Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.56 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập cộng đồng

MỞ ĐẦU
Tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy cấp là một vấn đề sức khỏe đang được quan
tâm rộng rãi trên thế giới. Tiêu chảy là một bệnh hay gặp nhất ở trẻ em dưới 5
tuổi, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở các khu dân cư có điều
kiện sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, kiến thức về phòng chống tiêu
chảy còn hạn chế. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong
cho trẻ em các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều
cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan
tâm. Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân
hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác.
Hiện nay với các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có
thể làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập
viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các phương pháp này ngày
càng được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng góp thành công đáng kể
vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do tiêu
chảy gây ra. Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ
mắc và chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách
triệt để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức
khỏe có hại do chính mình gây ra.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em
nhóm sinh viên chúng em tiến hành thực hiện chủ đề: Tìm hiểu kiến thức, thái
độ, thực hành về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu
tố liên quan.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 1




Báo cáo thực tập cộng đồng

Với các mục tiêu cụ thế sau:
1. Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tiêu chảy trẻ em của
các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Tổ 13 phường Thủy Biều Thành Phố Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5
tuổi tại địa phương.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 2


Báo cáo thực tập cộng đồng

Chương 1.
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
1.1.1. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp với phường Thuỷ Xuân, phường Phường Đúc, thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Tây giáp phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Nam giáp với xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Phía Bắc giáp phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.1.2. Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên là 657,3 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 207,29 ha;

- Đất phi nông nghiệp: 439,9 ha;
- Đất chưa sử dụng: 10,11 ha.
1.1.3. Dân số và lao động
- Tổng dân số: 2.285 hộ với 10.216 khẩu
- Lao động: 5.344 người, trong đó:
+ Lao động phi nông nghiệp: 4.244 người (chiếm 79,4 %);
+ Lao động nông nghiệp: 1.100 người (chiếm 20,6 %).
1.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, Thủy Biều đã có nhiều chuyển biến tích cực trong
phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Do biết phát huy thế mạnh là nơi có nhiều
điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận di sản
văn hóa thế giới như: Hổ Quyền và điện Voi Ré; các di tích được công nhận cấp
tỉnh như: di tích Thành lồi và nhà máy nước Vạn Niên; những thắng cảnh đẹp
nổi tiếng như Đồi Vọng Cảnh, Độn Bàu Hồ; có con sông Hương uốn khúc bao
bọc 2/3 ranh giới của phường. Đặc biệt, Thủy Biều có vườn cây quanh năm xanh
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 3


Báo cáo thực tập cộng đồng

mướt với nhiều loại trái cây ngon, đặc trưng như thơm, mít, dâu, nhãn, chuối…
và đặc biệt là vườn cây đặc sản thanh trà với diện tích lớn và ngon nhất tỉnh đại
diện cho Thừa Thiên Huế đăng ký và được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu
“Thanh trà Huế”. Hiện nay, địa phương đang là điểm hấp dẫn để thu hút khách
tham quan du lịch trong và ngoài nước nhất là du lịch sinh thái. Ngày 05/5/2008,
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra Quyết định số 1052/QĐ-UBND về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết phường Thuỷ Biều với định hướng phát triển kinh tế,
dịch vụ du lịch mở rộng đô thị Huế trong những năm tới. Sau khi quy hoạch chi

tiết đươc công bố chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều dự án lớn đến triển
khai trên địa bàn như: khu du lịch 5 sao Làng Việt; Vườn Huế; nhà nguyện tình
yêu của Trịnh Công Sơn…và nhiều nhà đâu tư đến tìm hiểu, khảo sát. Bên cạnh
đó các công trình di tích lịch sử trên địa bàn của phường được đã được trùng tu
sửa chữa với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng đã từng bước đi vào hoàn thiện. Do đó,
phường Thuỷ Biều có một diện mạo đô thị mới từng bước hình thành rõ nét, đời
sống, sinh hoạt và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
1.2. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
1.2.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi cầu nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão,
lỏng hay nước. Độ rắn mềm của phân do thành phần nước trong phân quyết
định: Phân có 85% nước gọi là nhão; phân có 88% nước gọi là lỏng: phân có
90% nước gọi là lỏng như nước. Theo OMS, tiêu chảy được định nghĩa là đi
ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ, phân lỏng là phân không
thành khuôn. Tuy nhiên rất khó đưa ra một định nghĩa chính xác về bệnh tiêu
chảy, bởi vì số lần ỉa, khối lượng phân phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và
thay đổi tập quán của mỗi nước. Các bà mẹ còn có thể dùng các từ ngữ khác
nhau để mô tả tiêu chảy, chẳng hạn như: phân lỏng tóe nước, có máu hoặc mũi,
hoặc có nôn. Điều lưu ý là đối với trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần
phân nhão thì không thể xem là tiêu chảy, đối với những trẻ này, xác định tiêu
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 4


