Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích về kỹ năng và phong cách của các nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.06 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH VỀ KỸ NĂNG VÀ PHONG CÁCH CỦA CÁC NHÀ LÃNH
ĐẠO THÀNH CÔNG

BÀI LÀM

Như chúng ta đã biết, Lãnh đạo là một chủ đề mà đã được đưa ra nghiên cứu
trao đổi và cũng được rất nhiều người quan tâm. Thuật ngữ này thường gợi ra hình ảnh
về những cá nhân đầy uy quyền, năng động và quyết đoán làm thủ lĩnh của nhiều tổ
chức, công ty và cả một đất nước. Thành tích chói sáng của rất nhiều nhà Lãnh đạo
thông minh, dũng cảm đã trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện và giai thoại. Nhà
lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết
sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm
nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa
khác nhau về nhà lãnh đạo. “Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định
nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người
khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người
khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng. House (2004) định
nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến
khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức
họ trực thuộc. Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng “
Môn học Phát triển khả năng lãnh đạo được coi là môn học rất then chốt trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh. Nội dung của môn học nhằm tập
trung làm rõ vai trò của Nhà lãnh đạo trong các tổ chức hiện tại cũng như trong quá
trình phát triển hướng đến tương lai nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất
định. Qua đó sẽ xác định được những tố chất và những kỹ năng cần thiết nhất để trở
thành một Nhà lãnh đạo xuất sắc trong một tổ chức hay một nhóm.


Phân tích vấn đề và phát triển tư tưởng


I. Nghiên cứu trên phương pháp luận:

1. Tố chất lãnh đạo:

Tố chất hay nói cách khác là tiềm năng tự nhiên của một cá nhân, một khả năng
thiên bẩm của một người lãnh đạo (ông chủ). Tố chất là những yếu tố vốn có sẵn tự
nhiên của con người, nó không cần phải rèn luyện, tập luyện nhưng lại phải có những
điều kiện phù hợp và cần thiết để nó bộc lộ và phát huy khả năng ra bên ngoài. Có thể
khẳng định tố chất như một nguồn năng lượng dự trữ bí ẩn, không xác định được và rất
khó khám phá vì không có thể xác định được, nhưng khi nó được tác động thì tố chất
sẽ phát huy tác dụng. Chúng ta xem xét và phân tích tố chất dưới khuynh hướng tích
cực, tố chất làm cho con người hoàn thiện hơn, làm gia tăng những lợi ích, kết quả sẽ
đạt được.
Chính vì vậy, khi nói đến tố chất Lãnh đạo là muốn nói đến khả năng và những
phẩm chất tốt giúp con người trong lỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội, thông qua
việc khai thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ chức mà họ
lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân
khác thông qua quan hệ tương tác. Tố chất lãnh đạo giúp họ trở thành người đi đầu, để
đảm đương vai trò lãnh đạo, dễ dàng đạt được sự tín nhiệm và dẫn dắt người khác cùng
theo đuổi mục đích chung của tổ chức.

Theo quan điểm cá nhân tôi thì để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong thời
hiên đại này thì người lãnh đạo không chỉ có tố chất mà phải có những tiêu chuẩn sau
đây để thúc đẩy sự thành công vượt bậc của một tổ chức, doanh nghiệp thời hiện đại.


a. Tầm nhìn chiến lược: Biết nhìn xa trông rộng, phán đoán được các vấn đề sẽ
phát sinh trong tương lai gần cũng như tương lai xa. Từ đó đưa ra những bước đi, kế
hoạch phù hợp để thực hiện các vấn đề đó. Để đạt được các được các kết quả đó thì bản
thân người lãnh đạo sẽ tự hoạch định bước đi phù hợp bằng cách làm việc sáng tạo và

