Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.81 KB, 24 trang )

SỞ GD & ĐT ......
TRƯỜNG THPT ..........


SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ THPT

GV THỰC HIỆN: .

NĂM HỌC: 2017– 2018


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

MỤC LỤC
1.

Phần I: Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………...3
2.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3.
3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………..3.
Phần II: Nội dung
1. Cơ sở lí luận.………………………………………………………………………..5.
2. Thực trạng………………………………………………………………………….5.
3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện……………………………………………...7.
4. Kết quả thực hiện…………………………………………………………………..20.


5. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………………….22.
6. Kết luận…………………………………………………………………………… 23.
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………24.
Góp ý và nhận xét của hội đồng khoa học……………………………………………25.


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lí vốn là môn học bị cho là khô khan, được gọi là môn phụ cho nên, từ phụ huynh
đến học sinh đều khá thờ ơ với bộ môn. Trong khi đó, là một môn học với kiến thức gắn liền
với thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội, địa lí thực sự gần gũi và có vai
trò quan trọng. Để HS trở nên yêu thích môn học, phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về tầm quan
trọng của bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Việc thay đổi chương trình sách giáo
khoa theo hướng hiện đại, tích hợp thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới người
thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là
những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích.
Có thể nói, trong nhiều lí do thì đổi mới phương pháp giảng dạy là nhân tố hết sức quan
trọng. Quan trọng bởi sách giáo khoa thì không thể đổi mới mỗi năm; người thầy thì vẫn như
thế. Rõ ràng, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới người thầy, biến những kiến thức
cố định, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu. Đổi
mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “hướng học sinh
làm trung tâm” là mục tiêu quan trọng mà toàn ngành đang ưu tiên hướng tới nhằm đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong hoạt động dạy
và học, người giáo viên luôn trăn trở, tìm tòi cho mình một phương pháp tối ưu nhất. Làm sao
cho tiết dạy đạt hiệu quả cao, học sinh nắm vững trọng tâm, giờ học sinh động? Đó là một câu
hỏi khó đối với một giáo viên trẻ hay cả với các giáo viên dạy lâu năm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và dạy học tích cực có nhiều phương pháp và
những kĩ thuật dạy học khác nhau. Có thể liệt kê ra ở đây nhiều phương pháp quan trọng như

dạy học hợp tác, phương pháp thảo luận, dạy học theo dự án… Mỗi phương pháp, mỗi kĩ
thuật dạy học bên cạnh việc nâng cao kiến thức cho HS còn có ý nghĩa lớn trong việc hình
thành những kĩ năng và nhân cách cho HS. Với mong muốn được chia sẻ một số nội dung đã
thực hiện khi trong quá trình giảng dạy địa lí bậc THPT, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học địa lí trung học phổ thông”.
Phương pháp đóng vai – một phương pháp không mới trong dạy học địa lí – dù không
thực hiện nhiều trong tất cả các tiết nhưng đã có những tác động nhất định đến niềm yêu thích
học tập của các em cũng như những giá trị khác của mỗi học sinh mà môn địa lí cũng như các
bộ môn khác cùng hướng tới.

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 3


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu ở trường THPT Nguyễn Tri Phương, đối
tượng là học sinh khối 10 và 12.
Về nội dung: Sử dụng phương pháp đóng vai trong chương trình địa lí THPT có thể tiến
hành ở nhiều mảng kiến thức, trong đó tập trung vào chương trình lớp 10 và lớp 12 với nhiều
kiến thức gần gũi với thực tiễn và dễ tiến hành.
3. Thời gian nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài được tìm hiểu từ năm 2016 cho tới nay và đã được thực nghiệm cụ
thể. Trong năm học 2017 – 2018 đề tài vẫn được áp dụng trong giảng dạy Địa lí tại nhà
trường.

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận


GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 4


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Đối với giáo viên: Cho đến nay, hầu hết các trường THPT đều quan tâm đến vấn đề
thay đổi phương pháp dạy học địa lí. Đặc biệt trong mấy năm gần đây, việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
Việc sử dụng phương pháp đóng vai nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh
giúp HS gắn liền kiến thức với thực tiễn. Thông qua việc hóa thân vào nhân vật, các em có sự
đồng cảm, tăng thêm niềm yêu thích học tập bộ môn. Trên thực tế, không ít giáo viên sử dụng
các phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp đóng vai, song hiệu quả vẫn chưa
cao do trong quá trình vận dụng so sánh giáo viên còn gặp nhiều thiếu sót như: Giáo viên
chưa chú ý vào việc lựa chọn kịch bản phù hợp với nội dung bài học; học sinh thiếu hợp tác;
cách giáo viên thuyết phục, đánh giá chưa hiệu quả; lựa chọn HS chưa hợp lí nên HS thờ ơ...
Khi sử dụng phương pháp đóng vai lại không kết hợp với vận dụng các nguyên tắc và
phương pháp giảng dạy khác mà có thể chỉ thiên về giải trí hoặc vào bài đơn thuần, không
phân tích, đánh giá cặn kẽ do đó kết quả đạt được chưa cao và hiệu quả của phương pháp
không rõ ràng
Đối với học sinh: Sử dụng phương pháp đóng vai giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn,
nắm chắc kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn hiệu quả. Tuy nhiên, những thiếu
sót khi học sinh sử dụng phương pháp đóng vai thường là:
+ Học sinh thường bị hạn chế do có thể lần đầu được tham gia.
+ Nhiều học sinh còn rụt rè, thiếu chủ động.
+ Học sinh chưa khai thác hiệu quả vở diễn….
2. Thực trạng
Trong chương trình địa lí THPT, với thời lượng từ 1đến 2 tiết/tuần, các học sinh phải tìm
hiểu rất nhiều kiến thức từ địa lí tự nhiên đến địa lí dân cư, địa lí kinh tế; từ phạm vi thế giới
đến từng châu lục, từng quốc gia. Để ghi nhớ hết các nội dung dài và hàn lâm đó là một điều

hết sức khó khăn nếu các em không có lòng ham thích, đam mê với việc học tập nói chung và
với môn địa lí nói riêng.
Trong một tiết học, GV phải tiến hành nhiều khâu, nhiều công đoạn như ổn định lớp,
kiểm tra bài vở của HS, mở bài – giới thiệu bài học, kiểm tra, đánh giá… với nhiều phương
tiện như tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu, biểu đồ… Đặc biệt, trong quá trình giảng dạy, khi
mới ra trường, tôi đã hết sức cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để làm sinh động nội dung
giảng dạy như xem tranh ảnh, thuyết trình, trò chơi, lập sơ đồ, bảng tóm tắt thông tin… nhằm
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 5


