Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM PHỤC VỤ ÔN THI THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.96 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………2
I.

Lý do chọn chuyên đề ……………………………………………….2

II.

Thời gian bồi dưỡng………………………………………………….2

III.

Đối tượng bồi dưỡng ……………………………………………...2

PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………3
I.

Khái quát về Atlat Địa lí Việt Nam…………………………………..3

II.

Atlat Địa lí Việt Nam trong cấu trúc đề thi dự kiến…………………4

III.

Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam………………………6

IV.

Câu hỏi liên quan đến khai thác Atlat Địa lí Việt Nam ………..14


V.

Thực nghiệm và kết quả thu được ………………………………….20

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………..23

1


Chuyên đề
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
PHỤC VỤ ÔN THI THPT QUỐC GIA
**************************
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn chuyên đề bồi dưỡng
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông hiện nay, Atlat Địa lí
Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó được coi là “cuốn sách giáo khoa” Địa
lí đặc biệt mà nội dung của nó được thể hiện chủ yếu thông qua các bản đồ. Có thể
nói rằng Atlat vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện
để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi .Việc
khai thác, sử dụng Atlat một cách khoa học là vô cùng cần thiết để việc học Địa lí
trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.
Năm 2015, Bộ GD&ĐT chính thức tổ chức thi THPT quốc gia với nhiều
những đổi mới quan trọng. Một trong những điểm mới đáng lưu ý trong quy chế thi
đối với bộ môn Địa lí là cho phép thí sinh sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (do NXB
Giáo dục ấn hành từ năm 2009 đến 2015). Cũng theo quy chế mới, cấu trúc đề thi
THPT quốc gia sẽ có nội dung liên quan đến khai thác Atlat và được quy định
chiếm khoảng 20% tổng số điểm bài thi. Có thể nhận định đây là một lợi thế lớn
với các thí sinh tham gia thi bộ môn này. Tuy nhiên thực tế cho thấy hầu hết các em
học sinh mới chỉ dừng lại ở việc trang bị được cuốn Atlat Địa lí Việt Nam còn việc

sử dụng Atlat chưa thực sự phát huy hết hiệu quả vốn có của nó. Chính vì vậy, dù
quy định học sinh được sử dụng Atlat nhưng chỉ có số ít các em phát huy tối đa
được tác dụng của nguồn “tài liệu” này.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề này nhằm đưa ra
một số hướng dẫn giúp học sinh sử dụng Atlat hiệu quả hơn để giành trọn 02 điểm
quý giá này.
II. Thời gian bồi dưỡng: 06 tiết
Nhìn chung, việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat là việc làm thường xuyên
đối với giáo viên và học sinh. Nhưng với chuyên đề này chúng tôi tập trung cung
cấp những kĩ năng cơ bản và cần thiết khi học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
III. Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia
2


PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát về Atlat địa lí Việt Nam
“Atlat là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí, được sắp xếp một cách có
logic để phục vụ cho mục đích dạy học một chương trình địa lí cụ thể. Nó có tính
thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlat được phân biệt
theo sự bao trùm lãnh thổ, theo nội dung và theo mục đích sử dụng”
Atlat địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học
sinh mà còn cả với giáo viên, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992. Sau nhiều
lần tái bản Atlat địa lí Việt Nam đã được cập nhật, bổ sung, nâng cao về chất lượng
khoa học, chất lượng in ấn và mĩ thuật.
Atlat Địa lí Việt Nam được xây dựng dựa trên chương trình địa lí Việt
Nam, nó diễn giải các vấn đề địa lý đi từ cái chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến
kinh tế xã hội, từ tổng thể đến các bộ phận. Toàn bộ nội dung Atlat Địa lí Việt Nam
bao gồm 30 trang. Các bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam đều sử dụng phép chiếu
hình nón hai vĩ tuyến chuẩn. Tỉ lệ chung cho các trang bản đồ chính là 1:6000000,
tỉ lệ 1:9000000 dùng trong các bản đồ ngành và tỉ lệ 1:18.000.000 cho các bản đồ

phụ, tỉ lệ 1:3.000.000 đối với bản đồ các miền tự nhiên và các vùng kinh tế. Một
cách khái quát, bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam gồm 3 phần:
 Phần thứ nhất: Hành chính (Giới thiệu về các đơn vị hành chính cấp tỉnh,
thành phố của nước ta tính đến thời điểm năm 2008).
 Phần thứ hai: Địa lí tự nhiên (bao gồm các thành phần của tự nhiên như

