Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích về kỹ năng và phong cách của các nhà lãnh đạo thành công 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.64 KB, 13 trang )

1. Chủ đề của báo cáo
Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản lý.
Một nhà quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo. Tương tự, một nhà
lãnh đạo hiệu quả cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý.
Năng lực lãnh đạo được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những
thử thách, cọ xát với công việc hàng ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề
khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian khám phá khả năng lãnh
đạo thực tế thì càng gặt hái được nhiều điều từ nó.
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng
trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy
nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại
trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng
hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã
thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng.
Một ví dụ điển hình của một nhà lãnh đạo thành công là chủ đề
chính của báo cáo. Trong báo cáo có đề cập đến những vấn đề được các
doanh nhân quan tâm sâu sắc, đó là làm thế nào để có được thành công.
2. Mục đích nghiên cứu
Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ
thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh
nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì
nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một
nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết.


Phân tích những kỹ năng và tố chất cần có của một nhà lãnh đạo
thành công, từ đó đi đến kết luận làm thế nào để trở thành một nhà lãnh
đạo thành công.
3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, nền kinh tế trong đà phát triển theo hướng hội nhập,
toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng đi


lên. Các doanh nghiệp được mở rộng ngày một nhiều, doanh nhân giỏi
không phải ít. Song, để có thể trở thành một lãnh đạo tài ba, không phải
ai cũng có thể làm được. Tố chất của một nhà lãnh đạo thành công không
phải có sẵn, chỉ một ít là bẩm sinh, hầu hết là phải qua quá trình rèn
luyện thực tế. Kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo bao gồm nhiều
yếu tố quan trọng, không phải ai cũng có thể đạt được.
Vì vậy, nghiên cứu và phân tích các kỹ năng và tố chất cần thiết của một
nhà lãnh đạo là một quá trình làm việc vô cùng cần thiết trong quá trình
học tập môn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các lý thuyết cơ bản của môn học phát triển kỹ năng lãnh
đạo, sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phỏng vấn, phân tích,
tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu cùng ngành để thực hiện báo cáo.
II/ Phân tích
1. Các kỹ năng và tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo thành công
a. Kỹ năng
• Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn
bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là


quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh
nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả
khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo
cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn
bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế
hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế
hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá
trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải
quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong
quyền hạn của mình.

• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể
được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ
của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối
ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khéo léo
và hiệu quả.
• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh
của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt.
Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải
biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và
cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có
được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao
tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia
về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ
không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ
sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo


động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết
của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực
tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều
kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một
nhân viên tốt.
b. Tố chất
• Tầm nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều.
Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là
người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự
hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những
ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt

những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh
động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong
khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một
người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh
đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ
cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công
việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta
là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong
những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của
sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
• Sự tự tin


Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình.
Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người
lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ
năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông
minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ
năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi
điều đó từ những người khác.
• Tính kiên định
Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong
các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những
tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn
nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung
đột trong nội bộ của mình.
• Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải

tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết
vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử
thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế
hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong
tình huống của bạn càng được giảm bớt.
• Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự
đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và


bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật
nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
• Sự quả quyết
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những
quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng
tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác
động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung
quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn
đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy”
trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm
một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của
anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
• Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt
hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất
nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và
công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những
khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.

• Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày
mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức
được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận
thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và
phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.


2. Phân tích vấn đề
a.

Các kỹ năng nhà lãnh đạo đã đạt được
Bằng những kỹ năng lãnh đạo đã rèn luyện được, ông Phạm Quang

Trung, Tổng Giám đốc công ty Đầu tư và Phát triển Bình Minh có thể
được coi là một nhà lãnh đạo thành công.
Công ty Bình Minh là một công ty cổ phần, song thực chất là công
ty một thành viên do ông Phạm Quang Trung làm chủ. Từ một nhánh
nhỏ của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp điện Hà Nội, công ty Bình
Minh tách ra hoạt động độc lập và khá thành công. Sau 3 năm phát triển,
công ty có một chi nhánh mới là công ty con MBA. Khả năng lãnh đạo
của ông Phạm Quang Trung hội tụ đầy đủ các yếu tố yêu cầu.
Các gói thầu xây dựng của công ty đều do ông PQTrung đứng ra
chỉ đạo trực tiếp. Khả năng lập kế hoạch đầu tư của CEO khá thành thục.
Bằng chứng là một mình CEO có thể chỉ đạo cùng một thời điểm nhiều
công trình mà vẫn thu được kết quả tốt nhất. CEO phân bổ nhiệm vụ cho
Phó Tổng và các phòng ban thực hiện.
Khi gặp phải vấn đề rắc rối, CEO tập trung vào nguyên nhân, tìm
ra nguyên nhân, người có liên quan, sau đó trực tiếp chỉ thị phương thức
tiến hành. Đó là tuân theo kỹ năng giải quyết vấn đề cần có của một nhà

