Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TẠI VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.69 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN:
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
TẠI VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (II)
Lớp: K20QTDNE
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Hùng

Nhóm 3: Trần Văn Thảo
Trần Thị Hồng Hạnh
Phạm Thị Thu Phương
Vương Thị Thanh Hiền
Trần Thị Thảo Vi
Nguyễn Hoàng Long
HÀ NỘI – 3/2018


LỜI MỞ ĐẦU
Đô thị hóa là hiện tượng tất yếu, khách quan và có tính toàn cầu với sự chuyển đổi
mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá của một
vùng, một khu vực hay một đơn vị từ nông thôn sang thành thị. Trong hơn hai thập
kỷ qua, đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, phù hợp với bối cảnh phát triển
kinh tế-xã hội và hội nhập của đất nước.
Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất của cả nước và có
sức lan tỏa theo chiều rộng. Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội được tập trung ở khu
vực ven đô và ngoại thành, ở đó nền văn minh nông nghiệp được tiếp xúc nhanh
với nền văn minh công nghiệp, thương mại, thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát
triển.


Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh và tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều hiện
tượng tiêu cực như: tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, phân
tầng xã hội ngày một sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và
sự phát triển toàn diện của khu vực ven đô hiện nay.
Những vấn đề trên nếu không được nghiên cứu và giải quyết một cách cụ thể, kịp
thời và triệt để sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển của khu
vực ven đô thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hôi
nhập quốc tế. Nhằm có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, nhóm chúng em đã quyết
định nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng
vùng ven đô Hà Nội từ năm 2000 đến nay”, từ đó mong muốn có thể đưa ra một số
giải pháp khắc phục những hệ lụy mà quá trình đô thị hóa trước kia đem lại và
hướng tới sự hoàn thiện đô thị hóa đất nước.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
chúng em rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ thầy.
Xin chân thành cảm ơn!

2


Mục lục

Trang

Lời mở đầu ...............................................................................................................
2
Mục lục....................................................................................................................
3
I. Các khái niệm phục vụ nghiên cứu.
4
1. Đô thị.................................................................................................................

2. Vùng ven đô.......................................................................................................
3. Đô thị hóa..........................................................................................................
4. Đô thị hóa vùng ven đô......................................................................................
II.Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa hiện đại hóa tới các vùng ven đô
Hà Nội.
5
1. Những bất cập liên quan đến đất đai............................................................
2. Lao động và việc làm......................................................................................
3. Ô nhiễm môi trường.......................................................................................
6
4. Hệ lụy về văn hóa và xã hội............................................................................
7
III. Giải pháp.
8

3


I. Các khái niệm phục vụ nghiên cứu.
1. Đô thị.
Đô thị được hiểu là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân
số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với
tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị
xã và thị trấn.
2. Vùng ven đô.
Khái niệm vùng ven đô theo nghĩa địa lý được hiểu là không gian bao quanh bên
ngoài địa giới hành chính của một thành phố. Do đó vùng ven đô không có địa giới
hành chính, không có giới hạn cụ thể về không gian. Vùng ven đô được xem là các
quận, huyện nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực nội thành trung tâm và ngoại

thành.
Vùng ven đô là vùng vành đai chuyển tiếp giữa một đô thị lớn và nông thôn xung
quanh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đô thị đó, nhưng vẫn còn mang trong
mình nhiều yếu tố của văn hóa nông thôn, nên không hẳn là nông thôn mà cũng
chưa phải là đô thị thực sự.
3. Đô thị hóa.
Đô thị hóa là một quá trình đa diện và phức hợp nhưng về cơ bản nó là biểu hiện
về mặt không gian của sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các hoạt động dựa trên
nông nghiệp sang các hoạt động dựa trên công nghiệp trong cấu trúc sản xuất.
Đô thị hóa là một hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính khách quan và có tính
toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện các lĩnh
4


vực kinh tế, văn hóa, xã hội…từ nông thôn sang thành thị, sự tập trung dân cư tại
các đô thị theo tỷ lệ ngày càng cao.
4. Đô thị hóa vùng ven đô.
Đô thị hóa vùng ven đô là việc mở rộng các đô thị hiện có nằm trong quá trình tất
yếu không cưỡng lại được. Tuy nhiên có một tình trạng khá phổ biến là việc mở
rộng đô thị thường xảy ra một cách tự phát, khó kiểm soát. Mỗi thời kỳ lịch sử đô
thị có vùng ven đô khác nhau.

II. Tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa hiện đại hóa tới các vùng ven đô
Hà Nội.
Đô thị hóa, hiện đại hóa đem lại nhiều lợi ích cho người dân ven đô như cơ sở hạ
tầng cải thiện một cách rõ rệt, đời sống, mức sống và thu nhập cao hơn, cơ hội học
tập tốt hơn và rất nhiều lợi ích khác. Bên cạnh những lợi ích đó không thể không
nhắc đến những mặt trái và bất cập mà quá trình đô thị hóa hiện đại hóa mang lại.
1. Những bất cập liên quan đến đất đai.
Theo báo cáo của phường Yên Sở - một trong những điểm có vấn đề bất cập nổi

bật liên quan đến đất đai, trong những năm gần đây nhà nước thu hồi đất của dân
để làm công trình phúc lợi, công trình công cộng, cũng như sản xuất công nghiệp.
Cụ thể là dự án của công ty Hòa Phát, dự án quốc gia vành đai 3, dự án cầu Thanh
Trì,dự án công viên Yên Sở…Cho đến năm 2008 chỉ còn lại 100ha đất nông
nghiệp. Trong đó 20% đất là sản xuất được, 80% là bị bỏ hoang.
Nguyên nhân của sự bỏ hoang do quy hoạch không đồng bộ làm hệ thống thủy lợi
bị phá hủy, diện tích đất nông nghiệp không bị thu hồi nằm kẹt giữa đất bị thu hồi
dẫn đến không canh tác được. Bên cạnh đó là chính sách đền bù chưa hợp lý, thể
hiện ở sự tùy tiện trong cách tính tiền đền bù. Mỗi thời điểm đưa ra một mức giá
đền bù khác nhau. Những người gương mẫu đi trước lại chịu thiệt thòi hơn những
người đến sau, dẫn tới bức xúc của người dân và khiếu kiện kéo dài làm ảnh hưởng
đến công tác giải phóng mặt bằng, gây lãng phí tiền của, thời gian và sức lực của
chính quyền cũng như người dân.
2. Lao động và việc làm.
5


Hàng loạt khu công nghiệp, khu đô thị mọc lên như một tất yếu trong quá trình đô
thị hóa vùng ven đô thành phố Hà Nội. Điều đó đồng nghĩa với việc thu hồi và
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thu hồi đất đồng nghĩa với việc lấy đi tư liệu
sản xuất của người nông dân.
Theo thống kê của Bộ tài nguyên môi trường đã có một lượng lớn diện tích đất
nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó các khu vực kinh tế
trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích thu
hồi. Điều đáng chú ý là hầu hết diện tích đất bị chuyển đổi nói trên đều thuộc các
vị trí thuận tiện cho canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ (những
nơi gần trung tâm, các trục đường lớn) tại Hà Nội.
Phần lớn người nông dân hay nói chính xác hơn là những người có diện tích đất bị
thu hồi đang phải đứng ngoài quá trình này khi đất không còn để canh tác và trình
độ không theo kịp quá trình đô thị hóa. Cụ thể:

Thực tế chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất có bằng tốt nghiệp phổ thông trung
học và 14% được đào tạo chuyên môn sơ cấp trở lên, cá biệt có nơi có tới hàng
ngàn lao động mất việc nhưng chỉ có 10-20 người đã qua đào tạo, trong khi các
doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng lao động có tay nghề trong các lĩnh vực công
nghệ, kĩ thuật cao. Hơn nữa số lượng lao động đã quá tuổi tuyển dụng (trên 35
tuổi) rất khó thích nghi với công việc mới lại chiến trên 50%. Trước khi lấy đất,
chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ doanh nghiệp đều hứa và hơn thế còn
cam kết là sẽ nhận tỷ lệ khá cao thanh niên và người lao động trên địa bàn vào làm
việc tại các doanh nghiệp. Nhưng phần lớn các chủ đầu tư không nhận lao động
theo cam kết hoặc nếu có nhận chỉ là chiêu lệ rồi sa thải không thương tiếc bởi cái
cớ họ không có tay nghề, không đáp ứng được công nghệ mới.
Một nguyên nhân thường gặp nữa là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào
chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự mình tìm việc làm và việc
tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động còn hạn chế.
Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn tới đời sống và việc làm của hàng chục vạn
người dân. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trung bình cứ mỗi hộ bị mất
đất có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm; cứ mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển
đổi sẽ có 20 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Chỉ tính trong 3 năm (20012004) đã có gần 8 vạn lao động mất việc làm (bình quân 2 lao động/ hộ).
6


