Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG QLNN VỀ ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.24 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
Câu 1: Lý thuyết và thực tiễn – 4 điểm.
1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành:
* Khái niệm: QLNN về ĐĐ là một hoạt động QLHCNN mang tính quyền lực nhà nước;
do CQNN và người có thẩm quyền tác động đn người SDĐ thông qua những phương
pháp, công cụ quản lý thích hợp nhằm mang lại hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và phát
triển bền vững.
2. Các yếu tố cấu thành:
* Chủ thể QLNN về ĐĐ: là bên đưa ra sự tác động bằng những quyết định, mệnh lệnh
buộc các bên liên quan phải thực thi, chấp hành. Cụ thể là các CQNN có thẩm quyền:
+) Ở Trung ương: QH, CP, Bộ TN&MT và các cơ quan liên quan khác.
+) Ở Địa phương: HĐND các cấp, UBND Các cấp, và các cơ quan chuyên môn (cấp
tỉnh: Sở TN&MT, cấp huyện: Phòng TN&MT, cấp xã: công chức chuyên trách Địa chính
– Xây dựng – TN&MT).
+) Ngoài ra, còn có các cá nhân được nhà nước, tổ chức được nhà nước trao quyền: Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra viên,
Chánh thanh tra chuyên ngành đất đai, ...v.v.
*Đối tượng QLNN về ĐĐ:là tổ chức, cá nhân tiếp nhận, thực hiện các quyết định, mệnh
lệnh của chủ thể quản lý (gọi chung là người sử dụng đất). Người SDĐ được quy định cụ
thể tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 (ghi trong luật).
* Khách thể QLNN về ĐĐ: là những giá trị vật chất hoặc tinh thần mà nhà nước thiết
lập duy trì và bảo vệ trong quá trình hoạt động QLNN về ĐĐ (trật tự QLNN về ĐĐ).
* Mục tiêu QLNN về ĐĐ:
+) Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người SDĐ;
+) Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
+) Tăng cường hiệu quả SDĐ;
+) Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
3. Đặc điểm:
+) Được thực hiện và thông qua các văn bản pháp luật.
+) Được thực hiện bởi các cơ quan QLNN về đất đai từ trung ương đến địa phương.


+) Phạm vi quản lý rộng, bao phủ khắp cả nước.
+) Đối tượng quản lý đa dạng và phong phú.
4. Nguyên tắc QLNN về đất đai:
* Khái niệm: Nguyên tắc QLNN về đất đai là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo,


xuyên suốt trong quá trình hoạt động QLNN về đất đai.
* Nguyên tắc:
+) Bảo đảm quản lý đúng thẩm quyền pháp lý.
+) Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước.
+) Bảo đảm quản lý đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
+) Bảo đảm kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
+) Sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất.
5. Phương pháp QLNN về đất đai:
* Khái niệm: Phương pháp QLNN về đất đai là tổng thể những biện pháp, cách thức
tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống đất đai và chủ sử dụng đất nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất
định.
* Phương pháp QLNN về đất đai:
+) Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như: phương pháp thống kê, toán học,
điều tra xã hội học...
+) Các phương pháp tác động trực tiếp đến hành vi của người quản lý đất đai, xây dựng
và hành vi của người SDĐ gồm các phương pháp: hành chính, kinh tế, tuyên truyền,
giáo dục, cưỡng chế...
6. Công cụ QLNN về đất đai:
+) Công cụ pháp luật;
+) Công cụ chính sách;
+) Công cụ quy hoạch kế hoạch;
+) Công cụ tài chính.

7. Quyền và nghĩa vụ của người SDĐ:
+) Quyền: Điều 166 Luật Đất đai 2013.
+) Nghĩa vụ: Điều 170 Luật Đất đai 2013.
8. Nội dung QLNN về ĐĐ:
+) Điều 22 Luật Đất đai 2013.
+) Thực trạng:
1/. Giao đất, cho thuê đất, HDSDĐ, thu hồi đất:
- Khái niệm: Điều 3 Luật Đất đai 2013.
- Ví dụ: Tìm hiểu 2 vụ ở Đồng Tâm và Tiên Lãng.


