên
trời”, 700.000 ngàn đồng cho khách du lịch.
Chắc sẽ có người nói tác giả ở đây “vơ đũa cả nắm”, nhưng sự thật cho thấy
nhiều người hiện nay đang có những cư xử văn hóa một cách yếu kém. Hình ảnh đất
nước và con người Việt Nam nếu không thay đổi, thì chỉ hiện hữu một hình ảnh xấu,
để khi họ nhắc đến Đất nước này, con người này thì chỉ là những cái lắc đầu ngao
ngán, hoặc “một đi không trở lại”.
Điều quan trọng nhất, đó là cần dạy con người ta biết xấu hổ về hành vi lỗi lầm
của mình từ trong giáo dục nhà trường. Để những cá nhân không những có trình độ
kiến thức, mà còn phải có lòng tự tôn dân tộc. Đừng vì quá tham lam mà ra nước ngoài
tranh thủ “nhảy” hết đồ này, vật kia trong siêu thị, cửa hàng. Đừng vì sự ích kỷ mà tìm
mọi cách để tìm sơ hở của người khác, lấy làm của riêng. Để rồi, truyền thông trong
nước lại đưa tin, không chỉ đưa một, hai lần mà rất nhiều lần. Hãy thức tỉnh, hãy xấu
hổ về hành vi cá nhân của mình và dân tộc mình.
Có quá nhiều phố văn hóa mà lại chẳng văn hóa chút nào
Sẽ rất nhiều người nghe câu “đua nhau trở thành phố văn hóa giờ lại trở thành
một tệ nạn xã hội”, nhưng có lẽ chúng ta cần nhìn nhận đúng câu nói này. Bởi “bệnh
7



thành tích” của người Việt chúng ta đã trở thành một phần của cuộc sống này, từ đứa
bé sinh ra đi học mầm non đến cụ già. Chắc hẳn mỗi khi ra ngoài đường ở đầu các con
phố chúng ta đều thấy tấm bảng hiệu ghi nội dung to đùng: “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”; “Quyết tâm giữ vững Khu Phố Văn Hóa”; “Tuyến phố văn
minh lịch sự”… Nhưng cuối đường thì chợ búa tắc hết sạch, đầu đường thì đua nhau
đổ rác, cả tuyến phố có mỗi cái công viên bé tí thì bị thuê làm sân tennis… rồi còn bao
nhiêu là vấn đề tiêu cực tồn đọng.
Nếu ai đã có cơ hội đọc cuốn sách “Hồi ký Lý Quang Diệu từ thế giới thứ ba
vươn lên thứ nhất” thì trong chương “Singapro xanh” sẽ thấy câu: “Chúng tôi không
được coi là một xã hội có học thức, có văn hóa nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu
cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hóa trong thời gian ngắn nhất có
thể”. Một quốc gia “khởi nghiệp” từ văn hóa xấu hổ để bỏ đi các phong tục tập quán,
đặc tính xấu. Có lẽ, đất nước chúng ta cũng đã đến lúc tự xây dựng cho mình một nền
văn hóa xấu hổ, để làm cơ sở cho sự phát triển là vừa.
“Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”

Nghe thì lạ tai nhưng khi được ông Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh,
nói tại một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố thì rất chí lý và thấm
thía.
Chuyện xuất phát từ việc một số vị cán bộ, mặc dù biết mình không làm được
nhưng cứ hứa với dân, với cấp dưới, mà không phải hứa một lần, ấy vậy mà chẳng
cảm thấy xấu hổ!? Ông Bí thư nói, cán bộ bây giờ phải biết “tập xấu hổ”.

8


Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng
tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc
làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng
sao, không dễ gì bị mất chức.

