Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết nước từ bồ công anh (lactuca indical)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA DỊCH CHIẾT NƯỚC TỪ BỒ CÔNG ANH
(LACTUCA INDICA L)
Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Minh Nhựt
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1311100687

: Trịnh Thị Phương Thảo
Lớp: 13DSH03

TP. Hồ Chí Minh, 2017


Đồ án tốt
nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện trên cơ sở
lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Minh


Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan
này.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Sinh viên

Trịnh Thị Phương Thảo


Đồ án tốt
nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học
Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học Thực phẩm - Môi trường cùng tất cả các thầy cô đã truyền dạy những kiến thức quý
báu cho em trong suốt những năm học vừa qua.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Nhựt,
người đã định hướng nghiên cứu, quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô ở
Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường cùng các anh
chị, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề
tài của mình.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh, động viên con
những lúc khó khăn, nản lòng trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong
cuộc sống.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2017
Sinh viên


Trịnh Thị Phương Thảo


Đồ án tốt
nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.
Đặt
vấn
..................................................................................................................1
2.
Mục
tiêu
..................................................................................................3

nghiên

đề
cứu

3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................3
4.
Phạm
vi

...................................................................................................3

nghiên

cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................ 4
1.1. Giới thiệu về cây bồ công anh và tác dụng dược lý ..................................................4
1.1.1.
Phân
................................................................................................................4

loại

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố...........................................................................................4
1.1.3.
Đặc
điểm
chung
.........................................................................5

của

Bồ

công

anh

1.1.4. Tác dụng dược lý...................................................................................................5

1.1.5. Thành phần hóa học của bồ công anh ...................................................................6
1.1.5.1. Flavonoid ............................................................................................................6
1.1.5.2. Alkaloid ...............................................................................................................8
1.1.5.3. Carbohydrate ....................................................................................................10
1.1.5.4. Glycoside...........................................................................................................11
1.1.5.5. Saponin..............................................................................................................12
1.1.5.6. Tannin ...............................................................................................................13
1.1.5.7. Amino acid ........................................................................................................14
1.1.5.8. Isoprenoid .........................................................................................................15
i


Đồ án tốt
nghiệp
1.2. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực
vật............................16
1.2.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn...................................................................16

i


Đồ án tốt
nghiệp

1.2.2. Cơ chế kháng khuẩn ............................................................................................16
1.2.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật.......................................19
1.2.3.1. Hợp chất phenolic .............................................................................................19
1.2.3.2. Nhóm alkaloid ...................................................................................................21
1.3. Tổng quan về một số nhóm vi khuẩn gây bệnh .......................................................23
1.3.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli .........................................................................23

1.3.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp. .........................................................................24
1.3.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp. ..............................................................................26
1.3.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp. ...............................................................................27
1.3.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp. .................................................................................28
1.3.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp. ..................................................29
1.3.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp....................................................30
1.3.8. Nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus ..............................................................31
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 33
2.1. Địa điểm và thời gian ..............................................................................................33
2.1.1. Địa điểm ..............................................................................................................33
2.1.2. Thời gian .............................................................................................................33
2.2. Vật liệu ....................................................................................................................33
2.2.1. Nguồn mẫu ..........................................................................................................33
2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị ...................................................................................................33
2.2.3. Môi trường và hóa chất sử dụng .........................................................................33
2.2.4. Dụng cụ và thiết bị ..............................................................................................34
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................35
2.3.1. Phương pháp thu và xử lý nguồn mẫu ................................................................35
2.3.2. Phương pháp tách chiết và thu nhận cao thực vật ...............................................35
2.3.3. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật .................................................36
2.3.4. Phương pháp tăng sinh, xác định mật độ tế bào vi sinh vật chỉ thị.....................36
ii


Đồ án tốt
nghiệp

2.3.5. Phương pháp pha loãng mẫu ...............................................................................37
2.3.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn ....................................................38
2.3.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học có trong cao chiết ...........................38