quyết đoán, dẫn dắt các cá nhân khác cùng góp sức để đi cùng mình thực hiện được
mục tiêu đó một cách chính xác và hoàn hảo.
b. Cách thức truyền đạt thông tin: Một người lãnh đạo tài năng thì ngoài các kỹ
năng thiên bẩm không cần phải học hỏi mà có sẵn thì cũng cần phải có những kỹ năng
phải học tập và nghiên cứu. Thu thập thông tin, nghiên cứu thông tin và xử lý nó cũng
rất phải có khoa học. Cách thức truyền đạt thông tin phải có tính súc tích, dễ hiểu và
thật cụ thể. Nếu truyền đạt thông tin cho cấp dưới, cho đối tác,.. mà người nhận thông
tin không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ thì hiệu quả của việc truyền đạt thông tin sẽ
không cao. Ngoài ra người lãnh đạo còn cần và phải biết chọn lọc các loại thông tin
gây nhiễu, nhưng loại thông tin không tốt cho quá trình ra quyết định của mình.
c. Ủng hộ và hướng dẫn nhân viên: Giúp đỡ nhân viên của mình hiểu rõ về trách
nhiệm của hộ và tạo được những thành tích trong công việc thông qua việc phát huy
năng lực bản thân và loại bỏ đi những chướng ngại. Thường xuyên quan tâm, tạo điều
kiện về thời gian, chi phí, nhân lực, thông tin và công cụ cần thiết để nhân viên của
mình hoàn thành nhiệm vụ. Động viên kịp thời những sai sót của nhân viên khi họ tiến
hành những công việc mà khả năng xảy ra rủi ro đã được dự đoán trước.
d. Tự tin vảo khả năng của bản thân: Một nhà lãnh đạo thành công luôn làm
việc dựa trên ý chí nghị lực của chính bản thân họ. Họ tự tạo ra môi trường làm việc
của bản thân, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dám chịu trách nhiệm trước
những quyết định, việc làm của cá nhân mình mà không đổ lỗi cho những người khác
kể cả khi họ mắc phải những sai lầm trong quá trình ra quyết định của mình.
e. Tạo nên môi trường, không khí làm việc năng động và sáng tạo: Thường
xuyên khuyến khích mọi người đưa ra các sáng kiến để đưa vào thực hiện, tạo môi
trường làm việc năng động: Tham khảo ý kiến của mọi người; Đưa cho nhân viên dưới


quyền nhiều lựa chọn khác nhau hơn là chỉ đưa ra một cách tốt nhất để họ giải quyết
công việc; Quyết đoán xử lý các vấn đề theo hướng tích cực khi nhân viên đề xuất sáng
kiến, ý kiến; Khuyến khích, thúc đẩy nhân viên luôn phải vận động và lên kế hoạch
hành động; Hướng dẫn mọi người biết chấp nhận và học cách vượt qua các rủi ro có

thể xảy ra trong công việc của họ.
f. Hành xử với một thái độ chân thành nhất: Chân thật chính là yếu tố cơ bản
của một nhà lãnh đạo ưu tú. Những nhà lãnh đạo chân tình luôn tạo được uy tín và
niềm tin ở mọi người. Cấp dưới của họ sẵn lòng làm việc tích cực hơn, quan tâm hơn
và tôn trọng người lãnh đạo của mình.
g. Thúc đẩy môi trường học tập: Tạo ra một môi trường làm việc luôn mang đến
những kiến thức mới, sự trải nghiệm mới trong công việc để tạo nên sự hưng phấn,
kích thích làm việc cho mọi nhân viên. Thường xuyên khuyến khích mọi người tìm tòi
suy nghĩ đổi mới và đánh gia, nhìn nhận các vấn đề tư nhiều hướng khác nhau.
h. Kiên định và kiên trì: Đừng bao giờ chấp nhận đổi hướng đi cho một kế hoạch
lâu dài chỉ vì những trở ngại trước mắt. Hãy luôn theo đuổi mục tiêu của mình mặc cho
những trở ngại, chỉ trích và luôn thuyết phục và khuyến khích mọi người cùng tin
tưởng vào mục tiêu lớn đã đặt ra.
i. Chia sẻ sự thành công: Một thành tích tốt đẹp là kết quả từ sự nỗ lực của mọi
người. Một doanh nhân tự tin vào bản thân mình luôn chia sẻ vinh quang và thành quả
cùng những người đã đóng gop vào quá trình đi đến kết quả sau cùng.