địa hình, địa chất, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất, động – thực vật và 3 miền
địa lí tự nhiên).
 Phần thứ ba: Địa lí kinh tế xã hội (gồm Địa lí dân cư – dân tộc; địa lí kinh
tế: gồm kinh tế chung, các ngành kinh tế chủ yếu như Nông nghiệp – Lâm nghiệp –
Thủy sản, Công nghiệp, Giao thông, Thương mại, Du lịch; 07 vùng kinh tế và 03
vùng kinh tế trọng điểm).
Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và các biểu
đồ, số liệu thống kê… Riêng một số trang còn xuất hiện nhiều hình ảnh về hoạt
động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hóa… của các địa phương.
3


II. Atlat Địa lí Việt Nam trong cấu trúc đề thi dự kiến và đề thi THPT Quốc
gia thực tế năm 2015.
Năm 2015 Bộ GD& ĐT chính thức tổ chức kì thi THPT Quốc gia thay thế
cho hai kì thi trước đây là thi Tốt nghiệp và thi Đại học – cao đẳng. Điều này đã
dẫn đến một số thay đổi trong cấu trúc đề thi của tất cả các bộ môn nói chung và bộ
môn Địa lí nói riêng. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lí được dự kiến như
sau:

Như vậy, sự thay đổi lớn nhất về cấu trúc dự kiến của đề thi THPT quốc gia hiện
nay so với cấu trúc đề thi Đại học – Cao đẳng trước đây là sự xuất hiện của câu hỏi
liên quan đến sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cụ thể, đề thi THPT Quốc gia 2015
thực tế như sau.


4


5


Xuất phát từ thực tế (đề thi THPT Quốc gia 2015) cho thấy nội dung sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam đóng vai trò quan trọng chiếm tới 20% tổng số điểm toàn bài.
Câu hỏi về sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong đề thi này được nhận định là dễ,
đơn giản đối với các thí sinh. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số học sinh không
biết cách khai thác Atlat dẫn đến kể sai, kể thiếu và không giành trọn vẹn được
điểm số quý giá này. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do học sinh chưa
được hướng dẫn đầy đủ những kĩ năng cơ bản khi làm việc với Atlat. Chủ yếu mới
dừng lại ở việc trang bị được Atlat và mang theo Atlat vào phòng thi nhưng sử dụng
rất ít, thậm chí không sử dụng đến. Hoặc sử dụng Atlat theo trình tự ngược là từ
kiến thức đã biết để suy ra Atlat một cách thụ động chứ chưa thật sự biết khai thác
theo trình tự từ Atlat suy ra được kiến thức cơ bản một cách chủ động . Vì vậy, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh khai thác Atlat một cách kĩ càng hơn, thường xuyên
hơn để Atlat thật sự là “cuốn sách giáo khoa Địa lí thứ 2” – một công cụ hữu ích
cho học sinh khi học và thi bộ môn Địa lí.
III. Hướng dẫn khai thác Atlat địa lí Việt Nam phục vụ thi THPT Quốc gia
1. Atlat Địa lí Việt Nam – công cụ hữu ích trong quá trình học và làm bài
thi môn Địa lí
- Atlat Địa lí Việt Nam là công cụ hữu ích trong việc cung cấp một số kiến
thức cơ bản cho HS. Ví dụ với bài 16: đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta,
ta có bảng so sánh giữa khả năng thể hiện kiến thức của Atlat địa lí Việt Nam với
nội dung kiến thức được trình bày trong SGK như sau
Bảng so sánh giữa khả năng thể hiện kiến thức của Atlat địa lí Việt Nam
với nội dung kiến thức được trình bày trong SGK

Nội

dung Nội dung kiến thức được trình Nội dung kiến thức được thể hiện

kiến thức
bày trong SGK
trong Atlat
1. Đông dân, - Số dân nước ta là 84156 - Thông qua biểu đồ dân số Việt
nhiều

thành nghìn người (2006)

Nam qua các năm

phần dân tộc

Quy mô dân số nước ta là 85,17
triệu người (2007)
- 54 dân tộc anh em, chủ yếu - Thông qua bảng thông tin ở trang
người

Kinh

(Việt)

chiếm dân tộc cũng thể hiện nước ta có 54
6


86,2%. Các dân tộc khác dân tộc anh em. Bằng các phép tính

chiếm 13.8% dân số

toán, HS tính được người Việt
chiếm tỉ trọng bao nhiêu %

- Ngoài ra còn có 3,2 triệu
người Việt sinh sống ở nước
ngoài
- Thuận lợi, khó khăn của đặc
điểm này đến phát triển KT
2.