Báo cáo thực tập cộng đồng

chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các
bà mẹ cho là bất thường.
Có hai khái niệm cần phân biệt với tiêu chảy, đó là:

- Phân bình thường được tống nhanh không phải là tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thường có phân mềm, không
phải là tiêu chảy [theo WHO-1993].
1.2.2. Tại sao tiêu chảy nguy hiểm
Hai mối nguy hiểm chính của tiêu chảy là suy dinh dưỡng và tử vong. Tử
vong do tiêu chảy hầu hết thường gây ra bởi vì mất một lượng lớn muối và nước
từ cơ thể. Mặt khác, khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi và khả năng hấp thu các chất
dinh dưỡng bị giảm, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể lại tăng do
nhiễm trùng, chính những yếu tố đó góp phần làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng và
bệnh cảnh lâm sàng càng trở nên phức tạp hơn tạo thành một vòng xoắn bệnh lý:
Suy dinh dưỡng - Tiêu chảy - Suy dinh dưỡng. Chưa kể việc các bà mẹ không
nuôi dưỡng con của họ một cách bình thường khi chúng bị tiêu chảy, ngay cả
những ngày sau khi tình trạng tiêu chảy của chúng đã được cải thiện [WHO1993].
1.2.3. Phân loại tiêu chảy
Tiêu chảy được phân loại tùy thuộc vào thời gian của nó, một đợt tiêu
chảy kéo dài ít hơn 2 tuần là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài 2 tuần hay hơn là
tiêu chảy kéo dài [WHO-1993]. Ngày nay, người ta xác định ba hội chứng lâm
sàng khác nhau của tiêu chảy gồm:
- Tiêu chảy phân lỏng cấp tính.
- Hội chứng lỵ.
- Tiêu chảy kéo dài [WHO-Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy].
1.2.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy
1.2.4.1. Các đường lây truyền
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 5


Báo cáo thực tập cộng đồng


Tác nhân gây tiêu chảy thường lây truyền bằng đường phân – miệng
thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm.
1.2.4.2. Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây bệnh tiêu chảy
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu tiên của
cuộc đời.
Theo WHO, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng
đầu tiên của cuộc đời có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những trẻ
được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy của những trẻ
này cũng lớn hơn một cách đáng kể.
- Tập quán cai sữa sớm (trước 1 tuổi): Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm
giảm chỉ số mắc và sự trầm trọng của một số bệnh tiêu chảy như lỵ trực trùng và tả.
- Cho trẻ bú sữa bình: Khi cho sữa vào một bình không sạch thì sẽ bị ô
nhiễm, nếu trẻ không bú hết sữa trong bình thì sự phát triển của vi khuẩn sẽ xảy ra.
- Tập quán cho ăn sam sớm trước 4 tháng tuổi: Cho ăn sam không đúng,
quá sớm hay quá muộn đều dễ dẫn đến tiêu chảy suy dinh dưỡng.
- Trữ thức ăn đã nấu ở nhiệt độ phòng: Khi thức ăn nấu xong được trữ để
dùng, sau đó thức ăn có thể dễ dàng bị ô nhiễm do tiếp xúc ở bề mặt hoặc vật
chứa đựng. Nếu thức ăn được trữ vài giờ ở nhiệt độ phòng thì vi khuẩn trong đó
sẽ nhân lên nhiều lần.
- Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: Nước có thể bị
nhiễm bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà. Sự ô
nhiễm tại nhà là do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vê sinh.
- Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân, trước khi chuẩn bị
thức ăn: Thói quen rửa tay là một hành vi tốt bảo vệ sức khỏe chung, đặc biệt có
hiệu lực đối với việc phòng tiêu chảy.
- Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh:
Nhiều người thường cho rằng phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực ra,
chúng chứa rất nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Phân súc vật cũng chứa nhiều
Nhoùm 1 - YTCC44