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn với lượng kiến thức và giúp các em yêu thích bộ môn
học. Nhưng không phải lúc nào tôi cũng thành công, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.
Tôi phải xoay sở, đổi mới liên tục để lôi kéo các em chú ý vào bài học. Có những em hào
hứng thấy rõ nhưng ngược lại, có những HS rất thờ ơ với bộ môn. Đôi khi, tôi cho HS đóng
kịch, phân chia nhiệm vụ cho HS. HS tỏ vẻ thích thú với hoạt động mới. có em xung phong
nhận vai, nhập vai rất tốt. Cũng có lần, tôi cho HS tự lên kịch bản, có khi các em thành công,
có khi không.
Tuy nhiên, cũng có lần, tiến hành tiểu phẩm, tôi lại thất bại. Tôi đã đặt ra câu hỏi nhiều
lần và tự tìm thấy câu trả lời. Lí do những lần thất bại đó tập trung chủ yếu vào một số
nguyên nhân:
• Nguyên nhân chủ quan
- Bản thân tôi chưa đầu tư nhiều vào bài giảng nên các tiết học đôi khi còn nặng về mặt
kiến thức.
- Việc lựa chọn diễn viên chưa chủ động, quá trình xây dựng kịch bản còn gấp gáp nên
chưa chuyển tải hết nội dung và yêu cầu.
- Việc khai thác kiến thức từ vở kịch còn hời hợt. các vở kịch mới chỉ thiên về có mặt để
thay đổi không khí nên kiến thức đọng lại chưa nhiều.

- HS tham gia còn chưa thật sinh động. đôi khi các em tham gia vì cưỡng ép, diễn xuất
thiếu tự nhiên.
- Một số ở kịch xây dựng còn thiếu chiều sâu.
• Nguyên nhân khách quan
- Trường lớp, cơ sở vật chất ở một số đơn vị còn thiếu thốn, không gian lớp học còn gò
bó. Ở các địa phương miền núi, bàn ghế dài, đóng chắc chắn nên khó dịch chuyển.
- Nhiều phụ huynh chưa coi trọng bộ môn địa lí bởi đây là môn không thi đại học, do đó
cũng áp đặt tư tưởng coi thường bộ môn lên học sinh. Điều này khiến HS không có thiện cảm
với bộ môn, việc tham gia các hoạt động và tiếp thu kiến thức rất thụ động.
- Phương tiện, vật dụng, đạo cụ để thực hiện vở kịch thiếu thốn.
- Sách giáo khoa còn cứng nhắc về mặt kiến thức, bài quá dài nên nếu GV mất thời gian
cho vở kịch sẽ khó truyền tải hết nội dung theo yêu cầu.
Giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn địa lí là điều mong mỏi của tất cả những giáo
viên khi đứng lớp. Trong giảng dạy, bản thân tôi cũng đã cố gắng thay đổi nhiều cách lên lớp
khác nhau, từ trực quan đến tư duy, từ đơn giản, đến phức tạp, từ cá nhân đến nhóm… Trong
nhiều phương pháp giảng dạy như vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận… bản thân tôi rất
tâm đắc với phương pháp dạy học bằng hình thức đóng vai. Như đã nói trong phần lí do chọn

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 6


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
đề tài, dạy học bằng phương pháp đóng vai, dù ít thực hiện bằng các phương pháp khác
nhưng góp phần quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp, phát triển kĩ năng làm việc
nhóm, chuyển tải nhiều thông điệp của cuộc sống mà khi sử dụng các phương pháp khác khó
có hiệu quả bằng.
Xây dựng và khai thác tốt phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí vì thế với cá
nhân tôi rất có ý nghĩa.

Trong những mới ra trường tôi cũng từng sử dụng phương pháp đóng vai nhưng chưa
được đầu tư bài bản. Do đó, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đóng vai chưa cao. HS
cũng hào hứng với việc tham gia, chăm chú lắng nghe nhưng mới chỉ mang tính chất góp mặt
để phong phú thêm về phương pháp. Các vở kịch còn khá đơn giản hoặc thiên về các chủ đề
quen thuộc như dân số, môi trường.
Từ năm 2015 đến nay, khi không còn vướng bận nhiều chuyện con cái gia đình tôi có
điều kiện về thời gian và tìm hiểu tiếp thu thêm nhiều phương pháp mới cho nên tôi đã mạnh
dạn thay đổi phương pháp. Phương pháp đóng vai được sử dụng phổ biến hơn và được đầu tư
bài bản hơn. Không chỉ diễn, các HS còn làm việc với các câu hỏi liên quan đến vở kịch. Các
tiểu phẩm được trau chuốt hơn, hướng đến người quan sát hơn và huy động khá tốt sự tham
gia và chủ động của HS. Phần củng cố, đánh giá của GV cũng được chú trọng hơn nên đã góp
phần nâng cao hiệu quả của phương pháp.
3. Những giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp mang tính chất tương tác giữa
thầy và trò, giữa trò và trò, giữa người học và môi trường học tập. Phương pháp này được áp
dụng rộng rãi trong các khoa học như y học, xã hội học, tâm lí học… Nó khuyến khích học
sinh nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa vị
khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Vì vậy, nó giúp người
học tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác.
Mặt khác, khi tham gia vào quá trình đóng vai, học sinh phải thể hiện cách diễn xuất của
mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩ, óc tưởng tượng, sáng tạo của học sinh đã tạo cho
người học cảm xúc. Đó là cơ sở học sinh quan tâm đến những vấn đề thực tế.
Trong dạy học sử dụng phương pháp đóng vai có ý nghĩa rất lớn:

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 7



Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
- Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình
huống tốt.
- Trong phương pháp, người học diễn tả thái độ của người khác ở tình huống theo một
kịch bản cho trước.
- Vai diễn được các thành viên trong lớp theo dõi hoặc ghi hình lại.
- Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn
hoặc rèn thái độ giao tiếp.
- Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắm
bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác.
- Chiến lược chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kịch tính, góp phần làm
tăng khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng.
- Áp dụng phương pháp đóng vai giúp cho người học rèn luyện khả năng giải quyết vấn
đề, khả năng giao tiếp linh hoạt, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử
lí mới.
- Qua vai diễn, HS tự điều chỉnh và thay đổi phương thức xử lí tốt hơn, hiểu cách nhìn
của người khác.
- Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát
sinh trong thực tiễn.
Áp dụng phương pháp đóng vai nhằm mục tiêu:
- Học sinh bước đầu làm quen với các tình huống thực tiễn và cần có nhiều cách giải
quyết khác nhau.
- Tạo khả năng giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn tốt hơn.
- Khuyến khích động cơ học tập, tạo điều kiện cho HS liên hệ với những tình huống cụ
thể trong tương lai.
3.2. Qui trình thực hiện
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Đóng vai trong một tình huống nhằm đạt được cái gì? Giáo viên phải xác định rõ mục
tiêu và thông báo cho HS.

