Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TRÌNH bày HIỂU BIẾT của EM về QUẢNG cáo và KHUYẾN mại LOẠI HÀNG hóa THUỐC CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.16 KB, 9 trang )

TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ
QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI LOẠI
HÀNG HÓA THUỐC CHỮA BỆNH
CHO NGƯỜI
Thuốc chữa bệnh cho người là một loại hàng hóa đặc biệt, có những đặc điểm
riêng biệt so với các loại hàng hóa thông thường và được xếp vào hàng nhu cầu
yếu phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Quảng cáo, khuyến mại là công cụ hữu hiệu để thương nhân chiếm lĩnh thị
trường, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nếu quảng
cáo và khuyến mại thuốc được triển khai theo hướng đúng đắn sẽ góp phần không
nhỏ trong công cuộc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.
Nhận thức rõ vấn đề này, em xin chọn đề bài số 4: “Trình bày hiểu biết của
em về quảng cáo và khuyến mại loại hàng hóa: thuốc chữa bệnh cho người” để làm
bài tập học kỳ.

I. Một số vấn đề lý luận chung
1. Quảng cáo
Điều 102 Luật Thương mại (LTM) quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt
động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.
Trên cơ sở LTM, khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định: “Quảng cáo
là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng


hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi;
tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin
thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
2. Khuyến mại
Điều 88 LTM, quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của
thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.


Các lợi ích mà khách hàng có thể được hưởng là: dùng thử hàng mẫu miễn
phí; Tặng quà; Giảm giá; Tặng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; Tặng kèm
phiếu dự thi; Tổ chức các chương trình may rủi; Tổ chức chương trình khách hàng
thường xuyên; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ
thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại; Các hình thức khuyến
mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
3. Thuốc
Khoản 2 Điều 2 Luật Dược 2005 và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2009/TT –
BYT quy định: “Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục
đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ
thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ
thực phẩm chức năng.”
Từ đó, ta có thể hiểu, thuốc chữa bệnh cho người là những sản phẩm có thể có
nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất, hóa dược hay sinh học, tác động lên
cơ thể con người, có các công dụng: phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi điều chỉnh
chức năng của cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc
nâng cao sức khỏe, làm mất cảm giác một bộ phận cơ thể hay toàn thân, làm ảnh
hưởng đến quá trình sinh sản, làm thay đổi hình dáng cơ thể... Thuốc phải đạt tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (phải được sản xuất tại các cơ sở sản xuất đạt tiêu
chuẩn GMP – WHO).
Thuốc không phải là thực phẩm, không bao gồm thực phẩm chức năng, do đó,
phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng. Thực tế, có nhiều chất khó
phân ranh, phân biệt rạch ròi giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức
năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được bổ sung nhiều
nguyên, vật liệu khác để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm canxi,
sắt,...), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược
phẩm dinh dưỡng.
II. Quảng cáo thuốc
Khoản 3 Điều 2 Thông tư 13/2009/TT – BYT quy định: “Quảng cáo thuốc là
hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc

phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê
đơn, cung ứng, bán và/ hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn và hiệu quả”.


Ta có thể thấy, quảng cáo thuốc là một hoạt động xúc tiến thương mại bởi nó
mang dấu hiệu, tính chất của hoạt động xúc tiến thương mại. Quảng cáo thuốc là
hoạt động mang tính chất giới thiệu hàng hóa là thuốc chữa bệnh cho người, chủ
thể là đơn vị kinh doanh thuốc chữa bệnh và với mục đích thúc đẩy việc tiêu thụ
thuốc. Tuy nhiên, đối tượng được quảng cáo ở đây là thuốc chữa bệnh cho người,
là một loại hàng hóa đặt biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
của con người nên quảng cáo thuốc cũng có những quy định riêng và hết sức chặt
chẽ.
1. Các loại thuốc được phép quảng cáo
Điều 5 Luật Dược và Khoản 2 Điều 3, Điều 19 Thông tư 13/2009/TT – BYT
quy định các loại thuốc được phép quảng cáo: “1. Thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng
cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website
của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật
thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các
phương tiện quảng cáo khác.
2. Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất
chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát
thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền
hình”.
Từ quy định trên, ta có thể thấy, chỉ những thuốc đã được cấp sổ đăng kí lưu
hành tại Việt Nam và thuốc không kê đơn mới được quảng cáo trên các phương
tiện quảng cáo thuốc. Trường hợp thuốc đó quảng cáo trên phát thanh, truyền hình
thì cần phải đáp ứng điều kiện:
“a) Có hoạt chất thuộc danh mục được phép quảng cáo trên truyền thanh,

