Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 11 bài 8: Quang hợp ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.86 KB, 6 trang )

Tuần

Tiết

Bài 8:

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau khi học bài này, học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm quang hợp
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật
- Trình bày được cấu tạo (đặc điểm hình thái và giải phẫu) của lá thích nghi với
chức năng quang hợp
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ
yếu của các sắc tố quang hợp
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ và phát hiện kiến thức.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
3. Thái độ, hành vi:
Giáo dục ý thức vận dụng lý thuyết vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn sản
xuất.
II. TRỌNG TÂM BÀI.
- Vai trò của Nitơ và quá trình đồng hoá nitơ.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh vẽ sơ đồ quá trình quang hợp ở thực vật, phương trình tổng quát về
quang hợp, vai trò của quang hợp, cấu tạo bên ngoài và bên trong của lá, hệ sắc tố
quang hợp.
TaiLieu.VN


Page 1


IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (KHÔNG CÓ)
3. Bài mới.
a. Phần mở bài:
Năng lượng mặt trời được đi vào sinh giới bằng cách nào?
Năng lượng mặt trời đi vào sinh giới nhờ quá trình hấp thụ ánh sáng để quang
hợp của thực vật. Vậy quang hợp là gì? Quá trình này diễn ra như thế nào?
b. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung
I. Khái quát về quang hợp ở thực vật
1. Quang hợp là gì?

GV: Hãy quan sát hình vẽ 8.1 SGK (để - Khái niệm: Quang hợp là quá trình,
trống ở vị trí CO2 và C6H12O6).
trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời
được diệp lục lá hấp thụ để tạo ra để
Hãy điền vào chỗ trống các thành phần tạo ra cacbonhiđrat và oxi từ khí
còn thiếu và cho bịết chiều của mũi tên cacbonic và nước.
trong hình vẽ thể hiện cái gì?
Học sinh điền chính xác công thức tổng
quát của quá trình quang hợp, chiều của
mũi tên thể hiện chiều di chuyển của các
nguyên liệu và sản phẩm của quá trình
quang hợp.

Mô tả quá trình quang hợp thông qua
hình vẽ?

TaiLieu.VN

Page 2


Nước được vận chuyển từ rễ lên lá, kết
hợp với CO2 của không khí đi qua khí
khổng vào lá, dưới tác dụng của ánh
sáng mặt trời tạo ra sản phẩm C6H12O6
(sản phẩm này có thể biến thành đường
đơn để cây có thể sử dụng hoặc dự trữ
dưới dạng tinh bột) và O2 giải phóng ra
ngoài môi trường.
GV: Quang hợp là gì?
Học sinh trình bày khái niệm
GV: Viết phương trình tổng quát của
quang hợp
HS lên bảng viết phương trình tổng
quát, HS khác nhận xét và GV chính xác
Phương trình tổng quát (SGK)
hóa.
GV đặt vấn đề: Vậy quang hợp có vai
trò gì đối với đời sống thực vật nói riêng
và toàn bộ sinh giới nói chung?
2. Vai trò của quang hợp
HS nghiên cứu mục II.2 SGK và trình
bày vai trò của quang hợp.

Quang hợp có 3 vai trò chính
GV: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ - Sản phẩm của quang hợp là nguồn
quan nào của cây?
chất hưu cơ làm thức ăn cho mọi sinh
vật trên hành tinh này và là nguyên liệu
HS: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh.
xanh vì lá xanh là cơ quan chuyên trách
quanh hợp. Ngoài ra, các phần có màu - Quang năng được chuyển hóa thành
xanh khác của cây như vỏ, thân, đài hoa, hóa năng trong sản phẩm của quang
quả xanh cũng thực hiện quang hợp
hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì
sự sống của sinh giới
- Quang hợp điều hòa không khí: Giải
phóng O2 và hấp thụ CO2.