Bước 2: Chuẩn bị vai diễn.
Giới thiệu tổng thể; phác thảo tình huống; chuẩn bị kịch bản; phân vai; đóng kịch bản;
nhiệm vụ của người quan sát, nhận xét. GV cần tạo một không khí vui vẻ, thu hút sự tham gia
của tích cực của các thành viên trong lớp. Vai diễn có thể để cho HS tự nguyện chọn vai hoặc
GV có thể lựa chọn HS phù hợp với vai đó.
Bước 3: Thực hiện vai diễn.

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 8


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Diễn viên “đóng vai” phải có tính cách rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình
đối với vấn để. Những người không tham giá đóng vai thì quan sát, nhận xét xem cách giải
quyết và diễn xuất của các vai.
Khi diễn, các vai được tự do diễn đạt lời nói và hành động. Thời gian diễn tùy thuộc
vào tình huống đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên cũng không nên kéo dài quá làm cho khán
giả thấy chán. Kịch bản cũng không nên quá nhiều tình tiết khiến người xem cảm thấy dài
dòng và khó nhớ, khó theo dõi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá vai diễn
Những người tham gia bình luận; GV hướng dẫn thảo luận và đánh giá vở diễn, có thể
đưa ra các câu hỏi để tảo luận như:
-Cách giải quyết của diễn viên đối với vấn đề có hợp lí không?
-Có cách giải quyết nào hợp lí hơn không?
-Cách giải quyết vấn đề của em là gì? Tại sao?
Bước 5: Yêu cầu một nhóm diễn viên khác trình bày cách giải quyết riêng của mình nếu
cách giải quyết ban đầu chưa hợp lí.
Bước 6: Học sinh trao đổi các phương án và rút ra kết luận.
3.3. Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn địa lí

3.3.1.Về kịch bản
Để có buổi biểu diễn thành công, theo đúng như yêu cầu của GV thì khâu kịch bản có
vai trò quan trọng hàng đầu. Một kịch bản hay phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo về mặt nội dung: Nội dung kịch bản phải bám sát vào những tiêu chí mà
GV đặt ra phù hợp với yêu cầu bài học, không đi xa so với bài. Kịch bản cũng cần nêu lên
những vấn đề nóng, cập nhật, thời sự nhất và phải gần gũi với cuộc sống của các em. Từ trước
đến nay, các chủ đề kịch bản của địa lí thường xoay quanh những vẫn đế như dân số và môi
trường. đây là những chủ đề quen thuộc, nhiều đất diễn nhưng cũng dễ gây nhàm chán bởi sự
lặp đi lặp lại các tình tiết. Do đó, GV cần khai thác các nội dung mới về các chủ đề khác như
vấn đề giao thông, du lịch, các ngành kinh tế… là những chủ đề cũng hết sức thời sự và thu
hút.
- Phải hải hước: Muốn thu hút HS tham gia và theo dõi thì kịch bản không thể nhàm
chán. GV phải đầu tư xây dựng kịch bản sao cho hài hước nhất nhưng không được lạm dụng
yếu tố này bởi đôi khi tiếng cười diễn ra vô duyên. Hài hước nhưng phải giáo dục. Kịch bản
đòi hỏi tiếng cười sâu cay nhưng cũng phải phù hợp với lứa tuổi.
- Phải phù hợp về mặt thời gian: Thông thường, tiết mục kịch trong tiết học thường
không quá dài. Tùy theo chủ định của GV mà kịch bản thường diễn trong khoảng 5 phút. Đôi
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 9


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
khi có thể kéo dài hơn cho tới 15 phút. Nếu kịch bản dài quá mà nội dung không hấp dẫn thì
sẽ khiến người xem cảm thấy mệt mỏi hơn nữa cũng khó có thể khai thác hay phân tích chu
đáo các vấn đề mà vở kịch đề cập. Do đó, kịch bản cần phải được cắt gọt, chỉnh sửa thật phù
hợp, không quá dài. Kịch bản có thể ngắn, thậm chí rất ngắn nhưng phải đắt giá và có tác
động mạnh đến các giác quan và cảm xúc người xem.
3.3.2.Về diễn viên
Diễn viên của vở kịch đảm bảo rằng vở diễn có thu hút hay không. Nếu kịch bản hay

nhưng diễn viên không lột tả được thần thái của vai diễn, không làm nổi bật lên ý nghĩa mong
đợi của tiểu phẩm thì chưa đạt yêu cầu. HS tham gia vai diễn có thể rất ít hoặc cũng có thể có
sự huy động của nhiều thành viên trong lớp nhưng cần đảm bảo các yếu tố chính:
- Có cả nam và nữ: Việc huy động diễn viên nam và nữ trong lớp sẽ khiến các thành
viên đoàn kết hơn và làm cho vở diễn trở nên sinh động.
- Số lượng thành viên: ít nhất là hai thành viên để có sự trao đổi, đối thoại. Ngoài ra,
tùy theo yêu cầu của vở diễn mà có thể gia tăng số lượng thành viên nhằm đảm bảo chất
lượng. Trong tiểu phẩm cũng có thể bao gồm người dẫn chuyện. Nếu GV cùng tham gia được
trong tiểu phẩm với HS sẽ làm gia tăng hiệu quả của vở kịch.
- Sự phù hợp của vai diễn: Dù HS là diễn viên không chuyên, không đòi hỏi sự chính
xác, chuyên nghiệp của các em nhưng những yêu cầu về tố chất của HS để phù hợp với vai
diễn là điều cần phải có. Tùy theo đặc điểm của nhân vật mà GV lựa chọn HS đóng vai cho
phù hợp. Những yêu cầu cần phải tương đối đảm bảo như vóc dáng, thần thái, giọng điệu… là
hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi những tiểu phẩm cũng cần phải phá cách để tạo nên sự
hài hước như nam đóng nữ và ngược lại; hoặc GV có thể lựa chọn những HS quá khổ về hình
thức, thậm chí cả HS có khiếm khuyết khác về ngoại hình… để tăng thêm chất lượng vở diễn
cũng như tạo sự tự tin của các HS.
3.3.3.Về không gian biểu diễn
Không gian biểu diễn tác phẩm là yếu tố không phải quan trọng nhất nhưng góp phần
làm tăng hiệu quả của tiết mục kịch. Tùy theo yêu cầu vở diễn, số lượng HS tham gia mà GV
có thể cho các em thể hiện tiết mục ngay tại bục giảng, trước lớp, giữa lớp, thậm chí ở ngoài
trời. Để tăng thêm tinh thần của vở diễn, GV có thể cho HS trang trí trên bảng của lớp về bối
cảnh của vở diễn hoặc có thể thể hiện bằng hình ảnh trên máy chiếu.

