Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ TRANG THƠ

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC
SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN
THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng

TS. Lê Ngọc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang Thơ

i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Viện
Đào tạo Sau đại học, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Ngọc Hướng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận
Thành, Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành, Trung tâm Nước sạch và VSMT
nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,
đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi kính mong nhận được sự góp ý

chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trang Thơ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .............................................................................................................v
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .........................................................................................................viii
Thesis abstract ................................................................................................................xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.


Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch ......................4

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................15

2.2.1.

Một số chính sách liên quan đến nước sạch nông thôn tại Việt Nam ..............15

2.2.2.

Kinh nghiệp cung cấp nước sạch của một số nước trên thế giới .....................17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh ..................................26

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Thuận Thành ...................................................26

3.1.2.


Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Thuận Thành..........................................30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................37

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................38

3


3.2.3.

Phương pháp phân tích ..................................................................................38

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................40
4.1.

Thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
...............................................................................................................40


4.1.1.

Các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................40

4.1.2.

Tổ chức dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành ..........47

4.1.3.

Quy trình vận hành dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..........................................................................50

4.1.4.

Kết quả và hiệu quả dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..........................................................................55

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp nước
sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh ........................................72

4.2.1.

Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch................................................72

4.2.2.


Cơ chế, chính sách.........................................................................................76

4.2.3.

Công tác quy hoạch, cung ứng nước sạch ......................................................77

4.2.4.

Năng lực của nhà cung cấp ............................................................................78

4.3.

Các giải pháp phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
thuận thành, tỉnh bắc ninh..............................................................................84

4.3.1.

Một số vấn đề cần được giải quyết trong phát triển dịch vụ cung cấp
nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh............................84

4.3.2.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ...............................................................86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................92
5.1.

Kết luận.........................................................................................................92


5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................93

5.2.1.

Đối với cấp Trung ương ................................................................................93

5.2.2.

Đối với tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành ...............................................93

5.2.3.

Đối với các hộ gia đình sử dụng dịch vụ cung ứng nước sạch ........................94

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................95
Phụ lục ......................................................................................................................98

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Thuận Thành qua 3 năm (2013 - 2015).........29
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Thành qua 3 năm (2013 2015).........31
Bảng 3.3. Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện....................................................32
Bảng 3.4. Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện....................................................33
Bảng 3.5. Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành qua 3
năm (2013 - 2015) .....................................................................................36

Bảng 4.1. Các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện ThuậnThành..........44
Bảng 4.2. Phạm vi phục vụ của các công trình cung cấp nước sạch huyện Thuận
Thành.......45
Bảng 4.3. Số lượng mô hình tổ chức cung ứng nước sạch trên địa bàn huyện
Thuận Thành .............................................................................................50
Bảng 4.4. Hoạt động bảo dưỡng công trình cấp nước sạch huyện Thuận Thành.........54
Bảng 4.5. Kết quả đạt được về công suất cấp nước của huyện ...................................56
Bảng 4.6. Thực trạng sử dụng nước sạch tại huyện Thuận Thành ..............................58
Bảng 4.7

Số dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành..............60

Bảng 4.8. Chất lượng nước máy tại các hộ sử dụng nước sạch...................................61
Bảng 4.9. Hoạt động xét nghiệm nước tại các đơn vị cung ứng nước sạch trên
địa bàn nghiên cứu ....................................................................................62
Bảng 4.10. Giá bán nước tại các đơn vị cung cấp nước sạch ........................................63
Bảng 4.11. Quy mô các công trình cấp nước của huyện Thuận Thành .........................65
Bảng 4.12. Sức khỏe người dân qua một số bệnh tật liên quan đến nước sạch .............68
Bảng 4.13. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nước sạch .......................73
Bảng 4.14. Mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại địa phương...............................74
Bảng 4.15. Quyết định sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại địa phương .............75
Bảng 4.16. Kết quả tổng hợp nguồn lực tài chính đầu tư cung ứng nước sạch trên
địa bàn huyện ............................................................................................78
Bảng 4.17. Kết quả tổng hợp nguồn lực tài chính đầu tư chủ yếu vào các công
việc chính..................................................................................................79
Bảng 4.18. Kết quả tổng hợp trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc tại
các đơn vị cung ứng nước sạch trên địa bàn...............................................81
Bảng 4.19. Đánh giá của người dân về giá nước sạch ..................................................83
Bảng 4.20. Quyết định dùng nước của người dân khi giá tăng cao ...............................84
5