2.3.7.1. Định tính carbohydrate .....................................................................................39
2.3.7.2. Định tính alkaloids ............................................................................................39
2.3.7.3. Định tính saponin ..............................................................................................39
2.3.7.4. Định tính cardiac glycoside ..............................................................................39
2.3.7.5. Định tính anthraquinone glycoside ...................................................................40
2.3.7.6. Định tính flavonoid ...........................................................................................40
2.3.7.7. Định tính các hợp chất phenol ..........................................................................41
2.3.7.8. Định tính tannin ................................................................................................41
2.3.7.9. Định tính steroid ...............................................................................................41
2.3.7.10.Định tính amino acid........................................................................................41
2.3.8. Phương pháp đánh giá khả năng kháng oxy hóa DPPH .....................................42
2.3.9. Phương pháp định lượng thành phần hóa học .....................................................42
2.3.9.1. Định lượng vitamin C........................................................................................42
2.3.9.2. Định lương Alkaloid..........................................................................................43
2.3.9.3. Định lượng Flavonoid .......................................................................................44
2.3.10.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................44

2.4. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................................44
2.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hiệu suất thu hồi
cao chiết từ Bồ công anh
................................................................................................46
2.4.1.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................................46
2.4.1.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................................47
2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công
anh đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh. .....................................................................48
2.4.2.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................................48
3



Đồ án tốt
nghiệp

2.4.2.2. Thuyết minh quy trình ......................................................................................50
2.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của cao chiết nước từ cây Bồ
công anh. ........................................................................................................................50
2.4.3.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................................50
2.4.3.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................................51
2.4.4. Thí nghiệm 4: Định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết nước
từ cây Bồ công anh. ........................................................................................................51
2.4.4.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................................51
2.4.4.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................................53
2.4.5. Thí nghiệm 5: Định lượng một số thành phần hóa học của cao chiết nước từ cây
Bồ công anh....................................................................................................................53
2.4.5.1. Sơ đồ thí nghiệm................................................................................................53
2.4.5.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................................55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 56
3.1. Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi cao chiết Bồ công anh từ dung môi nước ........56
3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh trên các
chủng vi khuẩn gây bệnh................................................................................................56
3.2.1. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm
vi khuẩn Escherichia coli
...............................................................................................56
3.2.2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm
vi khuẩn Listeria Spp. ....................................................................................................58
3.2.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm
vi khuẩn Samonella Spp.
................................................................................................58
3.2.4. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm

vi khuẩn Shigella Spp.....................................................................................................60

4


Đồ án tốt
3.2.5.
nghiệpKết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm
vi khuẩn Vibrio spp. .......................................................................................................61

5


Đồ án tốt
nghiệp

3.2.6. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ Bồ công anh đối với nhóm
vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da. ..................................................................................62
3.3. Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước Bồ công anh đối với
20 vi khuẩn gây bệnh .....................................................................................................63
3.4. Kết quả định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết nước Bồ công
anh 64
3.5. Kết quả định lượng một số thành phần hóa học của cao chiết nước Bồ công anh..66
3.6. Kết quả khả năng kháng oxy hóa của cao chiết nước từ Bồ công anh ....................67
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 71
4.1. Kết luận....................................................................................................................71
4.2. Đề nghị ....................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 72
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1


6


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DMSO:

Dimethyl sulfoxide

RNA:

Ribonucleic acid

TSA:

Trypton Soya Agar

TSB:

Trypton Soya Broth

LiWE:

Lactuca indica Water extract

NA:

Non Activity


DPPH:

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

7


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan,
1999)...............................................................................................................................18
Bảng 3.1 Kết quả đường kính vòng ức chế (mm) của cao chiết nước Bồ công anh trên
20 chủng vi khuẩn gây bệnh...........................................................................................63
Bảng 3.2 Kết quả định tính một số thành phần hóa học của cao chiết nước từ Bồ công
anh. .................................................................................................................................6
5
Bảng 3.3 Kết quả định lượng một số thành phần hóa học của Bồ công anh .................67
Bảng 3.4. Hàm lượng chất kháng oxy hóa theo vitamin C............................................69