Qua điều tra, khảo sát, việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống kinh tế, xã hội của người dân. Ở những nơi thu hồi đất, có đến 67% số hộ vẫn
phải quay lại nghề nông, chỉ có 13% có nghề mới ổn định. Nhưng ngặt một nỗi,
những hộ dân muốn quay lại nghề cũ cũng chẳng có đất mà sản xuất. Từ người làm
chủ họ bỗng chốc trở thành kẻ làm thuê, thậm chí là thất nghiệp.
3. Ô nhiễm môi trường.
Theo Sở tài nguyên môi trường Hà Nội, ô nhiễm môi trường ven đô đang là “ điểm
nóng” cản trở sự phát triển.
Đô thị hóa một cách không kiểm soát và thiếu hợp lý là một trong những nguyên

nhân gây áp lực cho môi trường, cụ thể đó là: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn.
Trong đó, vấn đề hệ thống thoát nước thải còn yếu kém so với quy mô đô thị hóa,
thường xuyên xảy ra ngập úng trong mùa mưa, ô nhiễm nguồn nước. Ở các kênh,
mương, sông thoát nước như các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét,Lừ đều bị ô nhiễm
trầm trọng do hàng ngày phải tiếp nhận khối lượng nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây
xanh và mặt nước gây ngập úng. Quá trình bê tông hóa đã và đang làm giảm lượng
nước thấm vào đất gây suy giảm nguồn nước ngầm. Mở rộng đô thị hóa đồng
nghĩa giảm đất rừng làm suy giảm đa dạng sinh học cũng gia tăng nguy cơ về thiên
tai.
Nước thải trực tiếp chưa qua xử lý tại các khu công nghiệp gây ra ô nhiễm nguồn
nước nghiêm trọng, điển hình là Khu công nghiệp Quang Minh tại Mê Linh. Điều
này dẫn đến tình trạng nước sông con kênh chảy qua xã Tiền Phong và thị trấn
Quang Minh chỉ còn một màu đen kịt.
Tại các quận, huyện ven đô, lượng người nhập cư quá đông, trình độ học vấn có
hạn, quen với lối sống tiểu nông, tuỳ tiện vứt xác động vật, vứt rác ra đường, ra các
mảnh đất lưu không xen lẫn trong khu dân cư. Mức sống cao cũng góp phần làm ô
nhiễm môi trường. Rác thải trong mỗi gia đình, khu phố ngày càng nhiều nếu
không được xử lý tốt, vi trùng sẽ sinh sôi nảy nở, bệnh tật sẽ dễ dàng lây lan. Ô
nhiễm nguồn nước là vấn đề hết sức bức xúc bởi vì đa số người dân vùng ven đều
dùng nước máy tự khoan chưa qua kiểm nghiệm và không qua xử lý. Bất chấp tất
cả những quy định về quản lý đô thị nhiều hộ tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng
đất để xây nhà một cách tạm bợ, tuỳ tiện.
7


Việc mở rộng sản xuất công nghiệp, đô thị hóa và mức tiêu thụ dân cư tăng lên.
Điều đó khối lương chất thải rắn gia tăng nhanh chóng, chỉ có một phần nhỏ chất

thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn. Các khu công nghiệp trên địa bàn
thải khoảng 30% tổng lượng rác thải công nghiệp của thành phố Hà Nội. Việc thu
gom, vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy, việc xử lý chủ
yếu thực hiện bằng các lò đốt tương đối đơn giản với vốn đầu tư khá khiêm tốn, rác
thải ra khỏi nhà máy gần như chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Tỷ lệ thu gom rác
thải rắn mới chỉ đạt 60%, trong đó tỷ lệ chôn lấp là 76-78% trong đó 50% được
chôn lấp hợp vệ sinh và 50% được chôn lấp không hợp vê sinh. Tỉ lệ tái chế 1012%.
Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề. Khí thải, hoạt động giao thông
vận tải, các ngành công nhiệp, thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng là các
nguồn chính gây ô nhiễm không khí.

4.Hệ lụy về văn hóa và xã hội.
a. Tệ nạn xã hội gia tăng.
Sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ khiến dân cư tại Hà Nội
tăng mạnh. Nguyên nhân là do họ muốn lên thành phố, thoát ly và kiếm mức thu
nhập cao gửi về gia đình. Sự tăng mạnh về mật độ dân cư đó kéo theo không ít hệ
luỵ, mà điển hình là tình trạng quá tải về quản lí đô thị, dẫn đến các tệ nạn xã hội
gia tăng.

Tỷ lệ và số lượng người di dân lên Hà Nội (2001-2008)

Ngay trong lòng vùng ven đô xuất hiện những tệ nạn xã hội mới. Đó là các hiện
tượng nghiện hút, lô đề,đánh bạc. Hiện tượng này nảy sinh ở những người không
8


có việc làm thường xuyên, do có thời gian rảnh dỗi không có gì làm nên các bà,
các chị khoảng trên 50 tuổi thường xuyên tụ tập đánh bài, lô đề…
Cũng xuất phát từ việc đền bù của chính sách thu hồi đất. Người dân các huyện
ngoại thành trước đây là nông dân thuần túy thu nhập không cao, mức sống thấp,

