Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Khai thác phương pháp phản xạ vào các tiết dạy vocabulary và speaking trong chương trình tiếng Anh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.71 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH

TRƯỜNG THPT …………………………………….

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giải pháp: Khai thác phương pháp phản xạ vào các
tiết dạy vocabulary và speaking trong chương trình
tiếng Anh THPT

Năm học 2018 – 2019


MỤC LỤC
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................1
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp ........................................................1
1.2. Phương pháp thực hiện ........................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng ............................................................2
1.4. Mục tiêu của giải pháp .........................................................................2
1.5. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp.....................................2
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP .....................2
2.1. Qúa trình hình thành ............................................................................2
2.2. Cơ sở lý luận.........................................................................................4
2.2.1. Định nghĩa……………………………………………………4
2.2.2. Nguyên lý khoa học………………………………………….6
2.2.3. Phương pháp phản xạ Callan…………………………….….6
2.3. Nội dung…………...............................................................................8
2.3.1. Phương pháp 1………………………………………….….…..8
2.3.2. Phương pháp 2……………………………………….……….11
2.3.3. Phương pháp 3………………………………………….…….12
2.3.4. Phương pháp 4……………………………………….……….14


3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP ..................................................................19
4. KẾT LUẬN ...............................................................................................20
4.1. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................20
4.2. Đề xuất ...............................................................................................20
Tài liệu tham khảo…………………………………………………..…22


1. CƠ SỞĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
- Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi trên thế
giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường. Thấy được tầm quan
trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như các lĩnh vực
khác trong đời sống nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là
môn học giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh không những cần thiết cho
ngành du lịch, thương mại, văn phòng …mà còn là môn thi tốt nghiệp
THPT bắt buộc. Vì vậy các em học sinh cần phải có một trình độ Tiếng
Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau khi tốt nghiệp ít nhất
các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường
gặp. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp
dạy học cũng như chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn
Tiếng Anh nói chung và rèn được một số kỹ năng cơ bản cho học sinh.
- Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối
hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.Trong những kỹ năng
trên, người học tiếng Anh nói chung cũng như học sinh THPT nói riêng
thường gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình học chính là kỹ
năng nghe - nói. Trên thực tế để có thể nghe - nói tiếng Anh thành thục
thì người học ngoại ngữ phải trải qua quá trình luyện tập thường xuyên,
lâu dài với những hình thức và nội dung khácnhau. Với việc nghiên cứu
đề tài “Khai thác phương pháp phản vào các tiết dạy vocabulary và
speaking trong chương trình tiếng Anh THPT”, tôi mong muốn

mang đến cho các giáo viên ngoại ngữ một phương pháp dạy tiếng Anh
mới, hiệu quả giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức của bài học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:1-Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tiếng Anh,
các kỹ thuật dạy nghe.2-Thao giảng, dạy thử nghiệm. 3-Dự giờ đồng

1


nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.4-Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm
bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
1.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp phân tích: phân tích cụ thể các bài học, chủ đề, phát âm…
phù hợp với phương pháp phản xạ.
- Phương pháp điều tra: điều tra phương pháp học của học sinh. Bằng
cách giáo viên sẽ hỏi, học sinh sẽ phản xạ nhanh.
- Phương pháp quan sát: quan sát thái độ của học sinh đối với môn học.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đề tài được thực hiện trên đối tượng học sinh trung học phổ thông trong
các tiết học tiếng Anh.
1.4. Mục tiêu của giải pháp
Thúc đẩy tinh thần học tập, làm tăng hứng thú trong giờ học tiếng Anh,
hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về
nghe – nói trong tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
1.5. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
SGK tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn
theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ
điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực

chủ động của học sinh. Việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp
dạy học là một yêu cầu khách quan nhằm giúp cho người học hệ thống
được kiến thức, năng động hơn, sáng tạo hơn, phát triển năng lực trí tuệ
ở một mức cao hơn, đòi hỏi người dạy phải đầu tư nghiên cứu nhiều
nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Qúa trình hình thành