2. Kỹ năng lãnh đạo:
Định nghĩa một cách ngắn gọn: Kỹ năng là những khả năng mang tính kỹ thuật,
nghĩa là khác với tố chất mang tính tự nhiên. Kỹ năng là những khả năng mà con người
ta không tự nhiên có được, cần phải qua sự rèn luyện, trau dồi không ngừng học tập và
trải nghiệm qua thời gian thực tế. Nhưng ở mỗi con người, kỹ năng không tách rời khỏi
tố chất, thường những tố chất sẵn có sẽ giúp tạo nên một hoặc một số khả năng ở một
mức độ nhất định. Việc rèn luyện tích cực và hiệu quả giúp cho các khả năng trở thành


ổn định, thành tính chất sẵn có mà người ta có thể ứng dụng dễ dàng trong các tình
huống thực tế, khi đó hình thành kỹ năng.
Có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên có thể định nghĩa kỹ năng lãnh đạo là
khả năng thực hiện chức năng, hoàn thành vai trò của nhà lãnh đạo một cách có hiệu

quả. Kỹ năng lãnh đạo của một người cũng được quyết định bởi việc rèn luyện và một
phần bởi yếu tố di truyền. Kỹ năng lãnh đạo được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau
nhưng phương pháp phân chia cấp độ kỹ năng được chấp nhận rộng rãi nhất là chia
thành 3 kỹ năng và đây là điều mà nhà lãnh đạo lý tưởng cần phải có:
 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức: Như chúng ta đã biết “Thành công là quá trình
hiện thực hóa liên tục một mục tiêu đã được hoạch định”. Điều đó cho thấy, quyết tâm
thực hiện nguyên tắc ưu tiên (lập kế hoạch) và khả năng hiện thực hóa (tổ chức thực
hiện) mục tiêu đề ra là những phẩm chất không thể thiếu để tạo nên thành công của
một nhà lãnh đạo.
 Kỹ năng giao tiếp và hùng biện: Đó là kiến thức về hành vi của con người, các
quá trình giao tiếp con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của
người khác như khả năng chia sẻ, thuyết phục người khác, tin tưởng mình, kêu gọi họ
cùng làm theo. Nhờ đó mà người lãnh đạo có thể tổng hợp nhiều nguồn lực để cùng
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
 Kỹ năng học hỏi để trở thành nhà lãnh đạo cải cách: Kỹ năng giúp nhà lãnh đạo
luôn có sự tích lũy để vượt lên chính bản thân mình. Nếu bạn không có những ý tưởng
mới, không tự đưa mình vào những thử thách mới thì bạn sẽ không đưa ra được những
quyết định khách biệt. Nhà lãnh đạo học hỏi để sẵn sàng đổi mới, dám thực hiện cải
cách và tiếp tục học hỏi trong quá trình phát triển không ngừng đổi mới.
Mối quan hệ giữa tố chất và kỹ năng có thể ví như điều kiện cần và đủ cho
thành công của một nhà lãnh đạo. Vì kỹ năng là sự rèn luyện nhưng được hỗ trợ và
cộng hưởng bởi tố chất tự nhiên. Do đó, sự rèn luyện kỹ năng không mang đến kết quả
giống nhau cho mọi người. Tố chất lãnh đạo là xúc tác ở cấp độ số nhân, là chìa khóa
của thành công vì nó là nền tảng của trí tuệ cảm xúc. Chỉ với rèn luyện kỹ năng thật


tốt, khó có thể trở thành nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo tương lai luôn nổi bật trong đám
đông bởi những tố chất đặc biệt, đôi khi là sự bộc lộ tự phát.

