Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo khác biệt của ông đoàn nguyên đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.26 KB, 9 trang )

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO KHÁC BIỆT CỦA
ÔNG ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC

Trong hoàn cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp đang
phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, từ khó khăn khách quan đến chủ quan. Khó
khăn khách quan đến từ môi trường bên ngoài, các chính sách của nhà nước, của
đặc thù nghành, của thị trường trong và ngoài nước. Khó khăn chủ quan đến từ
nội tại doanh nghiệp đó. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có những tố chất nổi
trội, những phẩm chất đặc biệt để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp mình
tồn tại và phát triển nhất là với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, nền kinh tế mới
chuyển mình còn có nhiều bất cập, hạn chế về quản trị doanh nghiệp, cũng như
các trương trình đạo tạo kỹ năng còn hạn chế. Trong các lãnh đạo các tập đoàn tư
nhân hiện nay, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức là một người có những phẩm chất
của nhà lãnh đạo thành công.
Đoàn Nguyên Đức nhà lãnh đạo thành công
• Niềm say mê tâm huyết với công việc: Đoàn Nguyên Đức là một lãnh đạo
thành công, ông là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội,
với khát vọng vươn lên, sự tự hào dân tộc, về con người Việt Nam có thể làm được
những việc to lớn, sẽ trở thành tỷ phú đô la đầu tiên, công ty của ông sẽ phát triển
ở tầm châu lục và thế giới. Không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể
có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
• Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: Điều chắc chắn là, người lãnh đạo không thể
điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài
những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh đạo còn
phải đọc nhiều, biết nhiều, trải nghiệm nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để


không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức
mới. Đoàn Nguyên Đức là người xuất thân có học vấn thấp, nhưng với bản tính
ham học hỏi, tìm tòi phát triển, ông không ngừng rèn luyện.
• Nhìn xa trông rộng: Người lãnh đạo giỏi là người phải biết nhìn xa trông rộng,


Đoàn Nguyên Đức là người có tầm nhìn chiến lược, trong khi các công ty khác
còn đang say mê với bất động sản thì ông đã chuyển sang chiến lược trồng cây cao
su, thủy điện. tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại
không tách biệt khỏi niềm say mê. Tuy nhiên, người lãnh đạo ngoài niềm say mê,
còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước những
thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.
• Óc sáng tạo: Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến
lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ công việc nào, cũng
cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất
lượng đảm bảo nhất.
• Nhạy cảm: Đây là một điều vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với một
người lãnh đạo tài ba. Sự nhạy cảm được thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao.
Người lãnh đạo luôn cần có cảm nhận về thái độ, tình cảm, mong muốn, buồn,
vui... của người xung quanh mình để điều hành tổ chức được tốt hơn, dù khả năng
tiếp xúc của họ đôi khi cũng bị hạn chế như mọi người.
• Khả năng truyền đạt thông tin: Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết
và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và
làm theo.
• Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức: Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy
những việc cần làm và có khả năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc thực
hiện.


• Khả năng làm việc theo nhóm: Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt động
cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và
bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết
và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
• Tài xoay xở: Người lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn. Khi khó khăn, họ không
nản chí. Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm
kiếm các giải pháp cho vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu. Trong khi các

công ty còn đang loay hoay với bài toán vốn thì tập đoàn của Bầu Đức đã kêu gọi
được rất nhiều đối tác bằng cách bán cổ phần,
• Lòng dũng cảm: Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc
nghiệt nhất. Người lãnh đạo phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần
phải làm gì. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự
sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
• Sẵn sàng chấp nhận rủi ro:. Người lãnh đạo tài năng là người không trốn tránh
trước thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với
doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.
• Chính trực: Đây là điều mà mọi thành viên trong và ngoài doanh nghiệp đều
mong đợi. Sự chính trực của người lãnh đạo sẽ tạo cho mọi người xung quanh cảm
thấy tin tưởng và là một nhân tố vô cùng quan trọng để có được một tổ chức vững
mạnh. Sự chính trực cũng giúp các nhà lãnh đạo xây dựng được sự tin cậy với các
đối tác bên ngoài.
• Nghị lực: Một nhà lãnh đạo tài năng còn phải là một người giàu nghị lực. Sẵn
sàng đương đầu và phải tìm mọi cách để vượt qua các khó khăn nội tại và những
khó khăn do ngoại cảnh gây nên. Phần này phải hơn người và nhiều khi chính nghị
lực vượt khó của họ đã tạo nên sự khâm phục của mọi người xung quanh đối với


