Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của lý quang diệu nhà quản lý tài ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.32 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA LÝ
QUANG DIỆU NHÀ QUẢN LÝ TÀI BA
Là người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà
còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng,
nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan
khi cho rằng họ sinh ra là để làm người lãnh đạo.
Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực
hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn.
Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình
để trau dồi và phát huy chúng một cách hiệu quả.
Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới công việc điều hành,
tới hình ảnh của người lãnh đạo và đó là nền tảng thành công của doanh
nghiệp.
1. Tố chất cần có của nhà lãnh đạo
Một doanh nghiệp thành công đương nhiên là nói đến nhà lãnh đạo thành
công .
Để có được thành công người lãnh đạo phải là người giỏi, với những tố chất
bẩm sinh cần thiết và có những tố chất rèn luyện mà thành, đó là có sự hiểu
biết và ham học hỏi, mưu lược, dũng cảm và kiên trì, có tầm nhìn và sự quyết
đoán
Để lãnh đạo một doanh nghiệp thành công ngoài những tố chất và những kỹ
năng nhà lãnh đạo cần có niềm say mê công việc mà họ đang làm và cần có sự
may mắn…
- Niềm say mê: Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được
điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê,
thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm


huyết. Phải có sự say mê nhà lãnh đạo mới có sự trăn trở, suy tính một cách tốt
nhất để rồi thành công.
Không vó sự say mê. Công việc sẽ chỉ là nghĩa vụ và nó sẽ nhàm chán.


- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: Điều chắc chắn là, người lãnh đạo không
thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ.
Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh
đạo phải là người giao thiệp rộng, đi nhiều, đọc nhiều, biết lắng nghe và luôn
có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật
những

thông

tin



tri

thức

mới…

- Nhìn xa trông rộng: Nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, phải nói rằng
rất ít người có được tố chất này mà họ phải trau rồi suy tính và nghiên cứu các
động thái thị trường, con người, các yếu tố kinh tế vĩ mô. Tham khảo và nắm
bắt các thông tin trên đài, báo, anh em, bạn bè, cần thiết họ không ngần ngại
nhờ đến các chuyên gia tư vấn . Đặc biệt họ phải rất say mê và tâm huyết .Để
có được cái nhìn xa trông rộng cho một doanh nghiệp cần rất nhiều công sức,
tâm

huyết

thậm


chí

đổ

cả

máu



nước

mắt.

- Óc sáng tạo: Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ, tham khảo nhiều để làm
sao đưa ra những chiến lược, tầm nhìn và thực hiện nó một cách hiệu quả
nhất.
Trong bất cứ công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo, táo bạo để thực
hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, thành công.

- Khả năng truyền đạt thông tin: Người lãnh đạo phải có khả năng diễn
thuyết và truyền đạt thông tin rõ ràng, cụ thể dễ hiểu, để thuyết phục những
người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo.


- Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức: Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy
những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lên kế hoạch, lập kế hoạch và
tổ chức việc thực hiện. Theo chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Khả năng làm việc theo nhóm:

Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt động cùng những người khác, biết
lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công việc cho cấp
dưới một cách khoa học và hợp lý, đưa ra quyết định và biết cách giải quyết và
dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
- Tài xoay xở: Người lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn. Khi khó khăn, họ
không nản chí. Khi gặp công việc khó, họ không lùi bước sẽ tìm cách tiếp
cận ,dũng cảm tìm hiểu để có giải pháp phù hợp, hướng đi tối ưu.
- Lòng dũng cảm: Người lãnh đạo là người có một trong những công việc
khắc nghiệt nhất. Họ phải luôn xác định rõ, họ đang làm gì và là đại diện cho
ai . Lãnh đạo phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự
sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, thậm chí phải tìm những hướng đi
mới, hay việc điều động hay sa thải nhân sự, điều này không dũng cảm sẽ
không bao giờ làm được. Lãnh đạo là người dám đặt ra những mục tiêu thách
thức và tìm cách để thực hiện nó.
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro: Người lãnh đạo tài năng là người không trốn
tránh trách nhiệm, họ tự ra quyết định là đã chấp nhận nó, Thường lường trước
những bất trắc có thể sảy ra với doanh nghiệp .
2. Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo:
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, ngoài những tố chất thì họ cần trang bị
cho mình những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như.
kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng
truyền cảm hứng và kỹ năng thuyết trình, giao tiếp.


- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của
nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng
phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có
khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát
triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài ,

biết cách dùng người như biết sắp xếp đặt người nào, ai vào vị trí nào.
Người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn, phân quyền và
phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải
có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, biết khen ngợi ,
khen thưởng cấp dưới khi họ hoàn thành công việc và cũng biết khiển trách
chỉ ra điểm sai khi họ thực hiện không tốt để lần sau họ cố gắng,
- Kỹ năng truyền cảm hứng. Biết cách truyền cảm hứng động viên tinh
thần cho người khác, quan tâm đến họ, lúc cần có thể làm việc cùng họ, ăn
uống giải trí cùng họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu
nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải
chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải tìm hiểu kỹ nguyên
nhân, đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể đó, để từ đó có hướng giải quyết hợp
tình hợp lý.
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp. Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao
tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng
nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công
ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo
phải biết cách thuyết trình truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần
làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động
viên, khen thưởng kỷ luật phải kịp thời, nghiêm minh, công bằng. Nhà lãnh
đạo cũng phải biết cách nhìn nhận vấn đề nhanh cương quyết và có khả
năng thương thuyết.


Những nhà lãnh đạo tài giỏi trên thế giới thì rất nhiều từ Wasington ở
Mỹ đến Stalin ở Liên Xô, từ Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Hồ Chí
Minh ở Việt Nam.
Nhưng hơn ai hết là một nhà quản trị doanh nghiệp tôi rất ngưỡng
mộ ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên ở Singapore vì những
thành tựu vĩ đại mà ông đã để lại cho người dân Singapore ngày nay.

Tôi muốn khai thác ở ông là nhà lãnhđạo tập đoàn kinh tế thiên tài đã
biến đất nước Singapore nhỏ bé có diện tích không bằng Thủ đô Hà
Nội trở thành một cường quốc kinh tế ở châu á.
Trong phần viết này tôi không khai thác nhiều về khía cạnh bản thân, xuất
thân của ông tôi chỉ nói về sự lãnh đạo của ông mà thôi.
- “ Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng Singapore năm 1959, khi hòn
đảo này còn là thuộc địa của Anh, rồi sáp nhập vào Malaysia, cho đến khi
chính thức tách riêng thành nước Cộng hòa Singapore năm 1965. Ông giữ
ghế Thủ tướng đến năm 1990. Năm 2004, con trai ông lên giữ chiếc ghế
này. Quốc hội Singapore có 84 ghế thì có đến 82 ghế thuộc về các thành
viên đảng Nhân dân hành động (PAP) do ông Lý thành lập năm 1954 và ông
Lý "con" đang nắm chức Tổng thư ký. Dù sắp bước sang tuổi 85 vào tháng
tới, ông Lý vẫn là một gương mặt chính trị có thể làm lu mờ các gương mặt
khác trong nước và vẫn rất năng động trên chính trường thế giới.”
- Ông Lý Quang Diệu là con cả và là đời thứ 4 của một gia đình Quảng Đông
, Trung Quốc nhập cư vào năm 1862.
- Ông trở thành Thủ tướng Singapore vào năm 1959 bằng con đường chính
thống là bầu cử khi Singapore còn tự trị dưới thời Thủ tướng Malaysia
Tunku Abdul Rahman, đến năm 1963 ông ủng hộ kế hoạch sáp nhập Liên
bang Malaysia gồm cả Brunei của Thủ tướng, đến năm 1965 bị Malaysia ly
khai khỏi liên bang vì không giải quyết được tình trạng bạo loạn sắc tộc
giữa người Hoa và người Malay .
- “ Cũng trong ngày ấy, 9 tháng 8 năm 1965, Quốc hội Malaysia biểu quyết
thông qua nghị quyết cắt đứt quan hệ với tiểu bang Singapore, như vậy


nước Cộng hoà Singapore được hình thành. Tân quốc không có tài nguyên
thiên nhiên, không có nguồn nước và khả năng quốc phòng thì hết sức nhỏ
bé.”
- Ngày 9 tháng 8 năm 1965 Ông tuyên bố độc lập cho Singapore trong

