Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN THANH TÙNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
DÂN Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời
tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn chấp hành đúng mọi
quy định của nơi nghiên cứu.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo
giảng dạy tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tại Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
và đặc biệt là quý Thầy Cô giáo trong bộ môn phát triển nông thôn đã truyền dạy cho tôi
những kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Hiền, ThS Trần Mạnh Hải, Bộ môn Phát triển Nông thôn đã giành
nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các đồng chí trong Đảng ủy – UBND,
huyện Ba Vì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Trần Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. v
Danh mục các bảng ...................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................
viii

Thesis

abstract............................................................................................................... x Phần
1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................... 4

2.1.1.


Các khái niệm .................................................................................................. 4

2.1.2.

Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân. .................................................................. 6

2.1.3.
8

Phân loại kinh tế nông hộ .................................................................................

2.1.4.

Vai trò của kinh tế hộ và sự cần thiết phát triển kinh tế hộ................................ 9

2.1.5.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế hộ nông dân ........................................ 14

2.1.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân ........................ 15

2.1.7.

Quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân.................................................. 19

2.2.
22
2.2.1.


Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................
Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước .................................. 22
3


2.2.2.
24

Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta và những bài học rút ra ...........

4


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 27

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3738


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu điều tra ........................................... 3738

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 3839

3.2.3.

Phương pháp xử lí và phân tích thông tin ................................................... 3940

3.2.4.

Các chỉ tiêu phân tích................................................................................. 4041

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 4243
4.1.

Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện ba vì – hà nội ............... 4243

4.1.1.

Khái quát về kinh tế nông hộ ở huyện Ba Vì .............................................. 4243

4.1.2.

Các thông tin chung và đặc điểm của nông hộ ở huyện Ba Vì .................... 4445


4.1.3.

Thực trạng phát triển nguồn lực của nông hộ.............................................. 4849

4.1.4.

Thực trạng phát triển sản xuất của nông hộ .................................................... 53

4.1.5.

Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ................................................. 6163

4.1.6.

Kết quả phát triển kinh tế nông hộ.............................................................. 6365

4.1.7.

Đánh giá chung về phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì ............... 6567

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở huyện ba vì ........... 6668

4.2.1.

Yếu tố điều kiện tự nhiên ........................................................................... 6668

4.2.2.


Yếu tố thị trường........................................................................................ 6769

4.2.3.

Yếu tố về điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật........................................ 6870

4.2.4.

Yếu tố chính sách....................................................................................... 7072

4.3.

Định hướng và các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh sự phát triển kinh
tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì .................................................................... 7072

4.3.1. Định hướng phát triển .................................................................................. 7072
4.3.2. Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế nông hộ huyện Ba Vì
.........7173
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 8082
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 8082

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 8183

Tài liệu tham khảo................................................................................................... 8284

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

ĐVT

Đơn vị tính

HND


Hộ nông dân



Lao động

NLN

Nông lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

TLSX

Tư liệu sản xuất

SL

Sản lượng

UBND

Uỷ ban nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.
29

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Vì năm 2013 đến năm 2015 ............

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì 2013 – 2015 ............... 3132

Bảng 3.3.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện năm 2015 .................................... 3334

Bảng 3.4.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Ba Vì ........................... 3738

Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất trong kinh tế hộ nông dân của
huyện qua 3 năm ................................................................................. 4344

Bảng 4.2.

Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2015 ..................................... 4546

Bảng 4.3.

Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu điều tra năm 2015 ............... 4647


Bảng 4.4.

Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2015............. 4748

Bảng 4.5.

Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2015..... 4849

Bảng 4.6.

Thực trạng cơ cấu đất đai của nông hộ điều tra năm 2015 ................... 4950

Bảng 4.7.

Vốn bình quân của nông hộ năm 2015 ................................................ 5051

Bảng 4.8.

Quy mô vốn bình quân của hộ tại thời điểm điều tra............................ 5051

Bảng 4.9.
5152

TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2015 theo thu nhập ........

Bảng 4.10.

Hệ thống cây trồng trong sản xuất ở hộ điều tra năm 2015 ..................... 52

Bảng 4.11.


