Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

12-Bai 40-Quan xa sinh vat va mot so dac trung co ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.81 KB, 4 trang )

Lesson 40: Social and based character of social
Bài 40:QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG
CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
(Social and based character of social)
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU
1.Kiến thức -Sau khi học xong
bài trước.
-Hiểu được những khái niệm,
những nội dung mới.
-Nêu được khái niệm về quần xã
sinh vật và cho ví dụ
-Biết được một số đặc trưng cơ
bản của quần xã sinh vật
-Thấy được mối quan hệ giữa các
loài trong quần xã.
2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý
tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè
những điều chưa
hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định
hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo
nhóm.
-Truy vấn giáo viên những
điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản
của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa


các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình
thành, củng cố năng
lực tự học tập suốt
đời.
-Hứng thú với những nội
dung kiến thức mới và một số
vận dụng của nội dung đó
trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học
và trong cuộc sống.
-Xây dựng được tình yêu thiên
nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật.
-Khái niệm khó, mới: Loài ưu thế, loài đặc trưng, quan hệ hỗ trợ, quan hệ đối kháng, cộng sinh, hội sinh,
hợp tác, cạnh tranh, kí sinh, ức chế-cảm nhiếm.
-Bản đồ khái niệm:

III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
1.Phương pháp:
Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
2.Phương tiện:
-Hình vẽ SGK phóng to.
-Hình vẽ quần xã sinh vật.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
1.Kiểm tra bài cũ:
Biến động số lượng cá thể của quần thể là gì ? Nguyên nhân, cơ chế, kết quả, ý nghĩa của sự biến động số
lượng cá thể của quần thể ?

Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên 1/4 Tô Nguyên Cương – Sinh học 12

19/02/2009
Tiết thứ: 43
Lesson 40: Social and based character of social
2.Đặt vấn đề:
Trong tự nhiên quần thể của các loài khác nhau tồn tại biệt lập hay có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau ?
3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Xây dựng khái niệm Quần xã
GV: Nêu một số VD về quần xã mà em biết ?
Giải thích ?
GV: Vậy thế nào là quần xã ?
HOẠT ĐỘNG 2
Xác định các đặc trưng cơ bản của quần thể
GV: Quần xã có những đặc trưng gì mà ở quần
thể không có ?

I.KHÁI NIÊM
1.VD:
-Tập hợp quần thể cỏ, quần thể thỏ, quần thể
sói… trong một khu rừng.
-Quần xã rừng Quốc gia Tam Đảo
2.Định nghĩa:
Là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều
loài khác nhau, sống trong cùng một khoảng
không gian xác định, vào một thời điểm nhất
định, nhờ mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà

gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
II.MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG
1.Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
-Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi
loài.
+Số lượng loài: → Thể hiện sự đa dạng, biến
động hay suy thoái.
+Số lượng cá thể của mỗi loài:
-Loài ưu thế và loài đặc trưng
+Loài ưu thế: Là những loài đóng vai trò quan
trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng
mạnh.
+Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã
nào đó hoặc có số lượng và vai trò quan trọng
hơn hẳn các quần thể khác.
VD: Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo.
Loài cây tràm của quần xã rừng U Minh.
Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên 2/4 Tô Nguyên Cương – Sinh học 12

Lesson 40: Social and based character of social

GV: Sự phân bố của các cá thể trong quần thể có
ý nghĩa gì ?
HOẠT ĐỘNG 3
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể
GV: N/c bảng trang 177, phân biệt mối quan hệ
giữa các loài sinh vật ?
GV: Kết quả của mối quan hệ giữa các cá thể

trong quần thể là gì ?
GV: Thế nào là khống chế sinh học ?
GV: Hiện tượng khống chế sinh học đã được
ứng dụng như thế nào trong thực tiễn và cuộc
sống ?
2.Đặc trưng về phân bố cá thể trong không
gian
a.Phân loại:
*Phân bố theo chiều ngang: Thường với những
nơi có điều kiện thuận lợi.
VD:
+Sự phân bố của các loài sinh vật trên một cái
đồi.
+Quần xã sinh vật biển:
Vùng thềm lục địa gần bờ: Có tôm, cua, cá nhỏ,
san hô, sứa…
Vùng triều: Cá thu, cá mực, cá nục…
Vùng ngoài khơi: Cá voi, cá heo…
*Phân bố theo chiều thẳng đứng:
VD:
+Quần xã rừng nhiệt đới:
Tầng gỗ lớn → tầng gỗ nhỏ → tầng cây bụi →
tầng cỏ.
+Quần xã ao: 3 tầng:
Tầng trên: Thực vật, động vật phù du, cá mè, cá
trắm.
Tầng giữa: Cá chép, cá trôi, cá quả, cá rô…
Tầng đáy: Tôm, cua, ốc, lươn, chạch…
b.Ý nghĩa:
Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể, nâng

cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
VD: Trồng cây lấy gỗ, bên dưới trồng giềng…
III.QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG
QUẦN XÃ
1.Phân loại:
Quan hệ Hỗ trợ Đối kháng
a.VD
b.Đặc điểm
2.Kết quả: Mối quan hệ đối kháng giữa loài đã
dẫn tới hiện tượng khống chế sinh học.
a.Định nghĩa: Là hiện tượng số lượng cá thể
của một loài bị khống chế quanh một mức độ
nhất định do mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng của
các loài trong quần xã.
b.Ứng dụng: Sử dụng thiên địch phòng trừ các
sinh vật gây hại.
VD: Nuôi mèo, sử dụng ong mắt đỏ dể diệt rầy
nâu, …
4.Củng cố
Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên 3/4 Tô Nguyên Cương – Sinh học 12

Lesson 40: Social and based character of social
Phân biệt loài ưu thế, loài đặc trưng ? Sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo không gian có ý nghĩa gì ?
5.Kiểm tra đánh giá:
-Trên cơ sở nội dung kiến thức Sinh thái học, phần Quần xã em hãy đề xuất cách nuôi cá (hoặc trồng rừng kết hợp
phát triển kinh tế) sao cho có hiệu quả ?
6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Soạn bài mới.
7.Từ khoá tra cứu:

Competition: Cạnh tranh.
Parasite: Ký sinh.
Symbiosis: Cộng sinh.
Cooperation: Hợp tác.
Commensalism: Hội sinh.
V.Kiến thức nâng cao, bổ sung:
-
VI.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
Trường THPT Đại Từ-Thái Nguyên 4/4 Tô Nguyên Cương – Sinh học 12

Ngày 20 tháng 02 năm 2009
Tổ trưởng:
Lê Thị Thanh

×