Trang: 6


Báo cáo thực tập cộng đồng

vi sinh vật có thể truyền bệnh cho người.
1.2.4.3. Các yếu tố vật chủ liên quan đến sự gia tăng chỉ số mắc, mức độ trầm
trọng, thời gian bị bệnh tiêu chảy
- Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với
nhau nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng nặng, những trẻ đó sự hồi phục
niêm mạc ruột bị chậm trễ do thiếu Vitamin A, giảm sức đề kháng của cơ thể. Sự
nghiêm trọng, kéo dài và nguy cơ dễ tử vong do tiêu chảy sẽ gia tăng đối với
những trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại điều này sẽ làm cho tình trạng suy dinh
dưỡng trở nên trầm trọng hơn .
- Tuổi: Hầu hết tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu cuộc đời. Chỉ số mắc
bệnh cao nhất là ở nhóm trẻ 6-11 tháng, khi mới tập ăn sam.
1.2.4.4. Các yếu tố thuộc về bà mẹ và mức sống hộ gia đình
- Trình độ học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức
phòng bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc trẻ từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu
chảy. Nghề nghiệp của mẹ có ảnh hưởng tới thời gian cho trẻ bú, thời gian và
cách chăm sóc trẻ, mức thu nhập hộ gia đình từ đó có ảnh hưởng khả năng mắc
tiêu chảy.
1.2.4.5. Tính chất mùa
Người ta nhận thấy tình trạng tiêu chảy trẻ em có sự khác biệt theo mùa ở
nhiều địa dư khác nhau. Ở những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy
ra vào mùa nóng, ngược lại tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rota virus lại xảy ra
cao điểm vào mùa đông. Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rota virus xảy ra
quanh năm nhưng tăng vào các tháng khô và lạnh, ngược lại tiêu chảy do vi
khuẩn lại xuất hiện cao điểm vào giao điểm giữa mùa mưa và nóng. Tỷ lệ mắc
tiêu chảy kéo dài cũng dao động theo mùa giống như tiêu chảy cấp.


Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 7


Báo cáo thực tập cộng đồng

1.2.4.6. Các nhiễm trùng không triệu chứng
Những người nhiễm trùng không triệu chứng đóng vai trò quan trọng
trong việc lây lan các mầm bệnh đường ruột, đặc biệt là họ không biết mình bị
nhiễm trùng, không quan tâm đến vệ sinh, đi lại từ nơi này sang nơi khác một
cách bình thường. Tỉ lệ này cao hơn ở trẻ trên 2 tuổi nhờ có sự phát triển miễn
dịch chủ động.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 8


Báo cáo thực tập cộng đồng

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại Tổ 13, phường Thủy
Biều TP Huế.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại Tổ 13, phường Thủy Biều TP Huế.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ ngày 20/4/2015 đến ngày 09/5/2015.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.4.2. Chọn mẫu
- Lập danh sách các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi. Tuổi của con được
đưa vào mẫu nghiên cứu tính theo tháng (dưới 60 tháng) kể từ ngày điều tra.
2.4.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu toàn bộ: Tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi của tổ 13
n = 30 bà mẹ con dưới 5 tuổi
2.4.4. Các chỉ số nghiên cứu
* Những thông tin về đặc điểm chung của các bà mẹ
- Tuổi
- Trình độ văn hóa
- Nghề nghiệp
- Kinh tế gia đình
- Số con

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang: 9


Báo cáo thực tập cộng đồng

* Những thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, điều trị bệnh
tiêu chảy
+ Kiến thức
- Định nghĩa về tiêu chảy
- Hiểu biết về phòng tiêu chảy

- Hiểu biết về hành vi có hại làm tăng mắc tiêu chảy
- Hiểu biết xử trí tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy
+ Thái độ đối với bệnh tiêu chảy
- Thái độ đối với xử trí tiêu chảy
+ Thực hành của các bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Thời gian cho ăn dặm
- Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị mắc tiêu chảy
- Rửa tay thường xuyên
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
* Các yếu tố liên quan đối với tiêu chảy của trẻ
- Số con trong gia đình
- Tình trạng suy dinh dưỡng
- Tuổi của trẻ
- Kinh tế gia đình
- Liên quan giữa hiểu biết, thái độ và thực hành phòng tiêu chảy
2.4.5. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để điều tra qua phỏng vấn các bà
mẹ về các thông tin, kiến thức có liên quan đến tiêu chảy đồng thời quan sát các
hành vi thực hành các kiến thức đó.
Bảng điều tra cá nhân được thiết lập sẵn, gồm 3 phần: thông tin chung,
kiến thức liên quan đến tiêu chảy và việc thực hành các kiến thức đó.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:10