Các hộ điều tra đánh giá nguyên nhân họ không thể thay đổi các
hoạt động sử dụng đất nông nghiệp ......................................................... 54

Bảng 4.12.
5455

Quy mô và cơ cấu CPSX nông - lâm nghiệp của hộ nông dân năm 2015 .....

Bảng 4.13.
5556

Tổng thu nhập bình quân từ SX Nông - Lâm nghiệp của hộ năm 2015 ......

Bảng 4.14.

Tình hình thu nhập của hộ nông dân điều tra năm 2015....................... 5758

Bảng 4.15.

Tổng thu từ sản xuất Nông - Lâm nghiệp ở hộ điều tra năm 2015........ 5961

Bảng 4.16. Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng
nghiên cứu năm 2015 .......................................................................... 6163
Bảng 4.17.

Thu nhập bình quân theo lao động và nhân khẩu năm 2015 ................. 6365

Bảng 4.18.


Chi tiêu bình quân đời sống của nông hộ năm 2015............................. 6466

Bảng 4.19.

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật đến sản
xuất của hộ nông dân năm 2015 .......................................................... 6971

Bảng 4.20.

Dự kiến đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hộ
nông dân đến năm 2020 ...................................................................... 7577
6


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu 4.1.

Giới tính của chủ hộ điều tra ....................................................................44

Biểu đồ 4.2. Thu nhập bình quân từ Nông – Lâm nghiệp .............................................56
Biểu đồ 4.3. Tổng thu từ sản xuất Nông - Lâm nghiệp .................................................59

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Thanh Tùng
Tên luận văn: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì, Thành
phố Hà Nội”.

Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số ngành: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội , đất
đai rộng lớn chủ yếu là đất đồi núi, trình độ sản xuất thấp, việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của
hộ nông dân vẫn chưa tốt. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các ngành và
các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề cần làm rõ là: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân
của huyện Ba Vì ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển kinh tế hộ nông
dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế? Để góp phần nghiên cứu và giải đáp
những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì
- Hà Nội”.
Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nhằm: góp phần hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn
về kinh tế nông hộ; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì;
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì và đề xuất định
hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì.Và
với đối tượng điều tra là 3 xã thuộc vùng bằng phẳng – gò đồi – vùng cao đặc trưng cho
3 vùng sinh thái thuộc huyện Ba Vì và 150 hộ nông dân ở đây đã được lựa chọn để khảo
sát, phương pháp nghiên cứu gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh là các phương pháp
phân tích chính.
Kết quả chính và kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, Sự phát triển kinh tế hộ nông dân còn chậm,
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng cần được khai thác. Phần lớn
các hộ nghèo còn mang tính sản xuất tự cấp, tự túc, cơ cấu kinh tế chưa thoát khỏi một
nền nông nghiệp độc canh hoặc đa canh manh mún.


8


Trình độ các chủ hộ về học vấn, nhất là chuyên môn nhìn chung còn thấp, chủ
yếu không qua đào tạo, chỉ một số ít đã được qua các lớp tập huấn ngắn ngày hoặc tự
nghiên cứu. Trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính truyền thống và có
nhiều hạn chế. Các hộ thiếu chủ động và tính toán trong sản xuất, nhất là các hộ đồng
bào dân tộc ít người. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, chỉ tập
trung chủ yếu ở các hộ giàu, dịch vụ kỹ thuật chưa phát triển.
Để phát triển kinh tế nông hộ, trước hết người chủ phải dựa vào vốn tự có là chủ
yếu, do vậy nhiều hộ có ý thức phát triển kinh tế nhưng không có đủ điều kiện, nếu đáp
ứng được nguồn vốn vay hoặc sự hỗ trợ từ các dự án thì chắc chắn kinh tế nông hộ của
vùng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Trình độ kiến thức về phát triển kinh tế trong thời hội nhập kinh tế quốc tế của
đại bộ phận dân cư trong huyện từ cán bộ đến nhân dân đều rất hạn chế. Đây là vấn đề
rất đáng được quan tâm hiện nay.
Bên cạnh đó thu nhập của hộ nông dân đã từng bước cải thiện, ngoài ra trong sản
xuất kinh doanh thì chi phí đầu tư của các hộ thu nhập cao có xu hướng đầu tư nhiều
hơn giúp tạo ra năng xuất và sản lượng cao hơn. Về mặt đời sống của hộ nông dân cũng
có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng và các nhóm thu nhập, cụ thể ở các xã vùng cao
chi phí cho y tế, giáo dục,...vẫn ở mức thấp chủ yếu là chi cho sinh hoạt. Nhìn chung
tổng thu nhập của hộ nông dân chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
nhiều.
Qua số liệu điều tra cho thấy mức thu nhập chênh lệch giữa các vùng, mà đặc biệt
là giữa đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn gay gắt hơn so với vùng đồng bào
người Kinh định cư lâu đời, có xu hướng đô thị hoá và phát triển dịch vụ nhanh hơn,
nhiều hơn. Các chủ nông hộ có nhiều nguồn gốc đa dạng, từ đó sự khác nhau về cách
thức sản xuất kinh doanh, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ,
tiếp thu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn mới.

