HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhóm 46
Giảng viên: Nguyễn Văn Nguyên
Nhóm 7:
Trần Văn Thảo – Nhóm trưởng
Phạm Thị Thu Phương
Trần Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Xuân
Đinh Thị Nguyệt
Lâm Thị Ngọc Hoa
HÀ NỘI – 09/2018
1
Lời mở đầu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo
đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách
mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng là một trong những bộ phận quý giá nhất của di sản
Hồ Chí Minh, nó tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, độc đáo của phong cách Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh
niên, Người từng nói: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn do các thanh
niên”. Trước lúc đi xa, trong di chúc để lại , Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân: “Đảng
cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy, việc học tập và thực
hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc bồi dưỡng, giáo
duc thế hệ trẻ ngày nay.
Sau khi học tập, tìm hiểu về bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn
của thầy Nguyễn Văn Nguyên, qua đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh về các chuẩn mực
đạo đức cách mạng” chúng em muốn phân tích, tìm hiểu sâu sắc về nội dung quan điểm
trên để thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác, từ đó có các biện pháp vận
dụng tư tưởng ấy để giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu không thể tránh việc mắc phải các thiếu sót, nhóm rất mong nhận được
những góp ý từ thầy.
Xin chân thành cảm ơn!
2
Mục lục
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức………………………
4
II . Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng……………………….4
1. Trung với nước, hiếu với dân……………………………………………………………
5
2.
Cần,
kiệm,
liêm,
chính,
chí
công
vô
sống
có
tình
tư………………………………………………….6
3.
Thương
yêu
con
người,
nghĩa…………………………………………….10
4.
Tinh
thần
quốc
tế
trong
sáng…………………………………………………………...11
III. Học sinh, sinh viên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh…….12
1. Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh………………………....12
2.
Thực
trạng
đạo
đức
lối
sống
trong
sinh
viên
hiện
nay………………………………….13
3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…………………………………
14
3
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức.
Trước hết, đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là sự kết tinh
những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa đạo đức văn hóa của
nhân loại. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất
và năng lực thống nhẩt làm một, trong đó đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên,
phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hành động. Khi đánh
giá vai trò của đạo đức trong đời sống, Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng
và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết:
“đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh , sự
hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức độ sống vật chất dồi
dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
phẩm chất của những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hành động của mình,
chiến đấu cho lí tưởng trở thành hiện thực.
II . Tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng.
1. Trung với nước, hiếu với dân.
Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là
những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong
tư tưởng đạo đức truyền thống phương Ðông nói chung và đạo đức truyền thống Việt
Nam nói riêng.
Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc,
với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước,
nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và
chính mỗi
4
người dân là những "chủ nhân" của đất nước. Mối quan hệ nước-dân, dân-nước mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền lợi công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân. Hiếu với dân không phải chỉ là hiếu
với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc, vì
"nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước. Bác Hồ từng chỉ rõ: "Trong bầu trời
không gì quý bằng nhân dân... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ
cho lợi ích của nhân dân", "Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế.
Từ khi có Ðảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình
nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà... đạo đức ngày nay cao
rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân", "Người
kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm
cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế
quốc phong kiến giày vò.Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người
khác, bố mẹ của cả nước nữa...Chữ tình, chữ hiếu, cũng phải hiểu một cách rộng và hiểu
như thế mới là đúng"...
Trung với nước, hiếu với dân theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong
mọi công việc cách mạng của Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi cán bộ,
đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác
nhau, nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là tiêu chí chung cho cán bộ, Đảng
viên và các tầng lớp nhân dân học tập và rèn luyện. Ðó là, lòng yêu nước thương nòi, tự
hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân
với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý
chí và nghị lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu
chung của sự nghiệp cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân. Vì vậy, trong suốt
quá trình xây dựng Ðảng, lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm tới việc nâng
cao tinh thần trung, hiếu ở mỗi người dân Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, Đảng
viên nói riêng, và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng những chữ "trung với nước,
hiếu với dân".