vii


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid (B) Euflavonoid,

(C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid................................................................................7
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid ........................................9
Hình 1.3. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate ..............................................................10
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại glycoside..............................................................................12
Hình 1.5. Sơ đồ phân loại nhóm saponin ......................................................................13
Hình 1.6. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt, 2004)
........................................................................................................................................17
Hình 1.7. E.coli quan sát dưới kính hiển vi ...................................................................23
Hình 1.8. Hình thái vi khuẩn Salmonella spp................................................................25
Hình 1.9. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. .............................................................26
Hình 1.10. Hình thái vi khuẩn Listeria spp. ..................................................................27
Hình 1.11. Hình thái vi khuẩn Vibrio spp. ....................................................................28
Hình 1.12. Vi khuẩn Pseudomonas ...............................................................................30
Hình 1.13. Vi khuẩn Enterococcus spp. ........................................................................31
Hình 1.14. Vi khuẩn Staphylococcus aureus.................................................................32
Hình 2.1. Phương pháp pha loãng mẫu .........................................................................37
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ..................................................................45
Hình 2.3. Quy trình tách chiết và thu hồi cao từ cây bồ công anh ................................46
Hình 2.4. Mẫu Bồ công anh sau khi sấy khô................................................................47
Hình 2.5. Quy trình đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết nước bồ công anh 49
Hình 2.6. Quy trình khảo sát kháng oxy hóa của cao chiết ...........................................51
Hình 2.7. Sơ đồ định tính thành phần hóa học của cao chiết nước ...............................52
Hình 2.8. Sơ đồ định lượng vitamin C, alkaloid và flavonoid ......................................54
Hình 3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli ........................................................................57
8


Đồ án tốt
nghiệp


Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với nhóm vi khuẩn Listeria Spp...............................................................................58
Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với nhóm vi khuẩn Salmonella spp. .........................................................................59
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp...............................................................................60
Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với nhóm vi khuẩn Vibrio spp..................................................................................61
Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ bồ công anh và Ciprofloxacin
đối với vi khuẩn E. feacalis............................................................................................62
Hình 3.7. Hiệu quả kháng oxy hóa của vitamin C ........................................................68
Hình 3.8. Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nước từ Bồ công anh .......................68

9


Đồ án tốt
nghiệp

1


Đồ án tốt
nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo các nhà phân loại thực vật, nước ta có

khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó khoảng 3.948 loài được dùng làm dược
liệu (Viện dược liệu, 2007). Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên
thế giới (IUCN, 1992) thì số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Trong
tổng số 3948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập tung chủ yếu
trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10% là cây thuốc trồng.
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ là do các hợp chất tự nhiên có ở trong chúng quyết
định. Do đó, nói tới nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc phong phú trên đất nước ta
cũng là nói tới khả năng sinh tổng hợp, chuyển hóa và tích lũy các hợp chất tự nhiên có
hoạt tính sinh học của nguồn gen thực vật. Ngày nay, các hợp chất có nguồn gốc thiên
nhiên được dùng làm thuốc chữa bệnh đã và đang được các nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm do tính ít độc và khả năng dung nạp tốt của chúng với cơ thể
sống. các hợp chất thiên nhiên từ thực vật cũng như các sinh vật khác rất phong phú về
mặt cấu trúc hóa học và thể hiện nhiều hoạt tính đáng quan tâm như: kháng sinh, kháng
viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, kìm hãm HIV, điều hòa miễn dịch, chống sốt rét.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2009 đến nay, số lượng bán thuốc
kháng sinh ở Việt Nam ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm hiện tại.
Bộ Y tế trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh của
người dân Việt Nam ở thành thị là 88%, trong khi ở nông thôn lên tới 91%, tỉ lệ sử
dụng kháng sinh ở các bệnh viện tuyến trung ương chỉ chiếm gần 30% chi phí điều trị
trong khi các bệnh viện tuyến tỉnh là 35%, tuyến huyện là 45%. Việc lạm dụng kháng
sinh trong điều trị bệnh đã khiến quá trình kháng kháng sinh của vi khuẩn đẩy mạnh
làm mất đi vai trò của kháng sinh trong điều trị bệnh. Vấn đề về thực trạng kháng
kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Các