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 10


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

Nếu có điều kiện hơn nữa, chẳng hạn như một buổi thi giữa các tiểu phẩm của các
nhóm HS, GV cũng có thể trang trí lớp, lấy bối cảnh sao cho phù hợp với tinh thần của vở
kịch.
3.3.4.Về câu hỏi thảo luận
Sau khi tiểu phẩm hoàn tất, GV sẽ sử dụng nội dung, diễn biến của tiểu phẩm để khai
thác các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. GV cũng có thể đặt câu hỏi trước khi vở
diễn bắt đầu hoặc lồng các câu hỏi liên quan đến tiểu phẩm và nội dung bài học vào các phần
của bài mới. Ví dụ:
- Chủ đề của tiểu phẩm là gì?
- Những vấn đề nào được đề cập đến trong tiểu phẩm?
- Cách giải quyết của nhân vật? đúng hay sai?
- Cách giải quyết của em là gì?
- Những nguyên nhân nào? Bổ sung…
Như thế, HS sẽ phải theo dõi, tái hiện lại tiểu phẩm trong đầu và liên hệ với đời sống để
hoàn thành các yêu cầu của GV và bài học.
3.3.5. Về đánh giá kết quả
Tiểu phẩm của HS sử dụng trong môn địa lí 12 tương đối ngắn cho nên việc đánh giá
tiểu phẩm cũng tương đối nhẹ nhàng. GV sau khi thống nhất kịch bản, cho HS thể hiện thì có
thể đánh giá độc lập hoặc có thể kết hợp với HS để cùng các em đánh giá. Để việc đánh giá
khách quan và hiệu quả, GV cần thực hiện các bước như sau:
- Thiết kế mẫu đánh giá
- Lập ban giám khảo khoảng 3 HS
- Theo dõi tiểu phẩm
- Cho HS nêu nhận xét, rút kinh nghiệm (nếu có)
- Cho điểm, nhận xét vào cuối giờ
Mẫu đánh giá có thể ở mức đơn giản, không quá chi tiết. GV hướng dẫn HS nhận xét
trên tinh thần động viên tích cực, không soi lỗi sai của HS mà chủ yếu khai thác những yếu tố
nổi trội mà các em thể hiện. Tuy nhiên, với những lỗi sai nghiêm trọng cần nghiêm khắc chỉ
ra cho HS thấy để các em rút kinh nghiệm. Mẫu đánh giá tiểu phẩm có thể thực hiện như mẫu
dưới đây:

Tiêu chí

Điểm 9 - 10

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Điểm 7 – 8.8

Điểm 5 – 6.8

Dưới 5 điểm

Trang 11


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

Nội dung

Hình thức Nghệ thuật

Thời gian

Bao quát chủ

Nội dung thể hiện

Nội dung thể hiện

Nội dung sơ sài,


đề, mang tính

khá tốt yêu cầu

được yêu cầu của

chưa bám sát

giáo dục cao,

của bài học. Tiểu

bài học. Nội dung

yêu cầu, chưa

bám sát yêu cầu phẩm có tính giáo

tương đối phù

phù hợp với lứa

bài học.

dục, phù hợp với

hợp với lứa tuổi.

tuổi


Thể hiện trôi

lứa tuổi.
Thể hiện khá tốt,

Thể hiện ở mức

Thể hiện lúng

chảy, logic.

diễn tương đối lưu độ trung bình, còn túng, diễn rời

Thần thái diễn

loát, tự nhiên, thể

thiếu tự nhiên,

rạc, quên lời,

viên đa dạng,

hiện sự đầu tư của

gượng gạo. Đôi

thậm chí còn thụ


phù hợp với

nhóm.

khi còn quên lời

động.

tiểu phẩm
Đảm bảo thời

Đảm bảo thời gian Thời gian chưa

gian cho trước

chính xác.

Thừa giờ hoặc
diễn lố quá
nhiều

Số điểm có thể tính trên các thang điểm khác nhau. GV có thể tham gia chấm điểm
cùng hoặc lập ban giám khảo ngẫu nhiên để các em đánh giá.
HS có thể sửa các tiêu chí chấm điểm để việc đánh giá sát hơn với năng lực chung của
lớp học.
3.4. Một số ví dụ minh họa
Địa lí 10, bài 24 “Phân bố dân cư. Đô thị hóa”
Nội dung tiểu phẩm
Người dẫn chuyện (Chuyện xảy ra ở một vùng quê. Gia đình chỉ còn hai ông bà già. Con cái
đã lên thành phố sinh sống).

Bà (than thở): Ôi, số tôi sao mà khổ. Chẳng còn ai trong nhà, buồn quá mình ơi!
Ông (trầm ngâm): Ừ, tôi cũng thấy thế. Tôi nhớ tụi thằng Ổi, con Ớt nhà anh Hai quá.
Chúng nó đi gì mà biền biệt. Cả năm chẳng thấy đưa con về thăm ông bà…
Bà: Hay là hôm nào ông thu xếp lên thăm chúng nó vậy. Nó không về được thì mình rang
đến để xem mặt cháu thế nào. Giờ này chúng nó chắc lớn lắm rồi.
Ông: Thôi được, để tôi thu xếp. Mà phải lo nốt mấy sào ruộng đã. Làm cỏ, bón phân đã.
Mình già rồi, làm lâu quá. Hay là bán quách cho xong.
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 12