2/.Giá đất:
- Khái niệm: Điều 3 Luật Đất đai 2013.
- Thực trạng:


Giá đất thấp hơn giá thị trường.



Gía đất đền bù thấp hơn giá thị trường.



Vai trò vị trí của giá đất.

=> Gây khó khăn cho việc đền bù giải phóng mặt bằng.
3/. Tại sao phải quy định giá đất:
- Điều 112 Luật Đất đai 2013.
- Điều 116 Luật Đất đai 2013.

9. Những hành vi bị nghiêm cấm:
+) Điều 12 Luật Đất đai 2013.
10. Kết quả của sự cần thiết ban hành Luật Đất đai:
+) Chính sách PL về đất đai từng bước được hoàn thiện. Góp phần phát triển KT-XH,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội;
+) Quyền của người sử dụng đất được mở rộng được NN đảm bảo => Yên tâm gắn bó
với đất đai, đầu tư SX-KD => tăng hiệu quả sử dụng đất;
+) Thị trường bất động sản có cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ -> Đất
đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước.
11. Hạn chế của QLNN về đất đai:
+) Nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy để phát triển KT – XH.
+) Công tác QLNN về đất đai còn hạn chế, thủ tục rườm rà, năng lực cán bộ chưa đáp
ứng.
+) Vai trò nhà nước đại diện chủ sở hữu đất đai chưa rõ, lợi ích nhà nước, người SDD
chưa được hài hòa.
+) Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn hạn chế, tranh chấp
rất phức tạp.

+) Thị trường bất động sản yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” phổ
biến.
+) Pháp luật về đất đai, cac VBPL liên quan chồng chéo, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn =>
Khó áp dụng.
12. Tại sao nói: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhân dân đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý?


+) Theo bộ luật DS thì, Quyền sở hữu (100%) bao gồm các quyền: chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt. Mà bất kì cá nhân hay tổ chức, cơ quan nào cũng đều không đạt được
quyền sở hữu đất đai => Chỉ có toàn dân mới đạt được quyền sở hữu về đất đai.
+) Đất đai là 1 bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, vấn đề AN – QG.

+) Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước.
+) Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân.
+) Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, Nhà nước là thiết chế đại diện cho
nhân dân thực hiện quyền chủ sở hữu.
13. Phân biệt các nội dung sau: tranh chấp dân sự với tranh chấp hành chính; thế
chấp với cầm cố; giao đất và cho thuê đất.
* Tranh chấp dân sự với tranh chấp hành chính:
+) Tranh chấp dân sự: là tranh chấp giữa cá nhân >< cá nhân, cá nhân >< tổ chức, tổ
chức >< tổ chức.
+) Tranh chấp hành chính: trong các bên tranh chấp có 1 bên là CQHCNN.
* Thế chấp với cầm cố:
+) Cầm cố: là dùng tài sản đi cầm cố.
+) Thế chấp: là dùng các giấy tờ có giá trị đi cầm cố.
- Giấy tờ có giá trị: GCN, giấy CMND, thẻ SV, …
- Giấy tờ có giá: Mệnh giá (cổ phiếu).
VD: Xe ô tô vừa cầm cố, vừa thế chấp được.
* Giao đất và cho thuê đất:
+) Giao đất: nhà nước trao quyền SDĐ bằng quyết định hành chính.
+) Cho thuê đất: nhà nước trao quyền SDĐ bằng hợp đồng.
14.

Sơ đồ giải quyết tranh chấp đất đai.


Câu 2. Bài tập tình huống – 4 điểm.
1. Giải quyết tranh chấp.
2. XĐ chủ thể SDĐ.
3. XĐ Thẩm quyền CQNN.
Câu 3. Trắc nghiệm đúng – sai – 2 điểm.


HẾT.



×