Dân

tăng

-XH
số - Dân số nước ta tăng nhanh, - Thông qua biểu đồ quy mô dân số

nhanh, đặc biệt nửa cuối thế kỉ XX, nước ta, HS thấy được thông tin:

cơ cấu dân số đã dẫn đến hiện tượng bùng dân số nước ta tăng nhanh, mỗi năm
trẻ

nổ dân số

tăng thêm khoảng 1 triệu người

- Hiện nay mức tăng có giảm
nhưng mỗi năm dân số nước

ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu
người
- Hậu quả gia tăng dân số
nhanh
- Dân số nước ta thuộc loại - Thông qua tháp dân số năm 1999
trẻ, đang có sự biến đổi nhanh và 2007 cho thấy cơ cấu dân số
chóng

thuộc loại trẻ. Sự thay đổi đáy tháp,
đỉnh tháp cho thấy cơ cấu dân số

đang biển đổi nhanh
3. Phân bố - Mật độ dân số trung bình - Qua số liệu dân số và diện tích
dân cư chưa nước ta là 254 người/ km2 nước ta tính được mật độ dân số
hợp lí

(năm 2006)

năm 2007

- Phân bố không đồng đều - Qua các gam màu thể hiện các
giữa đồng bằng với trung du, mức mật độ dân số của nước ta.
miền núi

Quan sát chung thấy dân cư nước ta
phân bố không đồng đều: vùng đồng
7


bằng có mật độ dân số cao hơn so

với vùng trung du, miền núi
- Phân bố không đồng đều - Qua biểu đồ cột chồng thể hiện
giữa thành thị và nông thôn

dân số thành thị và dân số nông
thôn, HS có thể tính được % số dân
thành thị và nông thôn qua các năm

- Sự phân bố dân cư chưa
hợp lí làm ảnh hưởng lớn đến
việc sử dụng lao động, khai
thác tài nguyên. Vì vậy, việc
phân bố lại dân cư và lao
động trên phạm vi cả nước là
rất cần thiết
4. Chiến lược Chiến lược phát triển dân số Atlat không thể hiện được
phát

triển hợp lí và sử dụng nguồn lao

dân số hợp lí động của nước ta (SGK)
và sử dụng
nguồn

lao

động

của


nước ta
( Lưu ý: Phần in thẳng là nội dung SGK đề cập đến và Atlat cũng thể hiện được; phần in
nghiêng là nội dung trong SGK đề cập đến nhưng Atlat không thể hiện được)

Từ bảng so sánh trên, rõ ràng nhận thấy nếu biết tận dụng triệt để thì Atlat là
nguồn tri thức, là “cuốn sách giáo khoa thứ 2”, là công cụ hữu ích giúp thí sinh có
được kiến thức cơ bản và giảm bớt được gánh nặng cho “bộ nhớ” của thí sinh khi
phải học thuộc lòng kiến thức lí thuyết.
- Atlat địa lí Việt Nam cũng thể hiện được tương đối đầy đủ các số liệu về địa
lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế thông qua các bảng thông tin, bảng số liệu,
biểu đồ. Từ nguồn này thí sinh có thể tận dụng được số liệu mà không cần phải ghi
nhớ máy móc.

