Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

KHÓA LUẬN 2019 - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh dầu tràm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 63 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DẦU
TRÀM TẠI ......


MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
PHẦN II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................2
2.1.Tìm hiểu về tinh dầu........................................................................................2
2.1.1. Tinh dầu quế................................................................................................2
2.1.2. Tinh dầu từ lá bạch đàn...............................................................................5
2.1.3. Tinh dầu sả..................................................................................................7
2.1.4.Tinh dầu tràm...............................................................................................8
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh dầu tràm tại nước Úc.............................10
2.2.1. Trồng và chưng cất tinh dầu tràm trà và tràm năm gân tại Úc..................11
2.2.2. Kho bảo quản hạt giống tràm tại Úc..........................................................11
2.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh dầu tràm ở Tỉnh ...... .................................12
2.3.1. Vùng nguyên liệu......................................................................................12
2.3.2. Số lượng lò chưng cất................................................................................12
2.3.3. Sản lượng tinh dầu....................................................................................12
2.3.4. Doanh thu..................................................................................................12
PHẦN III NỘI DUNG,

MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU...................................................................................................13
3.1. Mục tiêu........................................................................................................13
3.1.1. Mục tiêu chung..........................................................................................13
3.1.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................13
3.2.1. Tổng quan về vùng nghiên cứu.................................................................13


3.2.2. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu......................................................................13
3.2.3. Đánh giá sản lượng khai thác cây tràm gió trên vùng đất cát ...... ...............13
3.2.4. Tìm hiểu về thiết bị chưng cất tinh dầu tràm.............................................14


3.2.5. Tìm hiểu về quy trình chưng cất dầu tràm................................................14
3.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất tinh dầu tràm trên
địa bàn ...... ........................................................................................................14
3.2.7. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất tinh dầu tràm trên
địa bàn ...... ........................................................................................................14
3.2.8. Các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng tinh dầu tràm...............14
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................14
3.3.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................14
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm.........................................................................15
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................15
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................15
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................16
4.1.Tổng quan vùng nghiên cứu..........................................................................16
4.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................16
4.1.2. Khí hậu......................................................................................................16
4.1.3. Phát triển kinh tế.......................................................................................17
4.2.Nguồn nguyên liệu........................................................................................18
4.2.1. Đặc điểm nguyên liệu................................................................................18
4.2.1.1. Đặc điểm sinh thái và hình thái của cây tràm gió...................................18
4.2.1.2. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng và chăm sóc cây tràm gió.....................20
4.2.2. Thành phần có trong lá tràm gió...............................................................21
4.3.Thiết bị chưng cất..........................................................................................21
4.3.1. Lò nấu tinh dầu tràm.................................................................................21
4.3.2. Nồi chưng cất tinh dầu tràm......................................................................22
4.3.3. Thiết bị ngưng tụ dung dịch dầu tràm.......................................................25

4.4.Quá trình chưng cất tinh dầu tràm.................................................................26
4.4.1. Nguyên tắc chung......................................................................................26


4.4.2. Quy trình chưng cất...................................................................................28
4.5. Sản lượng khai thác tràm gió nguyên liệu tại vùng đất cát ...... ..........................29
4.6.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất tinh dầu tràm..........................31
4.6.1. Thông số kỹ thuật của quá trình chưng cất tinh dầu tràm.........................31
4.6.2. Điều kiện lập địa.......................................................................................32
4.6.3. Tỷ lệ cành lá của mẻ nấu...........................................................................33
4.6.4. Độ tuổi của nguyên liệu............................................................................34
4.6.5. Một số yếu tố khác....................................................................................35
4.7.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng tinh dầu tràm........................36
4.7.1. Chất lượng tinh dầu tràm về mặt ngoại quan............................................36
4.7.2. Tính axit bazo của tinh dầu tràm...............................................................39
4.7.2.1. pH và các ảnh hưởng đến sức khỏe.........................................................39
4.7.2.2. Độ pH của tinh dầu tràm.........................................................................39
4.7.3. Khả năng bay hơi của tinh dầu tràm..........................................................41
4.7.4. Trọng lượng riêng của tinh dầu tràm.........................................................43
4.7.5. Khả năng hòa tan trong Ethanol................................................................45
4.7.6. Nhiệt độ sôi của tinh dầu tràm..................................................................48
4.7.7. Hàm lượng các dược chất..........................................................................49
4.7.8. Các yếu tố khác.........................................................................................51
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................53
5.1. Kết luận........................................................................................................53
5.2. Kiến nghị......................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................55


