Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng trong hôn nhân GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.94 KB, 10 trang )

Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
-----------------------------------

CHUYÊN ĐỀ:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG GIẢNG DẠY QUYỀN
BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN GDCD LỚP 12
I.MỤC TIÊU CỦA BÀI:
1. Về kiến thức:
 Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân giữa vợ và
chồng.
 Nắm được kiến thức về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
thông qua quan hệ nhân thân và tài sản.
2. Về kỹ năng:
 Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân
giữa vợ và chồng.
 Biết đề ra những biện pháp để giảm thiểu những vấn đề vi phạm quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng.
3. Về thái độ:
 Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng trong hôn nhân.
 Biết đấu tranh, phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong hôn
nhân và gia đình giữa vợ và chồng. Hình thành lối sống nhân cách tốt để xây
dựng gia đình hạnh phúc mai sau.
4. Năng lực hướng tới:
 Năng lực chung: Giải quyết vấn đề , giao tiếp, hợp tác.
 Năng lực riêng: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, điều chỉnh
hành vi pháp luật.
II. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
 Sách giáo khoa GDCD lớp 12
Tranh, ảnh, thơ, ca dao.
 Trang thiết bị: Giấy khổ lớn. Bút dạ quang, bút lông, bút màu.


 Khung tranh treo tường
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: Học sinh xem clip minh họa bài hát “ Một nhà” của Lab
 Đặt câu hỏi: Bài hát đề cập nội dung gì?
 Trong gia đình có những mối quan hệ nào?
GV chốt: Gia đình hạnh phúc và bền vững thì cần có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc khi cả vợ và chồng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ qua
quan hệ nhân thân và tài sản.


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
----------------------------------2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới:
 Mục tiêu: Học sinh hiểu bình đẳng về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng trong hôn nhân.
 Phương pháp: Tình huống thực tiễn
 Phương tiện: Máy chiếu, hình ảnh, clip, pháp vấn, phiếu học tập.
 Phương thức tác động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ
nhân thân.
Nêu tình huống 1: Sau khi cưới, anh H
nói với vợ mình “ Từ nay em không
cần đi làm, mọi việc kinh tế cứ để một
mình anh lo. Em ở nhà chăm sóc nhà
cửa, nuôi dạy con cái, mọi vấn đề lớn
nhỏ trong gia đình em được toàn
quyền quyết định. Không được hỏi ý
kiến anh để anh tập trung kiếm tiền lo

cho gia đình”. Vợ anh H đồng ý và
cảm thấy hạnh phúc vô cùng vì có
người chồng không muốn vợ cực khổ
kiếm tiền.
Câu hỏi khai thác TH1:
 Em có suy nghĩ gì về quan niệm
của anh H và vợ anh?
 Nếu em là vợ anh H, em sẽ xử xự
Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
như thế nào?
GV nhận xét, chốt.
Nêu tình huống 2: Học sinh xem Clip
trong phim “ gạo nếp gạo tẻ” khi Công
chồng Hương cặp bồ và về nhà đòi ly
hôn và xúc phạm Hương cùng gia
đình.
 Em có suy nghĩ gì về hành vi của
Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
người chồng qua clip trên?

GV nhận xét, chốt.


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
----------------------------------GV phát phiếu học tập: Hoàn thành nội
dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
Học sinh hoàn thành phiếu học tập
qua quan hệ nhân thân.
BĐ trong quan hệ nhân thân


Học sinh đại diện nhóm trình bày.
Nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
Liên hệ: Tình trạng bạo lực trong hôn
nhân mà nạn nhân thường là phụ nữ.
Đây là vấn đề đang được quan tâm ở
nhiều quốc gia nói chung và ở Việt Nam Học sinh suy nghĩ, trả lời. Nhận xét và
nói riêng. Theo em đó có phải là một bổ sung.
biểu hiện bất bình đẳng không? Vì sao?
GV chốt kiến thức.
Học sinh xem clip “ 30 năm chịu
đựng….”
Học sinh suy nghĩ, trả lời. Nhận xét, bổ
GV đặt câu hỏi:
sung.
 Gỉa sử đặt tình huống người phụ
nữ bị bạo hành đó là mẹ của em,
thì em sẽ làm gì?

GV chốt
Sản phẩm mong đợi: Học sinh hiểu được bình đẳng trong quan hệ nhân thân
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú, tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau, cùng nhau thực hiện kế hoạch hóa gia
đình, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt…..
2.Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ
tài sản
GV nêu tình huống:
Anh A và chị B kết hôn năm 2010, cả
hai là công nhân, trước khi cưới chị B



Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
----------------------------------anh A được cha mẹ tặng cho riêng 01
căn nhà, hiện được anh A cho người
khác thuê với giá trị 10 triệu
đồng/tháng. Chị B đề nghị anh A đưa 10
triệu đồng tiền cho thuê nhà hàng tháng
để tiết kiệm làm tài sản chung của 2 vợ
chồng nhưng anh A không đồng ý và
cho rằng đây lầ tài sản riêng của anh.
Họ chỉ thống nhất được với nhau là thu
nhập lương của 2 vợ chồng đều đưa
cho chị B quản lý, chi tiêu, mua sắm
trong gia đình. mỗi ngày chị B đưa anh
A 30.000 đồng ăn sáng, cà phê, xăng đi
lại. Một hôm anh A mua vé số và may
mắn trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng. Anh
A nói số tiền 1,5 tỷ này là tiền riêng của
anh A vì anh mua vé số từ tiền mà chị B
đã chia cho anh mỗi ngày và lập luận
rằng hôm đó anh đã không ăn sáng cà
phê mới có tiền mua vé số. Tuy nhiên
chi B lại nói rằng số tiền 1,5 tỷ là số
tiền chung của 2 vợ chồng.

