Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.72 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN THỊ THU HẰNG

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN HÒA
AN, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong bộ môn hệ thống thông tin đất đai, các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Dung, người đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận
văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Hòa An và tập thể phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
phòng Tài chính – kế hoạch huyện Hòa An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên
cứu đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban ngành đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn tập thể lớp
CH23QLDDC đã cùng chia sẻ với tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp, bạn bè, bà con
nông dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Hòa An đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................v
Danh mục bảng ............................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................vii
Trích

yếu

luận

văn

........................................................................................................ix

Thesis

abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính

cấp
...................................................................................1

thiết

1.2.
Mục
........................................................................................2

của

tiêu

đề

nghiên

tài
cứu

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tễn........................................2

Phần
2.

Tổng
quan
..........................................................................................3
2.1.

liệu

Cơ sở lý luận về đất sản xuất nông nghiệp .......................................................3

2.1.1.
Những
khái
..............................................................................3
2.1.2.
Đặc điểm
................................................4

kinh

2.1.3.
Những
đặc
......................................................5
2.1.4.

tài

tế

của


điểm

niệm

đất

của

sản
sản

xuất
xuất

liên

quan

nông

nghiệp

nông

nghiệp

Loại hình sử dụng đất ......................................................................................7

2.1.5.

Quan
điểm
................................................................8

sử

dụng

đất

nông

nghiệp

2.1.6.
Tổng quan về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
................................9
2.2.
13

Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới...............................

2.3.
15

Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ....................................

2.3.1.
15


Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ............................

3


2.3.2.

Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam ............................................... 20

2.4.
Thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng
......... 23
2.4.1.

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng ......................... 23

2.4.2.
24

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...............................................

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................
25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25


3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 25

4


3.4.1.

Đánh giá điều hiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa An...................... 25

3.4.2.

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................................................. 25

3.4.3.
25

Những khó khăn hạn chế trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..........

3.4.4.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện .............................. 25

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ................................................ 26

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 26

3.5.3.

Phương pháp Điều tra sơ cấp ......................................................................... 26

3.5.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu .............................................. 26

3.5.5.

Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất.......................................................... 26

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................
26
4.1.

Đánh giá điều hiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa An...................... 30

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 30

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 35

4.2.

Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................................................. 41

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện ................................ 41

4.2.2.

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An................ 45

4.2.3.

Biến động các loại đất sản xuất nông nghiệp .................................................. 47

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................................... 48

4.3.1.

Hiệu quả kinh tế............................................................................................. 48


4.3.2.

Hiệu quả xã hội.............................................................................................. 52

4.3.3.

Hiệu quả môi trường ...................................................................................... 54

4.4.
59

Những khó khăn hạn chế trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp........

4.4.1.

Hệ thống tưới têu không chủ động ................................................................ 59

4.4.2.

Giống lúa sử dụng chủ yếu là giống lúa địa phương ....................................... 59

4.4.3.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế ...................................................... 60

4.5.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện .............................. 60


4.5.1.

Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An........................... 60

4.5.2.

Đề xuất các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả .............. 60

4.5.3.

Đề xuất các giải pháp thực hiện ..................................................................... 62

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 64
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 64

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 66
4


Phụ lục ...................................................................................................................... 68

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CPLĐ

Chi phí lao động

CPTG

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất KT

– XH


Kinh tế - Xã hội LĐ

Lao động
LUT

Loại hình sử dụng đất

TNHH

Thu nhập hỗn hợp TNT

Thu nhập thuần
TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Chỉ têu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất ...............................28


Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2014.......................36

Bảng 4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa An thời kỳ 2010 - 2014 ..............37

Bảng 4.3.

Giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2010 - 2014 ....................................................................................38

Bảng 4.4.

Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính.................................42

Bảng 4.5. Diện tích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An năm
2015..........43
Bảng 4.6.

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện
Hòa An ...................................................................................................45

Bảng 4.7.

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiểu vùng 1) ...........................49

Bảng 4.8.


Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
(tiểu vùng 1) ...........................................................................................49

Bảng 4.9.

Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp (tểu vùng
1)................................................................................50

Bảng 4.10.

Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính (tiểu vùng 2)..................................50

Bảng 4.11.

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
(tiểu vùng 2) ...........................................................................................51

Bảng 4.12.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp (tiểu vùng 2) .......................................................................51

Bảng 4.13.

Mức thu hút lao động, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử
dụng đất..................................................................................................52

Bảng 4.14.


Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp ............................................................................................53

Bảng 4.15.
.........56

So sánh mức sử dụng phân bón của các nông hộ với quy trình kỹ thuật

Bảng 4.16.

Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế và khuyến cáo ................................58

Bảng 4.17.

Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất .................................59

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Xu hướng biến động nhóm đất nông nghiệp theo vùng thời kỳ
2011 - 2015 ..........................................................................................16

Biểu đồ 3.2.

Xu hướng biến động đất trồng lúa theo vùng thời kỳ 2011 - 2015 .........19

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thu Hằng
Tên Luận văn: “Thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An nhằm lựa
chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, tài liệu có
sẵn từ các cơ quan Nhà nước như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch – tài chính.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Theodự án quy hoạnh sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) huyện Hòa
An có
21 xã được chia thành 2 tểu vùng.
+ Tiểu vùng 1: Có địa hình cao, vàn cao chọn 3 xã: Trưng Vương, Nguyễn Huệ,
Bạch Đằng để nghiên cứu.
+ Tiểu vùng 2: Có địa hình vàn, tương đối bằng phẳng chọn 3 xã: Hồng Việt,
Nam Tuấn, Bình Long được chọn để nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu
thập được tiến hành tổng hợp và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Xử lý

số liệu bằng chương trình Exel. Kết quả được trình bày bằng các bảng, biểu đồ.
- Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất: Trên cơ sở số liệu tài liệu thu
thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản
chi phí...và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Kết quả chính và kết luận
* Kết quả chính
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa An
- Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
+Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện
8


+ Biến động các loại đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Những khó khăn hạn chế trong quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
* Kết luận
- Hoà An có vị trí địa lý và một số điều kiện tềm năng về tài nguyên thiên nhiên
có tiềm năng đất nông nghiệp khá lớn để đảm bảo khả năng an ninh lương thực.
- Hòa an là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều loại hình sử
dụng đất khác nhau.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An: Kiên
cố hóa và nâng cấp các tuyến kênh mương. Chuyển đổi cơ cấu giống lúa trong sản xuất
nông nghiệp.

9


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Thi Thu Hang
Thesis title: “Actual situation and orientation of using agricultural land in Hoa
An district, Cao Bang province”.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educatonal organizaton: Vietnam Natonal University of Agriculture (VNUA)
Research Objectves
- To assess the actual state of land use for agricultural production in Hoa An
district in order to select the suitable type of land use for the specific conditions of the
district.
- To orient and propose some solutons to agricultural land use in order to
improve the effciency of using land.
Materials and Methods
- Method of collecting data, secondary data: collecting data and available
documents from state agencies such as: The Department of Natural Resources and
Environment, The Department of Agriculture and Rural Development, The Statstical
Division, and The Financial Planning Division.
- Method of selectng study sites: according to The Land Use Project from now
to 2020 and The Land Use Plan for 5 years (2011-2015), 21 communes in Hoa An
district were divided into two subregions:
+ Subregion 1 - high terrain: three communes Trung Vuong, Nguyen Hue and
Bach Dang were selected for studying.
+ Subregion 2 - quite flat terrain: three communes Hong Viet, Nam Tuan and
Binh Long were selected for researching.
- Methods of synthesizing and processing documents: data and documents are
collected to conduct synthesis and assess the real state of using agricultural land.
Processing data by using Excel program. Results are presented in tables and graphs.
- Method of calculating the effciency of land use:


Based on the data

collected, we conducted a synthesis of different types: type of plant, the expenses
... and constructed some criteria for assessing the efficiency of using land:
economic efficiency, social efficiency, and environmental effectveness.
10


Main finding and conclusion
* Main finding
- Evaluate natural, economic and social conditions in Hoa An district.
- The real situation of using land for agricultural production:
+ The status of using land for agricultural producton in the district.
+ Movements in soils for agricultural producton.
+ Assess the efficiency of using land for agricultural producton.
- The difficulties and disadvantages in the process of using land for agricultural
producton.
- Orientaton of using agricultural land in the district.
* Conclusion
- Hoa An's geographical location has some potental conditons of natural
resources, and its agricultural potential is quite large to ensure the food security.
- The area of agricultural land is 7777.63 hectares, accountng for 14.10% of the
total agricultural land area, accounting for 11.63% of natural land. With many diferent
types of land, Hoa An is a suitable area for growing a wide range of agricultural plants.
- Propose solutions to agricultural land use in Hoa An district: Solidify as well
as upgrade canal systems, and restructure rice varietes in agricultural production.