2


bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục và nhiễm khuẩn bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử
vong cao ở các nước đang phát triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu

sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi
khuẩn.
Bồ công anh còn có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi
mác, diếp trời, rau mũi cày. Là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), sống
một năm hoặc hai năm, không lông. Thân cao 60-200 cm, đơn hoặc chẻ nhánh ở phần
trên. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy
tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa. Bồ công anh mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía
Bắc. Thường dùng lá bồ công anh, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô,
dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng rễ, toàn cây phơi khô. Dùng để chữa một số bệnh
như: chữa sung vú, tắc tia sữa, chữa đau, viêm loét dạ dày, tá tràng, mắt đau sung đỏ,
mụn nhọt, viêm họng, viêm phổi, phế quản…
Sử dụng các nhóm chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thực vật để thay thế các loại
thuốc kháng sinh hóa học là một giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh. Tuy nhiên,
loại cây này được con người sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian và truyền
miệng từ đời này sang đời khác. Do đó, hoạt tính trị liệu và độc tính vẫn chưa được xác
định cụ thể. Vì thế việc đánh giá hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây
thuốc là điều hết sức cần thiết. Với cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh
giá hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết nước từ Bồ công anh (Lactuca indica
L)”. Đề tài này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học – Thực
phẩm – Môi trường, Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh.


2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá một số hoạt tính sinh học từ cao chiết nước của cây bồ công anh.

-


Xác định một số thành phần hóa học hiện diện trong cao nước.

3. Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát sơ bộ hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết bồ công anh đối với các
chủng vi khuẩn gây bệnh.

-

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết nước từ cây bồ công anh.

-

Xác định sự hiện diện một số thành phần hóa học của cao chiết bồ công anh.

-

Định lượng các chất vitamin C, alkaloid, flavonoid.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Mẫu cây bồ công anh được tách chiết cao từ dung môi nước và khảo sát hoạt
tính kháng khuẩn trên các nhóm vi khuẩn: Escherichia Coli, Samonella spp.,
Vibrio spp., Shigella spp., Listeria spp., Pseudomonas spp., Enterococcus spp.,
Staphylococcus spp.

-


Định tính các thành phần hóa học: carbohydrate, saponin, alkaloid, cardiac
glycoside, antharaqinone glycoside, flavonoid, phenolic compound, tannin,
steroid, amino acid.

-

Định lượng các chất: vitamin C, alkaloid, flavonoid.

-

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa bằng thuốc thử DPPH.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu về cây bồ công anh và tác dụng dược lý

1.1.1. Phân loại
Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời,
rau mũi cày, là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Bộ (ordo): Asterales (Cúc)
Họ (familia): Asteraceae (Cúc)
Chi (genus): Lactuca
Loài (species): L.indica
Tên tiếng Anh: The common dandelion (thường gọi là "dandelion")
Tên khoa học: Lactuca indica L
Tên đồng nghĩa:
Brachyramphus sinicus Miq.
Chondrilla squarrosa (Thunb.) Poir.

Lactuca amurensis Regel & Maxim.
Lactuca amurensis Regel
Lactuca bialata Griff.
Lactuca brevirostris Champ.
Lactuca brevirostris Champ. ex Benth.
Lactuca brevirostris var. brevirostris
Lactuca brevirostris var. foliis laciniatis Hemsl.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Nguồn gốc: Cây bồ công anh (Lactuca indica L) có nguồn gốc từ đại lục Á – Âu,
và ngày nay được trồng khắp Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), Bắc Mỹ,
Nam Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Australia, và Ấn Độ.
Phân bố: cây mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các vùng ẩm thuộc các nước Châu Á
như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Philippin và các nước Đông Dương. Ở


Việt Nam, Bồ công anh phân bố rải rác khắp mọi nơi (thường ở độ cao dưới 1000 mét)
đến trung du và đồng bằng. Cây thường mọc ở nơi đất ẩm, trong vườn, ven đường đi,
bãi sông hoặc trên các thửa ruộng, nương rẫy đã bỏ hoang. Thu hái vào khoảng tháng 5
– 7, lúc câu chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
1.1.3. Đặc điểm chung của Bồ công anh
Cây bồ công anh sống một năm hoặc hai năm. Thân không lông, cao 60 – 200 cm,
thân thường đơn hoặc chẻ nhánh ở phần trên. Các lá phía dưới không lông, lá đơn mọc
cách. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi mác, kích thước phiến lá dài từ 13 – 25
cm, rộng từ 1,5 – 11 cm, đầu lá nhọn, đuôi lá hình nêm hoặc men cuống, cuống lá
thường ngắn hoặc men cuống tới tận nách lá. Mép lá nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng
cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới xanh xám. Các lá mọc ở phía trên
gần đỉnh ngọn sinh hoa thường trên nhỏ hơn và thẳng. Hoa mọc ở đầu ngọn, đầu cành.
Hoa tựa hình chùy, đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm; cuống dài 10 – 25 mm, mọc thẳng.
Tổng bao hình trụ, kích thước chùm hoa thường cao 10 – 13 cm, rộng 5 – 6 mm, các lá
bắc không lông, màu tía, các lá ngoài hình trứng, dài 2 – 3 mm, các lá trong hình trứng