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn tỉnh Bắc Ninh..................47
Sơ đồ 4.2. Mô hình tổ chức Ban quản lý vận hành của xã, Tổ quản lý vận hành
của thôn ....................................................................................................48
Sơ đồ 4.3. Mô hình tổ chức quản lý, vận hành của Công ty cổ phần nước sạch
Thuận Thành .............................................................................................49
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ......................................................................51
Sơ đồ 4.5. Các giai đoạn thi công xây dựng công trình cấp nước sạch ........................52
Sơ đồ 4.6. Hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân .............................................53
Sơ đồ 4.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ......................................................................66

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NS

:Nước sạch TW

:Trung ương UBND

:Uỷ

ban Nhân dân

VSMT

:Vệ sinh môi trường

VSMTNT

:Vệ sinh môi trường nông thôn

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Trang Thơ
Tên Luận văn: “Phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch, đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ cung
cấp nước sạch.
+ Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp

nước sạch cho người dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho người
dân trên địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra của đề tài, tác giả phân ra
thành các đối tượng nghiên cứu như sau:
- Các hộ dân đang sử dụng nước sạch
- Các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch
- Ngoài ra, tác giả còn tập trung khảo sát các cơ sở cung cấp dịch vụ nước sạch
cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp
Số liệu về các đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu từ các báo cáo của
huyện, của cơ quan thống kê, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh,
các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành và các tài liệu có liên
quan đến
8


vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác như sách
báo, tạp chí, các nghiên cứu trước đây có liên quan.
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát thực tế. Các thông tin về
nguồn cung ứng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành và những đặc điểm cơ bản
của người được phỏng vấn thu thập từ mẫu phiếu điều tra, chia làm hai loại để phỏng vấn
là đối tượng đã được sử dụng nước sạch đối tượng và chưa sử dụng nước sạch.
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để mô tả các chỉ tiêu thống kê trong nghiên cứu

như: Giá nước sạch, nguồn lực tài chính, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân...
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để so sánh công suất cấp nước sạch, số hộ dân
được hưởng dịch vụ nước sạch qua các năm, từ đó đề xuất những giải pháp trước mắt
và lâu dài để nâng cao hiệu quả của việc phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa
bàn huyện.
- Phương pháp PRA
Là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của các bên có liên quan đến
công tác cung cấp và sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành gồm các cán
bộ của các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện và những nhóm, hộ gia
đình, những cơ sở, trường học đang và chưa được sử dụng nước sạch.
8. Kết quả chính và kết luận
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có bốn công trình
cung cấp nước sạch tập trung đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ; ba công trình cung
cấp nước sạch tập trung đang thi công; và một dự án công trình cung cấp nước sạch
đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó bốn công trình đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng là cụm công trình cung cấp nước sạch xã Trí Quả, công trình cung cấp
nước sạch xã An Bình, công trình cung cấp nước sạch xã Song Hồ và công trình cung
cấp nước sạch của công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành. Các công trình cung cấp
nước sạch này đã và đang mang lại những kết quả nhất định, góp phần nâng cao tỷ lệ
người dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện. Công suất cấp nước và số hộ dân
được sử dụng nước sạch của các công trình đều tăng qua các năm. Chất lượng nước
được đảm bảo, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Quy mô công trình đảm bảo cấp nước
sinh hoạt cho các hộ dân trên địa bàn của công trình hoặc rộng hơn. Công nghệ xử lý
nước của các công trình đều hiện đại.

