Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích chức năng của hội đồng nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.87 KB, 4 trang )

Phân tích chức năng của Hội đồng nhân dân
Bài làm:
“Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương
bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan
nhà nước cấp trên.”
Hội đồng nhân dân là một bộ phận cấu thành của chính quyền địa phương. Khoản
2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Từ đó, ta có thể khái quát chức năng
của HĐND các cấp thành các nhóm hoạt động là quyết định và giám sát.
Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; có thể phân tích
chức năng của Hội đồng nhân dân:
- Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương: theo Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề ở địa phương về
xây dựng chính quyền; về công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên,
môi trường; trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, thông tin, thể
dục, thể thao; trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội; trong lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
+ Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ quan trọng trong
các cơ quan nhà nước ở địa phương như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó trưởng ban của Hội đồng
nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Uỷ viên Uỷ
ban nhân dân cùng cấp,…
+ Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ quan
trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương như: lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch
HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, (cả Chánh Văn phòng HĐND với HĐND
cấp tỉnh), Phó Chủ tịch UBND, Uỷ viên UBND cùng cấp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các
chức vụ do HĐND bầu, bao gồm cả Phó Trưởng ban của HĐND.
+ HĐND quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở đia phương; quyết định


dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; quyết định biện pháp đảm bảo trật tự, an
toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
quyết định biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.


* Trong công tác thực hiện chức năng của HĐND, từ căn cứ pháp lý là Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 đến thực tế áp dụng vẫn tồn tại những vướng
mắc như:
Việc uỷ quyền của HĐND cho Thường trực HĐND giữa 2 kỳ họp để thực hiện
một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND. Thực tế, trong quá trình chỉ
đạo, điều hành của UBND có nhiều vấn đề phát sinh, cần xin ý kiến của HĐND để giải
quyết kịp thời, cần được bổ sung trong Luật. Tuy nhiên, HĐND chỉ họp 2 kỳ một năm
nên việc giải quyết không kịp thời. Đối với việc ban hành Nghị quyết là văn bản QPPL đã
được hướng dẫn bởi Luật Ban hành văn bản QPPL, Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính
phủ, tuy nhiên, việc xác định nghị quyết nào của HĐND là văn bản quy pháp pháp luật
còn chưa cụ thể, thiếu nhất quán. Việc ban hành văn bản QPPL được quy định về trình tự,
thủ tục qua nhiều bước, thực tiễn khó áp dụng và mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến
độ xây dựng cơ chế, chính sách. Có thể thấy việc thực hiện chức năng của chính quyền
địa phương cho đúng như mong đợi từ nhân dân, vẫn cần những văn bản hướng dẫn thi
hành đối với Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 hoặc xa hơn là một cơ chế
tân tiến mới hoặc cải tổ một cách hiệu quả bộ máy hiện tại.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện
nghị quyết của HĐND: là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, cá
nhân cùng cấp hay cấp dưới theo quy định của pháp luật.
+ HĐND thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND và trên cơ sở hoạt
động giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND và
đại biểu HĐND.
+ HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND trình
trên cơ sở các kiến nghị của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, Uỷ ban

MTTQVN cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương.
+ HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động:


Xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, VKSND
cùng cấp



Xem xét báo cáo công tác của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến
pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của HĐND cùng cấp



Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nướcc cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp




Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Uỷ viên
UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng VKS nhân dân cùng cấp



Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và
xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát


+ Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền:


Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn abrn để thi hành Hiến
pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND



Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, cấp
dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND



Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét
thấy cần thiết



Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ do HĐND bầu



Giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó gây thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.

* Tuy chức năng giám sát đã được quy định cặn kẽ trong luật nhưng khi thi hành vẫn có
những uẩn khúc, bắt nguồn từ kẻ hở trong quy định hay sự khác, lệch giữa chính sách và
thực tiễn. Cụ thể:



Phạm vi giám sát của HĐND các cấp là rất rộng. Trải từ cơ quan do Hội đồng bầu
đến các Hội đồng và cơ quan cấp dưới, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, sang
đến cả nhánh tư pháp là Toà án và VKS.



Tình trạng kiêm nhiệm và quan hệ tồn tại trong các đại biểu của HĐND dẫn đến
tình trạng công tư bất minh, nể nang tứ phía bốn bề



Những kiến nghị sau giám sát của HĐND nhiều khi không được các cơ quan dưới
quyền tiếp thu và giải quyết triệt để. Phải nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở mới thực
hiện…

Từ những tồn tại trên, cần xem xét những biện pháp sau để có thể chấn chỉnh phần nào:


Ra quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết về phạm vi giám sát, có thể thu hẹp còn
những cơ quan cùng cấp của Hội đồng. Các cơ quan cấp dưới không nằm trong
phạm vi giám sát liên tục nhưng sẽ tổ chức giám sát định kỳ và bất kỳ. Đối với


các cơ quan thuộc nhánh tư pháp, tổ chức quy định những thủ tục, biện pháp cụ
thể để trình cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp các cơ
quan thuộc nhánh quyền này sai phạm, vừa đảm bảo tính giám sát của HĐND,
vừa đảm bảo tính độc lập của nhánh tư pháp tại địa phương.



Triệt để loại bỏ tình trạng kiêm nhiệm của đại biểu HĐND các cấp, tiến tới đại
biểu Quốc hội.



Tạo cơ chế hoặc sự phối hợp hiệu quả giữa hội đồng và các cơ quan chấp pháp để
có sự ràng buộc chặt chẽ, không để hiện hữu tình trạng cố tình chậm trễ hoặc trì
hoãn thực hiện kiến nghị sau giám sát của HĐND…



×