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay từ những ngày đầu cách mạng. Khi mở lớp huấn
luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Ðảng (ở Quảng Châu, Trung Quốc), một trong
những vấn đề đầu tiên đồng chí Nguyễn Ái Quốc quan tâm là đào tạo những người tự
nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người; học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là để "giữ chủ nghĩa cho
vững", tuyệt đối trung thành với sự nghiệp lớn của Ðảng, biết đoàn kết và tổ chức quần
chúng thực hiện.
5
Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở : "Mỗi người đảng viên, mỗi người
cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ cho nhân
dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân". Khi
Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù
ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng cách mạng.
Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chính sách của Ðảng và
Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân"... Vì vậy, Người luôn
chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi
cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh.
Chính trong quá trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với nước,
tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như một. Ngay từ
những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm
no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong lao tù của
bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no
áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành được độc lập, Người
"tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với
vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành" .
Sau Ðại thắng Mùa Xuân 1975, nhân dân cả nước cùng chung sức xây dựng đất nước.
Hậu quả nặng nề sau chiến tranh và những biến động sâu sắc của tình hình thế giới đã
dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, đời sống của nhân dân gặp nhiều
khó khăn. Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của Ðảng là lãnh đạo
quần chúng chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân. Một lần nữa, tinh thần "trung với nước, hiếu với dân" của đội ngũ những người
cách mạng được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trung với nước, hiếu với dân trong giai đoạn hiện nay trước hết là trung thành với con
đường cách mạng mà Ðảng ta và Bác Hồ đã chọn, là trung thành với sự nghiệp đổi mới
đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là sự
thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề
đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
6
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân".
Trong những phẩm chất về tư tưởng cách mạng của mình thì phẩm chất cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư được Người đề cập đến nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền
với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ
và hành động của mỗi cá nhân trong việc công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt
cũng như trong công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan
của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng.
Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc”, Bác kêu gọi thi đua xây
dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6 năm
1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính”.
Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách
mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn
đức tính này.
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh
thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng
tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến
mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá
cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người,
một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy,
mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy,
người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.
7
Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước,
của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa
xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà
không kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng
nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng
thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi
không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc
cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng,
như thế mới là kiệm.
Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa
vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ
có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước:
Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai
cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo
phải thực hiện tốt chữ liêm, chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải
đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ
được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của
tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ
riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật
sự thì phải chống tham ô.
Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng
thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải
chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy
có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công,
nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm
việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà.
Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành,
lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính
mới là người hoàn hảo.
Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không
màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ
ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa
tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ
8
biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả
giặc ngoại xâm.
Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,
có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt
lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.
Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và
chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,
chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì
quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp
đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận
điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mắt quần chúng, không phải ta
cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý
mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc
trước cho người ta bắt chước”. Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng
đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ,
đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê
bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số đảng bộ,
chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch
những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý
cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh
mất mình không còn “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành
của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy.
Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của
những người làm cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước mà Người chính là
hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khi trở
thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng
danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức
sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói:
“Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn
cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn
ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí
Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát
9
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với
đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người
nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã
gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa
đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông
giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua
nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác
thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình
mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.
Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng
bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh.
Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của Bác.
Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền
để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong kháng chiến, cả trong hoà bình,
Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu.
Về bữa ăn: Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa
phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi
đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, lãng phí.
Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi vải, mũ cát,
kể cả khi đi công tác ngoài nước.
Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian
nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối
cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức
điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời
gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những phẩm chất đạo đức
đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể
nhân dân ta.
3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
10
Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống
nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh
cao là chủ nghĩa nhân văn Cộng sản chủ nghĩa. Bác Hồ đã xác định phẩm chất yêu
thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất chuẩn mực đạo đức Cách
mạng cao đẹp nhất của người Đảng viên.