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Hàm lượng và tính chất của tinh dầu quế ở những vị trí khác nhau
trên thân cây..........................................................................................................4
Bảng 2.2. Tính chất chủ yếu của dầu bạch đàn....................................................6
Bảng 4.1. Sản lượng tràm gió nguyên liệu trên vùng đất cát tại ...... ...............30
Bảng 4.2. Các thông số kỹ thuật quá trình chưng cất lò nấu thí nghiệm...........31
Bảng 4.3. Năng suất tinh dầu cây tràm gió trên các dạng lập địa.....................32
Bảng 4.4. Năng suất tinh dầu cây tràm gió dựa trên tỷ lệ cành lá.....................34
Bảng 4.5. Năng suất tinh dầu cây tràm gió tại ...... theo độ tuổi......................34
Bảng 4.6. Hiệu suất nấu của các nồi thủ công tại ...... .....................................36
Bảng 4.7. Chất lượng ngoại quan của tinh dầu tràm tại ...... ...........................37
Bảng 4.8. Độ pH của các mẫu tinh dầu tràm gió tại ...... .................................40
Bảng 4.9. Tốc độ bay hơi của tinh dầu tràm tại vùng cát ...... ..........................42
Bảng 4.10. Trọng lượng riêng của tinh dầu tràm trên đất cát tại ...... .................44
Bảng 4.11. Khả năng hòa tan Ethanol của tinh dầu tràm..................................46
Bảng 4.12. Nhiệt độ sôi của tinh dầu tràm tại vùng đất cát ...... ......................48
Bảng 4.13. Các tiêu chí hóa lý đánh giá chất lượng tinh dầu tràm....................50
Bảng 4.14. Chất lượng tinh dầu tràm trên đất cát ...... .....................................50
Bảng 4.15. Hàm lượng cineol trong tinh dầu tràm tại một số địa phương trên
địa bàn tỉnh ...... ..................................................................................................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh vệ tinh của ...... ..........................................................................16
Hình 4.2.Cây tràm gió........................................................................................18
Hình 4.3. Hoa của cây tràm gió..........................................................................19
Hình 4.4. Quả và hạt của cây tràm gió...............................................................19
Hình 4.5. Lò nấu tại trang trại.............................................................................22
Hình 4.6. Sơ đồ lò nấu tinh dầu tràm..................................................................22
Hình 4.7. Nồi nấu tinh dầu..................................................................................23
Hình 4.8. Một số dạng nắp nồi...........................................................................24

Hình 4.9. Thiết bị ngưng tụ ống chùm................................................................26
Hình 4.10. Khoanh ô khai thác tràm gió nguyên liệu.........................................29
Hình 4.11. Cành tràm gió đạt tiêu chuẩn khai thác.............................................30
Hình 4.12. Cây tràm gió trên các dạng lập địa...................................................31
Hình 4.13. Cây tràm gió trên vùng đất ngập nước.............................................33
Hình 4.14. Quá trình phân chia tỷ lệ cành lá nguyên liệu tràm gió....................33
Hình 4.15. Băm nhở nguyên liệu trước khi đưa vào nấu....................................35
Hình 4.16. Màu sắc của các mẫu tinh dầu tràm..................................................38
Hình 4.17. Chỉ thị màu của quỳ tím đối với các mẫu tinh dầu tràm ở điều kiện
nhiệt độ phòng.....................................................................................................40
Hình 4.18. Chỉ thị màu của quỳ tím đối với các mẫu tinh dầu tràm sau khi đun sôi 41
Hình 4.19. Thí nghiệm tốc độ bay hơi của tinh dầu tràm...................................43
Hình 4.20. Xác định thể tích riêng của tinh dầu tràm.........................................45
Hình 4.21. Thí nghiệm khả năng hòa tan Ethanol của tinh dầu tràm.................47
Hình 4.22. Chất lượng nguyên liệu tràm gió......................................................52


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................28
Biểu đồ 4.1. Qúa trình bay hơi tinh dầu tràm ...... ở nhiệt độ 400C..................42


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh dầu tràm là một sản phẩm đã được sử dụng lâu đời, truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác ở khu vực các tỉnh miền Trung và đặc biệt là tỉnh ...... .
Tinh dầu tràm là một sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên được chiết xuất từ cây
tràm gió đem lại nhiều tính năng hổ trợ về mặt sức khỏe cho con người, đặc biệt
đối với đối tượng người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Với các khả năng
chống các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, đặc tính kháng khuẩn, khả năng

xua đuổi côn trùng và mức độ an toàn cao về mặt sức khỏe khi sử dụng. Tinh
dầu tràm ngày càng được dùng rộng rãi không những ở phạm vi trong nước mà
hiện tại đang đang được tỉnh ...... tập trung nguồn lực phát triển dự án xuất khẩu
ra nước ngoài.
Cây tràm gió đã trở thành cây mang tính định hướng chiến lược về phát
triển kinh tế trên vùng đất cát tại các huyện ...... , Phong Điền, Phú Lộc gắn liền
với hình ảnh của tỉnh ...... . Sản phẩm tinh dầu tràm đã trở thành biểu tượng về
thương mại, văn hóa, du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chạy theo guồng quay về kinh tế thị
trường nhiều hộ kinh doanh đã sử dụng các loại tinh dầu chất lượng kém, tinh
dầu hóa học tổng hợp nhằm trục lợi bất chấp những hệ lụy về sức khỏe có thể
mang lại. Số lượng công trình nghiên cứu về tinh dầu tràm trên địa bàn vẫn còn
khá hạn chế. Với mong muốn quảng bá hình ảnh sản phẩm tinh dầu tràm Huế
cũng như xây dựng các cơ sở dữ liệu góp phần nâng cao được nhận thức của
người dân cũng như đưa ra những đánh giá có căn cứ, chính xác hơn về mặt về
mặt khoa học. Nhóm nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tinh dầu tràm tại ...... ”.