2


Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 10C11 do tôi phụ trách để nghiên cứu
và làm minh chứng.
Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy các em không hứng
thú với kỹ năng nghe – nói, nguyên nhân là do các em ít làm quen với
môi trường giao tiếp bằng tiếng anh, các em rất ngại phát biểu, trình bày
ý tưởng bằng tiếng Anh. Đặc biệt trong tình huống giáo viên hỏi nhưng
câu hỏi rất dễ, dùng những từ đơn giản mà các em không thể dịch trong
đầu, khi trả lời thì ấp úng, không rõ ràng. Tôi đã lập ra bảng liệt kê các
câu hỏi về thông tin cá nhân và áp dụng trong kỹ năng SPEAKING
UNIT 2: SCHOOL TALKS
Bước 1: Lập bảng liệt kê các câu hỏi về thông tin cá nhân
(PERSONAL INFORMATION)
a. What’s your name?
b. Can you spell your name?
c. What do you do?
d. Where do you study?
e. How many people are there in your family?
f. Where are you in your family?
g. What’s your address?

h. Where were you born?
i. Which class are you in?
j. What are your hobbies?
k. What do you do in your free time/ at weekends?
l. What’s your telephone number?
m. Who do you live with? = Who are you with?
n. When is your birthday?
o. What do you want to become in the future?
p. What is your future plan?
q. What languages can you speak?

3


r. What’s your favourite sport?
Bước 2: Gọi lần lượt từng em một lên bảng và yêu cầu các em trả lời 10
trong số 18 câu ở trên. Kết quả thu được như sau
Lớp 10c11: (tổng số: 47 học sinh)

Từ 1-3 câu

Số học sinh trả lời
đúng
20

Từ 3-5 câu

13

26%


Từ 5-7 câu

10

22%

Từ 7-10 câu

4

9%

Số câu trả lời đúng

Tỷ lệ
43%

Kết luận: Các em nghe-nói chưa thành thạo, lưu loát. Trả lời còn ấp
úng, không rõ ràng. Từ kết quả trên cho thấy với cách dạy nghe-nói
thông thường thì hiệu quả thu được chưa cao.
Nguyên nhân: Do ít làm quen với môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh
nên các em rất ngại phát biểu, trình bày ý tưởng bằng tiếng Anh.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1.Định nghĩa
Trước tiên chúng ta sẽ nói qua về PHẢN XẠ là cái gì? Bạn có thể
search google hoặc xem lại sách Sinh học lớp 8 thì bạn sẽ thấy có 2 loại
phản xạ là: Không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Phản xạ không điều kiện khi sinh ra thì bạn đã có nó và nó không mất
đi. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình chúng ta sinh

sống, làm việc và học tập. Phản xạ có điều kiện có thể luyện tập để có
và nó cũng có thể mất đi nếu chúng ta không duy trì và việc nói tiếng
Anh của bạn sẽ thuộc dạng phản xạ này.
Phản xạ có điều kiện là một khái niệm rất phức tạp để có thể hiểu sâu
được, tuy nhiên tôi sẽ nói một cách đơn giản và theo khía cạnh học nói
tiếng Anh để học sinh có thể nắm bắt và áp dụng được.

4


Phản xạ trong khi nói tiếng Anh bạn có thể hiểu đơn giản là việc bạn có
một hành động đáp lại một tác nhân kích thích một cách nhanh chóng,
hành động này được thể hiện bằng lời nói (Nói ra câu, ý mình muốn
diễn đạt để phản hồi lại một tác nhân kích thích nào đó).
Tác nhân kích thích ở đây có thể là một câu hỏi tiếng Anh mà một
người nào đó hỏi bạn và bạn cần trả lời câu hỏi đó, cũng có thể là cảnh
một cô gái rất xinh đẹp và bạn muốn quay sang người bên cạnh để khen
rằng: Cô ấy đẹp quá cậu nhỉ hoặc cũng có thể là 1 câu nói cảm thán khi
bạn vô tình đá phải cái bàn khiến bạn rất đau và bạn thốt lên rằng: Cái
bàn chết tiệt….
Hành động mà chúng ta đáp lại các tác nhân kích thích trên chính là
việc chúng ta bật ra các câu nói một cách nhanh chóng để đáp lại những
tác nhân trên, tất nhiên chúng ta đang nói tới phản xạ nói tiếng Anh thì
những câu bạn đáp lại tác nhân kích thích kia cũng phải là tiếng Anh
chứ không phải như tiếng Việt mà tôi vừa nói.
Bạn có thể thấy có vô vàn các tình huống giao tiếp tiếng Anh mà bạn
cần phải sử dụng đến thứ gọi là phản xạ này. Những tình huống này
cũng vô cùng đa dạng; phức tạp có đơn giản cũng có. Và việc bạn đáp
lại những tác nhân đó cũng rất đơn giản. Đừng quan niệm hay làm phức
tạp hóa lên, bạn sẽ chán nản và thất vọng ngay lập tức.