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Bà (xua tay): Bán là bán thế nào? Rỏ dở hơi. Thế sao hôm trước kêu là thuê mấy đứa đến
làm giúp cho? Chưa xong à? Hay là ông bận nhậu nên câu giờ của tôi? (giọng bực mình).
Ông: Bà chỉ nghĩ oan cho tôi. Giờ thuê người khó lắm. Thanh niên lên thành phố cả. Ở quê
toàn ông bà già. Ruộng nhà người ta phải bỏ hoang kia kìa. Để làm hết lứa cỏ này thì tôi đi.
Sau khi nói xong, GV sẽ sử dụng đoạn hội thoại vừa rồi để đặt câu hỏi, dẫn dắt vào bài
mới:
- Vấn đề nào đang diễn ra ở gia đình nọ?
- Tại sao ông cụ phải làm một mình?
Sau khi HS trả lời, GV vào nội dung của bài mới.
Đến phần “Ảnh hưởng của đô thị hóa”, vở diễn tiếp tục:
Thế là sau đó một tuần, ông cụ khăn gói lên thành phố thăm con… Thấm thoắt cũng đến
ngày về.
Bà già đi đi lại lại, giọng sốt ruột.
Bà: Sao điện bảo hôm nay về mà giờ vẫn chưa thấy. Hay là có chuyện gì (nhìn ra ngõ). A,
mình về kia rồi, (giọng hốt hoảng) sao mà gầy rộc đi thế này? Chúng nó không cho ông ăn
gì à?
Ông (thở dốc): Không, tôi vẫn ăn. Chúng nó không cho tôi nhịn bữa nào. Tôi ăn nhiều

hơn cả ở nhà nữa. Nhưng mà mệt quá.
Bà: Mệt thế nào? Ông kể nhanh cho tôi nghe. Chi tiết vào đấy? Chúng nó ở nhà to lắm
hả?
Ông: (kể chuyện ở thành phố bằng hình ảnh).
Các hình ảnh về:
+ Nhà ở chật chội, thiếu thốn. Đường sá đông đúc, kẹt xe. Môi trường ô nhiễm. Lớp học,
bệnh viện quá tải…
+ Đường nhiều, lớn. Nhiều công trình hiện đại. Người dân mua sắm, đi du lịch…
Ông: Thôi, lần sau cho bà đi. Tôi sợ thành phố lắm rồi…
GV dựa vào thông tin mà ông cụ trình chiếu, tổi chức cho HS làm việc nhóm để rút ra:
+ Những tích cực và hạn chế của đô thị hóa?
+ Nguyên nhân nào khiến đô thị hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam?
+ Nếu em là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để quản lí tốt quá trình đô thị hóa này?
HS làm việc nhóm. GV quan sát và nhận xét quá trình làm việc của nhóm kịch cũng như
các HS còn lại.
Các HS trong lớp bám sát yêu cầu của GV, theo dõi vở kịch và hoàn thành nội dung thào
luận.
Địa lí 10, bài 27 “Vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp. Các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp”.
Nội dung tiểu phẩm
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 13


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Người dẫn chuyện: Xuân và Lan là bạn học cùng lớp. Sáng chủ nhật, cả hai bỗng gặp nhau tại
chợ. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện.
Xuân: Bạn đi mua gì mà mang cái giỏ to thế?

Lan: À, hôm nay nhà mình có đám giỗ. Mẹ sai mình đi mua đồ ăn. Ê, gà bán ở đâu thế?
Xuân (trỏ tay chỉ): Ở góc chợ đằng kia. Ơ, hình như nhà bạn nuôi gà mà sao phải đi
mua?
Lan (buồn rầu): Chán lắm, bị dịch H5N1 nên chết hết rồi. Cả mấy tháng nay giờ mới mua
gà ăn đó.
Xuân: Chia buồn với nhà bạn. Thế nhà bạn còn tính nuôi gà nữa không?
Lan: Không, sắp tới nhà tớ sẽ trồng thanh long. Đất nhà tớ tốt, anh trai tớ lại mới đi học
ngành trồng trọt về nên cũng có kĩ thuật nên rất yên tâm.
Xuân (tỏ vẻ lo lắng): Nhưng tớ thấy giá thanh long không ổn định. Bác tớ năm ngoái lỗ
nặng luôn. Chuyển sang trồng dưa hấu cũng thế. Chán lắm. Trồng cây gì, nuôi con gì
cũng đều khó khăn quá.
Lan: Ừ. Thôi, chuyện của người lớn. Tớ chẳng dám nghĩ đâu. Thế bạn đi mua gì?
Xuân: Tớ đi mua trái cây. Ê, bạn có bí kíp gì chỉ với. Tớ không phân biệt được đâu là trái
cây Việt và trái cây Trung Quốc nữa. Nghe nói người ta dùng hóa chất tiêm vào cuống,
thúc trái cây chín đấy.
Lan: Ghê quá, nghe bạn nói, tớ hết dám ăn trái cây rồi. Mà tớ không biết cách phân biệt
đâu. Bạn thử hỏi mấy người lớn tuổi ấy. Thôi, tớ đi mua gà đây. Hẹn gặp bạn sau nhé.
Xuân: Ừ, mai gặp lại.
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Hai bạn đã đề cập đến những cây trồng và vật nuôi nào?
- Đó là sản phẩm của những ngành nào?
- Tại sao việc chăn nuôi và trồng trọt của hai gia đình gặp nhiều khó khăn?
- Vai trò của ngành nông nghiệp là gì?
- Việc phát triển nông nghiệp có gây tác động tiêu cực gì không?
- Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành?
- Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ định hướng phát triển ngành như thế nào?
HS qua tiểu phẩm và kiến thức đã biết kết hợp SGK hoàn thành các yêu cầu của GV.
Địa lí 10, bài 37 “ Địa lí các ngành giao thông vận tải”
Nội dung tiểu phẩm
Người dẫn chuyện: Để thấy được tại sao ô tô có thể cạnh tranh quyết liệt với đường sắt. Một