Nhà lãnh đạo tương lai luôn nổi bật trong đám đông bởi những tố chất đặc biệt,

đôi khi là sự bộc lộ tự phát. Như câu chuyện về Chủ Tịch Tập đoàn GELEXIMCO và
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) Ông Vũ Văn Tiền là một ví dụ điển hình của
một con người có tố chất lãnh đạo và kỹ năng quản lý siêu việt.
Ông Vũ Văn Tiền sinh ra và lớn lên trên quê lúa Thái Bình – vùng đất nơi đầu
sóng ngọn gió – Tiền Hải, đã đi vào lịch sử bởi “Tiếng trống năm 30”, cái nôi của Cách
mạng, đã tạo cho người dân tính cách mạnh mẽ nhưng cũng thấm đậm chất nhân văn
của các làn điều dân ca,.. của một vùng đồng bằng Bắc Bộ. Được sự giáo dục của gia
đình và dòng họ, ngay từ bé Ông đã có đức tính kiên trì, tố chất lãnh đạo, dám nghĩ
dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tính cách này lại được rèn luyện khi ông học tập tại
trường Đại Học Kỹ Thuật Quân Sự và khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới cánh
cổng trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân lại rộng cửa đón Ông; nơi đây một lần nữa đã
trang bị cho Ông những kiến thức cần thiết, thôi thúc Ông nuôi trí làm giàu.
Như Thủ tướng Chính phủ đã nói nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10:
Doanh nhân phải là người có tài, có tâm bên cạnh yếu tố cơ bản – là người có tố chất,
năng khiếu về kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của xã hội.
Quả thật Ông là một người có tố chất, năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, là nhà
đầu tư chiến lược thể hiện qua kết quả làm việc của 19 năm hoạt động trên thương
trường.
Năm 1993 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hà Nội (GELEXIMCO) do Ông
sáng lập ra đời, cũng từ ấy, chỉ non 10 năm trời, với vốn liếng ban đầu phải góp nhặt từ
anh em, bạn bè, trải qua bao vất vả, đắng cay, vật lộn với thương trường đến thời điểm
hiện nay Ông Vũ Văn Tiền đã tạo dựng cho GELEXIMCO là một Tập đoàn đầu tư đa
ngành, đa lĩnh vực và là một thương hiệu mạnh trên thương trường với doanh thu hàng
trăm triệu đô la mỹ/năm. Là một Tập đoàn đầu tư mạnh trong các lĩnh vực Sản xuất


công nghiệp, công nghiệp chế biến với các sản phẩm như: Xe Máy Honda, Thực phẩm
mì ăn liền Hảo Hảo, Bao bì BP, Thủy hải sản, Xi Măng Thăng Long, Giấy và Bột giấy
An Hòa,.. Kinh doanh bất động sản: xây dựng các khu đô thị tại Hà Nội, Hà Tây cũ,
Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Tuyên Quang, Đà Nẵng,.. Kinh doanh