Người bản ngữ sinh ra và lớn lên tại môi trường Anh ngữ nên đã hình
thành được phản xạ tiếng Anh rất tốt, một cách tự nhiên và lại được sử
dụng hằng ngày nên sẽ không thể mất đi được. Còn người Việt Nam học
tiếng Anh không có môi trường Anh ngữ nên phản xạ tiếng Anh hình
thành rất khó và cũng sẽ dễ mất đi nếu như không thường xuyên sử
dụng. Tuy nhiên chúng ta có thể luyện tập được.
Một bức ảnh nhỏ cũng cần tới sự phản xạ và nếu được vận dụng khéo
léo thì khả năng của bạn sẽ được nâng cao rất nhiều.Bức ảnh này chỉ thể
hiện một phần rất nhỏ để giúp bạn phản xạ tiếng Anh tốt.

5


2.2.2. Nguyên lý khoa học của phương pháp học tiếng anh phản xạ
Khi ngôn ngữ tác động lên não, cơ bản trên bộ não có 02 cơ chế ghi
nhớ: ghi nhớ ngắn hạn và ghi nhớ dài hạn.
GHI NHỚ NGẮN HẠN

GHI NHỚ DÀI HẠN

(SHORT-TERM MEMORY)

(LONG-TERM MEMORY)

Ghi nhớ ngắn hạn có thể hiểu là

Ghi nhớ dài hạn là việc bộ não

nhớ tạm, tức là bộ não ghi nhớ


ghi nhớ sâu một sự kiện, hình

trong một thời gian nhất định, và

ảnh, từ ngữ …và có thể gọi ra

có thể sự kiện, hình ảnh …sẽ bị

chúng rất nhanh, thậm chí không

quên.

cần cố gắng gọi là phản xạ tự
nhiên.

Đối với ngôn ngữ, chúng ta cần
có sự lặp đi lặp lại đủ nhiều, đủ
lâu để biến việc ghi nhớ thành
Ghi nhớ dài hạn.

2.2.3. Phương pháp phản xạ Callan
2.2.3.1. Nguồn gốc
• Phương pháp phản xạ Callan có nguồn gốc từ giáo sư Robin Callan từ
năm 1960. Từ đó đến nay, nó đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì giúp
học sinh phát triển khả năng tiếng Anh rất nhanh, bất kể cấp độ bắt đầu
là gì.
• Phương pháp phản xạ Callan là phương pháp học ngoại ngữ nhanh, thú vị
và dễ tiếp cận, tập trung vào việc cải thiện kỹ năng nghe nói của học
sinh. Phương pháp phản xạ Callan được Robin Callan (1932-2014) phát
minh vào những năm 1960 tại Anh Quốc, trường học đầu tiên áp dụng


6


phương pháp phản xạ Callan được mở ở Anh khoảng 70 năm trước và
hiện tại là một trong những trường giạy Ngoại ngữ lớn nhất ở Châu Âu.
Hiện nay phương pháp phản xạ Callan đã được đưa vào áp dụng ở hơn
300 trường ở Châu Âu, Châu Á , Châu Phi và tiếp tục mở rộng trên toàn
thế giới.
2.2.3.2. Đặc điểm


Là phương pháp học ngoại ngữ nhanh, thú vị, dễ tiếp cận, tập trung vào
cải thiện kỹ năng nghe nói của học sinh, bất kể cấp độ bắt đầu là gì.