TaiLieu.VN

Page 3


II. Lá là cơ quan quang hợp
GV đặt vấn đề: Lá có những đặc điểm 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích
nào phù hợp với chức năng quang hợp? nghi với chức năng quang hợp
GV yêu cầu học sinh: Quan sát hình 8.2 Đặc điểm giải phẫu hình thái bên
SGK rồi mô tả cấu tạo trong và cấu tạo ngoài:
ngoài của lá thích nghi với chức năng
- Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ
quang hợp
được nhiều tia sáng.
HS: Quan sát hình và mô tả

- Phiếu lá mỏng thuận lợi cho lá
GV: Tại sao lá là cơ quan quang hợp khuyếch tán vào và ra được dễ dàng.
chủ yếu?
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí
HS: Trong các tế bào mô giậu của lá có khổng giúp khí CO2 khuyếch tán vào
chứa nhiều sắc tố quang hợp nằm trong bên trong lá đến lục tạp.
lục lạp – Bào quan quang hợp.
Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:
GV: Quan sát hình 8.3 rồi mô tả cấu taọ
của lục lạp phù hợp với chức năng - Hệ gân lá có mạch dẫn xuất phát từ bó
mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào
quang hợp.
nhu mô lá. Nhờ vậy, nước và các ion
GV: Tại sao lá có màu xanh lục?
khoáng đến được từng tế bào để thực
hiện quang hợp và vận chuyển sản
HS: Vì lá có các nhiều diệp lục phẩm quang hợp của lá.
(Chlorophin), diệp lục có khả năng hấp
thụ ánh sáng màu xanh lục và phản - Các tế bào chứa lục lạp phân bố trong
chiếu vào mắt ta do đó ta thấy lá có màu mô giậu xếp xít nhau, nằm ngay dưới
xanh.
lớp tế bào biểu bì mặt trên của lá. Giúp
các phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp
được ánh sáng chiếu lên mặt trên của
lá. Còn mô khuyết phân bố gần mặt
dưới của lá, các tế bào mô khuyết phân
bố cách nhau tạo nên các khoảng rỗng
tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi
khí trong quang hợp
2. Lục lạp là bào quang hợp


TaiLieu.VN

Page 4


- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố
quang hợp, nơi xảy ra phản ứng ánh
sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản
ứng quang phân li nước và quá trình
tổng hợp ATP trong quang hợp
- Chất nền (strôma) của lục lạp là nơi
diễn ra các phản ứng của pha tối quang
hợp.
3. Hệ sắc tố quang hợp
Hệ sắc tố quang hợp bao gồm:
GV: Có những loại sắc tố quang hợp Diệp lục a, có chức năng chuyển hóa
nào?
năng lượng ánh sáng thành năng lượng
hóa học trong ATP và NADPH.
HS: 2 nhóm sắc tố: diệp lục và crôtenôit
Diệp lục b, có chức năng truyền năng
GV: Chức năng của mỗi loại sắc tố là lượng ánh sáng
gì?
HS: Chỉ có diệp lục là tham gia trực tiếp
vào quá trình chuyển hóa năng lượng
ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng
của mối liên kết hóa học trong ATP và
NADPH.


Carôtenôit (sắc tố đỏ, da cam. vàng):
Carôten va xanhtôphin, có chức năng
truyền năng lượng ánh sáng tới diệp
lục a.
Sơ đồ truyền và chuyển hóa năng lượng

GV: Hãy sơ đồ hóa quá trình truyền và Carotenôit → Diệp lục b → Diệp lục a
chuyển hóa năng lượng trong lá
(ở trung tâm phản ứng) → ATP và
NADPH
HS lên bảng viết sơ đồ
GV chỉnh sửa và hoàn thiện
4. Củng cố:
- Hệ sắc tố quang hợp
TaiLieu.VN

Page 5


5. Dặn dò:
Đọc phần tóm tắt và mục em có biết ở cuối bài.

TaiLieu.VN

Page 6




×