Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.86 KB, 8 trang )

Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
BÀI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Nội dung:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH”
I.

Lý do chọn đề tài
-

Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường
phổ thông, giáo viên chưa đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh
mà mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa
chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời thường
sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu
giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao
mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và
đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự
tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập
và mức độ đạt được mục tiêu dạy học".

-

Trường THPT Xuyên Mộc không đứng ngoài thực trạng đó. Là người làm công tác giảng dạy tại
ngôi trường nơi mình đã từng được học THPT, tôi cứ trong cái vòng lặp đi lặp lại là cung cấp
kiến thức theo SGK, rồi cho đề cương ôn tập, sau đó HS làm bài thi dựa trên nội dung đã được
học, có mở rộng thêm chăng nữa thì cũng chỉ là 1 ý nhỏ vận dụng vào thực tế với mức điểm 1
hay 2 điểm – điều này chính bản thân tôi và các bạn học cùng thời cách đây 20 năm cũng cứ mãi
loay hoay như thế. Thiết nghĩ, việc có 1 biện pháp giảng dạy thiết thực, phù hợp với từng đối
tượng HS là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng của việc ứng dụng cái đã được học vào cuộc sống thực tế, vào nghề nghiệp


sau này của các em cũng là điều thật sự quan trọng. Đổi mới kiểm tra đánh giá làm động lực để
đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Vì vậy, việc vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá
để làm sao đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh từ đó đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên đáp ứng yêu của thực tế và đây cũng là hướng quy hoạch giáo dục trong tương lai. Xuất
phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực HS.”
GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 1


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
II.

Cơ sở lý luận
1. Khái niệm dạy học theo dự án
Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì: Dạy
học theo dự án (Project Based Learning - PBL) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó,
nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế
hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản
phẩm có thể trình ra được. Học theo dự án nhấn mạnh vai trò của người học.
Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project work) là hoạt động
học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng
một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống” .
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHDA) là một phương pháp dạy học lấy
người học làm trung tâm, hướng người học đến việc lĩnh hội tri thức và kỹ năng thông qua các dự
án có liên quan đến các vấn đề có thực trong cuộc sống gắn liền với nội dung dạy học.
2. Mục tiêu của DHDA
- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.
- Phát triển cho người học kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao

(phân tích, tổng hợp, đánh giá).
- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm,
giao tiếp…).
- Cho phép người học làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra
những kết quả thực tế.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
3. Đặc điểm của DHDA
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã
hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng
những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý
nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội.
Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã
hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học
tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp
GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 2


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực
hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu
alý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm
tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm
thực tiễn của người học.
- Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực,
tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách

nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên (GV) chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp
đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ
khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự
cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự
án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia,
giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án.
- Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không
chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra
những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử
dụng, công bố, giới thiệu.
4. Phân loại
DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân
loại dạy học theo dự án:
- Phân loại theo chuyên môn: 1 môn, liên môn, ngoài chuyên môn
- Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Dự án
dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án
toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
- Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự án với sự
cộng tác hướng dẫn của nhiều GV.
- Phân loại theo quỹ thời gian:

GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 3


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
+ Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
+ Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là

một tuần hoặc 40 giờ học.
+ Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học),
có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông.
- Phân loại theo nhiệm vụ
Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau:
+ Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
+ Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình.
+ Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản
phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ
như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
+ Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại dự án trên
không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng
dự án theo đặc thù riêng
5. Tiến trình thực hiện DHDA
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA
làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây là một cách phân chia dạy học theo dự án theo 5 giai đoạn.
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề
tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt
một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và
đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể
giới thiệu một số hướng đề tài để học viên lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp,
sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này được K.Frey mô tả
thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sáng kiến.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây
dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần
xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành
và phân công công việc trong nhóm.
- Thực hiện dự án : các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm
GV: Thái Thị Kim Phụng


Page 4


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực
hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương
án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và
thông tin mới được tạo ra.
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm : kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới
dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra qua
hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng
hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản
phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà
trường, hay ngoài xã hội.
- Đánh giá dự án: HS và SV đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả
của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả
chung thành giai đoạn kết thúc dự án.
5. Ưu điểm của DHDA
· Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
· Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
· Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
· Phát triển khả năng sáng tạo;
· Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
· Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
· Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
· Phát triển năng lực đánh giá .
III.


Thực trạng và nguyên nhân
- Những năm gần đây, ngành giáo dục nói chung và bản thân mỗi người giáo viên nói riêng đang
nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, và giáo viên Tiếng Anh chúng ta cũng luôn
không ngừng học hỏi và nâng cao chất lượng dạy học và học qua nhiều hình thức đổi mới giảng
dạy để mang lại sự hứng thú cho học sinh.Một trong những đặc trưng cơ bản của đổi mới phương
pháp dạy học là đổi mới cách đánh giá học sinh.

GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 5


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
- Trước đây khi đánh giá kiểm tra, người giáo viên giữ vai trò độc quyền còn học sinh chỉ là đối
tượng được đánh giá.Ngày nay,để đáp ứng mục tiêu mới của giáo dục là tạo ra những con người
năng động,sáng tạo để làm chủ bản thân,làm chủ đất nước.Người giáo viên cần phải điều chỉnh
cách đánh giá của mình để phát triển kĩ năng sáng tạo của học sinh qua việc phát triển dự án,hoạt
động nhóm và tự đánh giá nhau trong hoạt động đội của mình.Trong thực tế giảng dạy,tôi đã tổ
chức cho học sinh làm dự án học tập để có sự đánh giá học sinh theo hướng toàn diện hơn và
cũng để phát huy được năng lực của cá nhân từng học sinh.
-

Xét tình hình thực tế của các trường THPT trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu những năm gần đây, môn
Tiếng Anh ngày càng có nhiều có nhiều chuyển biến tích cực: số lượng học sinh đạt giải trong
các kì thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia,cấp tỉnh luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng các môn
thi, tỉ lệ học sinh trong toàn tỉnh có điểm TN môn Tiếng Anh luôn ở Top 3 toàn quốc; và đặc biệt
hơn, hưởng ứng đề án ngoại ngữ 2020 của bộ giáo dục đào tạo, hầu hết các trường trong tỉnh đều
triển khai trương trình Tiếng Anh hệ 10 năm cho các học sinh có năng lực vượt trội, cụ thể là
thành lập và tuyển chọn học sinh vào các lớp chuyên, lớp chọn Anh để đưa vào dạy thí điểm
trương trình Tiếng Anh hệ 10 năm, nhằm phát triển đồng bộ các kĩ năng học ngoại ngữ của học

sinh : nghe,nói,đọc,viết.Với trình độ và năng lực học Tiếng Anh của học sinh ở những lớp chọn
này,việc đáng giá học sinh bằng bài kiểm tra viết định kì không còn phù hợp, vì thế việc thay đổi
hình thức đánh giá là một cách giúp học sinh thể hiện hết năng lực sở trường của mình,đồng thời
khơi gợi sự sáng tạo và hứng thú cho học sinh,tránh cho các em cảm giác nhàm chán đơn điệu
khi phải hoàn tất bài kiểm tra viết theo truyền thống. Xét thực tế trường THPT Xuyên Mộc từ
năm học 2015-2016, trường đã tổ chức tuyển chọn mỗi năm 2 lớp chuyên Anh để theo học
trương trình Tiếng Anh hệ 10 năm,và các đồng nghiệp cũng như bản thân tôi đã vận dụng cách
đánh giá mới này vào học sinh những lớp trên và chúng tôi đã thu được những kết quả và phản
hồi khả quan từ học sinh cũng như ban giáo hiệu nhà trường.

IV.

Gỉai pháp
Việc đổi mới phương pháp đánh giá có nhiều chọn lựa như:
- Làm project ( dự án- nhằm vào mục tiêu HS hể hiện kỹ năng nói, đóng vai để giải quyết vần
đề, làm việc nhóm…)
- Làm profile (hồ sơ học tập)
- Field trip report (đi thực tế và viết báo cáo)
GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 6


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh
Xét điều kiện và khả năng của học sinh các lớp chon trường THPT Xuyên Mộc, tôi chon giải
pháp cho học sinh làm dự án, kết quả sản phẩm của HS sẽ được đánh giá bằng điểm số thay cho
bài kiểm tra 15p, thậm chí 1 tiết đối với dự án phức tạp hơn. Cụ thể tiến trình như sau:

GV cùng HS đề xuất và chọn lựa chủ đề
Quyết định chủ đề

GV xây dựng mục đích dự án

- GV chia lớp thành 3 nhóm
- GV đưa ra thời hạn cụ thể cho từng công
HS lên kế hoạch tự phân chia nhiệm vụ
việc mà HS phải hoàn thành như: nộpXây
nội dựng kế hoạch
dung kịch bản, chi tiết nhiệm vụ từng thành
viên, v.vv

- GV quan sát, rút ra kết luận, bài học kinh Thực hiện
nghiệm, liên hệ thực tế cuộc sống.
- HS thu thập sản phẩm, giới thiệu, thực hiện
công bố sản phẩm dự án
- GV nhận xét, đánh giá sản phầm của HS,
cho điểm.
V. Rút kinh nghiệm
- Năm học 2017-2018 tôi cũng đã thực hiện dự án cho học sinh lớp 10C1 và rút ra 1 số kinh
nghiệm như sau:
*Ưu điểm:
- Tất cả mọi HS đều rất háo hức, tích cực tham gia vào dự án.
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, thành viên
có khả năng lĩnh vực nào sẽ phụ trách lĩnh vực đó.

GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 7


Báo cáo chuyên đề môn Tiếng Anh

- Các em làm quen được với cách làm việc team-work. Riêng thành viên có nhiệm vụ là leader
thì được phát huy hết khả năng lãnh đạo của mình, xem như 1 cơ hội thực tập cho các em trước
khi bước ra trường đời.
- Nội dung dự án không bó hẹp trong chỉ môn Tiếng Anh, mà các nhóm phải vận dụng kiến thức
của các môn học khác như: Giao dục công dân, lịch sử, v.vv để giải quyết vấn đề, chứng minh
cho kết quả sản phẩm của nhóm mình.
- Khi làm việc dự án các em được tiếp xúc với nhiều vấn đề không có trong sách vở, giúp các em
có thêm được nhiều kiến thức thực tế, biết cách tự giải quyết vấn đề - điều này rất hữu ích cho
công việc các em sau này.
* Khuyết điểm:
- Mất khá nhiều thời gian cho HS lẫn GV.
- Một số hạn chế về cơ sở vật chất (micro, âm thanh, máy tính nhà trường không có phần mềm
chuyên dụng để chạy các video clip sản phẩm của các nhóm, v.vv..) làm cho việc trình chiếu sản
phẩm của các nhóm bị hạn chế.
Trên đây là nội dung cơ bản của Chuyên đề Đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh.

Xuyên Mộc ngày 01.11.2018
Người viết Chuyên đề

Thái Thị Kim Phụng

GV: Thái Thị Kim Phụng

Page 8



×