 Là phương pháp giảng dạy có cấu trúc chặt chẽ. Chính vì thế, học sinh
không phải lãng phí thời gian xử lý phức tạp những kiến thức mà họ
chưa sẵn sàng tiếp thu.
 Bí mật của phương pháp Callan là sự lặp lại đi lặp lại theo một logic tự
nhiên. Học sinh càng lặp lại nhiều càng nhớ tốt, càng nhớ tốt học sinh
lại càng trở nên tự tin trong giao tiếp.
2.2.3.3. Ưu điểm
 Khác với phương pháp truyền thống thường tập trung vào ngữ pháp,
học sinh nghe và ghi chép thụ động dẫn đến sự nhàm chán và mang lại
hiệu quả không cao, phương pháp này tập trung vào giao tiếp và chú
trọng vào sự kết nối giữa giáo viên và học sinh nên học sinh tham gia
tích cực và hào hứng.
 Cấu trúc của phương pháp giúp học sinh kích thích trí nhớ, nâng cao
kiến thức ngữ pháp và từ vựng từng bước. Học viên không bao giờ bị
phân tâm bởi các từ vựng hiếm hay phức tạp, mà chỉ tập trung vào các

vấn đề cơ bản của ngôn ngữ.


Học sinh loại bỏ được 05 rào cản sau:
1. Có thể hiểu họ đang nói gì nhưng không trả lời được.
2. Nhìn bài viết (chữ viết) thì hiểu, nhưng khi nghe thì không hiểu.
Ngạc nhiên khi viết ra hoặc nhìn từ trong đoạn nghe thì quá dễ.
3. Không thể nhớ được từ mới hoặc không thể nâng cao vốn từ vựng.

7


Cứ học lại quên.
4. Không tự tin khi nói tiếng Anh, vì không biết mình phát âm đúng hay
sai hoặc sợ người khác không hiểu hoặc rất bối rối khi nói.
5. Thấy một số bạn bè (người khác) nói tiếng Anh rất hay (nghe giọng
hay), cố bắt chước mà không được.
2.3. Nội dung
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN XẠ TRONG GIẢNG DẠY
2.3.1. PHƯƠNG PHÁP 1: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
ƯU ĐIỂM: đơn giản, hiệu quả và tránh sự nhàm chán.
CÁCH ỨNG DỤNG
Bước 1: Cho nhìn lần lượt từng hình có từ/ điểm ngữ pháp kèm theo.
Giải thích cách đọc từ/ điểm ngữ pháp.
Bước 2: Cho nhìn lần lượt từng hình mà không có các từ/ điểm ngữ
pháp kèm theo, sau đó yêu cầu học sinh nhìn hình đoán từ/ điểm ngữ
pháp.
Bước 3: Cho nhìn cùng một lúc tất cả các hình và chỉ tay bất kỳ để học
sinh đoán từ/ điểm ngữ pháp. Tốc độ từ chậm đến nhanh.
Bước 4: Cho làm một số bài tập để kiểm tra khả năng nhớ từ/ điểm ngữ

pháp của học sinh.
LƯU Ý: Trong quá trình ứng dụng phương pháp này, sau khi thực hiện
xong bước 1, giáo viên có thể cho ẩn phần phiên âm của các từ và cho
học sinh luyện phát âm theo phương thức phản xạ WH-question và
Yes/No, ví dụ:

Giáo viên

Học sinh

What

desert /ˈdezət/

desert /dɪˈzɜːt/

No

desert /deˈzət/

No

desert /ˈdezət/

Yes
8


What


desert /ˈdezət/

9


10


2.3.2. PHƯƠNG PHÁP 2: PHẢN XẠ THẾ TỪ
ƯU ĐIỂM: giúp học sinh sử dụng linh hoạt các điểm ngữ pháp vào
trong giao tiếp
CÁCH ỨNG DỤNG
Bước 1: Đưa ra 1 ví dụ có sử dụng điểm ngữ pháp.
Bước 2: Rút ra điểm ngữ pháp từ ví dụ.
Bước 3: Cho học sinh luyện phản xạ nói với điểm ngữ pháp đó bằng
cách thay đổi liên tục S và V trong câu. GV có thể nói Tiếng Việt để học
sinh đoán từ tiếng Anh của V và O (nếu có) trước khi cho phản xạ.
Bước 4: Chia nhóm để học sinh thực hành. Đổi nhóm liên tục để học
sinh có cơ hội phản xạ nhiều tạo thói quen.