Báo cáo thực tập cộng đồng


Sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát tại nhà, các thông tin thu
được nhóm chúng em đánh dấu vào phiếu điều tra, hỏi đến đâu phải ghi vào
phiếu điều tra đến đó để tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Để cho các bà mẹ hợp tác tốt với điều tra viên thì phải chọn thời điểm bà
mẹ rảnh rỗi.
2.4.6. Xác định các biến số
* Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Định nghĩa tiêu chảy: kể đủ 2 tiêu chuẩn theo WHO thì được xác định là
đủ, nếu trả lời được 1 trong 2 tiêu chuẩn thì xác định là biết không đủ, nếu trả lời
không biết hoặc ngoài 2 tiêu chuẩn trên thì cũng xem như là không biết.
- Hành vi có hại: nếu kể được 4 hành vi trở lên (trên 4/6)thì xác định là biết
đủ, nếu kể được dưới 4 hành vi (< 4/6) thì xác định là biết không đủ, nếu bà mẹ trả
lời không biết hoặc ngoài 6 hành vi đã xác định thì xem là không biết.
- Hành vi có lợi: nếu bà mẹ kể được từ 5 hành vi trở lên(≥ 5/7) thì xác
định là biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 5 hành vi có lợi (< 5/7) thì được đánh
giá là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời không biết hoặc ngoài 7 hành vi xác định
thì xem là không biết.
- Xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy: nếu bà mẹ kể đủ 2 biện pháp (bù dịch
bằng đường uống, đưa trẻ đến cơ sở y tế) thì xác định là đủ, nếu chỉ kể được 1
trong 2 biện pháp trên thì xác định là không đủ, nếu trả lời không biết hoặc
ngoài 2 biện pháp trên thì xem là không biết.
- Đánh giá kiến thức: được tính như sau:
+ Biết đủ: 2 điểm: Tốt
+ Biết không đủ: 1 điểm; Không biết: 0 điểm: Không tốt
+Bà mẹ được đánh giá là biết đủ khi đạt 8 điểm
+Bà mẹ được đánh giá là biết không đủ khi đạt < 8 điểm
+Bà mẹ được đánh giá là không biết khi đạt 0 điểm

Nhoùm 1 - YTCC44


Trang:11


Báo cáo thực tập cộng đồng

* Đánh giá thái độ của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Thái độ của bà mẹ đối với tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy là nguy
hiểm thì được xem là thái độ tích cực (tốt), nếu ngược lại thì được xem là không
tích cực (không tốt), nếu trả lời không biết thì xem là không đánh giá được
- Thái độ của bà mẹ đối với xử trí tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy
có lây lan thì được xem là tích cực, nếu bà mẹ xác định ngược lại thì được xem
là không tích cực, bà mẹ trả lời không biết thì xem là không đánh giá được.
* Đánh giá thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Kỹ năng thực hành: bà mẹ thực hành đúng thì tính: 1 điểm/hành vi, nếu không
thực hành được thì tính: 0 điểm.
- Xếp loại thực hành: nếu bà mẹ được ≥ 5điểm thì xem là thực hành tốt,
nếu bà mẹ được < 5 điểm thì được xem là thực hành không tốt.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù
hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi. Dữ kiện sẽ được mã hoá và nhập vào máy tính,
sử dụng phần mềm EXCEL.
2.6. SAI SỐ VÀ KIỂM SOÁT SAI SỐ
- Sai số do thông tin: Hạn chế bằng cách tập huấn kỹ cho nhóm điều tra.
- Sai số nhớ lại: Đối với mục có bệnh hay không có bệnh, hạn chế chỉ hỏi
các bà mẹ các dấu hiệu trong vòng 2 tuần gần đây.
- Sai số do người điều tra: Hạn chế bằng cách kiểm tra sai sót trong từng
bảng câu hỏi, điều tra lại những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu.