1


PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Tìm hiểu về tinh dầu
Tinh dầu là sản phẩm thu được từ các nguyên liệu thiên nhiên bằng phương
pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu không tan hay ít tan trong nước. Mỗi tinh
dầu có các hằng số vật lý đặc trưng như tỷ trọng (d), chiết suất (n), độ quay cực
(α) và các chỉ số hóa học như chỉ số axit, chỉ số ancol và ancol toàn phần, chỉ số
este và chỉ số cacbonyl. Qua các hằng số vật lý và chỉ số hóa học mà người ta
đánh giá sơ bộ tinh dầu.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu là tiêu chuẩn chính để đánh giá tinh dầu.
Thành phần chính theo quy ước chung là thành phần có hàm lượng trên 1%.
Thành phần có hàm lượng 0,1-1% là thành phần phụ. Vết là thành phần có hàm
lượng không quá 0,1% trong toàn bộ tinh dầu. Để phân tích định tính và định
lượng các thành phần của tinh dầu, ngày nay người ta dùng phương pháp kết
hợp sắc kí khí với khối phổ kế (GC-MS) [17].
Giá trị của tinh dầu được đánh giá bằng thành phần chính của nó. Ví dụ,
tinh dầu quế có giá trị khi hàm lượng xinnamandehit chiếm trên 80%, tinh dầu rẽ
hương có hàm lượng safol trên 90% mới có giá trị thương mại, tinh dầu tràm có
hàm lượng Cineol trên 50% thì có thể xuất khẩu… Sau đây là một số tinh dầu
của của một số cây, quả phổ biến ở Việt Nam [2], [21].
2.1.1. Tinh dầu quế
Nguyên liệu
Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia; còn có các tên gọi khác là
Mộc Quế, Ngọc Quế, thuộc loài cây thường xanh, thân cao đạt 8-17m. Vỏ có màu
nâu xám, lớp vỏ trong có màu nâu đỏ, có mùi thơm và vị cay ngọt, lá cây có
chiều dài từ 7-20cm, rộng 4-6cm. Quế là một loài cây nhiệt đới, thích hợp với
điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm yêu cầu lớn hơn 21 ºC,
nhiệt độ trung bình trong tháng thấp nhất cũng không thấp hơn 13 ºC, cá biệt
cũng không nên thấp hơn 5ºC, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-30 ºC. Lượng mưa
trung bình hàng năm trên 1200mm, độ ẩm tương đối lớn hơn 80% thì sinh
2


trưởng tương đối nhanh.
Ở Việt nam khá nổi tiếng là loài quế lá to Thanh Hoá, có tên khoa học là
Cinnamomum cassia var. macrophyllum, nó có nguồn gốc từ tỉnh Thanh Hoá
của Việt nam, nên nó còn có tên gọi là Ngọc Quế Thanh Hoá. Hiện giống quế
này không chỉ có ở Việt nam, mà nó đã được trồng ở một số nước khác trên thế
giới như tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc, hay Ấn Độ. Vỏ, cành,

lá của nó được sử dụng để chiết suất tinh dầu, hoặc dùng làm nguyên liệu cho
ngành công nghiệp dược phẩm. Hàm lượng tinh dầu có trong bột gỗ nghiền từ
thân cây quế chiếm khoảng 1-2%, trong cành nhánh tươi 0,3-0,4%, cành nhánh
khô khoảng 2%, trong quả tươi 1,5%. Lá quế được phân ra thành 2 loại là "lá
xuân" và "lá thu", lá xuân tức là lá vẫn còn màu xanh, còn lá thu là lá bắt đầu
chuyển sang màu vàng. Khi thu hoạch lá xuân để chưng cất tinh dầu thì hàm
lượng tinh dầu đạt từ 0,23- 0,26%. Lá thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 thì
thường là lá thu, hàm lượng tinh dầu có thể đạt từ 0,33-0,37%, sản lượng tương
đối cao vào mùa hè thu hoạch quế thì cho chất lượng tinh dầu là kém nhất, hiệu
suất thu hồi tinh dầu cũng thấp.
Tính chất và thành phần hoá học chủ yếu của tinh dầu quế
Tinh dầu quế có màu vàng nhạt đến màu nâu vàng, có hương thơm, vị cay
nóng. Ở những vị trí khác nhau trên thân cây thì hàm lượng và tính chất của tinh
dầu thu được cũng không giống nhau (như trong bảng 2.1).

3


Bảng 2. 1. Hàm lượng và tính chất của tinh dầu quế ở những vị trí khác nhau
trên thân cây

Khối

Chủng loại

Tuổi

Đường

cây


kính

(năm)

(cm)

Quế Trung Quốc
15

12

tinh dầu
Vị trí

(%)

Vỏ

lượng

Tỷ lệ chiết quang

riêng

(n 20) D

1,98

(d29)

1,0512

1,5966

Cành

0,69

1,0604

1,6084



0,37

1,0564

1,5834

Vỏ

2,08

1,0505

1,6059

Cành


0,36

1,0400

1,5860



1,96

1,0560

1,5574

14

Quế lá to Thanh
Hoá

Hàm lượng

10

(Nguồn: Văn Ngọc Hướng, Sách Hương liệu và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 2002)
Công dụng của tinh dầu quế
Tinh dầu quế được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm, y
dược, nước giải khát, hoá mỹ phẩm và dùng làm hương liệu cho các ngành công
nghiệp khác. Trong y học nó cũng có tác dụng trong điều trị các bệnh về thấp
khớp, hôn mê, đau đầu, cảm cúm, đau dạ dày, ho, côn trùng có độc cắn… Đồng

thời tinh dầu quế cũng là một loại đặc sản đóng vai trò xuất khẩu quan trọng của
một số quốc gia trên thế giới.