học sinh A lên tự sướng

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 14


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Chào các bạn! Tớ là ô tô nếu mà nói về ưu điểm của tớ thôi có thể nói hết ngày không
kể hết. Các bạn đi đến đâu chỗ nào cũng có sự có mặt của tớ, tớ có thể len lỏi vào mọi ngõ
ngách, xóm làng, chất lượng đường thì thôi khỏi nói đường ngon lành, đường ổ gà.. ổ voi tới
đều đi được tất, địa hình nào tớ cũng chinh phục từ đồng bằng đến đồi núi ngon lành hơn
đường sắt là chắc rồi. Ha ha, đường dài thì tớ không bằng nhưng với những đoạn đường
ngắn trung bình không ai hiệu quả bẳng tớ, tớ có thể đáp ứng sự đa dạng các yêu cầu vận
chuyển của khách hàng. Ah tớ nói thật các cậu đi đâu bằng các phương tiện khách như máy
bay, tàu thủy, xe lửa đến ga muốn về đến nhà thì chắc là luôn cần sự có mặt của tớ, hì hì từ
ga đường sắt, ga sân bay, cảng biển ô tô tớ đều có mặt là phương tiện phối hợp hiệu quả..
Học sinh B ối giời! Cậu nhiều ưu điểm gớm nhỉ, nhược điểm cũng không ít đâu. Nhờ
cậu mà ở các đô thị đông dân việc di chuyển nhích từng cm, kẹt xe khói bụi khủng khiếp, việc
bùng nổ cậu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường, chưa kể là tai nạn giao thông
do cậu gây ra từng ngày đang là vấn nạn, nỗi đau của mọi người.,,, Xí Xí!
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Các nhóm rút ra những ưu điểm chính nào giúp ô tô cạnh tranh khốc liệt với đường sắt?
- Bên cạnh đó, ô tô có những nhược điểm nào lớn?
- Hãy đề xuất các giải pháp hạn chế các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và tai nạn giao
thông do đường ô tô gây ra?
Địa lí 12, bài 12 “ Thiên nhiên phân hóa đa dạng” Tiết 2: Nội dung phân hóa đai cao
Nội dung tiểu phẩm
Để khởi động cho nội dung Thiên nhiên phân hóa đai cao
Người dẫn chuyện: Hai vợ chồng Anh Tám và Chị Chuyện làm nông ở Cà Mau đang làm

nông vào mùa khô, trời oi bức rơi vào khoảng tháng 12.
Chị Chuyện mới từ ngoài đồng về nhà, kêu to, Ông nó ơi, đang ở đâu thế? Cho tôi ly
nước coi. Sao hôm nay trời nóng quá, chịu không nổi rồi, mới có mần chút cỏ ở ruộng tôi đã
nhễ nhãi mồ hôi rùi. Ông Tám từ trong nhà đem ly nước ra cho vợ, nói gì mà bà kêu thế, mùa
này là mùa khô trời nóng là đúng rồi. Thôi ráng vụ này trúng tui đưa bà đi nghỉ mát, làm cả
đời chưa đi đâu hết trơn? Bà Chuyện thế ông định cho tui đi đâu? Ông Tám, Đà Lạt được
không? Bà Chuyện, vậy thì ra Tết tui và ông đi thử xem nghe bà Nhiều đầu xóm kể: Ở trên
mát lắm và đẹp tui cũng muốn đi cho biết.

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 15


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Người dẫn chuyện: thế là ra tết khoảng tháng 2 năm mới hai vợ chồng ông Tám và bà Chuyện
ra bến xe đi Đà Lạt. Trên hành trình từ Cà Mau lên Đà Lạt khá xa hay ông bà ngủ một mạch
đến khi bác tài kêu dậy ăn trưa tại trạm dừng chân nhà hang Tâm Châu- Bảo Lộc. Hai ông bà
bước xuống xe.
Bà Chuyện kêu lên, ôi sao dưới mình nóng chảy mỡ lên đây không khí mát quá, mà
đây là đâu vậy ông Tám? Ông Tám trả lời: Bà không thấy bảng hiệu ghi là nhà hàng ở Bảo
Lộc, mà sắp tới Đà Latj chưa ông, chắc sắp rùi, đi ăn rồi đi một chặp nữa là tới.
Người dẫn chuyện: Sau khi dung bữa trưa, hai ông bà tiếp tục hành trình, đi khoảng 2 tiếng xe
đến bến hai ông bà đặt chân đến Đà Lạt.
Bước xuống xe, ông Tám kêu ôi trời lạnh lắm bà lấy áo khoắc them cho ấm. Bà
Chuyện làm theo lời ông dặn bước xuống xe bà thắc mắc hỏi chồng: Ông ơi? Tại sao Đà Lạt
mùa này mét mẻ và lạnh lạnh còn dưới mình lúc này nóng quá trời? Mà sao ở đây nhiều cây
thông còn dưới mình chẳng thấy vậy ông?
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao miền Tây thời điểm ông bà Tám đi du lịch lại nóng bức trong khi Đà Lạt lại

-

mát mẻ, cảnh quan cây cối ở đây lại có sự khác biệt với nơi ông Bà ở ?
Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo độ cao?
Biểu hiện thiên nhiên phân hóa theo độ cao thể hiện rõ nhất qua các thành phần thiên
nhiên nào?
Địa lí 12, bài 17 “Lao động và việc làm”
Nội dung tiểu phẩm

Người dẫn chuyện: Trong một gia đình nọ, có một cậu con trai đang học lớp 12, chuẩn bị làm
hồ sơ thi đại học. Vào một buổi tối.
Mẹ (gọi to): Đại ơi, xuống ăn cơm.
Đại (hô to): Con xuống ngay mẹ ơi.
Mẹ (gắt gỏng): Ngay, ngay cái gì mà mẹ gọi tới mấy lần. Đi ăn liền đi, muôn rồi (gọi
vọng vào trong) anh ơi, mau ra đi, con nó xuống rồi đấy.
Cả nhà ngồi vào bàn ăn. Đang ăn, như sực nhớ ra, bố quay sang hỏi.
Bố: Đại này, con sắp làm hồ sơ thi đại học chưa?
Đại: Dạ, cuối tuần con làm ạ.
Bố: Con sẽ chọn ngành ngân hàng như bố bảo chứ?
Đại (ấp úng): Con… con… có lẽ con không chọn đâu ạ?
Mẹ (ngạc nhiên): Sao thế? Bố mẹ nói nhiều lần rồi. Thế con định chọn ngành gì?
Đại (mắt sáng lên): Dạ, con thấy mình cũng được, cao ráo, đẹp trai, body chuẩn nên
tính thi vào mấy trường nghệ thuật như múa hay làm người mẫu cũng được ạ.
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 16


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Cả bố và mẹ (tròn mắt): Cái gì?