Câu hỏi:

1.Mười triệu đồng tiền thuê nhà

hàng tháng có phải là tiền riêng của anh
A không? vì sao? căn cứ pháp lý nào?

2.Tiền trúng vé số có phải là tài
sản chung của hai vợ chồng anh A và
chị B không? vì sao? theo căn cứ pháp
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong
lý nào?
thời gian 3 phút.
Học sinh trình bày phần thảo luận. Nhận
xét, bổ sung.
GV nhận xét và chốt.
GV đặt câu hỏi: Tài sản chung và riêng
được quy định như thế nào trong quyền
bình đẳng hôn nhân?
Học sinh trả lời. Nhận xét, bổ sung.

Hoàn thành phiếu học tập nội dung
quyền bình đẳng giữa vợ và chồng qua
quan hệ tài sản.
Học sinh hoàn thành phiếu học tập


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
----------------------------------BĐ trong quan hệ tài sản
Tài sản chung:
Tài sản riêng:

Trả lời và nhận xét.

GV chốt kiến thức

Sản phẩm mong đợi:Học sinh hiểu được bình đẳng trong quan hệ tài sản
Đối với tài sản chung: ( tài sản được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, được cho,
tặng hoặc thừa kế chung) vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau thể hiện ở
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo quy định pháp luật.
Đối với tài sản riêng: (tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, được cho, tặng hoặc thừa
kế riêng, vật dụng, tư trang…) vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt riêng.
1. Hoạt động: Luyện tập – Củng cố
 Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng trong hôn nhân.
 Phương pháp: Phòng tranh. Sơ đồ tư duy
 Phương tiện: Tranh, ảnh, khung tranh
 Phương thức tác động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Luyện tập:
GV nêu thể lệ trò chơi: 2 nhóm chơi theo
hình sức tiếp sức. Tạo thành khung tranh
theo yêu cầu:
Nhóm 1: Tìm hình ảnh thực hiện đúng
quyền bình đẳng về quan hệ nhân thân và
tài sản.
Nhóm 2: Tìm hình ảnh vi phạm quyền
bình đẳng về quan hệ nhân thân và tài Học sinh 2 nhóm thực hiện theo nội dung
sản.
yêu cầu



Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
----------------------------------Nhận xét và bổ sung
GV nhận xét, chốt và chấm điểm trò chơi
2 nhóm
Củng cố:
GV giao nhiệm vụ 2 nhóm vẽ sơ đồ tư
duy thể hiện nội dung quyền bình đẳng
trong hôn nhân giữa vợ và chồng trong
thời gian 3 phút.
Học sinh 2 nhóm thực hiện theo nội dung
yêu cầu
Thuyết trình, nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức tổng quát.
Sản phẩm mong đợi:
Học sinh nhận biết và lựa chọn đúng tranh theo chủ đề yêu cầu về quyền bình đẳng
trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Học sinh khái quát được nội dung về quyền bình đẳng trong hôn nhân giữa vợ và
chồng qua quan hệ nhân thân và tài sản.


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
-----------------------------------


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
-----------------------------------



Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng
trong hôn nhân GDCD lớp 12
-----------------------------------

2. Hoạt động vận dụng – Mở rộng:
 Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu những quy định mới về quyền bình đẳng trong hôn
nhân giữa vợ và chồng ở nước ta
 Phương pháp: Trực quan.
 Phương thức tác động
Hoạt động giáo viên
GV giới thiệu cho học sinh nguồn tư liệu
tham khảo để tìm hiểu:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã được
thông qua và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015, ngoài những điều, khoản đã
được quy định chi tiết ở Luật hôn nhân
và gia đình 2000, thì đến 2014 Luật Hôn
nhân và gia đình cũng đã bổ sung, sửa
đổi thêm một số điều khoản, dưới đây là
những điểm mới được quy định

Hoạt động học sinh

Học sinh quan sát màn hình
Sản phẩm mong đợi: Học sinh liệt kê được những quy định bổ sung và mới về quyền
bình đẳng trong hôn nhân giữa vợ và chồng.


Chuyên đề: Sử dụng phương pháp tình huống giảng dạy quyền bình đẳng

trong hôn nhân GDCD lớp 12
-----------------------------------

Ý KIẾN TRƯỞNG CỤM/ TRƯỞNG BỘ MÔN

Võ Thị Tâm

Ngày 12 tháng 11 năm 2018
Người soạn chuyên đề



×