Nhìn lại trong thực tế vẫn còn những người, dù có địa vị xã hội cao, có học thức
nhưng không biết xấu hổ là gì. Thực tế là, tính tự trọng của những vị quan chức này
còn ‘hơi bị thiếu”! Làm sai, không một lời xin lỗi lại còn nói là hoàn thành tốt nhiệm
vụ!? Có vị, bản thân nhà cao cửa rộng, xe hơi đời mới, điện thoai loại xịn giá gần trăm
triệu đồng…, bằng mắt thường cũng biết là không có được nhờ đồng lương thuần tuý.
Họ không phải là nhà kinh doanh cũng không trúng số độc đắc nhưng đáng buồn
thay lại lớn tiếng hô hào chống tham nhũng, chống lãng phí. Sự mâu thuẫn đó có thể
thấy rất rõ trong cuộc sống đời thường. Và những vị quan chức này có lẽ, cũng cần
nghiên cứu về “Văn hoá xấu hổ”. Ở đây chỉ nói tới khía cạnh “xấu hổ”, về lòng tự
trọng. Có thể cấp dưới hay người dân không lên tiếng phê bình, tố cáo những vị cán bộ
“không biết xấu hổ” nêu trên, vì ngại, vì sợ bị trù dập… nhưng chắc chắn là họ không
được mọi người “tâm phục khẩu phục”. Làm sao mà nể phục được khi, một cán bộ
chưa giải quyết việc cho dân, cho cơ sở đã gợi ý “bỏ bì”, gợi ý đi nhà hàng nào, thậm
chí phải có kèm khoản này khoản nọ mới chịu.
Tôn trọng sao được khi có vị đi hội họp, chưa lo chuyện nội dung đã đề nghị phải
có “bì thư”, thậm chí không đi nhưng vẫn đánh tiếng để cơ sở gửi bì thư tiền, quà cho
mình... Ngoài xã hội hiện nay đang lan truyền câu nói vui là, dạo này đã có những
người đổi họ thành họ “Hứa” để ám chỉ những vị chỉ giỏi hứa hẹn mà quên thực hiện
lời hứa. Càng có thêm nhiều người “họ Hứa” như vậy thì sự phát triển của đất nước sẽ
bị kìm hãm, lòng tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước sẽ bị xói mòn. Cần dũng cảm
nhìn vào sự thật, đấu tranh một cách kiến quyết đối với những người có phương châm
sống: “quyền phải đi đôi với lợi”, dù có “mất mặt” đến đâu cũng không cảm thấy xấu
hổ. Để những đối tượng đó tồn tại càng lâu, càng nhiều sẽ càng làm yếu đi bộ máy nhà
nước vốn đang cần sự trong sạch, vững mạnh.
Mới đây báo chí rộ lên chuyện cảnh sát giao thông công khai nhận “mãi lộ” trên
tuyến Quốc lộ 1A, gây bức xúc trong dư luận. Những cán bộ, chiến sĩ này cũng cần
phải học về “Văn hóa xấu hổ”, bởi vì họ đã thản nhiên đi vòi vĩnh, làm tiền nhân dân
9



mà không cảm thấy xấu hổ. Không biết lòng tự trọng của họ ở đâu khi bản thân mình
là người đi thực thi pháp luật lại vi phạm pháp luật một cách công khai, hay nói dân dã
là “làm luật”, một thứ Luật riêng rất đáng bị lên án. Thật là xấu hổ thay cho những
người mang danh là Công an nhân dân mà lại đi “trấn lột” của dân. Những “con sâu”
đã làm rầu nồi canh; đã xúc phạm đến những chiến sĩ Cảnh sát nhân dân chân chính,
những người đang ngày đêm không quản hiểm nguy, nắng mưa để giữ gìn sự bình yên
của nhân dân, của đất nước thậm chí là đổ máu hy sinh cả tính mạng của mình để bảo
vệ nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, trong đó có cả những chiến sĩ cảnh sát
giao thông.
Cuối cùng cũng cần đề cập đến chuyện “Văn hoá xấu hổ” trong cuộc sống
thường nhật. Những người “vô tư” vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều, không đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy, phóng uế giữa thanh thiên bạch nhật…, mà chúng ta vẫn
bắt gặp đây đó trên phố phường …cũng nên được học thêm về “Văn hoá xấu hổ”. Và
cũng không thể làm ngơ trước hình ảnh các em học sinh, đồng phục chỉnh tề, huy hiệu
Đoàn cài trên ngực áo, khăn quàng đỏ thắm trên trên vai và… cười nói tự nhiên cùng
nhau… vượt đèn đỏ. Không làm cho các em “biết xấu hổ” từ bây giờ thì sau này khi
trưởng thành, các em sẽ “đứt dây thẹn” trong cuộc sống, để rồi xã hội sẽ đối mặt với
nhiều chuyện tiêu cực, nhiều kết cục không mong muốn mà bậc cha anh hiện nay đang
ra sức đấu tranh, ngăn chặn. Phải có nhiều người biết xấu hổ, có lòng tự trọng cao,
dám nhận khuyết điểm, dám xin lỗi… từ những chuyện nhỏ rất đời thường đến những
chuyện lớn ở cấp vĩ mô, thì xã hội ta, đất nước ta mới có điều kiện tiến nhanh, tiến
vững chắc trên con đường hội nhập và phát triển, sớm hoà nhập cùng khu vực và thế
giới.
IV. SO SÁNH VĂN HÓA XẤU HỔ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
1. Giống nhau: cùng mang nét văn hóa xấu hổ_ không phải là sự tự nhận thức
hoặc tự kiểm điểm mang tính đạo đức đối với các hành vi của bản thân mà là việc
quyết định hành vi của mình dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng sự đánh giá, phán xét
của người khác.
Văn hóa xấu hổ làm cản trở việc bộc lộ bản thân. Hạn chế sự phát triển của bản
thân.