Mẹ (sờ trán con): Ôi con tôi, học nhiều quá nên lú lẫn đây mà (rên rỉ) Thôi con ơi, con
ráng thi vào ngành ngân hàng đi rồi ra trường bố mẹ xin việc cho nó dễ.
Đại (phân bua) Nhưng mà con đâu có thích ngành đó. Mẹ thấy không, giờ ngân hàng
thất nghiệp đầy. làm cả ngày, tận tối mới xong, áp lực ghê gớm mà lương đâu có nhiêu. Cung
thì ít mà cầu thì nhiều. Sinh viên ra trường thì thiếu kĩ năng… Nhiều chuyện lắm ạ.
Bố: Nhưng mà bố mẹ còn lo được. Con không phải băn khoăn gì cả.
Đại: Bố ơi, con biết con không có khiếu với những con số. (quay sang mẹ) Mẹ, mẹ cứu
con với.
Mẹ: Bố nói đúng đấy. Mẹ cũng biết con có khiếu nghệ thuật. Đam mê cũng là cái hay.
Ngày xưa, mẹ cũng thích y lắm nên cũng quyết tâm thi cho bằng được. Ôn thi mãi thì gặp bố
con rồi yêu (mơ màng). Và thế là…
Bố: Thôi đi bà ơi. Bà thì bác sĩ gì chứ. Có mà mổ cho người ta rồi quên kéo trong
bụng họ thì có. Mà thi rõ lắm, thi 4 lần chẳng đâu, chẳng lấy chồng thì chờ đến khi nào. May
mà có tôi ra tay nghĩa hiệp, chứ không thì…
Đại (ngạc nhiên): Thật thế hả bố. Thế mà mẹ cứ nói là ngày xưa mẹ học giỏi lắm.
Mẹ: Cái ông này… Mà mẹ cũng giỏi mà. Chẳng qua mẹ thiếu may mắn thôi. Mà
chuyển đề tài từ khi nào thế? Con là phải thi ngân hàng cho mẹ.
Đại (van vỉ): Thôi, mẹ ơi. Con có thể thi ngành khác chứ nhất quyết không thi ngân
hàng đâu. Chán lắm. À, hay là để mai con lên hỏi thầy Địa lí đã nhé. Thầy hay lắm, tư vấn
cho đứa nào là đứa nấy thành công luôn.
Bố: Thật hả? Thầy giỏi vậy hả? Mai tôi và bà lên gặp thầy vậy. Thôi, cả nhà ăn đi kẻo
nguội.
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Vấn đề của gia đình là gì?
Tại sao anh con trai nhất quyết không thi ngành ngân hàng?
Những lí do anh đưa ra là gì?
Nếu là em thì em sẽ giải quyết ra sao?
Tại sao lại có tình trạng thất nghiệp nhiều?
Em đại diện cho chính quyền, em sẽ giải quyết các vấn đề về việc làm ra sao?
HS qua tiểu phẩm và kiến thức đã biết kết hợp SGK hoàn thành các yêu cầu của GV.

Địa lí 12, bài 26 “Cơ cấu ngành công nghiệp”’
Nội dung tiểu phẩm
Người dẫn chuyện: Công và Nghiệp là bạn học cũ hồi đại học. Sau khi ra trường, mỗi người
một chí hướng. Công trở về làm nông còn Nghiệp là ông chủ doanh nghiệp. Cả hai tình cờ
gặp nhau tại một quán cà phê.
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 17


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Công (reo mừng): Nghiệp, có phải “Nghiệp điện” đấy không? Trời ơi, sao giờ trông
mày béo quá, chẳng bù cho ngày xưa…
Nghiệp (cười hớn hở, bắt tay): Đúng, đúng. “Công hội” hả? Cơn gió nào đã cuốn
mày tới đây? Nhìn phong độ hơn xưa nhiều. Lâu quá rồi còn gì? Dạo này thế nào?
Công: Cũng tạm ổn. Nhà làm nông nghiệp, đủ gạo ăn. Còn mày thì sao?
Nghiệp: Kinh doanh cũng tốt. Tao đang tính mở xưởng làm bánh kẹo đây. Lát gặp đối
tác.
Công: Vậy hả, tính là ở đâu? Bánh kẹo gì? Đúng món khoái khẩu của tao rồi đó.
Nghiệp: Tao tính lên Bình Dương. Ở đó gần thành phố, dân đông, cơ sở hạ tầng tốt
nữa. Nhưng tao cũng lo là đang thiếu kinh nghiệm. Tính làm bánh kẹo khoai môn mà sợ rủi
ro và thiếu nguyên liệu.
Công (mừng rỡ): Thôi, dẹp quách dự án đó đi. Tao thấy không ổn đâu. Mày xuống chỗ
tao đi. Tao đang có mấy mẫu dừa và khoai đây. Theo tao, mày cứ về mở xưởng ở quê tao. Tao
cho mượn đất, cung cấp đầu ra luôn. Mấy gia đình gần chỗ tao cũng trồng nhiều lắm.
Nghiệp (chau mày): dưới mày quá nhiều xưởng kẹo dừa rồi. Tao có dở hơi mới chạy
theo họ.
Công (xua tay): Mày nghe tao nói đã. Đúng là họ làm kẹo dừa. Nhưng chỉ có kẹo dừa
thôi, phí lắm. Tao nói mày nhé. Cây dừa quá nhiều công dụng luôn. Mày không chỉ làm kẹo
dừa mà còn làm dầu dừa, đũa dừa, thảm dừa, tinh dầu dừa, thạch dừa, cơm dừa sấy, rồi làm

thức ăn gia súc nữa… Tao cũng làm thử một ít mà thiếu vốn.
Nghiệp (đăm chiêu): Nghe bùi tai đấy. Để tao suy nghĩ thêm đã. Đối tác tới rồi. Tao
phải đi gặp họ đã. Mày cứ ngồi đây đợi tao. Lát đi làm vài ly nhé.
Công: Nhất trí. Mà mày thu xếp lẹ đi. Xuống cùng tao là nhất. Nhé, tao thích ăn kẹo dừa
nhất đó.
Sau khi kết thúc tiểu phẩm, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Ngành công nghiệp nào được cả hai nhắc đến?
- Để phát triển được ngành, cần phải có các yếu tố nào?
- Theo em, Nghiệp có nên về quê của Công để xây dựng cơ sở không hay là lên Bình
Dương? Em sẽ khuyên anh đó thế nào?
HS qua tiểu phẩm và kiến thức đã biết kết hợp SGK hoàn thành các yêu cầu của GV.
4. Kết quả thực hiện

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 18


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
4.1. Phương pháp thực nghiệm
- Dựa vào tình hình thực tế nhà trường, tôi chọn hai lớp có chất lượng học lực khá
tương đương nhau và tiến hành dạy để kiểm nghiệm.
+ Lớp thực nghiệm – Có sử dụng phương pháp đóng vai
+ Lớp đối chứng – Không sử dụng hoặc rất ít sử dụng phương pháp đóng vai.
- Bài giảng dạy: Bài 37, Địa lí 10 “Địa lí các ngành giao thông vận tải”.
- Nội dung thực nghiệm:
GV phát bảng hỏi vào cuối giờ, làm bài nhanh trong 5 phút
Trong bài học 37, có sử dụng tình huống kịch, em thấy: (đánh dấu vào ô lựa chọn)
 Bài học dễ hiểu hơn
 Hứng thú với bài học hơn