Nhoùm 1 - YTCC44


Trang:12


Báo cáo thực tập cộng đồng

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi của mẹ
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của mẹ
Tuổi mẹ
Dưới 25 tuổi
Từ 25-35 tuổi
Trên 35 tuổi
Tổng cộng

n
7
20
3
30

Tỷ lệ %
23,33
66,67
10
100

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi các bà mẹ
Nhận xét: Nhóm tuổi của mẹ dưới 25 tuổi: 23,33%, 25 - 35 tuổi: 66,67%, trên

35 tuổi: 10%.
3.1.2. Nghề nghiệp của mẹ
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:13


Báo cáo thực tập cộng đồng

Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp của mẹ

n
8
6
3
6
7
30

Cán bộ
Công nhân
Nông dân
Buôn bán
Nội trợ
Tổng cộng

Tỷ lệ %
26,67
20,0

10,0
20,0
23,33
100

Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của mẹ

Nhận xét: - Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là cán bộ : 26,67%
3.1.3. Trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của bà mẹ
Trình độ học vấn của bà mẹ
Mù chữ
Nhoùm 1 - YTCC44

n
0

Tỷ lệ %
0,0
Trang:14


Báo cáo thực tập cộng đồng

Tiểu học
THCS
THPT
TC,CĐ,ĐH

1

10
10
9
30

Tổng

3,34
33,33
33,33
30,0
100

Nhận xét: - Trình độ học vấn các bà mẹ có trình độ học vấn từ THCS trở xuống
khoảng 37%. Trung học phổ thông: 33,33% ; TC,CĐ,ĐH :30,0%
3.1.4. Số bà mẹ có con dưới 5 tuổi
Bảng 3.4. Phân bố số con ở các bà mẹ có con < 5 tuổi.
Số bà mẹ có con dưới 5 tuổi
1 con
2con
3con
>4con
Tổng

n
20
8
1
1
30


Tỷ lệ %
66,67
26,67
3,33
3,33
100

Nhận xét: Số bà mẹ có một con là chủ yếu chiếm 66,67%

3.1.5. Loại nhà vệ sinh
Bảng 3.5. Loại nhà vệ sinh
Loại nhà vệ sinh
n
Tự hoại
24
Thấm dội nước
3
Hai ngăn
3
Tự đào
0
Tổng
30
Nhận xét: Loại nhà vệ sinh chủ yếu là tự hoại 80,0%
Nhoùm 1 - YTCC44

Tỷ lệ %
80,0
10,0

10,0
0,0
100

Trang:15


Báo cáo thực tập cộng đồng

3.2.THÔNG TIN CỦA TRẺ
1. Sau sinh trẻ có được bú mẹ không?
a.có = 28

b.không = 2

Sau sinh trẻ được bú mẹ chiếm tỷ lệ 93,33%
2. Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm
Bảng 3.6. Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm
Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm
n
Tỷ lệ %
<4 tháng
7
23,33
4-6 tháng
21
70,0
>6 tháng
2
6,67

Tổng
30
100
Nhận xét: Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm chủ yếu là từ 4- 6 tháng chiếm 70
Bảng 3.7. Nơi đi tiêu của trẻ
Trẻ có đi tiêu ở đâu
n
Trong bô
23
Trong bồn cầu
3
Khác
4
Tổng
30
Nhận xét: Trẻ có đi cầu chủ yếu là trong bô 76,6%

Tỷ lệ %
76,6
10,0
13,33
100

3.3. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ HOẶC
NGƯỜI NUÔI DƯỠNG TRẺ VỀ TIÊU CHẢY
Bảng 3.8. Tỉ lệ bà mẹ hiểu biết chung về tiêu chảy
không
n
%
n

%
Biết về tiêu chảy là gì
29 96,67
1
3,33
Biết về nguy hiểm của bệnh tiêu chảy
30 100,0
0
0
Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ ý thức được về bệnh tiêu chảy rất cao. Cụ thể là có tới
Hiểu biết



96% biết về bệnh và 100% biết về mức độ nguy hiểm của bệnh.
Bảng 3.9. Hiểu biết cách sử dụng dung dịch bù nước tại nhà khi trẻ tiêu chảy
Loại dung dịch
Số lượng
Tỷ lệ %
ORS
22
73,33
Nước cháo muối
13
43,33
Bú sữa mẹ
15
50,0
Nhoùm 1 - YTCC44