9


Trong thời gian qua, việc cung cấp và phát triển dịch vụ cung cấp trên địa bàn

huyện Thuận Thành đã giúp cho người dân trong huyện yên tâm trong sinh hoạt và sản
xuất, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế, từ đó giúp huyện đạt được
những hiệu quả về kinh tế nhất định, thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn đã có và tạo
điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các tiềm năng kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, công tác
phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân huyện Thuận Thành trong thời
gian qua cũng mang lại những hiệu quả xã hội tích cực.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ cung cấp nước sạch trên
địa bàn huyện Thuận Thành ngày nay đang bộ lộ một số mặt hạn chế nhất định. Phần
lớn các công trình cung cấp nước sạch, đặc biệt là công trình cung cấp nước sạch xã An
Bình đều chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Sô công trình cung cấp nước sạch trong
huyện vẫn còn ít, dẫn đến tỷ lệ người dân được dùng nước sạch sạch trên địa bàn
huyện còn khá thấp. Trình độ nguồn nhân lực tại các công trình cung cấp nước sạch
còn chưa cao. Giá bán nước do UBND Tỉnh quy định vẫn còn nhiều bất cập, giá
nước thường được điều chỉnh mỗi lần từ 3-4 năm, nhưng bảng giá mới được điều chỉnh
chỉ phản ánh giá dịch vụ hiện nay mà không dự đoán được sự tăng chi phí trong tương
lai...
Trên cở sở nghiên cứu, để phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn
huyện Thuận Thành, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền
Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế chính sách trong hỗ trợ cung ứng dịch vụ cấp nước
sạch cho người dân nông thôn
Thứ ba: Huy động các nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng các công trình cung
cấp nước sạch cho người dân
Thứ tư: Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân
Thứ năm: Tăng cường công tác rà soát quy hoạch các công trình cung cấp nước sạch
Thứ sáu: Đảm bảo và nâng cao chất lượng nước sạch tại địa phương
Thứ bảy: Nâng cao công nghệ xử lý nước sạch
Thứ tám: Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc
tại các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành
Cuối cùng: Có phương án đấu nối đường ống từ các công trình cung cấp

nước sạch chưa hoạt động hết công suất thiết kế sang địa bàn các xã khác có nhu
cầu sử dụng nước sạch.

10


THESIS ABSTRACT

The writer's name: Nguyen Thi Trang Tho
Thesis title: “Develop water supply services in Thuan Thanh district , Bac
Ninh province”.
Specialized: Economic Management
Code: 60.34.04.10
Training Facility Name: Viet Nam Agriculture Institute
Research objectives
* The overall objective
Assessment of the status of clean water supply services and propose measures to
develop water supply services in Thuan Thanh district, Bac Ninh province in the
coming time.
* Detail goal
- Contribute to systematize theoretical basis and practical development of water
supply services.
- Assessment of the situation and factors affecting the development of services
to provide clean water for people in Thuan Thanh district , Bac Ninh province.
- Recommended measures to develop water supply services for people Thuan
Thanh district in the near future.
Research Methods
* The method selected research sites
Based on the research subject and object of the research investigation, the
authors divided into the following research subjects:

- Households are using clean water
- Households not used to clean water
- In addition, the authors also focused survey of facilities providing clean water
services to the people in the districts of Thuan Thanh.
* Data collection methods
- Secondary data
The data on the economic characteristics, social research areas from the district
reports, the statistics office, the central water supply and sanitation in Bac Ninh

11


province, the water supply unit on Thuan Thanh district and other documents related to
the research problem. Additionally, subjects also refer to the documentation from a
variety of sources such as books, magazines, and previous studies have related.
- Primary data
Primary data was collected through surveys, field surveys. Information on safe
water supply Thuan Thanh district and the basic characteristics of the interviewees
samples collected from the questionnaire, divided into two categories to interview the
subject was using clean water object and no access to clean water.
* Methods of analysis
- Statistical methods described
This method is used to describe the statistical indicators in the study, such as
clean water prices, the financial resources, the need to use clean water of the people...
- Comparative method
Comparison method was used to compare the capacity of water supply, the
number of households receiving services through years of clean water, then to propose
immediate solutions and long term to improve the effectiveness of development services
water supply services in the district.
- PRA method