4


Phương pháp sản xuất tinh dầu quế
Sản xuất tinh dầu quế có thể được thực hiện bằng phương pháp công
nghiệp, hoặc cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Rất nhiều
các vùng quê người nông dân tự tiến hành sản xuất tinh dầu quế bằng phương
pháp chưng cất thủ công. Trước khi tiến hành nạp nguyên liệu vào thiết bị chưng
cất, cành nhánh cây được cắt ngắn đến chiều dài 60-70cm, sau đó được bó vào
thành từng bó nhỏ có khối lượng từ 6-7kg, các bó nhỏ này sẽ được xếp vào bên
trong thiết bị chưng cất. Khi chưng cất cần duy trì ngọn lửa đồng đều từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc, như vậy sẽ có lợi cho tinh dầu bay ra. Tinh dầu và hơi nước
bay ra, được đi qua thiết bị ngưng lạnh, khi qua thiết bị ngưng lạnh nhiệt độ của
dung dịch nên nhỏ hơn 25ºC, khi đó sẽ có lợi cho việc ngưng tụ hoàn toàn hỗn
hợp tinh dầu và hơi nước, tránh tổn thất. Thời gian chưng cất thường kéo dài
khoảng 3-4 giờ, khi gần hết thời gian chưng cất cần lấy một ít dung dịch sau khi
đã ngưng lạnh để tiến hành quan sát, nếu như trên bề mặt dung dịch vẫn còn xuất
hiện điểm dầu thì cần tiếp tục chưng cất, đến khi trên bề mặt dung dịch chảy ra
không nhìn rõ các điểm dầu thì kết thúc quá trình chưng cất [3], [5].
Tinh dầu quế thường được sử dụng các loại thùng bằng thuỷ tinh, thép
không gỉ hoặc bằng polyme để dự trữ và vận chuyển, không được sử dụng các
loại thùng chứa bằng thép thường, để tránh bị oxy hoá gây ảnh hưởng đến chất
lượng của tinh dầu.
2.1.2. Tinh dầu từ lá bạch đàn
Nguyên liệu
Tinh dầu từ lá bạch đàn còn được gọi là tinh dầu bạch đàn. Loài bạch đàn
thường được sử dụng để sản xuất tinh dầu là bạch đàn chanh có nguồn gốc nhập

từ Australia. Bạch đàn chanh có tên khoa học là Eucalyptus citriodora, là cây
thường xanh, thân cây cao có thể đạt 28m, vỏ mỏng, mỗi năm vỏ đều bị bong ra,
phần thân chỗ vỏ bong có màu trắng xám, nhẵn. Lá bạch đàn có chiều dài
khoảng 10cm, có vị hương của chanh.
Bạch đàn chanh thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trên
18ºC là điều kiện thích hợp cho loài cây này phát triển. Có tốc độ sinh trưởng
5


khá nhanh, khả năng chịu gió, chịu rét tốt. Yêu cầu về thổ nhưỡng không cao,
thích hợp với điều kiện ẩm ướt, đất xốp có tính axit.
Thông thường bạch đàn sau khi trồng khoảng 3 năm là có thể tiến hành
khai thác lá để chưng cất tinh dầu, mùa xuân và mùa hè là mùa mà cây sinh
trưởng và phát triển nhanh nhất, nên đây cũng là mùa khai thác lá tốt nhất, mỗi
năm có thể thu hoạch từ 2 -3 lần. Đối với lá tươi thường chứa tỷ lệ tinh dầu
khoảng 0,6-2,0%, lá khô thì có tỷ lệ tinh dầu cao hơn (khoảng 1,5-3,9%) [20].
Tính chất và công dụng chủ yếu của dầu bạch đàn
Tính chất chủ yếu của dầu bạch đàn được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tính chất chủ yếu của dầu bạch đàn
Tính chất

Thông số

Ngoại quan

Thể lỏng không màu đến vàng nhạt
hoặc vàng lục

Khối lượng riêng d20


0,858-0,877
20

Tỷ lệ chiết quang, nD
Độ hoà tan (200C)

1,4500-1,4590
1: 2 hoàn toàn hoà tan trong cồn 70%

(Nguồn: Văn Ngọc Hướng, Sách Hương liệu và ứng dụng. NXB Khoa học
và Kỹ thuật, 2002)
Tinh dầu bạch đàn là một trong 10 loại tinh dầu thực vật tự nhiên lớn nhất
trên thế giới, ứng dụng của nó cũng rất rộng. Có thể được sử dụng làm chất điều
tiết hương vị trong các sản phẩm hoá mỹ phẩm, thuốc đánh răng, xà phòng
thơm, chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh nội thất, kẹo cao su… Nó còn có thể được
sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp dược phẩm, công nghiệp
khai thác quặng…
Phương pháp sản xuất dầu bạch đàn
Công nghệ sản xuất dầu từ lá bạch đàn thường được sử dụng phương pháp
chưng cất bằng hơi nước. Sử dụng phương pháp hơi nước để chưng cất sẽ làm
cho tinh dầu bay ra tương đối nhanh, trung bình khoảng 5-10 phút là tinh dầu bắt
6


đầu bay ra, chỉ sau khoảng 90 phút là có thể kết thúc quá trình chưng cất. Nếu
chưng cất bằng phương pháp đun trực tiếp thì phải sau khoảng 30 phút thì tinh
dầu mới bắt đầu bay ra, sau khoảng 4-5 giờ thì mới có thể hoàn thành quá trình
chưng cất [21].
2.1.3. Tinh dầu sả
Nguyên liệu

Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon winferianus, thuộc loại thực vật thân
cỏ, sống thành bụi, lá có màu xanh lục hoặc màu đỏ tím, bẹ lá dài. Cây sả thích
hợp với điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm trên
18ºC, lượng mưa trung bình 650-1200mm sẽ là những điều kiện thích hợp cho sự
sinh trưởng của cây sả. Là loại thực vật ưa sáng, có khả năng chịu khô hanh rất
tốt, yêu cầu về thổ nhưỡng không nghiêm khắc, đất có tính axit yếu là thích hợp
nhất, ở những khu đất cát, đất sỏi, đất đỏ, đất vàng,… đều có thể trồng được.
Cây sả sau khoảng 4 đến 5 tháng là có thể tiến hành thu hoạch, tốt nhất nên
thu hoạch vào những ngày trời khô nắng, vì khi trời mưa có thể sẽ làm cho hàm
lượng tinh dầu giảm thấp. Khi cắt cần sử dụng những loại dao sắc để không ảnh
hưởng đến phần gốc, nguyên liệu sau khi cắt được tiến hành gia công ngay trong
ngày, tránh để thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tinh dầu [13].
Tính chất và công dụng của dầu sả
Tinh dầu sả là ở thể lỏng, có màu vàng nhạt đến màu vàng nâu, có mùi
hương rất nồng. Khối lượng riêng d20 = 0,880-0,890, tỷ lệ chiết quang nD20 =
1,466- 1,473, có khả năng hoà tan hoàn toàn trong cồn 80%.
Tinh dầu sả là một loại hương liệu quý, có sản lượng khá lớn, trên thế giới
mỗi năm có khoảng 5000 tấn tinh dầu sả, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng
50% tổng sản lượng tinh dầu sả hàng năm trên toàn thế giới. Tinh dầu sả được
sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất xà phòng thơm, các chất
sát trùng, thực phẩm,… [18]
Phương pháp sản xuất tinh dầu sả
Thường sử dụng phương pháp chưng cất bằng hơi nước trực tiếp ở điều kiện
áp suất thường hoặc phương pháp chưng cất trên nước để sản xuất tinh dầu sả.
7


Nguyên liệu có thể được thông qua công đoạn cắt ngắn, hoặc cũng có thể không
cần cắt ngắn, sau đó được đưa trực tiếp vào trong thiết bị chưng cất, thời gian
chưng cất thường khoảng 3 giờ. Tỷ lệ tinh dầu thu được khoảng 0,4-1,2%, hỗn

hợp tinh dầu và hơi nước sau khi chưng cất sẽ được đi qua thiết bị ngưng lạnh,
sau khi ngưng lạnh chúng đi tiếp vào thiết bị phân ly dầu nước, tinh dầu được tách
ra sẽ đi đến bồn chứa, còn hơi sau khi phân ly sẽ được đưa đi để tái sử dụng.
2.1.4.Tinh dầu tràm
Nguồn nguyên liệu
Hiện nay, nước ta vẫn khai thác tinh dầu tràm mọc tự nhiên là chủ yếu. Cây
2-3 tuổi có thể cho thu lứa lá đầu tiên. Mỗi năm có thể thu hái 2 lứa vào mùa
sinh trưởng (tháng 3 và tháng 9). Đây là lúc cây có sinh khối chất xanh, hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao. Khi thu hái thường cắt cả lá và cành non ở độ
cao trên mặt đất chừng 1m. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái và tinh
dầu tràm (M. cajuputi ) tại Quảng Bình, Quảng Trị và ...... ; Đào Trọng Hưng
(1995) đã nhận xét, tràm sinh trưởng trên đồi núi cho hàm lượng tinh dầu cũng
như hàm lượng Cineol cao hơn hẳn so với tràm mọc ở đầm lầy, thung lũng và
trên đất cát.
Cành lá tràm sau khi thu hoạch dùng để chưng cất tinh dầu. Việc chưng cất
tinh dầu thường vẫn sử dụng các thiết bị lôi kéo theo hơi nước. Hàm lượng 1,8cineol trong tinh dầu càng cao, chất lượng tinh dầu càng tốt. Do đó, trong công
nghiệp người ta thường sử dụng các biện pháp tinh chế loại bỏ bớt thành phần
các hợp chất terpen, thành phần dễ nhựa hoá, và chất có mùi khó chịu và nhằm
nâng cao hàm lượng 1,8-cineol trong tinh dầu (tới 90-98%).
Tuy nhiên vùng nguyên liệu vẫn chưa được chủ động, do những nguyên
nhân sau:
- Nguyên liệu sản xuất chủ yếu thu mua từ người dân khai thác rừng trong
tự nhiên (vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp).
- Đã có tình trạng tranh chấp vùng nguyên liệu (do người dân từ nơi khác
đến khai thác hoặc do khai thác tràm non).
- Chưa đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.
8


