Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.26 KB, 3 trang )

Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu

Giáo án sinh 12 ban cơ bản
Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT

Tiết46:

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

I. Mục tiêu: Khi học xong bài này học sinh cần:
+ Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ minh họa về quần xã sinh vật.
+ Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã.
+Trình bày được khái niệm về quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã và
hiện tượng khống chế sinh học.
+Qua đó học sinh rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
+Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường sống và thêm yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
-Học sinh: ôn lại kiến thức về quần xã đã học lớp 9.
-Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo.
III.Tiến trình bài giảng:
1. Mở bài:Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu quần thể và các đặc trưng của quần thể .Vậy
quần xã sinh vật khác quần thể như thế nào? Hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu chương II QUẦN XÃ
SINH VẬT(1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Khái niệm quần xã sinh vật
GV: Cho HS quan sát một quần xã sinh vật
I.Khái niệm quần xã sinh vật:
và yêu cầu HS nhận xét:
?Quần xã sinh vật vừa quan sát có những quần thể sinh vật nào?
HS: nêu tên các quần thể sinh vật quan sát được.


GV: ghi lại các quần thể sinh vật thành một sơ đồ:
Quần xã là một tập hợp các quần
? Các quần thể này có mối quan hệ như thế nào?
thể sinh vật thuộc nhiều loài khác
HS: quan hệ về thức ăn và nơi ở.
nhau, cùng sống trong một khoảng
QT1
không gian nhất định. Các sinh vật
trong quần xã có mối quan hệ gắn
QT4
QT2
bó với nhau như một thể thống
QT3
nhất và do vậy quần xã có cấu trúc
tương đối ổn định. Các sinh vật
GV: Có phải các quần thể này có mối quan hệ với nhau theo một trong quần xã thích nghi với môi
sự kết hợp máy móc không? Mối quan hệ này được hình thành
trường sống của chúng.
như thế nào:
HS: Không. Mối quan hệ này được hình thành qua quá trình lịch
sử
GV: Các quần thể sinh vật trong quần xã khác nhau có giống
nhau không? Vì sao?
HS: Không vì các sinh vật thích nghi với môi trường sống của
chúng.
? Vậy thế nào là quần xã sinh vật?
GV: Hãy cho ví dụ về quần xã khác?(Tên thường gọi của quần
xã có thể theo nhiều cách như: theo địa điểm phân bố, tên thành
phần thực vật chiếm ưu thế hoặc theo dạng sống)
HS:QX đồi, biển khơi, đồng lúa, rừng thông, cây leo….

Vậy quần xã sinh vậtcó những trưng cơ bản nào?
Hoạt động2:Một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
II. Một số đặc trưng cơ bản của
GV:Cho HS quan sát hai quần xã sinh vật khác nhau.
quần xã:
? Hãy so sánh số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài ở 2

69

GV: Triệu Thị Thu Vân


quần xã trên?
HS: Nêu được số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài ở 2
quần xã.
GV: Vậy trong quần xã sinh vật số lượng loài và số lượng cá thể
của mỗi loài biểu thị điều gì?
GV:Trong một quần xã có các loài có số lượng cá thể nhiều thì
gọi những loài đó là loài ưu thế. Vậy thế nào là loài ưu thế?
HS: Nêu được khái niệm về loài ưu thế.
GV:Trong hai quần xã khác nhau có 2 loài khác nhau, mà loài
này không có trong quần xã kia và ngược lại thì gọi đó là loài
đặc trưng .Vậy thế nào là loài đặc trưng ?
HS:Nêu được khái niệm về loài đặc trưng.
GV:Vậy còn các cá thể trong không gian của quần xã thì được
phân bố như thế nào?
GV cho HS quan sát hình 40.2 sgk.
?Hãy mô tả sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới?
HS:rừng mưa nhiệt đới phân bố thành nhiều tầng, mỗi tầng cây
thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.