11


2.3.3. PHƯƠNG PHÁP 3: Q & A
ƯU ĐIỂM: đảm bảo nói lưu loát mà lại vận dụng được tư duy bằng
tiếng Anh.
CÁCH ỨNG DỤNG
Bước 1: Đưa ra chủ đề và dạy từ mới liên quan tới chủ đề.
Bước 2: Hỏi và hướng dẫn cách trả lời câu hỏi, bắt đầu từ những câu
hỏi dễ, đơn giản nhất rồi sau đó mới chuyển sang những câu phức tạp

hơn, đòi hỏi tư duy nhiều hơn.
Bước 3: Chia nhóm để thực hành Q&A. Đổi nhóm liên tục để học sinh
có cơ hội phản xạ nhiều tạo thói quen

12


a.
b.
c.
d.
e.

What’s your name?
Can you spell your name?
What do you do?
Where do you study?
How many people are there in

your family?
f. Where are you
g.
h.
i.
j.

in

k. What’s your name?
l. Can you spell your name?

m. What do you do?
n. Where do you study?
o. How many people are there in
your family?
p. Where are you

your

family?
What’s your address?
Where were you born?
Which class are you in?
What are your hobbies?

q.
r.
s.
t.

in

your

family?
What’s your address?
Where were you born?
Which class are you in?
What are your hobbies?

2.3.4. PHƯƠNG PHÁP 4: TƯỞNG TƯỢNG TÌNH HUỐNG HOẶC

ĐOẠN HỘI THOẠI
ƯU ĐIỂM: đảm bảo phản xạ tốt khi gặp tình huống tương tự và tự tạo
đoạn hội thoại cho riêng mình
CÁCH ỨNG DỤNG

13


Bước 1: Đưa ra chủ đề và dạy từ mới liên quan tới chủ đề.
Bước 2: Hỏi và hướng dẫn cách tạo 1 đoạn hội thoại cho chủ đề đưa ra.
Bước 3: Chia nhóm để thực hành tạo đoạn hội thoại. Đổi nhóm liên tục
để học sinh có cơ hội phản xạ nhiều tạo thói quen.
TOPIC:TET HOLIDAY (GARDE 11–UNIT 8: CELEBRATIONS)

Sample
A: Hey, could you tell me about the Tet holiday in Vietnam?
14
B: Yes, sure. Tet is the short form of Tet Nguyen Dan, which means Feast
of the First Morning of the First Day.
A: So how long does it last?


B: It takes place from the first day of the first month of the lunar calendar
(around late January or early February) until at least the third day.
A: Is this the most important holiday in your country?
B: Yes, Tet is considered the most important celebration in Vietnamese
culture as Vietnamese people celebrate the New Year with a sacred trust:
Lunar New Year is the days of reunion, hope and luck.
A: What do you usually do before Tet?
B: I usually make special foods, cook traditional food as square sticky rice

cakes and decorate my house with apricot blossoms and kumquat trees.
A: On the first day of Tet, what do you do?
B: I go to the pagoda to pray for a new year and my family, I will receive
“lucky money” from my parents and eat special food.
A: What do you do on subsequent days?
B:

I visit my relatives, teachers and friends. We often exchange best

wishes together.
A: It sounds interesting. I hope to have chance to spend Tet holiday here.
B: You are always welcome
Trên đây là 4 phương pháp phản xạ phổ biến nhất. Ngoài ra chúng ta còn
có thể ứng dụng phản xạ với các trường hợp sau:
Teacher (T)

-

Students (Sts)

2.3.5. Reflex with Numbers
T: Let’s count from 1 to 9

15

Sts: ………………………..
T: Write the numbers on the board
1

-


Individual (I)


2
3
4
5
6
7
8
9
T directs students how to read these numbers, then poins at the numbers
at random  students talk loudly.
Activity 1: Put number 1 before
Teacher

Students

1

11

2

12

3

13


4

14

5

15

6

16

7

17

8

18

9

19

Activity 2: Put number 0 after
Teacher

16


5

1

6

2

7

3

8

4

9


Students

50

10

60

20

70


30

80

40

90

Activity 3: Double the number
Teacher

Students

1

11

2

22

3

33

4

44


5

55

6

66

7

77

8

88

9

99

2.3.6. Reflex with Pronunciation
Teacher instructs students how to distinguish between the 2 sounds /s/
and /ʃ/, then givessome examples for each.