Qua nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân
bao gồm: yếu tố điều kiện tự nhiên, yếu tố về điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật,
yếu tố thị trường và yếu tố về chính sách.
Như vậy để phát triển nông hộ trong thời gian tới rất cần có hệ thống đồng bộ các
giải pháp như giải pháp đất đai, giải pháp về vốn, giải pháp phát triển nguồn nhân lực,
giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, hoàn thiện công tác quy
hoạch sử dụng đất, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu trong nông thôn,
đẩy mạnh phát triển hộ sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, hình thành các hình
thức hợp tác đa dạng giữa các hộ nông dân và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

9


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Trần Thanh Tùng
Thesis title: “Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì, Thành
phố Hà Nội”
Major: Quản Lý Kinh Tế

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Ba Vi - a half-plain district located in the northwest of the capital Hanoi, is mainly
mountainous land. Beside the low production level, the development of agriculture and
rural economy still faces many difficulties so that the exploitation and utilization of the
resources of farrming households are still limited . In the process of international
economic integration, Party committees, governments, industry associations and
scientists are interested in the development of economic rural- household model. On the
other hand, the issues that need to be clarified are: how the economic status of farmers

in Ba Vi district at this time is? which the main measures aimed at household economic
development in the process of international economic integration are? To contribute to
the study and answer these questions above, the study focuses on the theme: " The
farming household economic development of Ba Vi district in Ha Noi".
Materials and Methods
The result of research shows that farming economic development was slow and
not commensurate with the potential and comparative advantages of the region that
should be explored. In addition, the majority of poor households is still on selfproduction, self-sufficiency and its economic structure has not escaped from the
fragmented agriculture monoculture or polyculture.
Main findings and conclusions
The level of education of the household heads, especially professionals, is
generally low or mostly untrained. Only a few have been through short-term training
courses or self-study. Cultivation skills and market accessn are also out of date and have
many limitations. Many households are lack of proactive protection and the calculations
of the production, especially the protection of ethnic minorities. Moreover, the
application of science and technology is not only still limited, but also technical services
undeveloped.
To develop household economy, first of all, employers must rely on its own
capital, which is essential. Therefore, if many families that have a sense of economic

10


development but are not eligible, meet the requirement of loans support from the
project, the household economy will grow stronger.
Level of knowledge of the majority of residents in the district to the people from
the staff about economic development in the international economic integration is very
limited. This is a problem of significant concern at present.
Besides the income of farmers has gradually improve. For example, in terms of
the production and business, high-income households tend to invest more, which

contributes to higher productivity and output . In terms of life of farmers, there has
existed the considerable disparities between regions and income groups, particularly in
upland communes where costs for health care and education are remained low standard
while costs is mainly for living expenses. Overall, total income of the farmers mainly
from agriculture and forestry production.
The survey data shows that the income gap between regions, especially between
ethnic minorities that are facing more and more extreme difficulties than long- lasting
Kinh minority with urban trends as well as faster faster serice development. The farm
owners are from diverse backgrounds. As a result, it appears differences in production
methods and trading, especially in areas of ethnic minorities with limitation of
qualifications, technical acquirement and fariming experience.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kể từ khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền
kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói
riêng không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức mà
người nông dân đang phải đối mặt cũng không phải là ít.
Ðất nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, giành nhiều
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng
cuộc sống mọi mặt của người dân nói chung, nông dân nói riêng không ngừng
được cải thiện. Ðó là kết quả đánh dấu cho những bước đi năng động, khẳng định
những quyết sách đúng đắn, sáng tạo mang tầm chiến lược của Ðảng và Nhà
nước ta khi nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO.
Tuy nhiên, khu vực nông thôn cũng rất dễ bị tổn thương nhất bởi sự tác
động của các yếu tố có tính chất quy luật của nền kinh tế thị trường và các yếu tố
bất lợi khác. Từ thực trạng trên cho thấy đời sống của người nông dân đang phải