Trang:16


Báo cáo thực tập cộng đồng

Nước muối đường
0
0,0
Khác
3
10,0
Nhận xét: Khi bị tiêu chảy các bà mẹ sử dụng dung dịch ORS chiếm tỷ lệ cao
nhất 73,33%
Bảng 3.10. Hiểu biết của bà mẹ về cách xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy
Cách xử trí của bà mẹ
Cho trẻ ưống nhiều nước hơn bình thường
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng
Khi bị tiêu chảy chị có đưa trẻ tới CSYT
không?
Dùng thuốc cầm ỉa không
Cho uống thuốc kháng sinh
Kiêng ăn uống
Không biết
Nhận xét :

Số lượng

Tỷ lệ %

14

13

46,67
43,33

22
12
2
3
1

73,33
40,0
6,67
10,0
3,33

Khi bị tiêu chảy các bà mẹ hầu hết đưa trẻ đến CSYT chiếm tỷ lệ 73%.
Rửa tay thường xuyên của bà mẹ bằng xà phồng trước khi cho trẻ ăn và
sau khi đi tiêu :là 20 bà mẹ chiếm tỷ lệ 66,67%.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ TIÊU CHẢY
4.1.1. Hiểu biết chung
Kết qủa cho thấy đa số các bà mẹ đã xác định được bệnh tiêu
chảy và cách phòng bệnh chiếm tỷ lệ 96,67%. Vì vậy mặc dù đây là một bệnh
phổ biến nhất hiện nay nhưng qua đợt tìm hiểu nhóm em không thấy trường hợp
nào ỉa cháy xảy ra.
4.1.2. Hiểu biết về sử dụng dung dịch tại nhà khi trẻ tiêu chảy
Theo kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ sử dụng dung dịch ORS tại nhà khi con

bị tiêu chảy chiếm 73,3 %, , một số bà mẹ sử dụng nước cháo muối 43,33%.
Qua kết quả này, phản ánh sự nhận thức của bà mẹ về tầm quan trọng của gói
ORS đối với bệnh tiêu chảy, thể hiện rõ chiến lược của chương trình Quốc gia
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:17


Báo cáo thực tập cộng đồng

phòng chống tiêu chảy về bù dịch bằng đường uống khi trẻ em dưới 5 tuổi bị
tiêu chảy. Ngoài ra, các bà mẹ đã nhớ đến dung dịch thay thế(cháo muối, nước
muối đường,…) khi không có ORS. Đây là hệ quả tương đối khả quan của hoạt
động chương trình phòng chống tiêu chảy Quốc gia (CDD).
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc xử trí ban đầu cho trẻ cực kỳ quan trọng, nếu biết
cách xử trí tốt sẽ giúp trẻ chóng lành bệnh và mau phục hồi lại sức khỏe của trẻ.
Những bà mẹ biết cách xử trí (điều trị) tiêu chảy tại nhà cần điều trị cho trẻ sớm
ngay cả trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh. Điều trị sớm tiêu chảy tại
nhà khi mới bị thường phòng được tình trạng mất nước, điện giải và suy dinh
dưỡng. Ngay cả sau khi sau khi trẻ bị tiêu chảy được khám và điều trị tại cơ sở y
tế, về nhà vẫn thường tiếp tục tiêu chảy trong những ngày sau đó, những đứa trẻ
này cần được điều trị tiếp tục tại nhà để tránh bị mất nước và suy dinh dưỡng
sau tiêu chảy. Nhiều trường hợp trẻ bị tiêu chảy chỉ cần điều trị tại nhà mà
không cần đi đến cơ sở y tế, điều này giảm bớt gánh nặng cho các cơ sở y tế địa
phương và tránh được những bệnh có thể lây lan.
Từ số liệu cho thấy có 73,33 bà mẹ đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ mắc tiêu
chảy; Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng 43,3%;. Các yếu tố này liên quan với kiến
thức của bà mẹ trong việc xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Như vậy hiểu biết của bà
mẹ khi trẻ bị tiêu chảy cũng ở mức độ khá, phù hợp so với số liệu của những
nghiên cứu khác.