thương mại dịch vụ: Khách Sạn Hạ Long Dream tiêu chuẩn bốn sao tại Quảng Ninh,
khách sạn bốn sao tại Thái Bình, 5 sao tại Đà Nẵng. Lĩnh vực tài chính ngân hàng:
Ngân hàng TMCP An Bình, Công ty Cp chứng khoán An Bình, Công ty CP Quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không,… Hiện nay,
công ty của Ông đang quản lý và đầu tư hàng chục nhà máy với công nghệ máy móc
hiện đại thuộc loại hàng đầu trên thế giới với trên 7.000 lao động có thu nhập bình
quân đầu người từ 5.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ.
Với những lỗ lực không ngừng, Ông Vũ Văn Tiền đã vinh dự nhận được nhiều
huân huy chương, bằng khen, giấy khen, giải thưởng của Nhà nước Việt Nam như:
Huận chương lao động hạng III của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính
Phủ, Trương ương đoàn thanh niên, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, UBND
Tỉnh Hưng Yên, Ba năm liền là Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu của Thành phố Hà Nội từ
năm 1999 đến năm 2001, Giải thưởng Sao Đỏ năm 1999. Trên cơ sở những thành tích
phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động của các tổ chức đoàn thể, năm 2001 Ông
đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội chọn đưa lên trang Web của Thành Phố đại
diện cho các Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hà Nội và cả nước.
Trong ngày hội Doanh nhân Việt Nam Ông đã có phát biểu: “Như thế là xã hội
đã có đánh giá đúng mức hơn về giới doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta,
chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, sự phát triển của nền kinh
tế chưa bền vững, chưa khai thác hết nội lực của khối doanh nghiệp tư nhân. Việc tổ
chức thực hiện một số chủ trương chính sách đối với các doanh nghiệp còn chậm, sự
phân biệt đối xử trong các thành phần kinh tế là một khó khăn lớn cho các doanh
nghiệp tư nhân. Tôi mong muốn Đảng và Nhà Nước sẽ sớm có các chủ trương chính
sách phù hợp tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế”.


Ông cũng bộc bạch rằng có được như ngày hôm nay ngoài sự cố găng của bản
thân, có một yếu tố rất quan trọng là sự định hướng, tạo điều kiện của các cơ quan chức
năng. Bên cạnh đó là sự tương trợ giúp đỡ của các anh em bạn bèm sự đồng cam cộng
khổ của các cộng sự và đặc biệt là gia đình thương yêu luôn sát canh bên Ông trong

từng giây phút lăn lộn trên thương trường.

Ông Vũ Văn Tiền trong lễ thông xe tại đường Lê Trọng Tấn – Quận Hà Đông
ngày 08/10/2011

Rõ ràng, tố chất nhà lãnh đạo, doanh nhân tài ba ở Ông Vũ Văn Tiền đã có và
được thể hiện từ rất sớm và luôn phát triển cho suốt quá trình phát triển của Tập đoàn
Geleximco.

Nhà lãnh đạo lý tưởng cần phải hội tụ cả tố chất lãnh đạo và được trau dồi kỹ
năng lãnh đạo. Nhờ đó mà người lãnh đạo có được khả năng và kỹ năng để đạt tới
thành công, đạt được mục tiêu hiệu quả của tổ chức, mang lại lợi ích cho tổ chức và
cho các cá nhân cũng như cho cộng đồng xã hội.


Nhà lãnh đạo lý tưởng nói trên để đạt đến thành công cũng cần thêm yếu tố may
mắn, điều này đúng hay không? Chúng ta hiểu may mắn ở đây là cơ hội tốt để phát huy
những khả năng lãnh đạo, là điều kiện môi trường phù hợp để thi thố các kỹ năng và
gặt hái thành công. Nhưng lại có ý kiến cho rằng: thành công của nhà lãnh đạo lý
tưởng còn phụ thuộc vào tổ chức của anh ta nữa. Khi anh ta có được những nhân tố
thích hợp, họ cũng có khả năng nhận thức để hiểu mục tiêu cụ thể và các thức thực
hiện các kế hoạch, các chỉ dẫn và định hướng, lợi ích của họ không xung đột với lợi ích
của nhà lãnh đạo và mục tiêu của tổ chức.