mình. Trên thực tế trong hoàn cảnh khó khăn trước sự suy thoái kinh tế như hiện
nay người lãnh đạo nghị lực vẫn coi đây là một cơ hội vì trong hoàn cảnh khó
khăn cũng có nghĩa là cơ hội càng lớn nếu biết cách vượt qua.
• Tự tin và tin tưởng vào chính mình: Một người lãnh đạo muốn gặt hái được
thành công luôn phải sở hữu một ý chí mạnh mẽ. Sự tự tin là vô cùng cần thiết đối
với một ông chủ lý tưởng trong quá trình điều hành và xử lý các công việc trong
nội bộ doanh nghiệp của mình và những nhân tố khác liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp mà mình chịu trách nhiệm quản lý, điều hành.
Một điều quan trọng khác mà mỗi người lãnh đạo không thể thiếu là nên tạo ra
môi trường làm việc tích cực và có tinh thần trách nhiệm cao bằng cách dám nhận

trách nhiệm trước những sai lầm cá nhân mà không đổ lỗi cho người khác.
• Có động lực làm lãnh đạo: Mong muốn được lãnh đạo người khác và được mọi
người tôn vinh, tôn trọng minh là ý thức bẩm sinh của mỗi người Theo một phía
nào đó thì động lực làm lãnh đạo có thể coi như là tham vọng. Nhưng một người
lãnh đạo thành công có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ
luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ và từ đó sẽ gặt
hái được thành công.
• Trí thông minh: Đối với một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải có trí
thông minh xuất chúng. Trí thông minh chỉ cần ở mức độ tương đối. Một số người
thường cho rằng nhà lãnh đạo giỏi phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất,
chuyên môn phải giỏi song thực tế lãnh đạo giỏi không cần phải có đủ những điều
này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và nhận biết được các
cơ hội.
• Kiến thức chuyên môn: Có được kiến thức chuyên môn đúng với lĩnh vực hoạt
động của tổ chức mình lãnh đạo sẽ giúp nhà lãnh đạo quyết định các vấn đề nhanh


hơn, chính xác hơn, và cũng giúp họ điều hành tổ chức được tốt hơn. Tuy nhiên
các kiến thức chuyên môn không cần thiết cứ bắt buộc phải giỏi bởi nó chỉ là công
cụ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định mà thôi. Một nhà lãnh đạo giỏi là
người tập hợp được những người giỏi khác làm việc dưới sự chỉ đạo của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình thì họ cần trang bị
cho mình những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như: kỹ năng quản lý và lập
kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao
tiếp….
• Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và
con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi
nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi.
Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người

một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết
định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là
một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai
thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và
làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
• Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Người lãnh đạo là người ra quyết định và
toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định
của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế
hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập
kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch
hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.
Khi kế hoạch được hoàn thành, người lãnh đạo phải chuyển tải thông tin kế hoạch


cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế
hoạch, người lãnh đạo sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần
thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành
qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề,
tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một người lãnh đạo giỏi sẽ tiến hành
quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả.
• Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Người lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài –
người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen
ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó,
người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi,
những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện
nó.
• Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn
sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn
trở thành người lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng

nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có
vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết
hợp tình hợp lý.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối
quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao
tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói,
ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng
ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao
tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự


đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng
tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại
phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung
thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương
cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện
cần chứ không phải là điều kiện đủ để người lãnh đạo có thể giữ một nhân viên
tốt.
• Tầm nhìn chiến lược : Việc xây dựng chiến lược cho một tổ chức, một doanh
nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Một nhà
lãnh đạo tốt bằng khả năng của mình sẽ xây dựng cho tổ chức, cho doanh nghiệp
mình một chiến lược phát triển tốt , tùy theo điều kiện của mỗi tổ chức và tùy vào
tình hình thực tế để có những chiến thuật phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược
lâu dài.
Sở hữu một tầm nhìn. Luôn suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề, biết rõ đâu là
đích muốn đến cũng như bằng cách nào để đến được đó. Nhưng trước hết, hãy
đảm bảo chắc rằng mình sẽ đạt đến đích ấy bằng cách làm việc sáng tạo và dẫn dắt
những cá nhân khác có thể góp sức cùng tạo nên con đường đến đích.
• Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá
trình. Tuy nhiên, việc ra quyết định đúng thời điểm cũng là vấn đề quan trọng một

nhà lãnh đạo tài ba là người biết đưa ra các quyết định đúng lúc, kịp thời.
• Dám chịu trách nhiệm và chất nhận sự thất bại : Người lãnh đạo phải dám
chịu trách nhiệm trước những sai lầm do mình gây ra, chấp nhận và đương đầu với
những thách thức, thử thách hiện thực và tương lai, tìm kiếm những hướng đi mới,
ngày càng nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình, chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả
những thất bại.