 Không có ý kiến
4.2. Kết quả thực nghiệm
Tại lớp đối chứng:
- Phương pháp giảng dạy không sử dụng hoặc rất ít sử dụng phương pháp đóng vai.:
Nhìn chung, học sinh có khả năng vận dụng thấp hơn. HS không yêu thích học bộ môn bằng.
Tinh thần học còn uể oải.
- Học sinh hiểu bài không sâu sắc, tỉ lệ điểm dưới trung bình trong các bài kiểm tra còn
nhiều, tỉ lệ khá giỏi thấp hơn lớp thực nghiệm.
Tại lớp thực nghiệm:
Qua quá trình cho học sinh thực hiện nội dung theo phương pháp đóng vai, tôi nhận
thấy các em đã có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu nội dung và khả năng tiếp thu, tìm tòi
kiến thức cũng được đánh giá cao. Các em rất tích cực tham gia xây dựng bài, với các câu hỏi
gợi mở đặt ra phần nào vừa sức hơn với học sinh; những em học sinh yếu hơn cũng đã có thể
tham gia vào nội dung bài, những em có lực học khá có cơ hội thử sức với những câu hỏi khó.
Vì thế mà bài giảng trên lớp rất sôi nổi, đối tượng học sinh nào cũng được tham gia.
So với năm học trước, kết quả có phần khả quan hơn. Tỉ lệ học sinh hiểu bài tại lớp
cũng khá hơn so với trước. Sau một thời gian khi đã quen với cách học, các em đã có hứng
thú hơn khi học tập bộ môn. Các nội dung cần tìm hiểu, thông qua tiểu phẩm đã được các em
giải quyết rất nhanh gọn.
- Tỉ lệ khá và giỏi chiếm chủ yếu, tỉ lệ trung bình ở mức thấp hơn và không có học sinh
yếu.
Cụ thể như sau:
- So sánh kết quả của học sinh qua bài kiểm tra nhanh sau bài học năm học 2017 – 2018.
Thông tin
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Lớp đối chứng
10a2

Lớp thực nghiệm

10a1
Trang 19


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
Kết quả chung
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
Hứng thú với bộ môn

100 %
38,9 %
40,9 %
20,2 %
0
72,7 %

100 %
40,7%
55,6 %
3,7 %
0
92,6 %

- Năm học 2017 – 2018 kết quả học tập cuối năm khi tôi áp dụng nhiều tại lớp 10A1, lớp
10A2 ít áp dụng hơn.
STT


Khối

Ban

1
2

Chất lượng

Sĩ số
Giỏi
27
9

Khá
5
16

TB
0
4

≥5
32
29

Yếu
0
0


Kém
0
0

10A1
Cơ bản
32
10A2
Cơ bản
29
Qua kết quả trên ta thấy:
Tại các lớp giáo viên ít sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học, kết quả nhiều học
sinh vận dụng không tốt kiến thức, từ đó không đáp ứng tốt yêu cầu của các bài kiểm tra.
Tại các lớp giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học, kết quả đa số học
sinh nắm được kiến thức bài học rất nhanh, nhiều học sinh có khả năng khám phá ra nhiều ý
tưởng hay cho bài học. Việc thảo luận, chia sẻ và hỗ trợ nhau tốt. Chính vì thế, các bài kiểm
tra của học sinh điểm rất cao, không có học sinh yếu kém. Các kĩ năng địa lí của học sinh từ
đó cũng được nâng cao lên rõ rệt, học sinh yêu thích môn học.
5. Bài học kinh nghiệm
Đóng góp mới của đề tài
- Đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học địa lí.
- Góp phần đa dạng về phương pháp dạy học.
Tính khả thi của đề tài
- Phương pháp đóng vai dễ sử dụng trong dạy học, thực hiện được ở tất cả các lớp, các
trình độ khác nhau.
- Tính phổ biến: tất cả các đối tượng giáo viên, học sinh khi học tập và tìm hiểu môn
địa lí.
- Phương pháp có thể sử dụng giảng dạy được ở nhiều môn và nhiều cấp học, kể cả tự
nhiên và xã hội.

Hướng phát triển của đề tài
- Không chỉ dừng lại việc sử dụng phương pháp đóng vai trong các bài về kinh tế - xã
hội, nó còn có thể ứng dụng tốt trong các bài về tự nhiên.

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 20


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT
- Phương pháp đóng vai không chỉ nghiên cứu tập trung ở phần mở bài của tiết học mà
còn phát triển ở tất cả các bước lên lớp.

6. Kết luận
Để dạy học có kết quả bằng việc sử dụng phương pháp đóng vai cần xác định mức độ
tổ chức của nó, phụ thuộc vào nội dung và định nghĩa của những thao tác tư duy có thể phân
ra các mức độ sau:
+ Mức độ thứ nhất – HS nhận biết được thông tin truyền tải, kể tên được và nhắc lại
các nội dung chính.
+ Mức độ thứ 2 – HS thảo luận, giải thích hoặc phân tích theo yêu cầu của GV kết hợp
với các kiến thức đã học hoặc tham khảo thêm tài liệu.
+ Mức độ 3 – HS có thể đánh giá chất lượng tiểu phẩm, đề xuất các giải pháp, chỉ ra
lỗi sai hay bất hợp lí của kiến thức có trong tiểu phẩm. Mức này còn ít đạt được.
Dạy đúng kiến thức địa lí đã khó, dạy để học sinh yêu thích bộ môn lại càng khó hơn,
nhất là ở bậc THPT. Để học sinh yêu thích bộ môn, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ lực,
quyết tâm, tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Đó cũng
chính là mục đích của giải pháp này muốn đề cập. Rất mong được các đồng nghiệp tham khảo
và đóng góp ý kiến xây dựng để phương pháp đóng vai được sử dụng hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Bảo Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2018
Người viết

Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 21


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, “Lí luận dạy học Địa lí”(phần đại cương), Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
2. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen, “Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học
phổ thông”. Nxb Giáo Dục, 2002.
3. Sách giáo viên, nhà xuất bản giáo dục, 2006.
4. Tham khảo các sách báo, trang mạng...

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 22


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

NHẬN XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
TỔNG SỐ ĐIỂM………
Bảo Lộc, ngày….tháng….năm….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 23


Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Địa lí THPT

GV : Nguyễn Mỹ Quỳnh Anh

Trang 24



×