II. Phát triển tư tưởng và Thực hành:

Trong một tổ chức người lãnh đạo hay ông chủ đóng vai trò rất quan trọng và
cần thiết, họ được ví như cái đầu của cơ thể hay nói cách khác Ông chủ được ví như bộ
máy Trung Ương của một Nhà Nước. Mọi hoạt động của bộ máy trong doanh nghiệp
có hoạt động tốt, chuyên nghiệp, bài bản, có hiệu quả cao hay không phải dựa trên cái

đầu sáng suốt của người lãnh đạo. Thực chất công việc lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn
chiến lược, khả năng truyền cảm hứng và tầm ảnh hưởng trong tổ chức. Ba nhiệm vụ
này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai. Người
có tầm nhìn chiến lược nhưng không thể phát huy để nhận ra và nắm bắt cơ hội cho tổ
chức thì không thể có cảm hứng. Người có tầm nhìn chiến lược, có khả năng truyền
cảm hứng nhưng lại không có tầm ảnh hưởng trong tổ chức cũng không thể lãnh đạo vì
không thể truyền cảm hứng. Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thực
hiện một cách khéo léo và bài bản. Đòi hỏi Ông chủ cũng như nhà lãnh đạo phải có
nhưng phẩm chất và kỹ năng riêng biệt.
Nhà lãnh đạo lỹ tưởng không phải là người giỏi nhất về chuyên môn nghiệp vụ,
nhưng phải là ngường có tầm nhìn chiến lược và có tầm ảnh hưởng to lớn đến tổ chức.
Mọi ý tưởng, quyết định, mệnh lệnh nhất nhất của người này đều ảnh hưởng đến bầu


không khí, đến thái độ làm việc của nhân viên và cuối cùng là chất lượng hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
Khi chúng ta nói tới Ông chủ; theo cách hiểu thông thường, thứ nhất “Ông Chủ”
trước hết phải là người có Tiền và có Quyền. Thứ hai “Ông Chủ” phải là người có khả
năng điều khiển, dẫn dắt tổ chức, tạo ra niềm tin và động lực cho tổ chức, là người
vạch ra đường lối, dùng ảnh hưởng, tài năng và trí tuệ của mình chỉ cho mọi người biết
được họ phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu của tổ chức. Vậy chúng
ta nên hiểu “Ông Chủ” là ai ? Rất nhiều người cho rằng Ông chủ đồng nghĩa với lãnh
đạo hoặc là người quản lý. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân Ông chủ vừa là người
lãnh đạo tài năng và là người quản lý giỏi. Vì người quản lý đề cao tính ổn định, trật tự
và hiệu quả trong khi đó người lãnh đạo đề cao tính linh hoạt, sáng tạo và thích nghi.
Người quản lý thường quan tâm làm thế nào để làm được việc và cố gắng huy động
mọi người làm việc tốt hơn. Người lãnh đạo lại quan tâm là điều gì có ý nghĩa với mọi
người và cố gắng thuyết phục mọi người đông ý về những việc quan trọng sẽ làm trong
tương lại. Hơn nữa quản lý và lãnh đạo đều liên quan đến việc đưa ra quyết định cần
làm những gì, xây dựng mạng lưới các mối quan hệ để làm việc đó và cố gắng đảm bảo

điều đó thực hiện được.
Một ông chủ lý tưởng đòi hỏi có những tố chất nhất định, tuy nhiên theo quan
điểm cá nhân thì Ông chủ phải có những tố chất cơ bản sau:
Ông chủ phải là người dồi dào năng lượng và biết cách truyền năng lượng cũng
như nhiệt huyết cho cấp dưới. Như chúng ta đã biết, các cụ ta thường nói: “Thần thiêng
nhờ bộ hạ” Thực tế không có một ông chủ nào thành công khi không có những người
giúp việc tốt. Và đương nhiên để người giúp việc luôn nỗ lực một cách cao nhất đóng
góp trí và lực cho ông chủ thì người chủ phải biết động viên, khuyến khích và truyền
nhiệt huyết cho các dưới, đồng nghiệp. Phương pháp truyền cảm hứng và nhiệt huyết
không chỉ là những lời nói mà còn bằng những hành động cụ thể.
Tiếp theo họ phải có niềm tin, hoài bão, khát vọng và ý chí: Tố chất này giúp
Ông chủ có đủ tự tin để vượt quan những khó khăn và thử thách. Niềm tin và khát