- Các hộ chưng cất dầu tràm đang sử dụng tràm nguyên liệu khai thác

trong tự nhiên.
Thành phần có trong tinh dầu tràm
Dầu tràm là một loại tinh dầu tràm thô (Cajeput oil) một hỗn hợp bay hơi
nhiều thành phần như eucalyptol (cajuputol), terpineol và các chất tinh dầu
terpenes khác, được đem sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh.
Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều
loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng
sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Tính chất tinh dầu có màu vàng lục, thành phần chính 1,8-cineol ( hàm
lượng khoảng từ 46,9-57,9%), ngoài ra còn có các alcohol monoterpenic αterpineol, (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol, các hydrocarbon monoterpen (hàm
lượng khoảng 27,8%), một lượng nhỏ hydrocarbon sesquiterpen và alcohol. Do
đặc trưng về điều kiện địa lý, đất đai thổ nhưỡng và khí hậu nên cây tràm ở ......
được cho là có lượng tinh dầu tốt nhất.
Hiện nay, tinh dầu tràm không chỉ được sử dụng ở Việt Nam mà còn được
sử dụng rộng rãi trên thế giới với những tác dụng phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Những tác dụng chính của tinh dầu tràm được trình bày sau đây [6], [21]:
Sử dụng dầu tràm chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho: Khi thời tiết
chuyển lạnh, cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của trẻ nhỏ. Chú ý khi
tắm tránh dầu vào mắt. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp,
chống cảm, chống ho .
Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người trẻ nhỏ (lòng bàn chân, thái
dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với trẻ sơ sinh, tốt
nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với
massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, dầu
tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm
người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ cũng như người mẹ
trước và sau khi sinh.
Dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn: Một trong những đặc tính ưu việt
của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng,
hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không

9


khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ
chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách
hiệu quả đề phòng cúm.
Dầu tràm có tác dụng giảm đau: Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có
thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm
vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.
Dầu tràm trị ho: Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm
có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.
Dầu tràm chống và trị muỗi: Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm)
lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn, cách đơn giản hơn là cho bé tắm với
nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé đã bị muỗi cắn thì thoa dầu tràm lên
vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
Dầu tràm chống đầy hơi, không tiêu: Massage bụng bé với một ít tinh
dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu.
Hóa học của dầu tràm có nhiều thành phần, nhưng trong đó hai hoạt chất
mang lại tác dụng chính là Eucalyptol (chiếm khoảng 42-52%) và α-terpineol
(chiếm khoảng 5-12%) [1]:
Eucalyptol: Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi
vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ
phẩm. Đã có một số công trình nghiên cứu tác dụng về tác dụng kháng khuẩn và
kháng viên của Eucalyptol được công bố
α-terpineol: Được chiết xuất từ tinh dầu tràm, là nguyên liệu để sản xuất
nhiều thuốc sát khuẩn và kháng nấm đặc hiệu, ở dạng kem bôi thoa trực tiếp hay
dạng xông hơi.
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh dầu tràm tại nước Úc
Nước Úc có khoảng 250 lại cây tràm được phân bố chủ yếu theo các bang nằm
ở phía đông, có một số nơi được phân bố sâu và tậm trong đấy liền nằm cách bờ biển

đến hàng trăm Km. Tràm ở Úc có loài để lấy gỗ như tràm lá dài có chiều cao lên đến
45m và có đường kính khoảng 30-40cm, cũng có nhiều loài tràm cây bụi nhỏ cao 510m như M. Bracteate được phân bố chủ yếu sâu trong lục địa gần vùng sa mạc.
10


Tràm thuộc chi thực vật để sản xuất tinh dầu dùng làm dược liệu, các sản
phẩm nước hoa. Hiện tại ba loại tràm được trồng, và được chưng cất phổ biến
nhất thế giới là Tràm Trà (M.alternifolia), tràm năm gân (M. Quinquenervia) và
tràm gió (M. Cajuputi) [21].
Nước Úc có hai loại tràm phổ biết nhất, đó là tràm trà và tràm năm gân
dùng để sản xuất tinh dầu giàu terpinen 4 ol và tinh dầu giàu 1,8-cineol. Tràm
cajuput chủ yếu được dùng để sản xuất tinh dầu giàu 1,8-cineol được trồng ở
Indonesia và ở Việt Nam.
2.2.1. Trồng và chưng cất tinh dầu tràm trà và tràm năm gân tại Úc
Tràm được trồng khá phổ biến tại Úc cách đây khoảng 60 năm, nhưng số
lượng cây tràm phổ biết nhất ở Úc có tuổi đời khoảng 40 năm tuổi. Giống cây
tràm ở Úc đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ vì vậy đều đạt tỷ lệ terpinen 4 ol và
tỉ lệ 1,8-cineol. Cây giống tràm là cây hạt rễ trần, thời gian trồng bên Úc khoảng
tháng 9 đến tháng 10, vào mùa xuân khi bắt đầu có mưa.
Phân bón cho cây tràm trà và tràm năm gân ở nước Úc gồm 2 loại phân gà
và phân compost (được ủ từ cành và lá của cây tràm đã qua sử dụng) [21].
Thông thường sau khi trồng khoảng 2 năm thì cây tràm bắt đầu cho thu
hoạch, bằng cách chặt ngang cây cách mặt đất khoảng 1cm, mỗi năm cây tràm
thu hoạch một lần bằng cách chặt sát đất. Sau khi cây được chặt cây được bón
và chăm sóc. Thời gian thu hoạch vào các tháng 7-8 cuối đông đầu xuân hoặc
cũng có thể là tháng 2-3 (cuối hè đầu thu) vì thời gian này cây tràm có hàm
lượng tinh dầu cao.
Cây tràm sau khi thu hoạch được chưng cất tinh dầu theo phương pháp lôi
cuốn hơi khi thu hoạch cũng chính là thùng chưng cất tinh dầu. Thời gian mỗi
mẻ chưng cất tinh dầu khoảng 2 giờ, và hàm lượng tinh dầu được chưng cất đạt

khoảng 1% hỗn hợp cây và cành lá tràm tươi.
2.2.2. Kho bảo quản hạt giống tràm tại Úc
Năm 1962, nước Úc đã có trung tâm giống cây rừng có kho lạnh, nơi đây
cất trữ khoảng 20.000 lô hạt giống của Úc và nhiều nước trên thế giới, ở đây
cũng có rất nhiều giống cây hạt nhỏ như tràm, bạch đàn. Mỗi giống đều được
11