đối mặt không ít khó khăn. Sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách phát triển giữa
thành thị và nông thôn ngày càng dãn ra; tình trạng thất nghiệp, mất việc làm
ngày càng gia tăng do quỹ đất nông nghiệp hằng năm thu hẹp lại dành cho sự
phát triển đô thị hóa.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập kinh tế quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của nông nghiệp, nông
thôn và nông dân, Đảng ta đã có nhiều chính sách đổi mới, đặc biệt là Nghị quyết
X của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa VI Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hộ gia đình nông dân được xác định và trở thành đơn vị kinh tế sản xuất
kinh doanh tự chủ. Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích
cực trong sản xuất kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ.
Từ chỗ luôn thiếu lương thực nay trở thành nước xuất khẩu gạo, đời sống nông
thôn, nông dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt; tuy nhiên, đến nay vấn đề đặt ra là
tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân như thế nào? Thực trạng, xu hướng phát
triển của kinh tế hộ nông dân, các mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm


đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế? Đó là những vấn đề lớn cần phải được làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn. Ba
Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội , đất đai
rộng lớn chủ yếu là đất đồi núi, trình độ sản xuất thấp, việc phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, việc khai thác và sử dụng các
nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đoàn thể các ngành và các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề cần làm
rõ là: Hiện trạng kinh tế hộ nông dân của huyện Ba Vì ra sao? Những giải pháp
chủ yếu nào nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế? Để góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề
tài: “Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì - Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá đúng thực trạng kinh tế nông hộ của huyện Ba Vì, từ đó
rút ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ và giải pháp
nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân;
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ
nông dân ở huyện Ba Vì.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân?
- Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba Vì?
- Định hướng giải pháp nào để phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ba
Vì?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông
dân.
- Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế nông hộ; phát triển kinh tế hộ; giải
pháp phát triển kinh tế hộ nông dân.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu giải pháp phát

triển kinh tế hộ nông dân.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu kinh tế hộ trên địa bàn huyện Ba Vì
- Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ
2013 - 2015, dự báo tới năm 2020 - 2025.
Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2015 - 2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà
khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế
Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong
phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những
hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất,
thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống
chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và
theo nhận thức cá nhân, tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính
là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài
hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp

(như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế
độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế
lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì
các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với
các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.

4


2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân là thực thể kinh tế văn hoá xã hội chủ yếu ở nông thôn, vì vậy
cần phải hệ thống lý thuyết về phát triển kinh tế hộ nông dân làm nền tảng cho
việc phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông thôn.
Sau các công trình nghiên cứu về kinh tế nông dân của C.Mác và V.I.Lênin
đã xuất hiện một xu hướng nghiên cứu về sự phát triển kinh tế hộ nông dân.
Theo Hemery, Margolin (1988) thì “xã hội nông dân lạc hậu không nhất
thiết phải đi lên chủ nghĩa tư bản, mà có thể phát triển lên chế độ xã hội khác
bằng con đường phi tư bản chủ nghĩa”.
Trong quyển I của bộ Tư bản, C.Mác đã phân tích kỹ quá trình tước đoạt
ruộng đất của nông dân Anh một cách ồ ạt, làm phá vỡ nền nông nghiệp truyền
thống và sự hình thành của các tầng lớp trại chủ tư bản chủ nghĩa thuê đất và vay
vốn của địa chủ, bóc lột người làm thuê. Người dự đoán, kinh tế hộ sẽ hoàn toàn bị
xoá bỏ trong điều kiện phát triển đại công nghiệp. Nhưng ở quyển III, C.Mác
khẳng định, ngay ở Anh, với thời gian đã thấy hình thức sản xuất nông nghiệp cơ
bản được phát triển không phải là các nông trại lớn mà là các nông trại gia đình,
không dùng lao động làm thuê. Các nông trại lớn không có khả năng cạnh tranh