tình trạng đất nước nghèo đói, tài nguyên thiên nhiên không có gì thậm
chí không có cả nước ngọt.
- “Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi, suốt
cuộc đời trưởng thành của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống
nhất của hai vùng lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng
Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể
từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc
gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nên trên những nguyên lý
của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân
dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng.”
Đây cũng có thể coi là tuyên ngôn độc lập của Cộng hòa Singapre ngày nay.
- Từ một nước Singapore nghèo và thiếu tài nguyên như vậy. Trong lúc khó
khăn chồng chất Ông là người vân kiên trì dũng cảm đương đầu với khó
khăn tìm lối thoát cho đất nước non trẻ.
- Ông đã vẽ ra tầm nhìn, đường đi (kế hoạch thực hiện) và tương lai của
Singapore, một đất nước không có tài nguyên nào là có giá trị, ông chỉ
ra rằng chỉ có bồi dưỡng, đầu tư cho con người và dịch vụ. Vì là nước
nhỏ ông nhanh chóng tìm đến sự công nhận, ủng hộ từ liên hợp quốc và
các nước láng giềng, biến tất cả các quốc gia thành bạn, tránh đối đầu.
- Ông là Nhà lãnh đạo dũng cảm.
- Trong quyển hồi ký của mình, Lý Quang Diệu nói rằng ông không thể ngủ
ngon và ngã bệnh sau ngày Singapore độc lập. Sau khi nghe Cao uỷ John
Robb tường trình về hoàn cảnh của Lý Quang Diệu, Thủ tướng Anh Harold
Wilson bày tỏ những quan ngại của mình và nhận được phúc đáp của Lý
Quang Diệu:




Đừng lo cho Singapore. Đồng sự của tôi và tôi là những người tỉnh táo

và chừng mực, ngay cả trong thời điểm đau buồn này. Chúng tôi sẽ cân
nhắc mọi hệ lụy có thể xảy ra khi quyết định cho bất cứ động thái nào
trên bàn cờ chính trị...”

- Lý Quang Diệu khởi sự tìm kiếm sự công nhận của quốc tế cho quốc gia
Singapore độc lập. Ngày 21 tháng 9 năm 1965, Singapore gia nhập Liên
Hiệp Quốc, và ngày 8 tháng 8 năm 1967, gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN). Ngày 25 tháng 5 năm 1973, Lý Quang Diệu chính
thức viếng thăm Indonesia, chỉ vài năm sau chính sách đối đầu.
- Vì là nước nhỏ muốn phát triển kinh tế thì phải ổn định anh ninh xã hội nên
ông có chính sách ngôn ngữ nhằm hòa giải dân tộc,
-

Ông là nhà lãnh đạo hết sức sang suốt vì trước đó luôn sảy ra bạo động
giữa người gốc hoa và người Malay nên ông quyết định chọn tiếng anh
làm quốc ngữ.

-

Vì Singapore chưa bao giờ có một nền văn hoá chủ đạo để dân nhập cư có
thể hoà nhập, cũng không có một ngôn ngữ chung, trong hai thập niên 1970
và 1980, cùng với các nỗ lực từ chính phủ và đảng cầm quyền, Lý Quang
Diệu cố gắng kiến tạo một bản sắc chung cho Singapore.

- Lý Quang Diệu và chính quyền luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chủ
trương bao dung tôn giáo và hoà hợp chủng tộc, sẵn sàng sử dụng luật pháp
để chống lại bất kỳ hiểm hoạ nào có thể kích hoạt bạo động tôn giáo và
chủng tộc
- Đề ra Chính sách cho Singapore
Trong cương vị lãnh đạo quốc gia suốt trong thời kỳ hậu độc lập, ông Lý có ba

mối quan tâm chính: an ninh quốc gia, kinh tế và những vấn đề xã hội.