11



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố và tổ
chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong nông nghiệp, đất
đai không những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay
thế.
Tuy nhiên, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất
nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng.
Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp
lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả, giữ gìn
và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác các
nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm báo các nhu cầu về lương thực và vật dụng của
xã hội.Vì vậy sản xuất nông nghiệp là một hệ thống có vai trò quan trọng trong
mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển nông
nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng
quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung
tâm của tỉnh và bao quanh thành phố Cao Bằng. Hòa An có tềm năng đất
sản xuất nông nghiệp khá lớn để đảm bảo khả năng an ninh lương thực so với
nhiều địa phương miền núi, trên địa bàn có cánh đồng lúa nước màu mỡ, quy
mô tập trung và lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Đây là lợi thế mang tính chủ động
cho phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp của huyện.
Cư dân trong huyện chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm gần
đây, nền nông nghiệp của huyện đã phát triển theo hướng sản xu ất hàng hóa,
quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự biến chuyển tích cực và rõ
rệt hơn.

Vì vậy việc đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ đó đề
xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp sao cho hiệu quả và phát huy tối
đa tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp vốn có của huyện.
1


Từ những nội dung nêu trên tôi quyết định tến hành nghiên cứu đề tài
“Thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hòa An
nhằm lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của
huyện.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất .
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi đối tượng
Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
Định hướng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Hòa An. Điều tra thực
địa được tến hành tại 6 xã đặc trưng cho 2 tiểu vùng của huyện:
- Tiểu vùng 1: Hồng Việt, Nam Tuấn, Bình Long.
- Tiểu vùng 2: Trưng Vương, Nguyễn Huệ, Bạch Đằng.
1.3.2. Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2005 – 2015.
Số liệu sơ cấp: thu thập các thông tn về tình hình sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp của các nông hộ được điều tra trong giai đoạn 2010 – 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Hòa An có sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đề xuất áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất nông nghiệp.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích các khó khăn trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Những khái niệm liên quan
Theo quy định của điều 10 Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao
gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây
hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ;
đất rừng đặc đụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp
khác (Luật đất đai, 2013).
Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài
nguyên - môi trường, Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng nặm, đất
trồng cây lâu năm (Bộ TNMT – 2004).

- Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời
gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm,
kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên
có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất
cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
+) Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên
hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật
cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất trồng lúa, đất trồng lúa nước còn
lại, đất trồng lúa nương.
Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa
mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó
khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một
năm.
Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên
trồng lúa nước.
Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở
lên.

4


+) Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ
tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự
nhiên có cải tạo.

5


Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu
hoạch như các loại cây hàng năm.

Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ đồi cỏ tự nhiên đã được cải
tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.
+) Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không
phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa,
cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ, không để chăn nuôi; gồm đất trồng
cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng,
thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung
du và miền núi để trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời
gian sinh trưởng như cây hàng năm cho thu hoạch trong nhiều năm như Chuối,
Dứa, Nho...; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn qủa lâu
năm và đất trồng cây lâu năm khác.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp
Trên phương diện kinh tế đất sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:
*) Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu
sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian
sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại
càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất có độ phì nhiêu. Tùy theo mục đích
khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau (Vũ Đình Thắng,
2006).
Cụ thể như sau:
+) Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ
phì này gắn với thuộc tính lý – hóa – sinh – học của đất và môi trường xung
quanh.
+) Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của
con người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để

6


thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây
trồng và tưới têu).

7


+) Độ phì tềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một
thời điểm nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng
hợp các nhân tố tự nhiên và nhân tạo.
+) Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho
mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá
trình sản xuất.
*) Diện tích đất có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân,
từng vùng và lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông nghiệp
còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ
trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nên
khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc
điểm này ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp.
*) Vị trí đất đai là cố định
Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng
từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là
không thể. Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có
thể canh tác trên những vị trí đất đai có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định
tính chất hóa
– lý – sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế

so sánh nhất về sản xuất nông nghiệp.
*) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng con người. Song, thông qua lao
động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ phì
nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con
người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng
định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền
sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất.
2.1.3. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau:
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho
8


thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tến hành sản xuất nông nghiệp. Thế
nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tết – khí hậu rất khác
nhau. Lịch sử

9


hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có
địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không
giống nhau. Điều kiện thời tết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất.
(Phùng Thị Hồng Hà, 2009). Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa
các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc điểm này đòi
hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh
tế – kỹ thuật sau đây:

+ Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trên
phạm vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp.
+ Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ
thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.
+ Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng
khu vực nhất định.
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không
thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,
nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông
… đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ
thống đường giao thông … để con người điều khiến các máy móc, các phương
tện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích,
con người không thể tăng thêm, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất
ruống đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của
ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm.
Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tết
kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện
pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn,
sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên
đơn vị sản phẩm.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định
1
0


(sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại

cảnh,

1
1


×