A method of rapid assessment with the participation of the parties related to the
work of providing and using clean water Thuan Thanh district composed of officials of
the water supply projects in the districts and the groups, families, foundations, schools
are not being used and clean water.
Main results and conclusions
Currently, Thuan Thanh district, Bac Ninh province has four water supply
projects focus has been completed and put into use; three water supply projects under
construction focus; and a project to provide clean water projects are in the preparatory
phase of investment. Of these four projects have been completed and put into use the
term water supply projects radiotherapy fruit, water supply projects in An Binh, water
supply projects Song Ho commune and water supply projects Shares of the company
clean water Thuan Thanh. The water supply project is already bringing positive results,
contributing to raising the proportion of people who used water in the district. Water
supply capacity and the number of households using clean water projects have increased
over the years. Water quality is guaranteed to meet the standards of the Ministry of
Health. The scale works to ensure water supply for households in the locality of the
works or wider. Technology's water treatment works are modern.

xii


In recent years, the provision and development of services provided in the
district helped Thuan Thanh district, assured the people in daily life and production,
enabling the development of economic activities, from which helps districts achieve
economic efficiency certain, promoting key economic sectors have and create favorable
conditions to promote the economic potential of the district. Besides, the development
of water supply services to the people in Thuan Thanh district in recent years also bring
positive social effects.
But besides these achievements, service water supply, Thuan Thanh district
today revealed a certain number of drawbacks. Most of the water supply projects,

particularly water supply projects commune are not operating at full capacity. Number
of water supply projects in the districts still less, leading to the proportion of people
using clean water clean in the district is quite low. Qualified human resources in the
water supply project is not high. Water cost due to the regulations remain inadequate,
water prices are usually adjusted every 3-4 years, but the new prices are adjusted to
reflect the current service cost without predictable rise costs in the future...
On the basis of research, to develop water supply services in the districts of
Thuan Thanh , the author proposes a number of measures as follows:
- The first: Strengthening education and propaganda
- The second: To perfect mechanisms and policies in support service provision
of clean water for rural people
-The third: To mobilize financial resources invested in the construction of the
water supply for the people
- The fourth: Promoting socialized water supply services to the people
- The fifth: Enhancing the planning review of water supply projects
- The sixth: To ensure and improve the quality of local water
- Saturday : Improve water treatment technology
- The eighth: To raise professional qualifications of staff and workers work at
the units to provide clean water , Thuan Thanh district
- Finally : Strengthen management works.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nước sạch là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người, là
một phần thiết yếu để duy trì sự sống. Trong cơ thể con người, nước chiếm từ 65
đến 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô,
nước cần trong quá trình chuyển hóa Protein và Enzyme đi nuôi cơ thể. Nước

cũng là một nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể bởi nó hòa tan
các khoáng chất như Flo, Iốt, Kẽm, Canxi… và nước còn là bộ phận quan trọng
của hệ bài tiết, giúp cơ thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua hệ dinh
dưỡng và hô hấp. Ngoài ra, nước còn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, nước là nhu cầu thiết
yếu cho các loài cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp,
thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, đồng thời nước còn có vai trò điều
tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong
đất… Đối với công nghiệp, mức độ sử dụng nước trong ngành công nghiệp là rất
lớn, tiêu biểu là các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất các nguyên liệu công
nghiệp như than, thép, giấy… đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
Ngày nay, ô nhiễm môi trường đã làm cho chất lượng nước tại Việt Nam
và trên thế giới hiện nay đã và đang bị suy giảm nặng nề. Gây ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống con người. Theo thống kê của Viện nước Thế giới (SIWI) được
công bố tại tuần lễ nước thế giới ngày 5/9, trung bình mỗi ngày trên trái đất có
khoảng hai triệu tấn rác thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng rác
thải không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang
phát triển. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng
đang đứng trước thách thức rất lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm
môi trường đã làm cho tài nguyên nước sạch của nước sạch của nước ta bị suy
giảm nặng nề. Điều này dẫn đến vai trò của nước sạch trong đời sống của người
dân ngày càng quan trọng và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng nguồn cung
ứng về nước sạch trong cả nước?
Trong những năm qua, tại tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Thuận
Thành nói riêng, chương trình cấp nước sạch cho người dân đã được cụ thể hóa