với nông trại gia đình.
V.I.Lênin cho rằng: “cải tạo tiểu nông không phải là tước đoạt của họ mà
phải tôn trọng sở hữu cá nhân của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau một
cách tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chính họ”. Khi
phân tích kết cấu xã hội nông dân nước Nga, V.I.Lênin đã lưu ý, hộ nông dân
khai thác triệt để năng lực sản xuất đáp ứng những nhu cầu đa dạng của gia đình
và xã hội. Ông đã chỉ ra năng lực tự quyết định của quá trình sản xuất của hộ
nông dân trong nền kinh tế tự cung tự cấp, là mầm mống của những chiều hướng
phát triển hàng hoá khác nhau, chính nó sẽ tự phá vỡ các quan hệ khép kín của hộ
dẫn đến những quá trình sự vỡ kết cấu kinh tế", (Nguyễn Viết Thông, 2010).
David (1903) đã nhận xét rằng, chủ nghĩa tư bản không làm phá sản nền sản
xuất tiểu nông, nền kinh tế này có "ưu thế", "ổn định", nếu so với các nông trại
lớn tư bản chủ nghĩa.
Theo Tchayanov (1924), luận điểm cơ bản nhất của Tchayanov là coi kinh
tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi
phương thức sản xuất có những quy luật phát triển riêng của nó, và trong mỗi chế

5


độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu của hộ nông dân
là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi
hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động - tiêu
dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao động.
Sản lượng chung của hộ gia đình hàng năm trừ đi chi phí sẽ là sản lượng thuần
mà gia đình dùng để tiêu dùng, đầu tư sản xuất và tiết kiệm. Mỗi hộ nông dân cố
gắng đạt được một thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự cân bằng
giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc của lao động.
Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo cân bằng sinh học, do tỷ lệ giữa

người tiêu dùng và người lao động quyết định.
Vấn đề được tranh luận chủ yếu là, trong quá trình phát triển sản xuất hàng
hoá, xã hội nông thôn phân hoá thành tư bản nông nghiệp, người làm thuê nông
nghiệp hay là người nông dân sản xuất nhỏ, có đất đai, tư liệu sản xuất kinh
doanh bằng lao động gia đình vẫn tồn tại vì có được nông sản rẻ hơn các nông
trại tư bản chủ nghĩa.
2.1.1.3. Phát triển kinh tế hộ nông dân
Theo từ điển Larousse: phát triển là một quá trình, là "tổng hoà các hiện
tượng được quan niệm như một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến". Có thể
hiểu phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về mọ i mặt của nền kinh tế trong
một thời kì nhất định.Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng
và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Cho nên phát triển kinh tế là khái niệm
chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một
trạng thái cao hơn.
Căn cứ vào mục tiêu cơ chế hoạt động của hộ nông dân, có thể phân biệt
các kiểu hộ nông dân như sau: Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp không phản ứng với
thị trường; kiểu hộ bán phần lớn sản lượng, phản ứng nhiều với giá thị
trường; kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá có mục tiêu kiếm lợi nhuận như
là một xí nghiệp.
2.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân.
Theo Nguyễn Văn Huân (1993) thì kinh tế hộ nông dân đang tồn tại và phát
triển với vai trò là một đơn vị sản xuất cơ sở của nông nghiệp - nông thôn. Là
một thành phần kinh tế độc lập, tự chủ cùng các thành phần kinh tế khác hình