lãnh đạo.
Các mối quan hệ công việc của CEO cũng rất rộng. Bộ phận thuế
vụ, kiểm soát... là chìa khóa để công ty có thể vượt qua được những vấn
đề nhất thời. Ngoài ra, quan hệ với các nhân viên trong công ty cũng rất
tốt. Toàn công ty có hơn 50 nhân viên, các nhân viên đều nhận được sự
quan tâm rất nhiệt tình của CEO. Các dịp lễ đặc biệt đều có quà khuyến


khích nhân viên. Đây chính là điểm cốt lõi để một nhà lãnh đạo có thể
thu được thành công mong muốn.
b. Các tố chất cần có của nhà lãnh đạo thành công
Nhờ sự rèn luyện trong suốt quá trình làm việc, từ chức vụ Tổ
trưởng của công ty xây lắp điện nước Hà Nội, ông PQTrung đã thu được
những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo.
Kiên định, quả quyết, giữ vững ý tưởng cá nhân, song không bảo
thủ. Dựa trên quan điểm nhóm để dành được hiệu quả trong kinh doanh.
Chấp nhận rủi ro là phẩm chất quan trọng của người làm kinh
doanh. Nếu CEO không chấp nhận nguy cơ rủi ro thì các gói thầu sẽ mất
hết. Trong ngành xây dựng, sự mạo hiểm rất cần thiết đối với nhà lãnh
đạo.
Quan trọng hơn là phải có tầm nhìn, ông PQTrung luôn nhìn nhận
vấn đề theo nhiều hướng. Khi gặp phải một vấn đề hoặc đứng trước một
cơ hội đầu tư mới, thì yêu cầu đối với CEO là phải định hướng theo
nhiều con đường khác nhau. Hậu quả của sự quyết định vội vàng sẽ
không hạn chế.
III/ Giải pháp
1. Đề xuất giải pháp và kiến nghị
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút
nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với
những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được

những phẩm chất cần có của người lãnh đạo.


- Tham gia các khóa đào tạo dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và
vừa (executive training) một cách hệ thống để trang bị nhận thức, kiến
thức về kinh tế thị trường thực sự, quan điểm định hướng thị trường,
định hướng khách hàng. Các chủ đề có thể lựa chọn là: Thị trường và
Khách hàng, Sản xuất kinh doanh định hướng thị trường, Lean
Production, Kaisen... Bên cạnh những chủ đề mang tính trang bị nhận
thức chung, các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thiết phải tham
gia các chủ đề liên quan đến tầm nhìn và chiến lược như: Tư duy chiến
lược, Trọng tâm chiến lược, Tư duy phản biện, Tư duy sáng tạo… Tất
nhiên, để có được kết quả học tập tốt, cần phải lựa chọn cơ sở đào tạo,
đặc biệt, ưu tiên các cơ sở đào tạo thuộc các nước có nền kinh tế thị
trường hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Singapore... Việc lực chọn cơ sở
đào tạo chưa đủ mà còn phải lực chọn giảng viên đào tạo, tư vấn. Giảng
viên phải là những người có kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn, và có
phương pháp phù hợp. Bên cạnh tham gia các khóa đào tạo có chất
lượng cao, các lãnh đạo nên đọc các quyển sách viết về các lãnh đạo đã
thành công trên thế giới để tham khảo những kinh nghiệm quý báu của
các doanh nhân nổi trội này.
- Đi tham quan, khảo sát các doanh nghiệp thành công ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp trên thế giới. Đa phần các
hãng lớn trên thế giới đều đi lên từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm
chí là siêu nhỏ. Bởi vậy, sự thành công của họ có thể là bài học quí giá
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
2. Bài học và liên hệ thực tế