Tình yêu thương là một tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những
người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da, sắc tộc… Xuất phát điểm từ
lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh vừa sâu xa vừa cụ thể và gần gũi. Và nổi
bật nhất trong tình yêu thương đó là thương yêu nhân dân. Lòng yêu thương con người
của Bác Hồ trước hết là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị áp
bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta. Tình yêu thương con người của Bác thật bao la. Tình
yêu thương con người đối với đồng bào mình, Bác Hồ chỉ có một ham muốn duy nhất là:
“Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”. Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì nước không có gì lớn lao và
quý báu hơn dân với nước. Thương yêu dân tộc mình, thương yêu con người. Bác từng
nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc
của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha
sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó”.
Tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ còn được thể hiện rõ trong quan hệ đồng
chí, đồng đội, anh em. Nhưng đối với bản thân mình Bác đòi hỏi phải nghiêm khắc,
nhưng đối với bạn bè đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi tất cả mọi người phải có sự tôn trọng
con người, tôn trọng lẫn nhau. Đối với cán bộ, Đảng viên, Bác dạy học chủ nghĩa MácLênin là để thương yêu nhau hơn. Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để sống với
nhau cho có nghĩa, có tình”. Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép
hạ thấp, vùi dập con người xuống, dù cho họ có khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy, phải thực
hiện tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực để
mỗi người ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng, cho đất nước. Và Bác khuyên mọi
người trong tự phê bình phải thẳng thắn, chân thành để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Bác dạy: “Ở đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa
chữa chỗ xấu cho họ”. Đối với Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng
thương yêu không phải vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp cho họ học tập
thêm, tiến bộ thêm”.
Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thể hiện rõ hơn trong
Di chúc của Bác. Trong di chúc, Bác căn dặn Đảng và Chính phủ thực hiện công việc đầu
tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến tranh là “Đầu tiên là công việc đối với con
11
người”. Đầu tiên là đối với cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong.
Đối với các liệt sĩ, với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ, với phụ nữ, nông dân… cuối
cùng là những nạn nhân của chế độ cũ. Bác không bỏ sót đối tượng nào cả, thể hiện một
tấm lòng thương yêu đối với tất cả mọi người.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan niệm
đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là người Việt
Nam đồng thời cũng là nhà văn kiệt xuất của thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến
sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế
trong sáng của Hồ Chí Minh được thể hiện trong các điểm sau:
-
-
Là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em; tinh thần đoàn kết
với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước; tinh thần đoàn kết của
nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý
và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào
mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc. Không phải đối với
bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong
sáng hay không trong sáng, nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá
nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ.
Trong bài “Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế” (1953), Người đã nhấn mạnh:
“tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khăng khít với nhau. Vì lẽ đó ta
vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới”. Nếu tinh thần
yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc… Những
khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên
bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm
chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu đối địch. Đây là một thực tiễn diễn ra ở châu Âu và
nhiều khu vực trên thế giới hiện nay. Vì vậy, phải hết sức coi trọng và phát huy tinh thần
quốc tế trong sáng.
III. Học sinh, sinh viên học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1. Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
12
Cũng như với cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh
viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần
thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt
Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong “Sáu cái
yêu”:
-
Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh.
Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm.
-
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ
như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc
với nhân dân.
-
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa
xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm.
Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
-
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì
phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
-
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ
luật.
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình
những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm
vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã
làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì
lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp
lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó
nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ.
Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang". Phải trả lời được
câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là
xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân,
cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là
kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào
là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì
phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một
điều trái nhỏ".
2. Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
13
Đạo đức Hồ Chi Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ
nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới
ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được
nhiều kỳ tích to lớn, đóng góp vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền
đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động
lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới do
đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ
được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong
học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt
với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chày lười; luôn gắn
bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng văn minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do sự bùng
phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực
trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện
âm mưu "diễn biến hòa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân.
Ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức.
Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng
phấn đấu, không có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống
dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách:
thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng
cấp... Đây là những biểu hiện không thể coi thường.
3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo
đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của người có
một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả
với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành
người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung
và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người.