- An ninh quốc gia
Tính dễ bị tổn thương của Singapore luôn được cảm nhận sâu sắc khi xảy ra
các mối đe doạ từ nhiều phía khác nhau, trong đó có Indonesia (với chính sách
đối đầu), cũng như thành phần cực đoan trong đảng UMNO, những người này
muốn đem Singapore trở về với Malaysia. Ngay khi Singapore được gia nhập
Liên Hiệp Quốc, Lý Quang Diệu vội vàng tìm kiếm sự công nhận của quốc tế
dành cho nước Singapore độc lập. Theo gương Thuỵ Sĩ, ông tuyên bố chính
sách trung lập và không liên kết. Cùng lúc, ông giao cho Ngô Khánh Thụy
trọng trách xây dựng Lực lượng vũ trang Singapore và xin trợ giúp từ các quốc
gia khác trong các lãnh vực tư vấn, huấn luyện và cung ứng quân dụng.
Năm 1967, khi người Anh tỏ ý cắt giảm hoặc triệt thoái quân đội khỏi
Singapore và Malaysia, Lý Quang Diệu và Goh đưa ra chương trình quân dịch
National Service nhằm phát triển một lực lượng trừ bị qui mô có thể huy động
trong một thời gian ngắn. Tháng 1 năm 1968, ông mua một ít xe tăng AMX-13
do Pháp chế tạo, đến năm 1972, tổng số xe tăng tân trang được mua là 72
chiếc.
Sau này, Singapore thiết lập quan hệ quân sự với các quốc gia thành viên của
ASEAN, với Hiệp ước Phòng thủ Ngũ Cường (Five-Powers Defense
Agreement, FPDA) và các nước khác, giúp phục hồi nền an ninh quốc gia sau
cuộc triệt thoái ngày 31 tháng 10 năm 1971 của quân đội Anh.
- Chính sách Kinh tế
Tách rời khỏi Malaysia có nghĩa là mất luôn thị trường chung và thị trường nội
địa. Khó khăn càng chồng chất khi quân đội Anh triệt thoái làm mất thêm
50.000 chỗ làm. Mặc dù người Anh ủng hộ những cam kết trước đó duy trì các
căn cứ quân sự cho đến năm 1975, Lý Quang Diệu không muốn làm căng
thẳng mối quan hệ với Luân Đôn. Ông tìm cách thuyết phục Harold Wilson cho



phép chuyển đổi các cơ sở quân sự (như xưởng sửa chữa và đóng tàu của hải
quân) cho các mục đích dân sự, thay vì phá huỷ chúng như theo luật của nước
Anh. Với sự tư vấn của Tiến sĩ Albert Winsemius, Lý Quang Diệu dẫn đưa
Singapore vào con đường công nghiệp hoá. Năm 1961, Ban Phát triển Kinh tế
được thành lập với nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài, đưa ra những ưu đãi
thuế hấp dẫn và xây dựng một lực lượng lao động lương thấp nhưng có kỷ luật
lao động và tay nghề cao. Đồng thời chính phủ duy trì biện pháp kiểm soát chặt
chẽ nền kinh tế, ban hành những qui định về phân phối đất đai, lao động và
nguồn vốn. Tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại như phi trường, hải
cảng, đường sá và mạng lưới truyền thông. Ban Xúc tiến Du lịch cũng được
thành lập để phát triển du lịch và tạo thêm việc làm. Trong vai trò lãnh đạo
công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế Singapore, Lý Quang Diệu nhận
được sự hỗ trợ từ những bộ trưởng tài năng nhất, đặc biệt là Goh Keng Swee
và Hon Sui sen. Họ cố xoay sở để hạ giảm tỷ lệ người thất nghiệp từ 14% trong
năm 1965 xuống còn 4,5% vào năm 1973.
- Ổn định ngôn ngữ chính thức
Lý Quang Diệu chọn Anh ngữ là ngôn ngữ công sở và ngôn ngữ chung cho các
chủng tộc khác nhau, trong khi vẫn công nhận tiếng Mã Lai, tiếng Trung Hoa
và tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức. Hầu hết trường học đều sử dụng tiếng
Anh như là chuyển ngữ cho học tập, mặc dù tiếng mẹ đẻ vẫn được dạy trong
trường học.
Lý Quang Diệu khuyến khích người dân ngưng sử dụng các phương ngữ của
tiếng Hoa, và phát triển tiếng Phổ thông (Standard Mandarin) như một ngôn
ngữ thay thế, chiếm lấy vị trí "tiếng mẹ đẻ" với mục tiêu xây dựng một ngôn
ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng người Hoa. Năm 1979, Lý Quang Diệu
chính thức phát động phong trào nói tiếng Hoa phổ thông. Trong thập kỷ 1970,
sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Nanyang nói tiếng Hoa gặp trở ngại khi kiếm