truyền hình do Bộ Y tế ban hành;
b) Có số đăng ký tại Việt Nam đang còn hiệu lực.”
2. Quy định về chủ thể quảng cáo thuốc
Cũng giống như chủ thể quảng cáo thương mại, chủ thể quảng cáo thuốc bao
gồm: Người quảng cáo thuốc, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người
phát hành quảng cáo và người cho thuê phương tiện quảng cáo.
- Người quảng cáo thuốc: Khoản 1 Điều 52 Luật Dược 2005 quy định: “Việc
quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo”. Do đó,
người quảng cáo là cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo và họ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2003/NĐ
– CP.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo: Theo quy định tại Điều 104
LTM, kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại của


thương nhân để thực hiện việc quảng cáo cho thương nhân khác”. Quyền và nghĩa
vụ của họ được quy định cụ thể tại Điều 113 và Điều 114 LTM.
- Người phát hành quảng cáo là người trực tiếp phát hành sản phẩm quảng
cáo thương mại đến công chúng. Quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều
116 Luật Thương mại 2005.
- Người cho thuê phương tiện quảng cáo là người nắm giữa các phương tiện
quảng cáo như báo chí, truyền hình... và sẵn sàng cho những người có nhu cầu thuê
với mục đích phát hành quảng cáo.
3. Phương tiện quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người
Các hình thức quảng cáo thuốc bao gồm: Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ
rơi, áp phích; Quảng cáo trên bảng, biển, pano, băng rôn, vật thể phát quang, vật
thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác; Quảng
cáo trên phương tiện phát thanh, truyền hình; Quảng cáo trên báo điện tử, website
của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo; Quảng cáo trên các

phương tiện thông tin quảng cáo khác.
Thuốc chữa bệnh do ngành y tế quản lý là hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, liên
quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí, tính mạng của người sử dụng hàng hóa, dịch
vụ này nếu nó không bảo đảm. Vì tính chất đặc biệt này nên tổ chức, cá nhân có
dịch vụ, hàng hóa trước khi quảng cáo phải gửi hồ sơ đến cơ quan y tế để thẩm
định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã thẩm định. Bộ Y tế (Cục
Quản lý dược) là nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc và hồ sơ
đăng ký thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.
Thông tư 13/2009 quy định rõ chỉ đơn vị đăng ký thuốc được đăng ký hồ sơ
thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp đơn vị đăng ký thuốc
muốn ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thì phải có văn
bản ủy quyền. Đơn vị được ủy quyền phải là đơn vị có tư cách pháp nhân hợp
pháp. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam được thông tin, quảng
cáo theo quy định tại Thông tư này. Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại
Việt Nam nhưng đã được phép lưu hành ở nước khác chỉ được thông tin cho cán bộ
y tế thông qua hội thảo giới thiệu thuốc.
Đơn vị kinh doanh thuốc có thể giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế thông qua
người giới thiệu thuốc, phát hành tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế, hội thảo
giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế và trưng bày, giới thiệu thuốc tại các hội nghị, hội
thảo chuyên ngành y tế. Trong đó, đơn vị kinh doanh thuốc, văn phòng đại diện đã
đăng ký hoạt động về lĩnh vực dược tại Việt Nam có quyền tổ chức hội thảo giới
thiệu với cán bộ y tế các thuốc đã được phép sản xuất, lưu hành ở nước khác. Đơn
vị nước ngoài muốn tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc tại Việt Nam phải phối hợp
với một cơ sở kinh doanh thuốc hoặc một cơ sở y tế Việt Nam như bệnh viện, viện
chuyên khoa y tế, cơ sở đào tạo cán bộ y tế, Hội nghề nghiệp y, Hội nghề nghiệp
dược.