1



bằng nhiều văn bản, chính sách của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân huyện, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh...Do vậy, nhiều công trình cung cấp nước sạch tập trung đã và
đang được xây dựng dần thay thế các loại hình cấp nước truyền thống không còn
phù hợp, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng
được nâng cao, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa và lợi
ích của việc sử dụng nước sạch trong đảm bảo sức khỏe, điều kiện sống của con
người và cộng đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế hiện nay công tác cung cấp
nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế: Chất
lượng nước và chất lượng các công trình cấp nước vẫn còn thấp, quy mô các
công trình nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, giá
nước sạch còn cao so với thu nhập của người dân. Mô hình quản lý các dịch vụ
cung cấp nước sạch còn nhiều bất cập, công tác quản lý Nhà nước trong dịch vụ
cung cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, một bộ phận dân cư chưa ý thức được
tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch... Do vậy, dịch vụ cung ứng nước
sạch cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành là một vấn đề đáng được
nghiên cứu. Để góp phần nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho những vấn đề nêu
trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ cung cấp nước
sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch, đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ
cung cấp nước sạch.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung
cấp nước sạch cho người dân huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho

người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn bao gồm những
nội dung nào?
2


- Kết quả dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp nước sạch cho người
dân trên địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian vừa qua?
- Dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Thuận
Thành thời gian qua có những khó khăn, thuận lợi gì?
- Những giải pháp nào để phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho
người dân huyện Thuận Thành trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân.
Đối tượng khảo sát: Các công ty nhà nước và tư nhân tham gia cung cấp
nước sạch, những người dân tiêu thụ nước sạch; Các báo cáo bộ và tổ chức
đoàn thể.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cung cấp nước
sạch, sử dụng nước sạch của người dân từ các đơn vị cung cấp, cơ chế chính sách
có liên quan.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại các đơn vị
cung ứng nước sạch có công trình cấp nước tập trung với quy mô thôn, xã, cụm
trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp thu thập 3 năm (2013 - 2015), khảo sát

chuyên sâu năm 2015, đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2020.
- Thời gian từ tháng 06/2015 đến tháng 06/2016.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch
* Khái niệm về phát triển:
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa
nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng
cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu
kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
(Nguyễn Ngọc Long, 2009).
Phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch bao gồm:
- Phát triển theo chiều rộng: Tăng quy mô, công suất
- Phát triển theo chiều sâu: Tăng chất lượng nước, hạ giá thành, đáp ứng
kịp thời cho người sử dụng…
* Khái niệm về dịch vụ:
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những
sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm
trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa – dịch vụ.
Theo tác giả, dịch vụ là hoạt động sáng tạo và có đặc thù riêng của con
người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công

nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền. Đặc điểm
của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá
nhưng nó phục vụ trực tiếp những nhu cầu nhất định của xã hội.
*Khái niệm nước sạch:
Theo quan điểm của tổ chức y tế Thế giới WHO, nước sạch là nước không
màu, không mùi, không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều
quá mức cho phép và quyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh.

4


Tại Việt Nam, theo điều 2, Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông
qua năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013, Nước sạch là nước có chất
lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.
Theo tác giả, nước sạch là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, đạt yêu cầu vệ sinh
và an toàn sức khỏe theo tiêu chuẩn của bộ y tế và đã qua quy trình xử lý của các
cơ cở cung cấp nước sạch.
Mỗi Quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng nước sạch,
trong đó có thể có các chỉ tiêu cao, thấp khác nhau, nhưng nhìn chung, các chỉ
tiêu này phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh các thành phần vô cơ về số vi trùng
có trong nước, không có chất độc hại làm nguy hại đến sức khỏe con người.
* Các tiêu chuẩn để đánh giá nước sạch:
Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn Quốc gia về nước sạch, theo đó, nước
sạch được đánh giá theo những tiêu chuẩn như: Không có mùi vị, độ đục, pH, độ
cứng (350mg/l), các thành phần hóa học như Amoni (3mg/l), Nitrat (50mg/l),
Nitrit (3mg/l), Clorua (300mg/l), Asen (không qua 0,05mg/l), sắt (0,5mg/l), tổng
số chất rắn hòa tan (1200mg/l), đồng (2mg/l), Xianua (0,07mg/l), Florua
(1,5mg/l), chì (0,01mg/l), Mangan (0,5mg/l), thủy ngân (0,001mg/l), kẽm
(3mg/l), độ oxy hóa theo KMnO4 (4mg/l) (Bộ Y tế, 2009).

