Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Pháp luật khác các quy tắc trong xã hội như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.53 KB, 3 trang )

BÀI TẬP NHÓM
pháp luật khác các quy tắc trong xã hội như thế nào?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh
các quan hệ trong xã hội.
Theo học thuyết Mác-Lê Nin Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng lịch sử có
quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong, do đó những nguyên nhân làm xuất
hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nước bởi thế không có pháp luật,
nhưng xã hội cộng sản nguyên thủy cần đến qui tắc để điều chỉnh hành vi con
người duy trì trật tự xã hội đó, đã xuất hiện các quy tắc xã hội bao gồm tập quán,
tín điều, tôn giáo.
Tập quán này được mọi người thi hành một cách tự nguyện theo thói quen không
cần cưỡng chế của nhà nước.
Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp
đối kháng, nhà nước xuất hiện cùng với nó là pháp luật cũng hình thành để điều
chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
Nhà nước và xã hội là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Pháp luật ra đời là công cụ
để Nhà nước quản lý xã hội và phục vụ cho giai cấp thống trị đó.
Có thể nhận thấy rằng pháp luật hình thành từ hai con đường
- Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn tồn tại trong xã hội và cải tạo những quy
tắc đó cho phù hợp với lợi ích của nhà nước
- Thông qua con đường hoạt động xã hội, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ xã họi mới nảy sinh trong thực tế mà trước đó không có.
Như vậy pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban


hành hoặc thừa nhận được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan
hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình
Pháp luật khác các quy tắc trong xã hội ở chỗ:
- Tính quyền lực: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, sự đảm


bảo đó chính là quyền lực cua Nhà nước. Còn các quy tắc xã hội được hình thành
do các phong tục, tập quán, thói quen của một số bộ phận trong xã hội, không do
Nhà nước ban hành và không có tính pháp lý.
- Tính quy phạm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là nhưng khuôn mẫu,
những mực thước được xác định cụ thể, không trừu tượng, chung chung. Đó là
những giớ ihạn, mà nếu vượt quá là trái pháp luật. Còn các quy tắc xã hội mang
tính tự phát, không bị ràng buộc bởi giới hạn, không mang tính khuôn mẫu hay
chuẩn mực.
- Tính ý chí: Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải kết quả của tự
phát hay cảm tính. Đó chính là ý chí của lực lượng lãnh đạo, thống trị xã hội.Còn
quy tắc xã hội nhiều khi thiên về cảm tính, duy ý chí.
- Về phạm vi áp dụng: Pháp luật áp dụng cho toàn xã hội trên một vùng lãnh thổ
rộng lớn trong khi đó các quy tắc xã hội có thể trong phạm vi hẹp hơn.
- Pháp luật thể hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
còn các quy tắc xã hội không được thể hiện bằng văn bản.
- Pháp luật một phần cũng được hình thành từ chính trong các quy tắc xã hội của
giai cấp, chế độ đó. Tuy nhiên trong các quy tắc xã hội có những quy tắc không
phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, giai cấp đó. Hoặc các quy tắc xã hội đó
đã không còn phù hợp, không vì lợi ích chung mà chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm
cá nhân. Như các quy tắc của một số nhóm xã hội đen trong xã hội, đó là những
quy tắc xã hội xấu, cần loại bỏ.




×