4. Các hành vi cấm khi quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người
Theo Thông tư số 13/2009/TT – BYT hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng

cáo thuốc, các hành vi cấm bao gồm:
Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy
thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc; Lợi dụng số
đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý dược
phẩm nước khác để quảng cáo thuốc; Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh,
địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh
nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc; Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn
cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên
báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.
Nhà làm luật nghiêm cấm các hành vi này bởi lẽ trong hoạt động quảng cáo,
nó không thể hiện bản chất, chất lượng thực sự của sản phẩm mà lợi dụng những
yếu tố bên ngoài (lợi ích vật chất tài chính, danh nghĩa, hình ảnh của cán bộ y tế, .)
để làm “nền” cho sản phẩm nhằm mục đích duy nhất là lấy được lòng tin của
khách hàng qua đó bán được hàng.
Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa
đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc; Lợi dụng kết quả kiểm
nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do hội chợ
triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc;
Thông tin, quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ
tục Việt Nam; lạm dụng hình ảnh động vật hoặc các hình ảnh khác không liên quan
để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra cách hiểu sai cho người sử dụng; Phát hành
cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế;
Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng cho công chúng như
“Thuốc này là số một”, “tốt hơn tất cả”, “sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất”,
“sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc”, “thuốc này hoàn toàn vô
hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định”.
So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hoá của tổ
chức, cá nhân khác.
Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông
tư 13/2009/TT – BYT Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc) các thuốc

chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.
Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư
13/2009/TT-BYT), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng
cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc
không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời
hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
5. Một số bất cập


Đầu tiên, quảng cáo thuốc phải khách quan, trung thực công dụng, tác dụng
phụ của thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà sản xuất, kinh doanh thường chỉ nhấn
mạnh về ưu điểm và đưa thông tin về tác dụng phụ rất mờ nhạt. Tính năng tốt của
thuốc được thể hiện rất rõ ràng, chiếm thời lượng, diện tích rất lớn, còn phần chống
chỉ định và câu “Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng” được làm rất sơ sài, mang tính
đối phó. Hay việc quảng cáo không đúng với nội dung đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền xác nhận.
Thứ hai, nhiều cơ sở, công ty quảng cáo các sản phẩm thuốc bất chấp những
quy định của Bộ Y tế. Tại điều 13 trong “Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc” của
Bộ Y tế quy định: không được in tên thuốc, nội dung quảng cáo thuốc lên các bao
bì để đựng thuốc bán lẻ cho người bệnh, cũng như phân phát những tài liệu thông
tin thuốc dùng cho cán bộ y tế cho công chúng... Tuy nhiên, các nhà thuốc được
các hãng thuốc cung cấp miễn phí bao bì đựng thuốc cho người mua, các xe buýt
chạy khắp phố phường còn quảng cáo cho một số thuốc chữa bệnh, tại trạm chờ xe
buýt cũng vậy... Trên một diện tích nhỏ như vậy không thể nào chuyển tải được
đầy đủ những thông tin về thuốc, nhất là tác dụng phụ của thuốc, mà chỉ ghi những
ưu điểm của thuốc. Vì vậy, quản lý quảng cáo và nội dung quảng cáo thuốc chữa
bệnh vẫn còn nhiều bất cập.
Thứ ba, chế tài xử phạt việc vi phạm hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn
đe. Các vi phạm chủ yếu là: Quảng cáo khi chưa có hồ sơ đăng ký, quảng cáo
không đúng với hồ sơ đăng ký, sử dụng lợi ích vật chất để thúc đẩy sử dụng