6


thành lên nền kinh tế thị trường của nước ta hiện hay. Kinh tế hộ nông dân sẽ
luôn là một tế bào bền vững và phát triển lành mạnh trong nền kinh tế, nó mang
những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Đặc trưng về sở hữu
Tuy không được sở hữu về đất đai nhưng hộ nông dân lại được nhà nước
giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài. Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển
của mọi quá trình sản xuất trong nông nghiệp. Mọi tư liệu sản xuất khác đều
thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong hộ, và tất nhiên mọi sản phẩm làm
ra đều thuộc quyền sở hữu của gia đình. Tất cả những điều này tạo lên sự khác
biệt giữa sở hữu hộ nông dân và sở hữu tư nhân trong sở hữu tập thể.
- Đặc trưng về mục đích sản xuất
Mục đích sản xuất của kinh tế hộ nông dân được xác định chủ yếu trên cơ
sở đảm bảo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cho hộ, một số Ýt dư thừa được
đem ra để trao đổi. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển, mục tiêu đảm bảo
nhu cầu của hộ sẽ giảm dần và thay vào đó là sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho các thành viên, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu
cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.
- Đặc trưng về lao động
+ Thường thì các hộ nông dân không thuê lao động mà chỉ sử dụng những
thành viên trong gia đình. Trong các ngành kinh tế khác, việc sử dụng lao động là
trẻ em và người lớn tuổi là không được phép nhưng trong kinh tế hộ nông dân thì
lao động trẻ em và người lớn tuổi đóng một vai trò rất đáng kể, hai lao động trẻ
em hoăc người lớn tuổi được tính bằng một lao động chính.
+ Mọi lao động trong hộ nông dân làm việc với tính tự giác cao, tự chủ vì
lợi ích của bản thân, của gia đình và của toàn xã hội.
- Đặc trưng về mặt tổ chức
+ Tổ chức của hộ nông dân rất đơn giản, gọn nhẹ chỉ bao gồm những người
trong gia đình, trong họ tộc có quan hệ hôn nhân và huyết thống.
+ Tổ chức của hộ nông dân rất chặt chẽ, điều khiển mọi quá trình sản xuất
chủ yếu là người chủ gia đình trên cơ sở thứ bậc, hiệu lực cao bởi kỷ cương, lề
nếp mang tính truyền thống.

7



- Đặc trưng về hoạt động kinh tế hộ
+ Hoạt động kinh tế của hộ nông dân khá đa dạng và phong phú, có thể tiến
hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.
+ Có tính phù hợp và tự điều chỉnh cao, với mỗi thay đổi của môi trường
sản xuất kinh doanh thì hoạt động kinh tế của hộ có thể tự điều chỉnh để phù hợp
.Tuy nhiên sự tự phù hợp đó nhanh hay chậm, chính xác hay không còn phụ
thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi thành viên trong hộ.
- Đặc trưng về phân phối
Các sản phẩm do hộ nông dân sản xuất ra trước hết được phân phối đều
theo nhu cầu của các thành viên trong gia đình, phần còn dư thừa được đem bán
hoặc trao đổi theo sự thống nhất giữa mọi thành viên trong gia đình.
Với sáu đặc trưng như đã nêu ở trên, kinh tế hộ nông dân thực sự là thành
phần kinh tế phù hợp với yêu cầu của mọi nền kinh tế đang tồn tại, nó là một
trong năm thành phần kinh tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.3. Phân loại kinh tế nông hộ
Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì kinh tế hộ nông dân được phân loại theo
các tiêu chí như sau:
- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
+ Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường. Loại hộ
này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết
để tiêu dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải
hoạt động cật lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc
cho sinh hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào:
Khả năng mở rộng diện tích đất đai.
Có thị trường lao động để họ mua nhằm lấy lãi.
Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập.
Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.

+ Hộ nông dân sản xuất hàng hoá chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đa
hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn,
ruộng đất, lao động.

8


- Theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:
+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ
công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép,
vì vậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã
hội ở nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành
hoặc chuyên môn hoá. Từ đó làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao
động dư thừa ở nông thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên .
- Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ:
+ Hộ giàu
+ Hộ khá
+ Hộ trung bình
+ Hộ nghèo
+ Hộ đói
2.1.4. Vai trò của kinh tế hộ và sự cần thiết phát triển kinh tế hộ
Theo Nguyễn Văn Huân (1993) kinh tế hộ nông dân là một trong những
thành phần cấu tạo nên nền kinh tế quốc dân của mỗi nước, nó không chỉ tự phát
triển, tự ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng tới và chịu sự ảnh hưởng tác động của tất cả
các thành phần kinh tế khác. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