8


- Dùng Atlat để củng cố các dạng biểu đồ khi làm bài. Các dạng biểu đồ đều
được thể hiện trong Atlat. Vì vậy, đây là một kênh thông tin quý giá đối với thí
sinh. Bởi lẽ, bài tập kĩ năng vẽ biểu đồ là một câu bắt buộc trong các kỳ tuyển sinh
và chiếm khoảng 02 điểm, nhưng nhiều thí sinh còn lúng túng với các dạng biểu đồ
cần vẽ, thậm chí vẽ sai so với yêu cầu. Vì vậy, dựa vào các dạng biểu đồ trong Atlat
học sinh có thể vẽ chính xác hơn.
- Dùng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức bài học: VD hình ảnh chợ
Bến Thành, khai thác than Quảng Ninh, bốc xếp hàng hóa ở Cảng Hải
Phòng….Những hình ảnh này giúp học sinh liên tưởng dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn
đến các đặc điểm tự nhiên, kinh tế của một địa phương nào đó……
2. Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
- Còn tình trạng kể sai, kể thiếu, kể không đúng trật tự yêu cầu của đề bài.
- Còn nhầm lẫn về ranh giới, phạm vi hành chính, phạm vi lãnh thổ của một
số vùng, một số địa phương.

- Không xác định được hoặc xác định chưa chính xác phương hướng trên bản
đồ, hướng gió, hướng di chuyển của bão,…
- Chưa xác định được một số yếu tố phi tỉ lệ trên bản đồ (bản đồ Thủy sản,
bản đồ Cây công nghiệp,…)
- Chưa tận dụng hết các yếu tố phụ trên bản đồ (bảng thông tin, biểu đồ, bản
đồ phụ, hình ảnh,…)
3. Những kĩ năng cần lưu ý khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
 Những kĩ năng chung
Thông thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải lưu
ý các kĩ năng cơ bản theo các mức độ sau
* Mức độ 1: Gồm các kĩ năng
+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (trang bìa của Atlat)
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
* Mức độ 2: Gồm các kĩ năng
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, tọa độ địa lý, kích
thước, hình thái các đối tượng địa lý trên lãnh thổ
+ Mô tả đặc điểm đối tượng địa lí trên bản đồ
9


* Mức độ 3: Gồm các kĩ năng
+ Xác định các mối liên hệ trong không gian trên bản đồ
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (Vị trí địa lí, địa hình,
khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế)
+ Xác định các quan hệ tương - hỗ, nhân - quả trên bản đồ.
+ Trình bày tổng hợp một số khu vực, bộ phận lãnh thổ.
 Những kĩ năng cụ thể nhằm khai thác Atlat nhanh và hiệu quả nhất
- Học thuộc, ghi nhớ và sử dụng được trang Mở đầu của Atlat (thuộc được
các kí hiệu và chú giải của Atlat để vận dụng đọc được các trang bản đồ). Học sinh
cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư

nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích
kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang
21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19… tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục Ký
hiệu chung ngay từ trang đầu tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng trang
Atlát. Làm tốt điều này thí sinh có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó
phân tích chính xác hơn nhằm tránh việc mất nhiều thời gian lật đi lật lại các trang
Atlat trong khi làm bài
- Đọc và nhớ một cách tương đối thứ tự các trang Atlat, biết nội dung của
từng trang Atlat để tiết kiệm thời gian làm bài.
- Biết kết hợp, chồng xếp nhiều trang Atlat nếu cần(Khi đề bài không yêu
cầu sử dụng trang cụ thể nào, nhưng để giải quyết câu hỏi thí sinh phải kết hợp
nhiều trang Atlat).
4. Các bước làm bài thi khi gặp câu hỏi về khai thác nội dung trong Atlat
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
Ở bước này, khi đọc yêu cầu của đề bài liên quan đến sử dụng Atlat thường
có 2 trường hợp xảy ra
+ Chỉ cần sử dụng Atlat không cần kiến thức đã học
+ Kết hợp sử dụng Atlat và kiến thức đã học
Bước 2: Xác định trang hoặc một số trang Atlat cần dùng để giải quyết yêu cầu
của đề bài.
10


Đối với các đề bài cho sẵn trang Atlat thì HS dựa luôn vào đó. Đối với các đề
bài không có sẵn thì học sinh nên chọn lọc các trang Atlat theo những gợi ý sau:
Ví dụ:
* Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một trang bản đồ của Atlat để trả lời
“Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta”. Với câu hỏi này chỉ
sử dụng bản đồ “Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. “Hãy nhận xét tình hình
phân bố dân cư nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở

trang 15 là đủ.
* Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như:
+. Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như:
Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, HS không những
chỉ sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp
này mà còn sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các
ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển
thủy điện…
+. Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế như:
Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, HS cần dựa vào
bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng
trang 26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về
vị trí vùng. Đồng thời HS phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản
đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư…) nhằm xác định được đầy đủ các thế
mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.
* Lựa chọn những bản đồ phù hợp và loại bỏ những bản đồ không phù hợp
ra ngoài
- Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, HS có thể sử dụng bản
đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư… nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
- Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản
nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu…
Bước 3: Xác định các kĩ năng làm việc với bản đồ