ghi cẩn thận ngày nhập kho, ngày xuất kho, số lượng hạt còn lại... Tất cả đều
được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng.
2.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh dầu tràm ở Tỉnh ......
2.3.1. Vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dầu tràm được thu mua từ người dân
khai thác tràm trong tự nhiên chủ yếu trên địa bàn các huyện Phong Điền, Phú
Lộc, thị xã Hương Thủy và từ Quảng Trị (bán tại địa bàn huyện Phú Lộc). Nghề
sản xuất tinh dầu tràm ở huyện ...... phát triển cách đây hơn 10 năm, vùng
nguyên liệu chủ động đáp ứng cho nghề sản xuất tinh dầu tràm cho đia phương
và nhiều vùng khác.
2.3.2. Số lượng lò chưng cất
Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 54 lò chưng cất, tập trung chủ yếu tại hai
huyện Phú Lộc và Phong Điền, đa số là lò loại nhỏ (khoảng 1-2 tạ nguyên liệu),
chỉ có một vài cơ sở sử dụng lò chưng cất loại lớn như: Công ty TNHH một
thành viên Sản xuất và Thương mại Nhân Tín (1 lò 6 tạ và 1 lò 3 tạ nguyên liệu);
cơ sở sản xuất dầu tràm Anh Chiến (1 lò 2 tấn nguyên liệu); HTX Dầu tràm Lộc
Thủy (3 lò 5-6 tạ nguyên liệu) và Công ty TNHH Sản xuất tinh dầu Kim Vui
(loại lò 3 tạ nguyên liệu) [21].
2.3.3. Sản lượng tinh dầu
Sản lượng dầu trên địa bàn ước tính khoảng trên 16.000 lít năm, trong đó
tập trung chủ yếu ở các cơ sở sử dụng lò chưng cất loại lớn như: Cơ sở Dầu tràm
Anh Chiến (năm 2015 khoảng 2000 lít), Công ty TNHH một thành viên Nhân

Tín (khoảng 1300 lít/năm), Công ty TNHH Sản xuất tinh dầu Kim Vui (khoảng
3500 lít/năm, HTX Dầu tràm Lộc Thủy (khoảng 4500 lít/năm) [6].
2.3.4. Doanh thu
Theo số liệu điều tra sơ bộ, hiện nay trên thị trường khoảng 50% sản lượng
dầu tràm đã đóng gói với các dung tích khác nhau có giá 1 triệu đồng/lít (một số cơ
sở đã chế biến dưới dạng cao dầu tràm) và khoảng 50% dầu tràm được bán dưới
dạng nguyên liệu với giá khoảng 750-800 nghìn đồng/lít, như vậy doanh thu từ việc
sản xuất và kinh doanh dầu tràm trên địa bàn tỉnh ước khoảng 14 tỷ đồng/năm.
12


PHẦN III
NỘI DUNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các yếu tố đến năng suất và chất lượng tinh dầu tràm từ đó đưa ra
được những khuyến cáo giúp cải thiện năng suất và chất lượng tinh dầu tràm.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể đến năng suất
chưng cất tinh dầu tràm tại ...... , ...... , ...... .
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể đến chất lượng
chưng cất tinh dầu tràm tại ...... , ...... , ...... .
- Đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và năng suất
của tinh dầu tràm tại ...... , ...... , ...... .
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan về vùng nghiên cứu
- Vị trí địa lý
- Khí hậu.
- Phát triển kinh tế.
3.2.2. Tìm hiểu nguồn nguyên liệu

- Đặc điểm nguyên liệu:
+ Một số tính chất cơ bản của tràm.
+ Đặc điểm sinh thái của cây tràm gió.
+ Nguồn gốc và phân bố.
- Thành phần có trong lá cây tràm gió.
3.2.3. Đánh giá sản lượng khai thác cây tràm gió trên vùng đất cát ......
- Độ tuổi
- Điều kiện lập địa

13


3.2.4. Tìm hiểu về thiết bị chưng cất tinh dầu tràm
- Sơ đồ thiết bị chưng cất.
- Tìm hiểu lò nấu dầu tràm.
- Nồi nấu tinh dầu tràm.
- Thiết bị ngưng tụ dầu tràm.
3.2.5. Tìm hiểu về quy trình chưng cất dầu tràm
- Tìm hiểu về phương pháp chưng cất bằng nước.
- Quy trình chưng cất tinh dầu tràm.
3.2.6. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất tinh dầu
tràm trên địa bàn ......
- Độ tuổi
- Điều kiện lập địa
- Kỹ thuật nấu và khai thác
- Tỷ lệ cành lá
- Mùa vụ
3.2.7. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất tinh dầu
tràm trên địa bàn ......
- Độ tuổi

- Điều kiện lập địa
- Mùa vụ
- Tỷ lệ cành lá
3.2.8. Các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng tinh dầu tràm
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa một số kết quả nghiên cứu về quy trình sản xuất tinh dầu tràm tại
xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu về thành phần có trong tinh dầu tràm và lợi
ích của những thành phần đó.

