Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.22 KB, 9 trang )

Chuyên đề: Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Chức năng của HĐND là những phương diện hoạt động chủ yếu của HĐND
nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND.
Căn cứ vào Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND các
cấp đều có 2 chức năng cơ bản là chức năng quyết định và chức năng giám sát.
1.1.2.1. Chức năng quyết định
Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ghi nhận như sau:
HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát
huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về
kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của
địa phương đối với cả nước [31, tr.29].
Để có cơ sở pháp lý cho HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng này, Luật
Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định cụ thể nội dung những vấn đề
quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm:
+ Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 11).
+ Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục,
thể thao (Điều 12).
+ Quyết định về phát triển khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường
(Điều 13).
+ Quyết định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội (Điều 14).
+ Quyết định về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo (Điều
15).
+ Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16).
+ Quyết định việc xây dựng chính quyền địa phương (Điều 17)


Như vậy, nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, bao
gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học, quốc phòng,
an ninh. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng
của HĐND trong chính quyền địa phương. Mặt khác, đây cũng là những căn cứ


pháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho chính quyền địa phương khai thác hết
mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ đối với cử tri và cấp trên giao
cho.
Ở đây chúng ta cần lưu ý, theo quy định của pháp luật, trong chức năng
quyết định, HĐND có thẩm quyền rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của địa
phương. Vì vậy, khi đưa ra các quyết định đó phải đảm bảo tính dân chủ và tính
khả thi trên thực tế, tránh tình trạng mọi vấn đề được quyết định trước, đến kỳ họp
HĐND, đại biểu chỉ giơ tay biểu quyết một cách hình thức, không có sự bàn bạc,
thảo luận. Thực hiện thảo luận và biểu quyết dân chủ là điều kiện đảm bảo chất
lượng đối với các quyết định của Hội đồng.
Để thực hiện chức năng quyết định, HĐND thông qua các kỳ họp ra các
nghị quyết dựa trên nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Để ban hành các nghị quyết
quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, HĐND phải tiến
hành các kỳ họp để lấy ý kiến của tập thể đại biểu. Kỳ họp chỉ được coi là hợp lệ
khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự và các nghị quyết được coi là hợp pháp khi
có tối thiểu quá nửa số đại biểu dự họp tham gia biểu quyết (trừ trường hợp bãi
nhiệm đại biểu HĐND). Như vậy, để ban hành các nghị quyết, HĐND phải phát
huy vai trò trí tuệ tập thể, phải được sự thống nhất ý chí của các đại biểu và phải
đạt được sự đồng thuận với ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân địa phương.
Bởi vậy, để các nghị quyết đạt được tính khả thi cao trong thực tế đòi hỏi các đại
biểu phải thực sự có năng lực, có kỹ năng hoạt động tốt. Các đại biểu phải là


những người thực sự có đức, có tài, tâm huyết với nhân dân, với sự nghiệp phát
triển đi lên của địa phương và đất nước. Người đại biểu HĐND phải là người biết
gần dân, biết tôn trọng nhân dân, biết lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ nhân dân.
Đồng thời, người đại biểu phải thực sự có khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, phải
có khả năng đánh giá tình hình phát triển của địa phương. Có như thế, tại các kỳ
họp họ mới có thể đưa ra các ý kiến thảo luận thực sự đúng đắn, khoa học, phù hợp

sát thực với tình hình thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở đó góp phần để HĐND
đưa ra các nghị quyết phù hợp với điều kiện địa phương và đạt tính khả thi cao
trên thực tế.
Chất lượng, hiệu quả của các quyết định do HĐND thể hiện trong các nghị
quyết được đánh giá thông qua tính hiệu quả của các nghị quyết đó khi được triển
khai thực hiện trên thực tế. Cụ thể là, nghị quyết đó sau khi được ban hành có
được triển khai thực hiện hay không, kết quả triển khai thực hiện cao hay thấp, đạt
được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch ban đầu, hiệu quả kinh tế như thế nào,
việc thực hiện nghị quyết đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân địa phương, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước đến
đâu…
Như vậy, nội dung chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, hình
thức thực hiện thông qua các nghị quyết, các tiêu chí để đánh giá chất lượng các
quyết định đó chỉ mang tính chung chung. Bởi vậy, trên thực tế ở rất nhiều địa
phương, công tác đánh giá chất lượng các quyết định đó đã không được tiến hành
hoặc chỉ tiến hành một cách hình thức, không đưa ra được các kết luận cụ thể để
rút ra các kinh nghiệm khi đưa ra các quyết định mới. Thậm chí, một số nghị quyết
đang trong quá trình triển khai đã bộc lộ tính kém hiệu quả, thậm chí thất bại ngay
khi chưa triển khai xong. Nhưng do không có sự đánh giá khách quan cần thiết nên
vẫn cứ tiến hành theo kế hoạch dẫn đến hậu quả không đáng có. Một số các dự án,


công trình sau khi được HĐND tỉnh ra nghị quyết quyết định triển khai đã để lại
hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề cho địa phương, làm mất lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, chính quyền và cán bộ công chức nhà nước.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để HĐND tỉnh thực hiện tốt chức
năng quyết định, góp phần giải quyết tốt các vấn đề đặt ra đối với từng địa
phương, nâng cao đời sống cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
1.1.2.2. Chức năng giám sát