14
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất và là một trong những con
người đẹp nhất của thời đại chúng ta.
Ngay từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng và dứt khoát mục
tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng. Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh,
luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vuợt qua mọi khó khăn, gian khổ, "thắng không
kiêu, bại không nản", "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy
vũ không thể khuất phục" nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó. Người nói: Bài học
chính trong đời tôi là tuyệt đối và hoàn toàn cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng
và thống nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội cho sự hợp tác anh em và hòa bình giữa các dân tộc; "Một ngày
đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên". Đến lúc phải rời
thế giới này điều luyến tiếc duy nhất của người là "không được phục vụ lâu hơn nữa,
nhiều hơn nữa".
Tấm gương vì nước, vì dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn
bè quốc tế thừa nhận và kính phục. Họ đã dùng những lời lẽ đẹp đẽ và trang trọng nhất để
ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhà cách mạng triệt để", "nhà hoạt động quốc tế thần
thoại", "một nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta", "một tấm gương sáng chói
những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào
trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị
và dũng cảm một cách phi thường như vậy"; một con người "mà cái chết là mầm sống
của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt”…
Hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đòi riêng trong sáng, nếp sống giản
dị và đức khiêm tốn phi thường.
Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chinh, chí công vô
tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng và tự mình, Người
đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư. Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân
là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự lo lắng đêm
ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam".
Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng
những nghi thức trang trọng cầu kỳ. suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản
dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Toàn thể
nhân dân Việt Nam và thế giới đều biết bộ ka ki bạc màu, đôi dép lốp mòn, cái nhà sàn gỗ
đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh... Nói về những đức tính vĩ đại của Hồ Chí Minh.
X.Asienđê - vị Tổng thống anh hùng của nước Cộng hòa Chile đã khái quát: "Nếu như
15
muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức
tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường”.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con
người.
Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với
niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ Đảng
viên, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh:
phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân: hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Người phê phán quyết liệt đầu óc "quan cách mạng" và tự mình. Người thường xuyên đi
xuống cơ sở để tìm hiểu, "lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những
người không quan trọng". Là người có uy tín rất cao và sức hấp dẫn rất lớn song không
bao giờ Hồ Chí Minh đặt mình cao hơn nhân dân chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của
nhân dân, "như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận".
Với tình thương yêu bao la, Hồ Chí Minh dành cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những
nỗi đau riêng. Người nói trong "mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và
gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của
tôi”. Cách mạng Tháng Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam vừa trải qua nạn đói khủng
khiếp. Hồ Chí Minh chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng mỗi người nhịn ăn ba bữa để
góp gạo cứu đói và người cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi người dân. Đi thăm
trại tù binh trong chiến dịch biên giới về, Người không còn áo khoác ngoài vì Người đã
cho tên quan ba thầy thuốc người Pháp bị rét cóng...
Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân
tộc, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở Hồ
Chí Minh, thương người là một tình cảm lớn cho nên khi làm cách mạng Hồ Chí Minh
đặt vấn đề tự do và hạnh phúc đi đôi. Đó chính là biểu hiện chủ nghĩa nhân văn cộng sản,
vừa thánh thiện, vừa gần gũi, đã làm xúc động trái tim nhân loại và Người được suy tôn
như "một ông thánh cộng sản"; "một con người của huyền thoại", cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng cũng có lẫn bình luận: Lòng nhân đạo, tình thương đồng bào, đó là điều sâu
sắc nhất tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi
thứ thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian
khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình có giai đoạn hoạt động sôi nổi được đánh
giá rất cao, có giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ, không được giao nhiệm vụ. Song, nhờ ý
chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt
16
qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan
điểm cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn:
"Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao".
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí
Minh. Một tờ báo nước ngoài đã viết: "Đằng sau cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý
chí sắt thép, dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng không có gì uy
hiếp nổi".
Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố:
sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người
trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, Đảng viên, của các thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường
một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như
mong muốn.
17