thuốc... Trong đó, rất nhiều vụ vi phạm quy chế thông tin quảng cáo thuốc mà cơ
quan quản lý không thể biết do lực lượng mỏng, địa bàn rộng. Vì vậy, các hãng
thuốc đã dùng các thủ thuật kinh doanh, quảng cáo tiếp thị thuốc bằng các hình
thức tài trợ, khuyến mãi, tặng thuốc, phát tờ rơi, trích hoa hồng cho bác sĩ... khiến
cho việc sử dụng thuốc nhiều nơi đã rơi vào tình trạng chạy theo quảng cáo, chạy
theo lợi nhuận chứ không phải vì mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu
quả.
III. Khuyến mại thuốc
1. Nguyên tắc khuyến mại
Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ – CP quy định: “Không được dùng
thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông) để
khuyến mại.”
Theo quy định này, ngoài người tiêu dùng ra, những nhà sản xuất và những
nhà phân phối cũng không được phép khuyến mại thuốc khi buôn bán cho nhau.
Thực tế này ã gây khó khăn rất nhiều cho nhà sản xuất và những nhà phân phối.
Điều này dẫn đến sự ra đời Nghị định 68/2009/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung khoản 7
Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ – CP, theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4
Nghị định số 37/2006/NĐ – CP như sau: “7. Không được dùng thuốc chữa bệnh


cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường
hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”.
2. Đối tượng hướng đến khi khuyến mại
Đối tượng hướng đến khi khuyến mãi sản phẩm là những thương nhân khác
khi tham gia hoạt động kinh doanh thuốc, như quy định đã nêu tại Nghị định
68/2009 về sửa đổi khoản 7 Điều 4 NĐ 37/2006.
3. Hình thức khuyến mại
- Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải
trả tiền (Điều 7 Nghị định 37/2006). Đây là cách mà các thương nhân thường sử
dụng để khuyến mãi đối với thương nhân khác tham gia kinh doanh, giao dịch

dược phẩm;
- Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không
kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Điều 8). Đây là hình thức
tặng hàng hóa miễn phí, thường kèm theo việc mua sản phẩm;
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch
vụ trước đó (Điều 9);
- Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên (điều 13). Thương nhân
cung ứng thuốc sẽ dành cho những khách hàng quen một số lợi ích nhất định, có
thể là phát thẻ giảm giá.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (Điều 11); Bán hàng,
cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may
rủi (Điều 12); Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện
điện tử khác; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ (Điều 10) là những hình thức ít gặp trong thực tế do các hình thức
này thường nhắm vào đối tượng là người trực tiếp sử dụng thuốc, trong khi đó,
pháp luật không cho phép khuyến mãi thuốc.
4. Nội dung khuyến mại
Trình tự, thủ tục đăng ký khuyến mại phải tuân thủ theo Mục 3 Nghị định
37/2006. Nội dung khuyến mãi phải tuân thủ quy định về hạn mức tối đa giá trị
hàng hóa khuyến mãi, giá trị không được vượt quá 50% trừ trường hợp là các hình
thức đưa hàng mẫu, tặng hàng miễn phí, bán kèm phiếu dự thi để trao thưởng, tổ
chức chương trình khách hàng thường xuyên. Tổng giá trị của thuốc dùng để
khuyến mại mà thương nhân bán thuốc thực hiện trong một chương trình khuyến
mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến
mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu. Nghiêm cấm các
khuyến mại mà mức giảm giá đối với hàng hóa là trên 50%, nghiêm cấm khuyến
mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Một số bất cập