Đoạn 3 Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực
HĐND, UBND,TAND,VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị
quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phương [31, tr.10].
Qua quá trình phát triển, vai trò, chức năng giám sát của HĐND ngày càng
được hoàn thiện. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm
2003 đã đánh dấu một bước phát triển mới về chức năng giám sát của HĐND cả
về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nâng cao được vị thế và vai trò của HĐND hiện
nay.
Chức năng giám sát của HĐND bao giờ cũng gắn liền với chức năng quyết
định những vấn dề cơ bản về kinh tế, xã hội của HĐND. Thực hiện tốt chức năng
này không những cho phép HĐND kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ nhà
nước trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của HĐND mà còn
cho phép HĐND phát hiện được sự không phù hợp, thiếu thực tế của các nghị
quyết do HĐND ban hành để sửa đổi, bổ sung. Kết quả giám sát sẽ là căn cứ để
HĐND thực hiện quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chủ chốt (Chủ tịch,


Phó Chủ tich HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của UBND,
Trưởng ban và các thành viên các ban của HĐND) hoặc sẽ là căn cứ để HĐND bãi
bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp và những Nghị quyết sai trái của
HĐND cấp dưới trực tiếp.
Như vậy,
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, vị trí, vai trò và chức
năng của HĐND rất lớn. Vấn đề đặt ra hiện nay chúng ta phải làm thế
nào để HĐND thể hiện và phát huy tốt vị trí, vai trò và chức năng của
Hội đồng trên thực tế; đảm bảo sự phối hợp, hợp tác với nhau giữa các
cơ quan nhà nước ở địa phương nhằm đưa lại cuộc sống ngày càng ấm

no, hạnh phúc cho người dân [27, tr.141 - 143].
Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND, trong đó đặc biệt phải chú ý đến chất
lượng các nghị quyết do HĐND ban hành quyết định những vấn đề cơ bản, quan
trọng của địa phương, đảm bảo để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (1995), Tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Phương thức hoạt động của
người đại biểu Hội đồng nhân dân, Nxb Xí nghiệp văn hoá phẩm, Hà
Nội.

2.

Bộ Nội vụ (2005), Tài liệu bồi dưỡng Trưởng phó ban chuyên trách và uỷ
viên thường trực Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội.

3.

Bộ Tư Pháp (2001), Chuyên đề về sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp
1992, Hà Nội.


4.

A.G.Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5.


Cục Thống kê Hà Tĩnh (2006), Niên giám thống kê 2005, Hà Tĩnh.

6.

Mai Thị Chung (2001) Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân
dân, trong sách 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia.

7.

Nguyễn Đăng Dung (1998), Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan
quyền lực nhà nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

8.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh lần thứ XV.

9.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà
Tĩnh lần thứ XVI.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

13. Vũ Đức Đán (2005), "Vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của đại
biểu Hội đồng nhân dân", Tạp chí Quản lý nhà nước, (2)
14. Nguyễn Văn Động (2003), "Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay", Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, (3).
15. Bùi Xuân Đức (2003), "Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều
kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay", Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, (12).
16. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn
hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


17. Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên), (1998),
Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 14.
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Kỷ yếu kỳ họp thứ 11 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 14.
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 15.
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2005), Kỷ yếu kỳ họp thứ 3,4,5,6 của Hội
đồng nhân dân tỉnh khóa 15.
22. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2006), Kỷ yếu kỳ họp thứ 7,8 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 15.
23. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2006), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động của Hội đồng nhân dân các cấp từ đầu niệm kỳ đến nay.
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2007), Kỷ yếu kỳ họp thứ 10 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa 15.
25. Hiến pháp Việt Nam 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Hồi (2004), "Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước
ta hiện nay", Tạp chí Luật học, (1).
27. Leni Montiel (2001), Bài phát biểu tại Hội thảo nâng cao năng lực và hiệu
quả giám sát của Hội đồng nhân dân, kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu
quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.
28. Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Lịch sử Hà Tĩnh (2000), Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.


31. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
32. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. C.Mác (1962), Hệ tư tưởng Đức, Nxb Sự thật, Hà Nội
34. Nguyễn Văn Mạnh (1999), "Thực trạng và giải pháp đổi mới tổ chức hoạt
động của chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính", Tạp chí Nghiên
cứu lý luận, (6).
35. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
36. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
37. Hồ Chí Minh, Toàn tập, T9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
38. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
39. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị III BCH TW Đảng khoá VIII, (1997),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Từ điển Bách khoa luật (1987), Mátxcơva.
41. Từ điển Học sinh (1971), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Từ điển Lepetitlasousse (1999), Paris.

43. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
44.

Trịnh Đức Thảo (2001), Bàn về những tiêu chí và biện pháp đánh giá chất
lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, trong sách 55 năm xây
dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2003), Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 01/10 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ trong những năm tới.
46. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


47. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2005), Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
48. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), Kỷ yếu Hội nghị Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực trên toàn
quốc, Hà Nội.
49. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2006), Kỷ yếu Hội nghị Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực trên toàn
quốc, Hà Nội.
50. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Bách khoa toàn thư, Từ điển tiếng Việt (2005),
Nxb Đà Nẵng.
51. Vụ Công tác đại biểu (2005), Những điểm mới trong quy chế hoạt động của
Hội đồng nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Bùi Thế Vĩnh (2000), Phương thức và kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội
đồng nhân dân, trong chương trình tập huấn đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp, nhiệm kỳ 1999-2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.




×