* Quy trình xử lý nước sạch:
Thông thường, quy trình xử lý nước sạch gồm 3 công đoạn chính:
- Bước 1: Bơm nước từ giếng khoan lên bồn chứa được làm thoáng khí, để
lắng tự nhiên.
- Bước 2: Nước sau khi lắng sơ bộ cho qua cột lọc có chứa các hạt lọc loại
bỏ thành phần lơ lửng khó lắng, tiếp tục qua lớp trao đổi thu giữ sắt và mangan
bằng cơ chế hấp thu qua các lớp hoạt hóa, sau đó, nước tiếp tục qua lớp hấp phụ
(than hoạt tính) để khử mùi, màu và độc tố hữu cơ tan trong nước (nếu có).
- Bước 3: Khử Zavenclo và bơm nước về các hộ gia đình.
* Khái niệm về dịch vụ cung cấp nước sạch:
Dịch vụ cung cấp nước sạch được hiểu là các hoạt động có liên quan của
các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.

5


Nếu xét dưới góc độ là một dịch vụ công, dịch vụ cung cấp nước sạch là
những hoạt động của bên cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch
của nhân dân, bảo đảm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội, do các cơ quan
công quyền hay các chủ thể được cơ quan công quyền ủy nhiệm đứng ra thực
hiện. Chính vì vậy, dịch vụ cung cấp nước sạch có tính xã hội, phục vụ cho lợi
ích cộng đồng của toàn xã hội là chính, tính kinh tế, lợi nhuận không phải là mục
tiêu chi phối hoạt động dịch vụ này (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
Nếu xét dưới góc độ thương mại, dịch vụ cung cấp nước sạch là một hoạt
động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi
là bên khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng
dịch vụ theo thỏa thuận. Vì thế, dịch vụ cung ứng nước sạch phải nhằm mục tiêu
lợi nhuận, giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa khách hàng và các nhà
cung cấp (Nguyễn Đình Tôn, 2014).

* Khái niệm về phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch:
Từ các khái niệm nêu trên, phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch được
hiểu là việc mở rộng không ngừng trên tất cả các mặt thuộc phạm vi của lĩnh vực
cung ứng nước sạch, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô cũng như chất
lượng của hoạt động cung ứng dịch vụ, nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả
thương mại cũng như tối đa hóa lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Cụ
thể là tăng quy mô, công suất của nguồn cung ứng nước sạch, bên cạnh đó là tăng
chất lượng nước và hạ giá thành nước.
2.1.1.2. Sự cần thiết của phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch
* Vai trò của nước sạch:
Nước là nền tảng của sự sống, không có một sinh vật nào có thể sống mà
không có nước. Giờ đây, mọi quốc gia trên thế giới đều khẳng định, nước là tài
nguyên quan trọng thứ hai sau con người.
- Đối với cuộc sống con người: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với cơ thể, con người có thể nhịn ăn vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước tham gia vào quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Đối với sản xuất
6


+ Trong nông –lâm – ngư nghiệp: Tất cả các loài cây trồng, vật nuôi đều
cần nước để phát triển. Nước tưới là một trong hai yếu tố quyết định hàng đầu,
là nhu cầu thiết yếu đối với cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, nước còn có vai trò
điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ ẩm, độ thoáng
khí trong đất.
+ Trong công nghiệp: Nước dùng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là rất
lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tuabin, là dung môi làm
tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Nếu không có nước thì chắc chắn
toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp trên hành tinh này đều ngừng hoạt