14


3.3.2. Phương pháp thực nghiệm
- Tiến hành quá trình chưng cất tinh dầu tràm để tiến hành thu thập số liệu
hợp lý và chính xác nhất.
- Phân tích các tinh chất cơ bản của tinh dầu tràm.
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: a
+ Các báo cáo của cơ sở về thị trường và sản phẩm tinh dầu tràm.
+ Thu thập các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất tinh dầu.
- Số liệu sơ cấp:
+ Điều tra vùng nguyên liệu.
+ Xác định các thiết bị chưng cất, quy trình chưng cất, các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.
+ Phân tích chất lượng cảm quan, các tính chất cơ bản và thành phần có
trong tinh dầu tràm.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu đánh giá về cơ sở xử lý theo lý thuyết thống kê.

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc hoàn thành khóa luận như: Word,
Excel, AutoCAD, Photoshop,…thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu.

15


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan vùng nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Ảnh vệ tinh của ......
...... là một xã thuộc huyện ...... , có tọa độ địa lý: 16º36'56'' Độ vĩ Bắc và
107º28'14'' Độ kinh Đông. Toàn xã có 9 thôn; xã có diện tích

32,32 km², dân

số năm 1999 là 7002 người, mật độ dân số đạt 217 người/km². Năm 2012, dân
số toàn xã là 7.364 người.
Phía đông giáp phá Tam Giang. Phía tây giáp xã Quảng Thái và huyện
Phong Điền. Phía nam giáp thị trấn Sịa và xã Quảng Vinh. Phía bắc giáp xã
Quảng Thái và phá Tam Giang [21].
4.1.2. Khí hậu

Cũng như các ven đầm phá thuộc huyện ...... , tỉnh ...... , ...... có một mùa
mưa lệch pha so với hai miền Nam-Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa đônglạnh. Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa có
cao nguyên có hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên
không khí khô nóng, oi bức.
- Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10

thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa giai dẳng. Nhiệt độ trung bình là 25ºC,
16


nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4ºC, nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất là 19,7ºC. Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9ºC và lúc thấp nhất là 8,8ºC. Các tháng
7, 8, 9,10 thường hay có bão.
- Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15º) cùng các
đợt gió mùa kèm mưa lớn bị chặng lại ở đèo Hải Vân, ...... nói chung và ......
nói riêng luôn luôn phải chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên “chưa mưa đã úng,
chưa nắng đã hạn” ở một số vùng.
4.1.3. Phát triển kinh tế

...... là một trong những xã gặp nhiều khó khăn nhất trong việc phát triển
kinh tế nông nghiệp ở huyện ...... . Năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, hầu
hết diện tích đất cát này đều bỏ hoang, đời sống cư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, năm 1997, UBND ...... đã ra chủ trương cấp đất để
khuyến khích người dân tham gia trồng trọt, chăn nuôi trên rú cát. Thời gian đầu
triển khai, bà con rất thất vọng bởi những mô hình chăn nuôi bò, trồng điều,
mãng cầu… trên rú cát đều thất bại.
Nắm bắt được điểm yếu đó, từ năm 2000, chính quyền địa phương đã ra
sức khuyến khích người dân cải tạo môi trường vùng cát bằng việc trồng cây
xanh, việc phát triển trang trại cũng được thực hiện theo hướng đa ngành nghề,
phối hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để mang lại hiệu quả tối ưu. Nhờ vậy mà
chỉ sau vài năm, việc phát triển các mô hình trang trại tổng hợp trên vùng rú cát
ở đây đã thu được thành công.
Đến nay, trên địa bàn ...... đã có hơn 60 trang trại trên rú cát rất phát triển,
trong đó có những trang trại lớn như Chương Trang, Khân Bi (chuyên cung cấp
trứng gà sạch), Chín Thủy (trồng nấm sò, nấm hương), trang trại tổng hợp
Nguyễn Ái Hiệp (trồng rừng, chăn nuôi)… năm nào cũng bội thu. Mô hình nuôi

cá chẽm bằng lồng, mô hình trang trại trên rú (cồn) cát [21].

17


4.2. Nguồn nguyên liệu
4.2.1. Đặc điểm nguyên liệu

Tràm tên gọi chung của các loại thực vật trong chi Tràm (Meleleuca L.), họ
Sim-Myrtaceae. Chi Tràm có khoảng 230 loài, phân bố nhiều ở châu Á, Châu
Úc. Cây sử dụng chính để chiết xuất lấy tinh dầu là Tràm gió Melaleuca cajeputi
Powell., tràm gió phân bố nhiều ở các nước Châu Á như Việt Nam, Campuchia,
Indonesia. Ở nước ta, Tràm gió mọc tự nhiên rải rác trên các đồi núi trọc miền
Bắc (Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên), hay tập trung nhiều ở miền Trung và
miền Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, ...... , Long An,…). Tinh dầu tràm (Cajeput
oil) được chiết xuất từ cành lá cây Tràm, hàm lượng thường khoảng từ 0,3-0,6%
tùy theo chất lượng của lá [1].
4.2.1.1. Đặc điểm sinh thái và hình thái của cây tràm gió
Cây Tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) hay còn gọi là Tràm gió thuộc họ
Sim (Myrtaceae). Ở nước ta, hiện có 2 dạng, trong đó tràm đồi (còn gọi là “tràm
gió”) là cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,5 mét, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng
nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi. Hàm lượng tinh dầu trong lá
cao, đạt 0,5-0,8% và hàm lượng Cineol trong tinh dầu cũng cao (45-60%).

Hình 4.2.Cây tràm gió
Tràm gió là cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới
20-25m), và đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu
mọc ở vùng đồi cằn cỗi, thân thường không thẳng, vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng
xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến
lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, đầu nhọn hoặc tù, gốc

18


×