Năng lực lãnh đạo là khả năng chèo lái con thuyền doanh nghiệp

của lãnh đạo doanh nghiệp. Năng lực lãnh đạo của một nhà lãnh đạo
được thể hiện qua các năng lực cụ thể như: (1) tầm nhìn chiến lược, (2)
năng lực động viên khuyến khích, (3) năng lực gây ảnh hưởng và xây
dựng hình ảnh, (4) năng lực hiểu mình-hiểu người, (5) năng lực ra quyết
định, (6) năng lực phân quyền, uỷ quyền, và (7) năng lực giao tiếp lãnh
đạo. Vì vậy, một nhà lãnh đạo thực sự có năng lực là một nhà lãnh đạo
hội đủ các năng lực cụ thể trên. Xét trên giác độ tiêu chí đánh giá, các
năng lực cụ thể này chính là các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo nói
chung của một nhà lãnh đạo.
Từ phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của lãnh đạo các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt nam, có thể kết luận rằng, các lãnh đạo doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn ẩn chứa những hạn chế nhất định trong công tác
lãnh đạo.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, các giải pháp đề xuất
nhằm không ngừng củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo cho các lãnh
đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được đưa ra. Do nguyên nhân của hầu
hết các tồn tại là do các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
chưa thực sự có kiến thức về lãnh đạo doanh nghiệp, chưa thực sự có
kinh nghiệm thực tiễn theo đúng nghĩa trong công tác lãnh đạo. Do vậy,
các giải pháp đề xuất thiên về đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm trang bị
cho các lãnh đạo các kiến thức quản trị kinh doanh, kiến thức lãnh đạo
doanh nghiệp theo đúng nghĩa. Ngoài ra, để giúp các lãnh đạo nhanh
chóng tích luỹ kinh nghiệm, nhanh chóng cải thiện kỹ năng lãnh đạo, các


khóa học chuyên về trang bị kỹ năng lãnh đạo, điều hành cũng đã được
đề xuất.
IV/ Kết luận
Các vấn đề được trình bày trong báo cáo đúc kết lại, để trở thành
một nhà lãnh đạo thành công không phải chỉ nhờ những tố chất sẵn có

mà phải qua quá trình tích lũy, rèn luyện lâu dài, phải qua thực tế thì mới
có được.
Vì vậy, để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, không chỉ biết
mà còn phải học, trên đây là những vấn đề cần thiết có liên quan sâu sắc
đến nội dung đang bàn đến.
Phần I xác định rõ nội dung nghiên cứu, yêu cầu và sự cần thiết
nghiên cứu và phân tích báo cáo. Phần II đi sâu vào tìm hiểu và phân tích
bản chất thật sự của một nhà lãnh đạo thành công, từ đó rút ra kết luận và
kinh nghiệm thực tế để nhà quản lý có thể thực hiện lãnh đạo nhân viên
thật tốt. Phần III là giải pháp làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo
giỏi, để nâng cao năng lực lãnh đạo hơn nữa. Phần IV đúc kết lại những
ý chính của bài báo cáo.
Có thể nói, trong quá trình đi nghiên cứu đề tài, em đã hiểu sâu sắc
hơn về kỹ năng lãnh đạo và các phương thức để phát triển kỹ năng lãnh
đạo. Trong ngạn ngữ Trung Quốc có câu nói: mèo đen hay mèo trắng
không thành vấn đề, miễn là bắt được chuột. Trong lãnh đạo cũng vậy,
không cần biết anh bắt đầu ra sao, chỉ cần lúc thu kết quả, anh là người
thành công.


Từ hướng nghiên cứu đã được vạch ra, chúng ta sẽ xác định được
mục tiêu cần đạt được của báo cáo. Sau đó, tiếp tục nghiên cứu để tìm ra
những hướng đi mới. Ta có thể đi tìm hiểu chuyên sâu hơn, không chỉ
dừng lại ở vấn đề, làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo thành công,
cái quan trọng hơn là làm thế nào để luôn luôn thành công trong mọi
công việc của lãnh đạo.
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian
dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ
những người đi trước. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường
xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh

ra là để làm người đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư
thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn
được đặt ra là làm thế nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy
đủ các kỹ năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học
hỏi từ những chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của
mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để
trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc
của một người quản lý phải làm để đạt được các much tiêu của tổ chức,
cùng với và thông qua các cá nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phát triển kỹ năng lãnh đạo – John C.Maxwell
2. Nghề quản lý – Henry Mintzberg
3. Develop your leadership skills – John Adair
4. 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo – John Maxwell
5.

Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề - John Adair

6. Kỹ năng quản lý doanh nghiệp – bí quyết quản lý hiệu quả
- Ths: Nguyễn Thơ Sinh
7. Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo –
Khoinghiep.info.
8.

Tố chất của nhà lãnh đạo xuất chúng – Marshall Goldsmith.


9. Một số trang web: Business.com, wikipedia,...



×