động và không tồn tại.
- Đối với cuộc sống con người:
Cũng như không khí và ánh sáng, nước là không thể thiếu được trong cuộc
sống con người, nhất là nước sạch. Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với
cơ thể, là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là dung môi để tất cả các chất dinh dưỡng được
đưa vào cơ thể, sau đó chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người
nặng 60kg cần cung cấp hai đến ba lít nước mỗi ngày để đổi mới lượng nước cơ
thể và duy trì hoạt động sống bình thường.
Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người để
tồn tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của xã hội vì nó góp
phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng con
người. Do vậy, chính phủ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt
quan tâm đến việc bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn nước để phục vụ cuộc sống
con người.
* Vai trò của phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch:
- Nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân
Như đã nói ở trên, nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người, do đó,
nước sạch luôn được coi là hàng hóa vô cùng thiết yếu đối với người dân. Sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp người dân tránh được rất nhiều
bệnh có liên quan và lây truyền qua nước như bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan
A, bại liệt, các bệnh về giun sán, các bệnh ngoài da, bệnh về mắt, xây dựng được
cộng đồng dân cư có thể chất khỏe mạnh. Do vậy, phát triển dịch vụ cung ứng
nước sạch có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của người dân.
7


- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo
Chúng ta đều biết, nước sạch là hàng hóa đầu vào cần thiết cho hầu hết

các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát, công
nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghệ chế biến gỗ, thuộc da, sản xuất giấy, công
nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc, thiết bị và rất nhiều ngành, nghề khác. Bên
cạnh đó, nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho người dân còn là
điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng… Phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch sẽ làm phát triển các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều của cải, vật
chất cho xã hội và làm tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho các ngành
nghề khác nhau, làm tăng thu nhập của nhân dân. Do đó, phát triển dịch vụ cung
ứng nước sạch có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói
giảm nghèo.
2.1.1.3. Nội dung phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân
Từ các khái niệm, vai trò và đặc điểm, cũng như xuất phát từ các vấn
đề liên quan đến dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân sẽ cung cấp cho
chúng ta nội dung của dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân.
Nội dung cụ thể bao gồm:
* Đảm bảo nguồn nước:
Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm
hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm đặc biệt là các địa
phương có trữ lượng nước ngầm hạn chế.
Điều tra, khảo sát, thăm dò, đánh giá lập cơ sở dữ liệu nguồn nước. Đánh
giá và nâng cấp trữ lượng khai thác nguồn nước ngầm. Đánh giá trữ lượng, chất
lượng nguồn nước mặt, bao gồm nguồn nước từ các dòng sông, hồ, đập trên toàn
quốc. Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hồ đập đa mục đích, ưu tiên cho
khai thác cung cấp nước sinh hoạt.
Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát và bảo vệ nguồn nước, thành lập
các Ủy ban quản lý nước theo lưu vực sông. Đẩy mạnh công tác bảo vệ đầu
nguồn sông và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào nguồn nước (Nguyễn

Đình Tôn, 2014).

8


* Đầu tư, phát triển và quản lý hệ thống cấp nước:
Tăng cường triển khai thực hiện quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh, vùng
tỉnh và liên đô thị; kết hợp chặt chẽ giữa cấp nước đô thị và các vùng nông thôn
phụ cận. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước vùng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước.
Đầu tư xây dựng đồng bộ giữa nhà máy xử lý và mạng lưới đường ống
cấp nước, bảo đảm hoạt động hết công suất thiết kế.
Ưu tiên các dự án chống thất thoát nước sạch.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động, cải tạo và đầu tư mở rộng mạng
lưới đường ống cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, phát huy hết
công suất thiết kế và giảm tỷ lệ thất thoát nước.
Thực hiện Quy chế bảo đảm an toàn cấp nước (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho lĩnh vực cấp nước:
Huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước.
Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước tạo nguồn tài chính hỗ trợ, đầu tư các
dự án phát triển cấp nước tại các đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung.
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ
của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Giá nước được tính đúng, tính đủ, bảo đảm hoàn vốn đầu tư, kinh doanh
có lãi và thu hút các nhà đầu tư. Xây dựng lộ trình tăng giá nước nhằm đáp ứng
các yêu cầu trên.
Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
ngành nước (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Nghiên cứu và phát triển công nghệ, vật tư và thiết bị lĩnh vực cấp nước

Các nhà máy mới xây dựng cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, có
chế độ tự động hoá cao, tiết kiệm năng lượng.
Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có
nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hoá
chất và vận hành.