• Tạo ra những sự thay đổi: Trên con đường lãnh đạo tổ chức đi đến đích đã
chọn mỗi nhà lãnh đạo sẽ gặp muôn vàn tình huống khó khăn, thuận lợi khác nhau
do các biến động bên ngoài và bên trong nội tại tổ chức tạo ra. Đòi hỏi nhà lãnh
đạo luôn phải biết tạo ra những sự thay đổi để hướng mọi thành viên trong tổ chức
cũng như hướng con thuyền của tổ chức mình lãnh đạo đi đúng quỹ đạo đã chọn.
• Tập hợp quần chúng và thúc đẩy mọi người hành động: Để tập hợp được
quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng.
Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công. Người lãnh
đạo phải biết “thu hút” và thúc đẩy nhân viên của mình tiến lên, xây dựng tinh
thần đồng đội thông qua uy tín và sự kính trọng lẫn nhau, thúc đẩy mọi người bộc
lộ được hết năng lực của họ.
• Đối xử với cấp dưới với một thái độ chân thành nhất: Chân thành chính là
yếu tố của một nhà lãnh đạo ưu tú. Những nhà lãnh đạo thành thật luôn tạo được
uy tín và niềm tin ở mọi người. Cấp dưới của họ sẽ sẵn lòng làm việc tích cực hơn,
quan tâm và tôn trọng người lãnh đạo của mình.
• Khuyến khích mọi người năng động, sáng tạo: Người lãnh đạo luôn tạo ra bầu
không khí hợp tác, đảm bảo sự thỏa mãn của từng cá nhân đối với công việc. Sau
đây là một số cách tạo ra bầu không khí làm việc năng động:
Tham khảo ý kiến của nhiều người.
Đưa cho nhân viên dưới quyền nhiều lựa chọn khác nhau hơn là chỉ đưa ra
một cách tốt nhất để họ giải quyết công việc. Làm như thế, họ sẽ biết cách tự nhìn
nhận bản thân theo một hướng đi phù hợp nhất với công việc.

Đưa ra những phản hồi tích cực khi nhân viên thổ lộ ý kiến của họ.
Hãy thách thức các nhân viên động não, lên kế hoạch và hành động.


Hướng dẫn mọi người biết chấp nhận và học cách vượt qua các rủi ro trong
công việc.
• Ủng hộ và chỉ dẫn cho nhân viên: Hãy giúp đỡ những người khác hiểu rõ trách
nhiệm của họ và tạo được những thành tích trong công việc thông qua việc phát
huy năng lực bản thân và loại bỏ đi những chướng ngại. Chú ý cung cấp mọi điều
kiện, như thời gian, chi phí, nhân lực, thông tin và công cụ cần thiết để nhân viên
hoàn thành nhiệm vụ. Đừng khiển trách những ai phạm phải sai lầm khi tiến hành
một công việc mà khả năng rủi ro đã được dự đoán trước. Tiếp đến, hãy chịu khó
làm việc với những người mắc sai lầm để sai lầm không thể lặp lại.
• Tạo nên và thúc đẩy một môi trường học tập: Hãy tạo ra một môi trường làm
việc luôn mang đến những kiến thức mới, sự trải nghiệm mới trong công việc để
tạo nên sự hưng phấn, kích thích làm việc cho mọi nhân viên. Thường xuyên
khuyến khích mọi người tìm tòi suy nghĩ đổi mới và nhìn nhận các vấn đề từ nhiều
hướng khác nhau.
• Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh và chia sẻ sự thành công: Cần hài
hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Một thành tích tốt đẹp là kết quả từ sự nỗ lực
của mọi người. Một doanh nhân tự tin vào bản thân mình luôn sẻ chia vinh quang
và thành quả cùng những người đã đóng góp vào quá trình đi đến kết quả sau
cùng.

Với các tố chất đã nêu ra, có thể thấy rằng, Đoàn Nguyên Đức là mốt nhà
lãnh đạo có đầy đủ các phẩm chất của môt nhà lãnh đạo tài năng. Các phẩm chất
này được thể hiện một cách sinh động và tất cả giới doanh nhân đều biết và
ngưỡng mộ.




×