Văn hóa xấu hổ tạo sự hài hòa khi sống trong cuộc sống tập thể và sống quan tâm
thấu hiểu lẫn nhau. Tạo nên tập thể mạnh.

10


2. Khác nhau: Văn hóa xấu hổ của Việt Nam không mang tính đặc trưng như
Nhật Bản. Ở Việt Nam không quá khắc khe và tự tạo những quy luật nghiêm cho bản
thân để khỏi phải bị người khác đánh giá.
Ví dụ: vẫn có người Việt Nam bỏ qua sự xấu hổ của mình để đi ăn xin, nhận tiền
phụ cấp của xã hội.
Người Việt Nam, khi làm việc quá áp lực họ thường tìm kiếm thời gian để giải
tỏa stress, chia sẻ với người thân, bạn bè. Bày tỏ những điều đã làm sai và chưa làm
được để nhận lời khuyên và động lực để tiếp tục.
Nhật Bản còn có văn hóa không làm phiền người khác, đây cũng là một nét văn
hóa bao gồm trong văn hóa xấu hổ mà Việt Nam không có.

11


PHẦN KẾT LUẬN CHUNG
Văn hóa xấu hổ đã gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Nhật Bản. Có thể
thấy văn hóa xấu hổ có liên quan đến văn hóa đặc trưng khác của những Nhật Bản đó
là văn hóa không làm phiền người khác. Hai nét văn hóa này đã tạo nên những đặc
tính của con người Nhật Bản mà không có nơi nào có.
Điểm tốt của văn hoá xấu hổ là ý thức luôn luôn hướng đến bên ngoài. Điều này
tạo sự hài hòa khi sống trong cuộc sống tập thể và sống quan tâm thấu hiểu lẫn
nhau. Một điểm thu hút là bạn sẽ có một cảm giác an toàn, có thể hiểu mà không cần
nói nhiều nếu bạn luôn ý thức về môi trường xung quanh của bạn.
Khi so sánh "văn hoá xấu hổ" và "văn hoá tội lỗi", điểm đặc trưng của Nhật Bản

được thấy rõ ràng. "Văn hoá xấu hổ" liên quan đến công chúng được đối xử như thể là
xấu, nói cách khác, có thể nói rằng nó đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn của người
Nhật. Tuy nhiên, khi nói đến từ góc độ toàn cầu, "văn hoá xấu hổ" làm cản trở việc
bộc lộ bản thân. Đức hạnh được quyết định bởi "xấu hổ" là một mảnh giấy mong manh
của"từ bi" và "khó hiểu".
Trên thực tế, Văn hóa xấu hổ không phải là một dạng văn hóa cố định mà biến
đổi theo thời đại và các thay đổi của xã hội. Cho nên việc Văn hóa xấu hổ của Nhật
Bản ngày nay có mang đầy đủ giá trị biểu hiện cho tính cách dân tộc và xã hội Nhật
Bản nữa hay không sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội sau này.
Quan trọng hơn, đó chính là yếu tố không thể thiếu của những nghiên cứu đối chiếu
văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Qua đây, có thể thấy được những ưu điểm của văn hóa xấu hổ của người Nhật
Bản, văn hóa tội lỗi của người Phương Tây. Việt Nam ta cần học hỏi những ưu điểm
đó xây dựng mỗi cá nhân tốt đẹp, để tạo nên xã hội vững mạnh hơn vì xã hội có những
con người này thì đất nước mới đẹp, mang đậm đà bản sắc dân tộc để lại ấn tượng sâu
sắc trong mắt bạn bè Năm Châu.
Ngoài ra, việc đối chiếu văn hóa này sẽ giúp ta hiểu hơn về sự khác nhau và
giống nhau giữa các nước để tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau trong mối quan hệ giao lưu
hữu nghị giữa Việt Nam, Nhật Bản và các nước trên thế giới.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn:
人人人人人2009人人人人人人人人人人人人人人 人人人
Benedict, Ruth (2011) The Chrysanthemum and the Sword, IBC 人人人人人人人人人人人
Louis, Michael人1997人人人人人人人人人人人人人人人
/> /> /> /> /> />
13




×