– mũi mác, các lá bắc tận trong cùng khoảng 8, hình mũi mác. Hoa tự thường có 21 –
27 bông, màu vàng nhạt, kích thước hoa 12 – 13 mm, rộng mm. Quả bế hình elip,
phẳng, màu đen, kích thước quả dài 4 – 4,5 mm, rộng 2,3 mm; mỏ quả dài 1 – 1,5 mm.
Mào lông màu trắng gắn liền quả dài 7 – 8 mm. Bồ công anh có số nhiễm sắc thể 2n =
18 (Peng & Hsu, 1978).
1.1.4. Tác dụng dược lý
Flavonoid của Bồ công anh đã được nghiên cứu tác dụng sinh học thấy có tác dụng
ức chế men oxy hóa khử peroxydase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí
nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa
khử rõ rệt.
Bồ công anh (Đông y cho là thuộc về hàn lương) được áp dụng phương pháp lồng
cử động đã thể hiện tác dụng an thần. Theo tài liệu nước ngoài, tại một số nước, người


ta có sử dụng và nghiên cứu những loài Lactuca khác như L.virosa, L. sativa (rau diếp
ăn của Việt Nam), thấy những cây này không độc và có tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương gây ngủ nhẹ.
Tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn
dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu.
Theo Y học cổ truyền, Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông
lâm, chủ trị các chứng ung nhọt, sang lở, nhũ ung (viêm vú), trường ung (viêm ruột),
đau họng (hầu tý), mắt sưng đỏ đau, chứng thấp nhiệt hoàng đản (viêm gan vàng da),
nhiệt lâm (viêm tiết niệu).
1.1.5. Thành phần hóa học của bồ công anh
1.1.5.1.

Flavonoid

a. Khái niệm: Flavonoid là 1 nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật, đây
còn là sắc tố sinh học giúp tạo màu sắc cho hoa. Flavonoid có cấu tạo gồm 2 vòng

benzen A và B được nối với nhau qua một mạch 3 carbon. Phần lớn các chất flavonoid
có màu vàng, tuy nhiên 1 số có màu xanh, tím, đỏ và 1 số khác lại không màu. Trong
thực vật cũng có 1 số hợp chất không thuộc flavonoid cũng có màu vàng như
carotenoid, anthranoid, xanthon (Quỳnh Ngọc, 2011).
Chúng thường được cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) hoặc (-OCH3) và
thường ở dạng phức với glucose và hữu cơ. Trong số này có những nhóm chất phổ biến
như flavonone, anthocyanin, flavon, catechine và rotenone.. Chỉ riêng hai nhóm flavon,
flavonone với các nhóm thế là OH và OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38 627 chất
(Ngô Văn Thu, 1998).
Các flavonoid có hoạt tính kháng khuẩn do chúng có khả năng tạo phức với các
protein ngoại bào và thành tế bào vi khuẩn. Flavonoid càng ưa béo thì càng có khả
năng phá vỡ màng tế bào vi sinh vật (Quỳnh Ngọc, 2011).
b. Phân loại: Dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hóa của
mạch 3C nên các flavonoid được chia thành 3 nhóm chính:


- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2: Euflavonoid.
- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3: Isoflavonoid.
- Các flavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4: Neoflavonoid (Ngô Văn Thu, 2011).

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid (B) Euflavonoid,
(C) Isoflavonoid, (D) Neoflavonoid
c. Vai trò:
- Các chất flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy
hóa bởi các gốc tự do như OH+, ROO- (là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung
thư, tăng nhanh sự lão hóa,...) làm cho tế bào hoạt động khác thường.
- Flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại hay các hợp chất hữu
cơ chứa các gốc nitrite, carboxyl, carbonyl,… giúp bảo vệ sinh vật chống lại quá trình
oxy có hại như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hóa. Do đó, các chất
flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão

hóa, tổn thương do bức xạ. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn
ở gan và bảo vệ chức năng gan.