Trong các học thuyết, các quan điểm của mình, các nhà kinh tế, các nhà
chính trị đã phần nào nêu lên những chứng kiến của mình về vai trò của kinh tế
họ. Trong bất kỳ thời đại nào, bất kỳ thời điểm lịch sử nào kinh tế hộ nông dân
vẫn luôn đóng vai trò quan trọng.
- Cung cấp lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu phục vụ cho đời sống và
nhu cầu của con người:
Hàng năm trên toàn thế giới, với sự ổn định khoảng 300 triệu hộ nông
dân đã đóng góp, giữ vai trò là lực lượng chủ đạo trong nền nông nghiệp toàn

9


cầu. Sản xuất ra khoảng trên 2.000 triệu tấn lương thực; trên 200 triệu tấn hạn
có dầu và khoảng 1.000 triệu tấn thịt, sữa, trứng,; hàng tỷ ra, quả cung cấp cho
gần 6 tỷ người.
Ở Mỹ, chỉ với khoảng 65% đất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân đã tạo ra
một lượng nông sản chiếm khoảng 70% giá trị sản phẩm nông nghiệp, 50% sản
lượng ngô toàn thế giới.
Ở Nhật Bản, kinh tế hộ nông dân đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm
đủ cung cấp cho nhu cầu của cả nước với khối lượng: 100% nhu cầu về gạo; 81
nhu cầu về thịt; 98% nhu cầu về trứng; 90% nhu cầu về rau, quả…
Ở Việt Nam chúng ta với trên 10 triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra
một khối lượng nông sản thực phẩm cực lớn với sự tiến bộ vượt bậc, theo thống
kê năm 2000 thì khối lượng sản phẩm của toàn ngành nông nghiệp là: 35,36 triệu
tấn lương thực quy thóc, xuất khẩu đạt 3,6 triệu tấn gạo, đã trồng được 717 nghìn
ha ngô, sản lượng xuất khẩu các phê đạt 694 nghìn tấn, cao su đạt 280 nghìn tấn,
sản lượng thịt trứng liên tục tăng với tốc độ cao, chúng ta không những đảm bảo
nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân cả nước mà còn vươn lên trở thành
một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thế giới.
- Hình thành đơn vị tích tụ vốn của xã hội

Kinh tế hộ nông dân với đặc điểm là đơn vị sản xuất cơ sở và tự chủ đã
đóng vai trò là đơn vị tích tụ vốn của xã hội, cùng với các đơn vị trong các thành
phần kinh tế khác tạo lên một tổng thể các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu về
vốn của toàn xã hội.
Nguồn vốn mà các hộ nông dân tích tụ được là cơ sở cho việc chuyển từ
kinh tế tự túc tự cấp sang kinh tế hàng hoá với hiệu quả cao mang lại. Kết quả
ấy sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp,
góp phần tích cực và to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, kinh tế hộ nông dân vừa là
đơn vị tích tụ vốn, vừa đóng vai trò là đơn vị giải ngân nguồn vốn đó vào việc tái
sản xuất hoặc mở rộng ngành nghề, tạo nguồn đầu tư vào các ngành khác.

10


- Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Trong quá trình sản xuất, kinh tế hộ nông dân cần sử dụng nhiều lao động với
số ngày công rất cao. Tuy nhiên với mỗi dạng hộ khác nhau, ở mỗi thời điểm và
thời kỳ phát triển của hộ khác nhau mà có nhu cầu về lao động không giống nhau:
Sử dụng lao động gia đình:
Hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia
đình cũng là nguồn chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của hộ, chúng ta phải nói rằng
đa số lao động trong hộ đều làm việc cho sự phát triển và mục tiêu sản xuất cũng
như quá trình sản xuất của hộ nông dân.
Sử dụng lao động gia đình ngoài độ tuổi lao động.
Hiện nay, một tình trạng khá phổ biến là ở các hộ nông dân, việc sử dụng lao
động ngoài độ tuổi lao động, đó là các trẻ em và người lớn tuổi, với cách tính cứ
hai lao động này bằng một lao động chính đã góp phần tăng thu nhập cho hộ, giải
phóng dần lực lượng lao động chính ra khỏi nông nghiệp đến một mức hợp lý.