11


Xác định các kĩ năng làm việc với bản đồ thuộc mức độ nào 1, 2 hay 3 (kĩ
năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lý, kĩ năng mô tả đặc điểm, hay kĩ năng
xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian….).
Bước 4: Tiến hành khai thác từ Atlat theo yêu cầu đề bài

Đối với học sinh đã học thuộc kí hiệu thì chỉ cần nhìn vào đối tượng địa lý là
có thể khai thác được bản đồ, nhưng đối với học sinh chưa thuộc kí hiệu các em
cần đối chiếu với kí hiệu ở trang Mở đầu.
Khi khai thác một trang Atlat cần lưu ý khai thác tối đa những nội dung liên
quan được thể hiện trong trang đó, gồm nội dung chính (bản đồ chính và các nội
dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ).
Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợp kiến thức đã
học (nếu cần) để trình bày vào bài thi.
5. Ví dụ cụ thể minh họa cho các bước làm việc trên
Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các tỉnh ở nước ta giáp biên giới với
Trung Quốc (Đã được sử dụng trong kì thi THPT Quốc gia 2015)
Bước 1: Trước tiên học sinh cần đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề bài
Câu hỏi này chỉ cần sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam không cần kết hợp thêm
kiến thức đã học
Bước 2: Xác định trang Atlat cần sử dụng
Đối với câu hỏi này chỉ cần sử dụng trang 4 - 5 (Bản đồ hành chính)
Bước 3: Xác định kĩ năng cần sử dụng đó là kĩ năng khai thác bản đồ ở cả
mức độ 1 (nhận biết và đọc)
Bước 4: Như vậy, nhìn Atlat kể lần lượt các tỉnh có chung đường biên giới
với Trung Quốc bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trình bày đặc điểm chế độ nhiệt, chế độ
mưa của trạm khí hậu Hà Nội
Bước 1: Trước tiên học sinh cần đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề bài
Câu hỏi này chỉ cần sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam không cần kết hợp thêm
kiến thức đã học
Bước 2: Xác định trang Atlat cần sử dụng
12



Đối với câu hỏi này chỉ cần sử dụng trang 9 (Khí hậu)
Bước 3: Xác định kĩ năng cần sử dụng đó là kĩ năng khai thác bản đồ ở cả
mức độ 1 (nhận biết và đọc) và mức độ 2 (mô tả đặc điểm của đối tượng)
Bước 4: Nhìn vào Atlat,
- Xác định được vị trí trạm Hà Nội.
- Xác định được chế độ nhiệt được thể hiện qua đường màu đỏ; chế độ
mưa được thể hiện qua cột màu xanh
- Chế độ nhiệt: đo nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất, tính
biên độ nhiệt.
- Chế độ mưa: tháng mưa nhiều nhất, tháng mưa ít nhất, mùa mưa, mùa
khô.
Ví dụ 3: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng ĐBSH và vùng phụ cận.
- Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của vùng. Giải thích tại sao
ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta?
Để giải quyết đề bài này, học sinh có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Học sinh cần đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề
Theo yêu cầu của đề bài HS cần sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kết hợp
thêm kiến thức đã học.
Bước 2: Xác định trang Atlat cần sử dụng đối với câu hỏi này là trang 21
(Công nghiệp chung) và một số trang liên quan.
Bước 3: Xác định kĩ năng cần sử dụng đó là kĩ năng khai thác bản đồ ở cả 3
mức độ.
Bước 4: Tiến hành khai thác từ Atlat và trình bày vào bài thi:
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở ĐBSH và vùng phụ cận
- Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của vùng.
- Giải thích tại sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất
cả nước bằng việc sử dụng bản đồ Công nghiệp chung và các trang bản đồ liên
quan khác.