vọng giúp họ chấp nhận thất bại và học hỏi từ thất bại để vươn lên. Chính vì vậy nhà
lãnh đạo cần trở thành người tiên phong. Như trường hợp của Napoleon, trong cuộc
viễn chinh chinh phục Châu Âu, ông đã dẫn quân lính cưỡi ngựa vượt qua đỉnh dãy núi
Anpơ quanh năm tuyết trắng bao phủ. Khi đó, tinh thần quân sỹ đã sa sút do thời tiết
lạnh, thiếu ăn uống, nhiều người chết vì cả đói và tai nạn, Napoleon đích thân tiến lên
phía trước, vừa đi vừa khích lệ, củng cố tinh thần binh sỹ và cuối cùng, họ đã làm được
một kỳ tích trong lịch sử.
Trường hợp của Ông Vũ Văn Tiền ở trên cũng là một điển hình về hoài bão,
khát khao vươn lên. Từ một vùng quê nghèo của Thái Bình, đã có nhưng câu nói, nói
lên sự nghèo khó vất vả của con người của Thái Bình “Thái Bình là đất ăn chơi, tay
gậy tay bị khắp nơi tung hoành”. Với ý chí, khát vọng của mình Ông Vũ Văn Tiền đã
chuyển đổi câu nói mà đã ăn vào từ lâu đời của người Thái Bình “Thái Bình là đất ăn
chơi, tay sách tay bút khắp nơi tung hoành” Cho đến thời điểm này thì với ý chí, khát
vọng của mình thì Ông Tiền đã đầu tư khắp các tỉnh thành của cả nước.
Trường hợp về Ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng là một ví dụ điển
hình về hoài bão, ước mơ cháy bỏng. Từ một cậu bé chăn trâu trên cánh đồng bên cạnh

sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định quê hương Ông, ước mơ một ngày nào đó sẽ sắm cho
mình một chiệc máy bay riêng. Ước mơ tưởng như viển vông đó nay đã thành hiện
thực.
Để trở thành một ông chủ lý tưởng không thể thiếu tầm nhìn. Với tố chất này họ
trở nên nổi bật, có định hướng và biết nắm bắt cơ hội. Tầm nhìn chiến lược là tầm nhìn
về tương lai của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh mà nó nhăm đến. Ông chủ
phải đảm bảo rằng các mục tiêu và chiến lược dài hạn được xây dựng và cơ cấu tổ chức
phù hợp để thực hiện nó. (chúng ta có thể thấy sự trưởng thành và phát triển vượt bậc
khi định hướng phát triển máy nghe nhạc kết hợp với điện thoại để ra đời sản phẩm
Ipod của Apple là một ví dụ điển hình của tầm nhìn chiến lược).
Bên cạnh đó, một trong những tố chất rất quan trọng của Ông chủ lý tưởng là sự
học hỏi và lắng nghe: liên tục nâng cao năng lực bản thân, thường xuyên cũng cố và


tìm mọi cách để thực hành, phát triển các kỹ năng. Họ hiểu rằng thực hành toàn diện,
tức là thực hành dưới sự hướng dẫn hiệu quả, sẽ biến mọi thứ trở lên hoàn hảo; dó đó
họ luôn có ý thức học hỏi từ những nhà lãnh đạo đã thành công .
Cuối cùng là tố chất quyết đoán và tinh thần tự chịu trách nhiệm trước các quyết
định của mình: Trong một số trường hợp Ông chủ không có nhiều thời gian để tham
khảo các ý kiến chuyên gia hoặc có quá nhiều ý kiến khác nhau, tố chất quyết đoán sẽ
rất cần thiết đối với người lãnh đạo.
Như đã trình bày, người lãnh đạo đòi hỏi phải có những tố chất nhất định để trở
thành ông chủ lý tưởng. Ngoài những tố chất này thì cần phải có những tiêu chuẩn, kỹ
năng đã trình ở mục I. Chỉ khi kết hợp được những yếu tố, phẩm chất, tố chất, kỹ năng
như đã trình bày thì người lãnh đạo tài năng có thể trở thành nhà quản lý giỏi.
Từ những phân tích về tố chất và kỹ năng của một Ông chủ lý tưởng nêu trên.
Trong khuân khổ chương trình đào tạo MBA của Đại học Griggs – Môn học “Phát triển
khả năng lãnh đạo”. Theo quan điểm cá nhân thì tôi thấy các Ông chủ có thể phải thực
hiện những công việc cụ thể như sau:



Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức: Thông thường nhân tố này bị xem nhẹ,

song thực tế cho thấy Tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mọi tổ chức.
Không có một tổ chức nào có tầm nhìn kém, không có tầm nhìn rõ ràng hay thậm chí
không có tầm nhìn lại thành công trong thực tế;


Tập hợp được quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần

phải làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường
hợp nào cũng là nền tảng cho sự thành công;


Cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần nhân viên: Công việc quản lý

thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính
vì vậy, sự cổ vũ và động viên, khích lệ của lãnh đạo là hết sức cần thiết và quan trọng;




Xây dựng chiến lược cho tổ chức: Cần phải xây dưng chiến lược như là

hoạch đinh bước đi. Đây là công việc quan trọng và cần thiết nhưng đôi khi lại bị bỏ
qua;


Vấn đề ra quyết định: Là bước quan trọng nhất song lại chỉ là kết quả


của cả một quá trình;


Tạo ra những thay đổi: Sự thay đổi luôn diễn ra xung quanh và ngay

trong môi trường hoạt động của tổ chức. Để không bị động trước hoàn cảnh, tổ chức
cần phải thay đổi trước khi bắt buộc phải thay đổi để làm chủ quá trình thay đổi, người
lãnh đạo tốt là người biết tạo ra sự thay đổi này;


Tạo môi trường làm việc năng động, lành mạnh: Người lãnh đạo giỏi

phải tạo dựng được môi trường làm việc lành mạnh dựa trên cơ sở đảm bảo hài hòa
giữa cống hiến và hưởng thụ, quyền và lợi ích, cái chung và cái riêng. Môi trường làm
việc năng động, sáng tạo không ngừng, luôn cải tiến phát triển những cái mới.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được
hình mẫu lý tưởng của một người lãnh đạo giỏi, một ông chủ. Đó là người có đầy đủ
các tố chất, kỹ năng lãnh đạo như đã trình bày ở trên. Nếu tố chất là cái thiên phú trời
cho thì kỹ năng lại đỏi hỏi một quá trình rèn luyện nghiêm túc và nghiêm ngặt mới
mong có được. Để trở thành ông Chủ lý tưởng, ngoài những gì thuộc về tố chất, chúng
ta cần phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm về kỹ năng lãnh đạo cũng như
nung nấu tham vọng trở thành lãnh đạo. Ông chủ hay nhà lãnh đạo, nhà quản lý thì đều
phải có chung một sứ mệnh là dẫn dắt tổ chức của mình đạt được các mục tiêu đã đề ra,
đem lại sự phồn vinh và hạnh phúc cho mọi thành viên. Vậy nên các yêu cầu về tố chất
kỹ năng cần thiết cho một nhà lãnh đạo, nhà quản lý thì cũng cần cho ông chủ và
ngược lại. Tất cả đều phải có những phẩm chất chung mà được thể hiện bằng ba chữ:
“TẦM, TÂM- ĐỨC, TÀI”. Nhưng riêng với ông chủ thì còn phải thêm một điều kiện



nữa, đó là phải là người có nguồn tài chính vững mạnh để có thể triển khai được các
mục tiêu, kế hoạch đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu và slide của thầy giáo phụ trách môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo.
2. Giáo trình “lãnh đạo trong tổ chức” – Chương trình đào tào Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh quốc tế - Global Advanced.
3. />4. />5. />


×