4.2. THÁI ĐỘ CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH TIÊU CHẢY
Trong số 30 bà mẹ được điều tra thì đại đa số các bà mẹ đều thấy được
mức độ nguy hiểm của tiêu chảy nếu không xử trí một cách đúng mức. Kết quả
cho thấy 100% có thái độ đúng đối với tiêu chảy, xử trí tiêu chảy cũng đạt
73,33%. Điều này nhìn nhận chung rằng: hiện nay sự nhận thức và hiểu biết của
các bà mẹ về chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy vẫn ở mức độ cao.
4.3. THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH TIÊU CHẢY
4.3.1. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ khi mắc tiêu chảy
Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:18


Báo cáo thực tập cộng đồng

Khi con bị tiêu chảy, các bà mẹ vẫn cho con ăn đầy đủ chế độ dinh dưỡng,
không ăn kiêng.
4.3.2. Nuôi con bằng sữa mẹ và tỷ lệ mắc tiêu chảy
Sau sinh trẻ được bú mẹ chiếm tỷ lệ 93,33%, còn 6,67% bà mẹ không
nuôi con bằng sữa mẹ. Trong thời đại hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối
với các bà mẹ vì bà mẹ cho con cai sữa muộn sẽ giảm được tỷ lệ tiêu chảy của
trẻ.
4.3.3. Thời gian cho con ăn dặm
Việc cho ăn dặm đúng thường tỷ lệ thuận với bú mẹ hoàn toàn, các bà mẹ
ở đây đa số con ăn vào 4-6 tháng quan tâm đến hành vi ăn dặm đúng trong 6
hành vi có lợi để phòng bệnh tiêu chảy.
4.3.4. Rửa tay thường xuyên
Rửa tay là một hành vi cá nhân chung nhằm bảo vệ cơ thể không chỉ có
tránh tiêu chảy mà còn tránh được nhiều bệnh khác. tỷ lệ bà mẹ rửa tay chiếm
66,67%, bà mẹ không có thói quen rửa tay chiếm tỷ lệ 33,33%. Hành vi rửa tay

là việc làm đơn giản, không tốn kém, dễ thực hiện nhưng để thay đổi được hành
vi này cũng cần có thời gian và chúng ta phải tác động liên tục thông qua truyền
thông giáo dục sức khỏe để góp phần phòng chống bệnh tật nói chung, tiêu chảy
nói riêng.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:19


Báo cáo thực tập cộng đồng

KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Kiến thức
- Hiểu biết về sử dụng dung dịch tại nhà khi trẻ tiêu chảy: ORS: 73,33%,
Nước cháo muối 43,33%
- Hiểu biết về xử trí tại nhà khi trẻ mắc tiêu chảy: Đưa đến trạm y tế:
73,33%, 1,5% uống thuốc nam.
- Hiểu biết chung về tiêu chảy: Tốt: 100%.
Thái độ
- Thái độ của bà mẹ khi con bị tiêu chảy: Đúng: 100%
Thực hành về phòng tiêu chảy
Cho trẻ ưống nhiều nước hơn bình thường
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng
Khi bị tiêu chảy chị có đưa trẻ tới CSYT
không?
Dùng thuốc cầm ỉa không
Cho uống thuốc kháng sinh
Kiêng ăn uống

Không biết
- Nuôi con bằng sữa mẹ: 93,630%

14
13

46,67
43,33

22

73,33

12
2
3
1

40,0
6,67
10,0
3,33

- Thời gian cho con ăn dặm đúng: 70,0%
- Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ mắc tiêu chảy: ăn bú nhiều hơn bình
thường không ăn kiêng
- Rửa tay thường xuyên: 66,67%
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: 100%
- Thực hành phòng tiêu chảy của bà mẹ: Tốt


KIẾN NGHỊ

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:20


Báo cáo thực tập cộng đồng

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
Về phía chính quyền và ngành y tế:
- Quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để y tế địa phương có thể triển khai tốt
các chương trình nâng cao sức khỏe cũng như phòng chống bệnh tiêu chảy.
- Trạm y tế tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tổ và người dân
về phòng chống tiêu chảy.
- Sẵn sàng thuốc, cũng như các trang bị khác để kịp thời xử trí khi có bệnh
nhân tiêu chảy tới khám và điều trị.
- Tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống
tiêu chảy.
Về phía người dân:
- Có ý thức tự giác trong việc phòng ngừa tiêu chảy cho bản thân, người
thân và bạn bè.
- Khi có người mắc tiêu chảy cần tìm hiểu, theo dõi và thông báo cũng
như đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế khi cần thiết.
- Luôn luôn ý thức được việc: ăn chín uống sôi để phòng ngừa tiêu chảy.

Nhoùm 1 - YTCC44

Trang:21



Báo cáo thực tập cộng đồng

MỤC LỤC
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................13

Nhoùm 1 - YTCC44



×