- Flavonoid còn có tác dụng chống dị ứng, kháng viêm bằng cách ngăn chặn sự
phóng thích hay tổng hợp các hợp chất làm tăng tình trạng viêm và dị ứng như
histamine, serine protease, prostaglandin, leukotrien,… (Quỳnh Ngọc, 2011).
1.1.5.2.

Alkaloid

a. Khái niệm:
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản
ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật. Thông thường các
alkaloid kiềm không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Trái lại các
muối alkaloid thì dễ tan trong nước và hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ ít
phân cực. Từ đó, dựa vào độ tan khác nhau của các loại alkaloid mà sử dụng dung môi
thích hợp để chiết xuất và tinh chế alkaloid.
Alkaloid là amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhưng các amin do
động vật và nấm tạo ra cũng được gọi là các alkaloid. Nhiều alkaloid có các tác động
dược lý học đối với con người và các động vật khác. Các alkaloid thông thường là các
dẫn xuất của các acid amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm
thấy như là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua), động
vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều alkaloid có thể được tinh chế từ
các dịch chiết thô bằng phương pháp chiết acid - base (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv,
2010).
Alkaloid có 2 phản ứng chính là phản ứng tạo tủa và phản ứng tạo màu. Có 2 nhóm
thuốc thử tạo tủa với alkaloid. Nhóm thứ nhất cho tủa rất ít tan trong nước, tủa này sinh
ra hầu hết là do sự kết hợp của 1 cation lớn là alkaloid với 1 nhóm anion lớn thường là
anion phức hợp của thuốc thử và nhóm thứ hai cho kết tủa ở dạng tinh thể. Đối với

phản ứng tạo màu, có 1 số thuốc thử tác dụng với alkaloid cho những màu đặc biệt
khác nhau. Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alkaloid hay không, còn phản ứng tạo màu
cho biết những chất có trong alkaloid (Phạm Thanh Kỳ, 1998).
b. Phân loại


Các nhóm alkaloid hiện nay bao gồm:
- Nhóm pyridine: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin,
nicotin, spartein, pelletierin.
- Nhóm isoquinolin: các ancaloit gốc thuốc phiện như morphin, codein, thebain,
papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin.
- Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin.
- Nhóm tropan: atropine, cocain, ecgonin, scopolamine.
- Nhóm quinolin: quinine, quinidine, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnine,
brucin, veratrin, cevadin.
- Nhóm phenothylamin: mescalin, ephedrine, dopamine, amphetamine.
- Nhóm indole:
Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin
Các ergolin: Các ancaloit từ nhựa ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamine, acid
lysergic v.v
Các beta-cabolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpine, emetin
- Nhóm purin: Các xanthin như caffeine, theobromin, theophylline (Tôn Nữ Minh
Nguyệt và ctv, 2010).

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloid


c. Vai trò
Đa số các alkaloid đều có tác dụng diệt khuẩn, một số loại có tác động lên hệ thần
kinh như morphin, codein, cocain,… Ngoài ra, alkaloid còn làm hạ huyết áp và giúp

chống ung thư (Vũ Xuân Tạo, 2013).
1.1.5.3.

Carbohydrate

a. Khái niệm
Carbohydrate là một nhóm chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh vật.
Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O với công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n,
thường m = n (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013).Nhìn chung hàm lượng carbohydrate ở
thực vật cao hơn động vật. Ở thực vật carbohydrate thay đổi tùy theo loài, giai đoạn
sinh trưởng và phát triển.
- Thực vật: chiếm khoảng 75% trong các bộ phận như củ, quả, lá, thân, cành.
- Động vật: chiếm khoảng 2% trong gan, cơ máu,.. (Phùng Trung Hùng và ctv,
2013).
b. Phân loại
Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate được chia làm ba nhóm lớn:
monosaccharide, oligosaccharide (Disaccharide) và polysaccharide (Phùng Trung
Hùng và ctv, 2013).

Hình 1.3. Sơ đồ phân loại nhóm carbohydrate


×