GV bổ sung: Cũng theo sự phân bố này sinh vật phân bố theo độ
sâu của nước biển, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng và
thức ăn của từng loài.
? Ở quần xã triền dốc của đồi núi thì sự phân bó của thực vật
như thế nào?
HS: thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền
đất.
GV: Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã diển ra
theo những chiều nào?
HS: theo chiều thẳng đứng và chiều ngang.
GV:Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã có ý
nghĩa gì?
HS:Giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệ
quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
GV: Giữa các loài trong quần xã có mối quan hệ như thế nào?
Hoạt động 3: Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
GV: Hãy đọc kĩ nội dung bản 40 sgk.
- Cho HS quan sát hình ảnh của các mối quan hệ trong quần xã.
-Thảo luận nhóm để nhận dạng các hình ảnh quan sát được thuộc
nhưng mối quan hệ nào trong quần xã.
HS: thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
GV: nhận xét. Vậy trong quần xã có 2 mối quan hệ đó là quan hệ
hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
? Thế nào là quan hệ hỗ trợ?
HS: Nêu được quan hệ hỗ trợ
GV:Thế nào là quan đối kháng?
HS: Nêu được quan hệ đối kháng
GV:Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học?
? Tại sao hiện nay số lượng chuột lại tăng đột biến gây hại cho
các đồng ruộng?

HS: Vì động vật tiêu diệt chuột đó là mèo và rắn bị giảm.
GV: Vậy trước đây mèo và rắn là đối tượng khống chế được số
lượng của loài chuột. Hiện tượng mèo và rắn khống chế được số

1. Đặc trưng về thành phần loài
trong quần xã:
Trong quần xã sinh vật số lượng
loài và số lượng cá thể của mỗi
loài biểu thị: mức độ đa dạng của
quần xã, sự biến động, ổn định hay
suy thoái của quần xã.
*Loài ưu thế: là những loài đóng
vai trò quan trọng trọng trong quần
xã do có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn hoặc do hoạt động
mạnh của chúng.
*Loài đặc trưng: là những loài chỉ
có ở một quần xã nào đó.
2.Đặc trưng về phân bố các cá thể
trong không gian của quần xã :
- Phân bố theo chiều thẳng đứng.
- Phân bố theo chiều ngang.

III.Quan hệ giữa các loài trong
quần xã sinh vật:
1. Các mối quan hệ sinh thái:
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích
hoặc ít nhất không có hại cho các
loài khác, gồm các mối quan hệ:
cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

-Quan đối kháng là quan hệ giữa
một bên là loài có lợi và bên kia là
loài có hại, gồm các mối quan hệ:
cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm
nhiểm, sinh vật này ăn sinh vật
khác.(Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp cả hai loài ít nhiều điề
bị hại).
2.Hiện tượng khống chế sinh học:


lượng của loài chuột là hiện tượng khống chế sinh học.
Vậy hiện tượng khống chế sinh học là gì?
HS:Nêu được khái niệm hiện tượng khống chế sinh học .
GV: Hãy nêu ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học mà chúng
ta đã áp dụng trong đời sống.

Là hiện tượng số lượng cá thể của
của một loài bị khống chế ở mức
độ nhất định , không tăng quá cao
hoặc giảm quá thấp do tác động
của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc
đối kháng giữa các loài trong quần
xã.

IV. Cuûng coá: 4’
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu sau:
Câu1: 1.Hiện tượng khống chế sinh học đã
A. làm cho một loài bị tiêu diệt.
B. làm cho quần xã chậm phát triển.

C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.
D. mất cân bằng trong quần xã.
Câu 2.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 3.Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế.
B. đặc trưng.
C. đặc biệt.
D. có số lượng nhiều.
Câu 4.Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các
điều kiện sống khác nhau.
5/. Dặn dò: (3’)
Về nhà đọc trước bài 41 và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về diễn thế sinh thái



×