Sử dụng lao động làm thuê:
Việc sử dụng lao động làm thuê rất ít khi xảy ra ở những hộ tự túc tự cấp,
sản xuất nhỏ nhưng lại là việc làm khá phổ biến ở các hộ nông dân sản xuất hàng
hoá và sản xuất lớn. Những hộ nông dân này việc thuê mướn thêm lao động
thường xuyên hoặc vào thời vụ là điều cần thiết với tiền công hợp lý đã tạo ra
một số lượng công ăn việc làm khá lớn cho những lao động dư thừa ở nông thôn
hiện nay.
Kinh tế hộ nông dân, trong quá trình sản xuất và phát triển của mình cần rất
nhiều ngày công lao động. Thực tế đã chứng minh qua những năm vừa qua, kinh
tế hộ nông dân đã giải quyết cho hàng triệu lao động ở nông thôn nước ta, góp
phần quan trọng vào công cuộc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Thực hiện phân công lao động theo đơn vị kinh tế hộ nông dân
Cùng với quá trình phát triển của mình kinh tế hộ nông dân ngày càng có
điều kiện để tích luỹ tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, khoa học kỹ
thuật và công nghệ cũng như máy móc được áp dụng và sử dụng vào sản xuất
ngày càng được nâng lên rõ rệt thêm vào đó là sự phù hợp trong cơ chế và các
chính sách của nhà nước sẽ giúp cho sản xuất ngày càng số phát triển lao động
phục vụ cho nhu cầu của kinh tế hộ về nông nghiệp ngày càng giảm, sẽ dẫn đến

11


tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp. Số lao động dư thừa này với trình
độ ngày càng được nâng lên sẽ chuyển dịch sang làm việc tại các ngành, nghề
khác, nhất là các ngành nghề truyền thống sẽ ngày càng phát triển.
Tất cả những điều này sẽ dẫn tới diện tích đất nông nghiệp trên đầu người
sẽ tăng, năng suất lao động tăng và hiệu quả sản xuất của một lao động sẽ không
ngừng được nâng lên.
- Đổi mới kỹ thuật sản xuất
Sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân với tư cách là một thành

phần kinh tế tồn tại và luôn đổi mới cùng với quá trình đổi mới, phát triển của
nền kinh tế nói chung. Kinh tế hộ nông dân chịu sự ảnh hưởng tác động của các
thành phần kinh tế khác, của nhiều yếu tố khác. Qua quá trình hoạt động, nó luôn
phát triển hướng tới hoàn thiện mình, và đổi mới về kỹ thuật sản xuất chỉ là một
mặt đổi mới của nó. Sự đổi mới về kỹ thuật sản xuất có được là do các nguyên
nhân tác động sau đây:
+ Người nông dân với kinh nghiệm sản xuất ngày càng làm tốt hơn công
việc của mình, phát hiện những khó khăn cần khắc phục và những thuận lợi cần
khai thác phát huy.
+ Cùng với quá trình phát triển của mình, việc đầu tư cho đổi mới trang
thiết bị sản xuất là điều tất yếu mà việc học hỏi khoa học kỹ thuật mới là việc
làm thực sự cần thiết.
+ Trong đời sống kinh tế hộ nông dân thì việc lành mạnh, sự ganh đua với
những kết quả đạt được sẽ là động lực, là nhân tố tích cực đầu tư và học hỏi.
+ Cùng với sự quan tâm về giáo dục của nhà nước, các mạng lưới khuyến
nông ngày càng hoạt động có hiệu quả thì hệ quả là trình độ của người lao động
trong hộ nông dân ngày một tăng lên. Điều này thực sự là nhân tố tích cực giúp
vận dụng tốt những điều kiện vốn có, những tư liệu sản xuất trong nông hộ được
kết hợp có khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Qua thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, đầu tư của nhà nước cho
nông nghiệp cũng ngày một tăng, góp phần khai thác tốt những tiềm năng, ưu thế
riêng có của hộ.
Tất cả những điều nói trên kết hợp với nhau một cách hài hoà, khoa học, kinh
nghiệm truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại làm cho sản phẩm sản xuất

12


×