9


Nghiên cứu, tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao,
đến năm 2025 có khả năng cung cấp đầy đủ các chủng loại vật tư, thiết bị ngành
nước. Trong công trình đầu tư xây dựng mới, khuyến khích sử dụng các vật tư,
thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước.
Ưu tiên nghiên cứu sản xuất các thiết bị sử dụng nước tiết kiệm và tiết
kiệm năng lượng (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Nâng cao chất lượng và số lượng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước tại
các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nước.
Củng cố, mở rộng các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo
công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống
cấp nước.
Xây dựng cơ chế và môi trường hoạt động trong ngành nước để thu hút
các cán bộ khoa học có năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng các
tiến bộ khoa học và công nghệ cao của thế giới.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý ngành nước cho các
cán bộ chuyên ngành từ trung ương đến địa phương (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Tổ chức quản lý lĩnh vực cấp nước:
Thống nhất tổ chức quản lý nhà nước về ngành nước từ trung ương đến địa
phương đối với hoạt động cấp nước.
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có các đơn vị cấp nước

chuyên ngành, chịu trách nhiệm trước chính quyền về cấp nước cho các đô thị.
Thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với
các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cấp nước theo lộ trình và điều kiện cụ thể
của từng địa phương.
Nghiên cứu thành lập Viện nghiên cứu ngành nước, các phòng thí nghiệm
và các trạm quan trắc cho 3 miền Bắc, Trung, Nam để kiểm tra đánh giá chất
lượng, trữ lượng nguồn nước, chất lượng nước sau xử lý (Nguyễn Đình Tôn,
2014).
* Tăng cường công tác giáo dục và truyền thông:
Đưa vào chương trình giảng dạy bậc phổ thông các kiến thức cơ bản về
nguồn nước, hệ thống cấp nước và bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan, tìm
hiểu và đánh giá về thực trạng nguồn nước, hệ thống cấp nước cho học sinh.
10


Đẩy mạnh công tác truyền thông về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống
con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với hệ thống cấp nước.
Thông tin các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực cấp nước và nguồn
nước; các chế tài trong việc quản lý hệ thống cấp nước và bảo vệ nguồn nước
(Nguyễn Đình Tôn, 2014).
* Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để từng bước hiện đại hoá
ngành nước:
Điều tra nắm vững các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm
nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý, bảo vệ nguồn nước và có kế hoạch dự
phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và áp dụng các công nghệ nhằm giải quyết
cấp nước cho những vùng gặp nhiều khó khăn như vùng bị nhiễm mặn, hải đảo,
vùng núi đá, vùng bị hạn hán, lũ lụt. Sớm giải quyết một số vấn đề cấp bách như:
vệ sinh tại các vùng bị ngập lụt; thay thế cầu tiêu trên mặt nước bằng loại cầu
tiêu văn minh và hợp vệ sinh hơn. Tiếp tục cải tiến hố xí hai ngăn và nhà tiêu dội
nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

Chọn lọc và cải tiến các công nghệ truyền thống gắn với việc tiếp thu kinh
nghiệm quốc tế áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại
hoá cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật
tư thiết bị trong nước, tại chỗ phục vụ cho cấp nước và vệ sinh nông thôn. Việc
nghiên cứu bao gồm cả các lĩnh vực thông tin giáo dục truyền thông, phát triển
nguồn nhân lực và các mô hình quản lý, đầu tư.
Phổ biến các loại công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh đã được thực tế thừa
nhận giúp người sử dụng lựa chọn (ví dụ: biogaz, xây bể chứa nước mưa ở vùng
núi đá, hải đảo...). Sớm loại bỏ các công nghệ lạc hậu hoặc có hại cho sức khoẻ
và gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Đình Tôn, 2014).
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch

* Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch
- Nhận thức của người dân
Nhận thức của người dân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển dịch vụ nước sạch. Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến hạn chế trong nhận thức
của người dân, điều này sẽ tác động rất lớn đến hành vi và lối sống trong sử dụng
nước sạch, các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu
đến môi trường. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ dân cư nông thôn mắc bệnh theo
đường ăn
11


×