13


IV. Câu hỏi liên quan đến khai thác Atlat Địa lí Việt Nam và gợi ý trả lời
1. Nhận dạng một số câu hỏi liên quan đến sử dụng Atlat ở các cấp độ
nhận thức khác nhau
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa
lí Việt Nam, xác lí Việt Nam, xác lí Việt Nam và lí Việt Nam và
định vị trí các dãy định hướng núi và kiến thức đã học kiến thức đã học
núi

Hoàng

Liên độ cao

trình

bày

ảnh phân

tích
của

ảnh


Sơn, Trường Sơn

hưởng của độ cao hưởng

địa

Bắc, Trường Sơn

địa hình đến chế hình đến sự phân

Nam, Bạch Mã.

độ nhiệt, chế độ hóa khí hậu nước

mưa.
ta.
Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa
lí Việt Nam, kể tên lí Việt Nam, trình lí Việt Nam và lí Việt Nam và
các đô thị có quy bày đặc điểm phân kiến thức đã học kiến thức đã học
mô dân số trên 1 bố dân cư ở nước so sánh mức độ giải thích tại sao
triệu

người;

từ ta

tập trung dân cư ở ĐBSH có mức độ

200000 – 500000
người;


ĐBSH và ĐBSCL

dưới

tập trung dân cư
cao nhất nước ta.

100000 người.
Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat địa Dựa vào Atlat địa Dựa vào Atlat Địa
lí Việt Nam, kể tên lí Việt Nam trình lí Việt Nam
các
trung

so lí Việt Nam và

ngành

của bày quy mô và cơ sánh quy mô và cơ kiến thức đã học

tâm

công cấu của hai trung cấu của hai trung giải thích tại sao

nghiệp Hà Nội và tâm công nghiệp tâm công nghiệp ngành công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh

Hà Nội và TP. Hồ Hà Nội và TP. Hồ của hai trung tâm
Chí Minh


Chí Minh

này lại phát triển

mạnh
Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa
lí Việt Nam, kể tên lí Việt Nam, trình lí Việt Nam và lí Việt Nam và
trung

tâm

công bày sự phân hóa kiến thức đã học, kiến thức đã học,

nghiệp của Đồng lãnh

thổ

công chứng minh Đồng giải thích tại sao
14


bằng sông Hồng

nghiệp của vùng bằng sông Hồng Đồng bằng sông
Đồng bằng sông và vùng phụ cận là Hồng

và vùng

Hồng và vùng phụ vùng có mức độ phụ cận là vùng có
cận


tập

trung

công mức độ tập trung

nghiệp cao nhất công nghiệp cao
nước ta
nhất nước ta
Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào Atlat Địa Dựa vào
lí Việt Nam, kể tên lí Việt Nam, nêu lí Việt Nam và
7 vùng nông nghiệp hướng chuyên môn kiến thức đã học,
nước ta

Atlat Địa lí Việt

hóa nông nghiệp phân biệt sự khác Nam và kiến thức
của các vùng nông nhau trong chuyên đã học, giải thích
nghiệp

hóa nông nghiệp tại sao có sự khác
giữa

TDMNBB nhau đó.

với Tây Nguyên
Với các dạng câu hỏi trên nhận thấy ở các mức độ nhận thức khác nhau sẽ tương
ứng với các kĩ năng khai thác Atlat ở các mức độ 1,2, 3 khác nhau. Thông thường
các câu hỏi nhận biết học sinh cần gắn với kĩ năng khai thác Atlat ở mức độ 1 (nhận

biết, đọc). Với câu hỏi thông hiểu cần gắn với kĩ năng khai thác Atlat ở mức độ 2
(mô tả đặc điểm của đối tượng). Với câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và cao cần
gắn với kĩ năng khai thác Atlat ở mức độ 3 (phân tích tổng hợp lãnh thổ, mối quan
hệ nhân quả, tương hỗ….). Thường câu hỏi ở mức độ nhận biết chỉ cần sử dụng
Atlat là đủ, ở mức độ vận dụng cần kết hợp thêm kiến thức cơ bản.
2. Một số câu hỏi và hướng dẫn trả lời
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở
Tây Nguyên
Hướng dẫn trả lời
- Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân cư thấp nhất so với cả
nước với mật độ phổ biến từ 50-100 người/ km2.
- Ngay trong vùng cũng có biểu hiện phân bố dân cư không đều.