việc làm vì không thông thạo tiếng Anh, ngôn ngữ cần có tại chỗ làm, đặc biệt
là trong khu vực công. Lý Quang Diệu phải sử dụng biện pháp triệt để bằng
cách sáp nhập Đại học Nanyang vào Đại học Singapore để trở thành Đại học
Quốc gia Singapore. Động thái này gây ảnh hưởng lớn trên các giáo sư nói
tiếng Hoa vì họ buộc phải dạy bằng tiếng Anh.
Từ những động thái ở trên ta thấy ông là bậc thầy về đoàn kết dân tộc khi
ông khôn khéo và mềm dẻo để đưa một tập thể đi theo quỹ đạo của mình
mà không mất lòng, từ những nước lớn cho đến những người dân.
Qui chế chính phủ
Giống các quốc gia châu Á khác, Singapore cũng không miễn nhiễm đối
với nạn tham nhũng. Lý Quang Diệu nhận thức rõ rằng tham
nhũng là một trong những nguyên do dẫn đến sự sụp đổ của chính
quyền Trung Hoa Dân quốc tại Trung Hoa. Ông ban hành những
luật lệ cần thiết dành cho Văn phòng Điều tra Tham nhũng
(Corrupt Practices Investigation Bureau, CPIB) nhiều quyền hạn
hơn để bắt giữ, lục soát, triệu tập nhân chứng, điều tra các tài
khoản ngân hàng và các khoản hoàn trả thuế lợi tức của những cá
nhân bị tình nghi cùng với gia đình của họ. Với sự ủng hộ của Lý
Quang Diệu, CPIB được giao thẩm quyền tiến hành các cuộc điều
tra đối với bất kỳ viên chức hoặc bộ trưởng nào. Trong thực tế, sau
đó đã có vài bộ trưởng bị cáo buộc tham nhũng.
Lý Quang Diệu tin rằng các bộ trưởng nên được trả lương cao để duy trì một
chính quyền sạch và chân thật. Năm 1994, ông đề nghị nối kết mức lương của
bộ trưởng, thẩm phán và viên chức công quyền cao cấp với mức lương của giới
chuyên nghiệp hàng đầu trong khu vực tư, vì ông cho rằng như thế sẽ giúp
tuyển mộ và duy trì nhiều tài năng phục vụ trong khu vực công.


Năm 1983, Lý Quang Diệu gây ra nhiều tranh cãi gay gắt về hôn nhân khi ông
lên tiếng khuyến khích nam giới Singapore kết hôn với phụ nữ thuộc thành

phần học thức. Ông bày tỏ mối quan ngại khi hiện có nhiều phụ nữ đã tốt
nghiệp đại học vẫn chưa lập gia đình. Một số nhóm dân cư, trong đó có những
phụ nữ tốt nghiệp đại học, tỏ ra giận dữ vì quan điểm này. Dù vậy, một cơ quan
môi giới hôn nhân, Social Development Unit, đã được thành lập nhằm tạo điều
kiện giao tiếp cho những người tốt nghiệp đại học của cả hai giới. Ông cũng
đưa ra những biện pháp khuyến khích các bà mẹ học thức có ba hoặc bốn con,
đảo ngược chiến dịch kế hoạch hoá gia đình "chỉ nên có hai con" trong hai thập
niên 1960 và 1970.
Để đưa được Singapore phát triển một cách ngoạn mục như hiện nay, Ta
thấy Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo vĩ đại, là kiến trúc sư về sự thành
công hiện nay của Singapore. Những số liệu sau đây là minh chứng hùng
hồn nhất cho những tố chất và kỹ năng lãnh đạo hoàn hảo của Lý Quang
Diệu mà sử sách cần ghi, để tất cả chúng ta và các thế hệ sau học tập và
kính phục. Ông đã xây dựng được tầm nhìn và vạch ra chiến lược, kế
hoạch hành động cho người Singapore.
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore có thể tăng với tốc độ 15%
trong năm 2010, đạt khoảng 210 tỷ USD, trong khi GDP của Malaysia (có diện
tích lớn gấp 478 lần diện tích Singapore) chỉ tăng 7%, đạt khoảng 205 tỷ USD.
Từng bị coi là một thị trường nhỏ bé, nghèo nàn nằm trong góc tối của châu Á,
đảo quốc "Sư tử" Singapore giờ đây đã được Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào
danh mục địa điểm làm ăn kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng container
lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ phủ cao nhất thế giới. Từ một trung tâm
sản xuất hàng giá rẻ trong những năm 60 của thế kỷ trước, Singapore hiện là
trung tâm ngoại hối lớn thứ tư thế giới với ngành kinh doanh quản lý tài sản trị
giá tới 932 tỷ USD.


Nhỏ hơn thành phố New York và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không có
tài nguyên thiên nhiên, kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi
giành độc lập năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36.537 USD

năm 2009 (tăng hơn 100 lần so với 335 USD/người trong năm 1965), trong khi
thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6.975 USD.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình, bài giảng Slides môn Phát triển khả năng lãnh đạo.
2. Tài liệu về cuốn lịch sử và phát triển singapore.
3. Cuốn hồi ký của Lý Quang Diệu...

4. Tài liệu lưu hành nội bộ, Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình Đào tạo Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh Quốc tế.



×