/s/
/s/ is a voiceless consonant sound.
To make this sound:
- Put your tongue forward behind
your top teeth first.


- Then force the air out over the top
17of your tongue.
(Âm S nặng về âm gió, hàm của
chúng ta sẽ khép chặt lại và đẩy hơi
qua các kẽ răng hơn.)


/ʃ/
/ʃ/ is a voiceless consonant sound.

(Âm /ᶴ/ được phát âm hoàn toàn

To make this sound:

giống khi phát âm “S -sờ nặng” của

- Put your tongue up and back a little

Việt Nam và có khẩu hình miệng

- Push your lip forward into a circle.

rộng hơn so với âm S.)

/s/

/ʃ/

see


she

sell

shell

said

shed

save

shave

mess

mesh

Paris

parish

ass

ash

sock

shock


saw

shore

puss

push


1

2

- Students repeat after the teacher.
18
- Students work in groups and practice together
- Teacher calls on some individuals to read the words. (Teacher points at
the words in order then at random).
- Teacher checks with the whole class then checks.
- Next, teacher wil put number 1 for the first column with the sound
/s/ and number 2 for the second column with the sound /ʃ/. Then teacher
will read certain word, students will define and say which one: 1 or 2
that the word belongs to. (Teacher reads from slow speed to fast)
Activity: Listen to the following sentences. Underline the word you hear.
1.

She’s always giving me socks / shocks.

2.


The sack / shack is full of rubbish.

3.

That seat / sheet is dirty.

4.

They’re sifting / shifting the flour.

5.

We took a sip / ship.

6.

Could you sign / shine this please?

-

T delivers hand-outs, then calls on some students to go to the board

to underline the words that they hear.


-

T checks with the whole class.

3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP

Qua thực tế thực hiện các tiết dạy, thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh
hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương pháp phản xạ vào việc dạy kỹ
năng nghe-nói Tiếng Anh, tôi nhận thấy có một số thay đổi sau:


Lớp học trở nên sinh động, sôi nổi hơn;



Các em mạnh dạn hơn khi xây dựng bài và trả lời câu hỏi của giáo viên;



Khả năng ghi nhớ từ vựng của các em được cải thiện đáng kể;



Các em làm bài tập ra kết quả với tỷ lệ chính xác cao hơn.
Kết quả thu được cụ thể như sau:

Từ 1-3 câu

Số học sinh trả lời
19
đúng
5

Từ 3-5 câu

7


15%

Từ 5-7 câu

15

32%

Từ 7-10 câu

20

42%

Số câu trả lời đúng

Tỷ lệ
11%

4. KẾT LUẬN
4.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu trên có thể sẽ đóng góp phần nào
trong kỹ năng giao tiếp, đặc biệc các em có thể phản xạ nhanh, kịp thời
ý của đối phương mà không phải dịch nghĩa trong đầu.Với một số giải


pháp đã nêu ở trên, tôi hy vọng rằng phương pháp dạy học tích cực –
dùng kỹ năng phản xạ trong nghe – nói sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
trong công tác dạy và học.

4.2. ĐỀ XUẤT
Việc dạy và học nghe – nói sử dụng phương pháp phản xạ là mới mẻ
Trong quá trình thực hiện tôi không tránh khỏi những vướng mắc đề
nghị lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đó là:
- Các em yếu kém khó có thể tiếp thu bài giảng một cách kỹ lưỡng. Vì
vậy cần có thời gian cho các em thực hành nhiều hơn, giành ra thời
gian quan tâm tới các em.
- Tạo mọi điều kiện để cho giáo viên tham gia vào các lớp tin học, giúp
giáo viên tiếp cận với công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy
được tốt hơn.

Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường
THPT.Thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi mong nhận được sự
góp ý của các bạn đồng nghiệp trong
20 nhà trường để bản sáng kiến này
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:



/>
method/



Sách Giáo Khoa lớp 10 và 11


×