Thứ nhất, người sử dụng có thể mua thuốc trên mạng với giá rẻ hơn nhiều so
với việc mua thuốc ở các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc, trong khi đó, đối
tượng được khuyến mại thuốc không phải là người tiêu dùng mà chỉ là các thương
nhân kinh doanh thuốc. Các loại thuốc này đa phần là thuốc giả, các loại thuốc theo
nguồn xách tay hiện chưa kiểm soát được về chất lượng. Từ đó, thấy được Do đó ta
thấy được công tác quản lý quảng cáo, khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người trên
mạng Internet còn rất hạn chế.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những điểm còn bất hợp lý của pháp
luật để khuyến mại thuốc diễn ra phổ biến, sau đó cùng nhau đẩy mạnh giá thuốc
lên cao. Đây là vấn đề rất khó quản lý hiện nay, khi mà mỗi cơ sở kinh doanh
thuốc, cùng một loại thuốc mà giá thành lại khác nhau.
IV. Hoàn thiện việc áp dụng quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc chữa
bệnh cho người
1. Hoàn thiện việc áp dụng quy định về quảng cáo thuốc
Pháp luật cần xác định rõ khái niệm quảng cáo thương mại để phân biệt nó rõ
hơn với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Cần có sự ràng buộc
trách nhiệm đối với các nhà cung cấp phương tiện quảng cáo như báo, đài, mạng
thông tin. Việc quy trách nhiệm liên đới giữa nhà sản xuất, kinh doanh thuốc với
các nhà cung cấp phương tiện quảng cáo là cần thiết, vì tình trạng vi phạm phổ
biến là quảng cáo không có giấy phép hoặc quảng cáo không đúng nội dung đã xin
phép. Quy định này giúp cho thắt chặt sự quản lý của Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược
với các hành vi vi phạm có sự giúp sức của cả các thương nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo, người phát hành quảng cáo.
Có chế tài xử lý các bác sĩ, dược sĩ vi phạm pháp luật quảng cáo thuốc nhằm
giúp họ thực thi pháp luật quảng cáo thuốc được hiệu quả hơn, giúp giữ trọn niềm
tin của người dân vào đội ngũ cán bộ y tế. Tăng nặng chế tài xử phạt với các cá
nhân, đơn vị vi phạm pháp luật quảng cáo thuốc. Thiếu chế tài xử phạt hợp lý
chính là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thực hiện pháp luật về

quảng cáo thuốc chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Mức xử phạt cần điều
chỉnh theo hướng nghiêm khắc, tăng nặng, quy định cụ thể, rõ ràng, thuận tiện cho
việc áp dụng hơn.
Nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật về quảng cáo thuốc thông qua các hoạt
động giáo dục, tuyên truyền tại các cơ quan, trường học hoặc trên các phương tiện
thông tin đại chúng, áp phích, tờ rơi. Cần khen thưởng, tuyên dương kịp thời
những đơn vị thực hiện đúng pháp luật quảng cáo thuốc.
2. Hoàn thiện việc áp dụng quy định về khuyến mại thuốc
Cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại
diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ
chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn
người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong


thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối đa lợi ích của
người tiêu dùng.
Quy định rõ ràng các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, quy định rõ
về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến
mại.
3. Đề xuất đối với nhà nước
Nhà nước cần siết chặt hơn công tác quản lý đối với nội dung quảng cáo,
khuyến mại thuốc được phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cần có
một chế tài nặng hơn nữa với những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo,
khuyến mại thuốc. Ngoài ra,cần tuyên truyền sâu rộng về sự nguy hiểm khi dùng
thuốc không có chỉ dẫn, mua thuốc ở những địa chỉ không đáng tin cậy; Quản lý
giá thuốc hợp lý để người dân có thể tiêu dùng trong khả năng của mình mà không
phải mua lậu.
Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật quảng cáo thuốc.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
quảng cáo thuốc, cần thành lập các cơ quan chuyên trách về quảng cáo thuốc, trên

cơ sở tham khảo mô hình quản lý quảng cáo thuốc ở các nước có ngành quảng cáo
thuốc phát triển và phù hợp với các điều kiện, đặc điểm của Việt Nam, cần có sự
hỗ trợ chặt chẽ của các đơn vị, cá nhân có chuyên môn nghiệp vụ về dược. Hoạt
động kiểm tra, giám sát phải được tiến hành bởi những cá nhân có kiến thức
chuyên môn không chỉ về quảng cáo thương mại nói chung mà còn nắm rõ các quy
định hiện hành về quảng cáo thuốc.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quảng cáo, khuyến mại để không lúng túng
khi áp dụng luật, tránh trường hợp áp dụng sai ảnh hưởng đến quyền lợi của các
chủ thể kinh doanh; tạo môi trường minh bạch, giúp các nhà đầu tư, kinh doanh
thuốc tự tin hơn khi tham gia kinh doanh thuốc chữa bệnh.
KẾT LUẬN
Vấn đề về quảng cáo, khuyến mại thuốc chữa bệnh cho người càng ngày càng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Vì vậy,pháp luật về quảng
cáo và khuyến mại thuốc cần được siết chặt và quản lí chặt chẽ hơn nữa.



×