15


+ Những nơi có mật độ đạt từ 201- 500 người/ km 2 và 501-1000
người/km2 như các thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và
vùng phụ cận.
+ Cấp từ 50- 100 người/ km2 và 101- 200 người/km2 tập trung ở ven các đô
thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như vùng ven thành phố
Buôn Ma Thuột, Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc…
+ Cấp dưới 50 người/km2 tại các khu vực núi cao, rừng hoặc các nơi có điều
kiện khó khăn cho sản xuất, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên…
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, xác định quy mô và cơ cấu ngành của các
trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ.
Hướng dẫn trả lời
– Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, qui mô hơn 120
nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành công nghiệp gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, hoá chất,
sản xuất hàng tiêu dùng, hóa dầu, tin học….

– Biên Hoà: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40- 120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu
ngành: Cơ khí, điện tử, hoá chất, dệt…
– Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp lớn, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu
ngành: Cơ khí, dầu khí, nhiệt điện, đóng tàu…
– Thủ Dầu Một: trung bình, qui mô từ 40-120 nghìn tỉ đồng, cơ cấu ngành: Cơ khí,
điện tử, hoá chất…
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định
hướng di chuyển của bão. Vùng nào nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng
nào ít bị ảnh hưởng nhất của bão.
- Hướng dẫn trả lời:
- Trang Atlat sử dụng: Trang 9
- Chú ý cách xác định hướng của các cơn bão dựa vào hướng của mũi tên chỉ
đường đi của bão.
- Dựa vào Atlat trang 9 ta thấy các cơn bão đổ bỗ vào nước ta đều xuất hiện
ở phía Đông (biển Đông) sau đó di chuyển chủ yếu theo hướng Tây hoặc Tây Bắc,
Tây Nam và đổ bộ vào nước ta.
- Vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất của bão là BTB
16


- Vùng ít chịu ảnh hưởng nhất là ĐBSCL.
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
b. Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành
vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Hướng dẫn trả lời
a. Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp.
– Cà phê: Đắk Lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai
– Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum
– Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai

– Chè: Lâm Đồng, Gia Lai
b. Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây
công nghiệp lớn
– Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung
trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh
quy mô lớn.
– Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài gây khó
khăn cho việc tưới tiêu nhưng thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
Do các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phân
hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận
nhiệt.
Câu 5. Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc
lộ 6, đường Hồ Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.
Hướng dẫn trả lời
– Quốc lộ 1: Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị – Hà Nội – Huế – TP HCM – Năm
Căn. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài
nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc
biệt về kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.
– Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội – Tuần Giáo (Lai Châu). Ý nghĩa: nối Hà Nội
với các tình Tây Bắc . Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện
khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc.
17


– Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường
Sơn Bắc, qua Tây Nguyên – Đông Nam bộ. Ý nghĩa: thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội, củng cố an ninh quốc phòng vùng núi phía Tây đất nước.
– Quốc lộ 51: Nối TP HCM- Vũng Tàu. Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch nối
tam giác kinh tế Biên Hòa- Vũng Tàu- TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch
ở Đông Nam Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông Tây phía Nam.
Câu 6: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học trình bày đặc điểm chung của Địa

hình nước ta?
Hướng dẫn trả lời
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả
nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới
1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả
nước.
b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn
ra mạnh mẽ.
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 7. Dựa vào At lát và kiến thức đã học trình bày những thế mạnh và hạn chế
của Trung Du Miền Núi Bắc Bộ trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và
thủy điện ?
Hướng dẫn trả lời
a) Khoáng sản
* Thế mạnh: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều
loại:-Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng
18


than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ
lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu
tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như

Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả
(600MW)…-Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở
Cao Bằng.
-Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
-Apatit Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
-Đồng-niken ở Sơn La.
 giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
* Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai
thác hiện đại & chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…
b)Thuỷ điện: trữ năng lớn nhất nước ta.
* Thế mạnh
-Trữ năng trên sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11.000MW), trên
sông Đà 6.000MW.
-Đã xây dựng: nhà máy thuỷ điện Hòa Bình trên sông Đà (1.900MW), Thác
Bà trên sông Chảy 110MW.
-Đang xây dựng thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2.400MW), Tuyên Quang
trên sông Gâm 342MW.
Đây là động lực phát triển cho vùng, nhất là việc khai thác và chế biến
khoáng sản, tuy nhiên cần chú ý sự thay đổi môi trường.
* Hạn chế: thủy chế sông ngòi trong vùng phân hóa theo mùa. Điều đó gây ra
những khó khăn nhất định cho việc khai thác thủy điện.
3. Một số câu hỏi tự luyện
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên các nước có chung vùng biển với
Viêt Nam.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên một số cửa khẩu quốc tế trên đường
biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên đảo lớn nhất ở nước ta.
19



Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lý VN , kể tên các tỉnh và thành phố trực thuộc
trung ương tiếp giáp biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lý VN, hãy kể tên các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1,
đô thị loại 2.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lý VN, hãy xác định một số trung tâm công nghiệp
lớn trên bản đồ công nghiệp chung. Giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm
công nghiệp lớn nhất nước ta?
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích những thuận
lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, cho biết quốc lộ 1 đi
qua những vùng kinh tế nào của nước ta. Giải thích tại sao quốc lộ 1 được coi là
tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học hãy lập bảng cơ cấu
kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2007 và nhận xét.
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lý VN kể tên các trung tâm du lịch cấp quốc gia,
các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới
Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã họ so sánh đặc điểm địa
hình giữa vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng
của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy so sánh việc phát
triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Đông Nam Bộ
V. Thực nghiệm và kết quả thu được
Trong phạm vi thời gian và khả năng có thể, chúng tôi tiến hành thực nghiệm
sư phạm, theo những nguyên tắc sau:
- Bài thực nghiệm phải có trong chương trình SGK.
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải cùng có các điều kiện sau:
+ Trình độ học sinh tương đương nhau và học sinh có ý thức học tập.
+ Số học sinh tương đương nhau.
20



+ Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau.
+ Cùng do một giáo viên giảng dạy.
- Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học với các bài kiểm
tra kiến thức và phiếu điều tra tâm lí của học sinh.
Trong điều kiện tiến hành chúng tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng và 1 lớp
thực nghiệm theo các tiêu chí ở trên.
Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
Tên trường

Lớp

Số học sinh

Trường THPT Lê Xoay

12A4

37

12A6

36

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thực nghiệm bài 16: Đặc điểm dân số và sự
phân bố dân cư
Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm lớp: lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.
- Các lớp đối chứng tiến hành dạy trước. Giáo viên hướng dẫn sơ qua về sử

dụng Atlat
- Các lớp thực nghiệm dạy sau. Giáo viên hướng dẫn kĩ càng việc khai thác
Atlat theo các bước, nhấn mạnh một số lỗi để HS không mắc phải
- Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do một giáo viên giảng dạy và
kiểm tra về cùng một nội dung.
3. Kết quả
Sau khi dạy xong bài 16, chúng tôi đưa ra phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm
bằng phiếu trả lời gồm 5 câu hỏi liên quan tới kiến thức bài học để so sánh kết quả
2 lớp và chúng tôi thu được kết quả như sau: Tại lớp thực nghiệm, 80% học sinh
được hỏi đều trả lời được các câu hỏi trong phiếu câu hỏi. Tại lớp đối chứng con số
21


này chỉ là 55%. Điều này cho thấy việc hướng dẫn học sinh khai thác Atlat theo
phương pháp này đã tạo được hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.

PHẦN KẾT LUẬN
Việc hình thành kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí cho
học sinh là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Việc làm này
cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Làm tốt điều này sẽ đem lại hiệu quả cao
trong các kì thi Địa lí nói chung và thi THPT Quốc gia nói riêng.
Để khai thác Atlat hiệu quả học sinh cần được trang bị những kĩ năng cơ bản,
cần thiết để khai thác đúng, trúng theo yêu cầu đề bài tránh những lỗi sơ đẳng
không đáng có.
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã áp dụng chuyên đề “Hướng dẫn học sinh
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ ôn thi THPT Quốc gia” để rèn luyện kĩ
năng khai thác Atlat cho học sinh. Kết quả thu được cho thấy việc áp dụng chuyên
đề này đã giúp học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản khi làm việc với Atlat địa
lí Việt Nam
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp một số kinh nghiệm giúp học

sinh sử dụng hiệu quả Atlat phục vụ thi THPT Quốc gia môn địa lí. Trong quá trình
22


viết chuyên đề, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên chuyên đề không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng
nghiệp để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC
MỘT SỐ ĐỀ THI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ATLAT TRONG MỘT SỐ KÌ
THI DO BỘ GD&DT TỔ CHỨC

23


24


25


×