nay bị thu hồi đất được đền bù một khoản tiền lớn. Đa phần họ đã xây nhà, mua
sắm đồ đạc từ tiền đền bù đất. Trong nhiều trường hợp do không có đầu óc và kế
hoạch chi tiêu nên họ đã tiêu hết toàn bộ số tiền được đền bù hoặc cũng sa vào tệ
nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm...Đây không phải là điều mới nhưng nó
gia tăng mạnh mẽ kể từ khi người nông dân có nhiều tiền nhờ bán đất và nhiều thời
gian nhàn rỗi. Bên cạnh đó từ khi đô thị hóa hiện tượng tranh chấp đất đai ngày
càng nhiều, tranh chấp chủ yếu là anh chị em trong gia đình và những hộ liền kề,
có khi anhem đánh giết nhau cũng vì miếng đất.
b. Truyền thống dân tộc bị mai một.
Nông thôn Việt Nam là chiếc nôi sản sinh, nuôi dưỡng, bảo vệ văn hoá dân tộc
ngàn năm. Những năm qua, một số yếu tố tiến bộ của văn hoá đô thị đã lan toả về
nông thôn, tạo nên những sắc thái mới trong đời sống, sinh hoạt tinh thần của
người nông dân và cộng đồng làng xã. Nhiều loại hình, giá trị văn hoá ở nông thôn
cũng được giới thiệu rộng rãi, thuận lợi hơn ở các đô thị. Đó là mặt thuận. Mặt
chưa thuận là do thiếu chuẩn bị, thiếu định hướng, chọn lọc và do cả những bất cập
trong công tác quy hoạch, quản lý văn hoá, không ít những yếu tố phi văn hoá,
phản văn hoá từ đô thị và từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt từ internet, đã
thâm nhập vào đời sống nông thôn, đưa tới những vấn nạn xã hội đáng suy nghĩ.
Theo nhiều ngả đường, một số sản phẩm, loại hình được gọi là văn hoá, văn học,
nghệ thuật, một số quan niệm, lối sống, cách ứng xử, làm ăn… không phù hợp,
thậm chí trái ngược, đối lập với thuần phong mỹ tục, với những giá trị tốt đẹp đã
lan về thôn quê. Chúng thâm nhập và làm tha hoá một bộ phận cư dân nông thôn,
đặc biệt là giới trẻ; làm vẩn đục môi trường văn hoá, xã hội; bào mòn và làm rạn
nứt quan hệ tương thân, tương ái, đồng thuận và thuần phác trong cộng đồng nông
thôn.
III. Giải pháp:

9



Việc Hà Nội bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa có những thuận lợi nhưng
bên cạnh đó có không ít những khó khăn. Để duy trì đô thị hóa đồng thời khắc
phục khó khăn, chúng ta cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Đô thị phát triển tự phát thiếu quy hoạch, từ đó dẫn đến việc có một số đô thị
thiếu hoặc rất kém về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ô nhiễm môi trường, cảnh
quan suy thoái. Vì vậy quy hoạch phải có sự đồng bộ, chất lượng các đồ án
quy hoạch phải được nâng cao và sự thống nhất giữa các cấp.
- Ngoài ra, đô thị hóa đã và đang dẫn đến mất cân đối trong sự hài hòa cần
thiết giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên. Đồng thời cũng làm
mất đi sự cân đối và sự hài hòa cần thiết giữa các vùng dân cư, các vùng
kinh tế. Vậy thì, đô thị hóa nhất thiết phải được tiến hành đồng bộ cả vùng bị
đô thị hóa và các lãnh thổ chịu tác động của quá trình đó.
- Tăng trưởng kinh tế nhanh dẫn tới quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra
khá mạnh mẽ. Trước hết phải tập trung vào công tác quy hoạch và đô thị hóa
một cách bài bản hơn: quy hoạch và đô thị hóa phải có tầm nhìn dài hạn và
lộ trình thực hiện; quy hoạch và đô thị hóa phải có sự tham gia của người
dân và các tổ chức xã hội, phải tính đến lợi ích của các bên liên quan (nhà
nước, xã hội, cộng đồng dân cư và người dân). Nhà nước có trách nhiệm
chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất và chủ động
đào tạo nghề cho người dân để chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Trong quy hoạch, nhất thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa
đặc sắc của mỗi vùng miền, mỗi địa phương và đặc biệt chú ý đến các di tích
lịch sử, các làng cổ, các giá trị văn hóa để có thể trở thành những điểm du
lịch hấp dẫn, cũng là khoảng đệm tạo sự thông thái cho đô thị. Điều quan
trọng ở đây là chúng ta phải vừa tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong
phát triển và quản lý đô thị; vừa phải “đứng được trên bản năng và bản sắc
riêng của chính mình”.
- Tăng cường công tác giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới đối
với cư dân đô thị nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Hạn chế những
hành vi xấu ảnh hưởng đến lối sống văn minh lịch sự của dân đô thị. Hạn

chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội
đảm bảo cho xây dựng xã hội ổn định bền vững.
- Xử lý nghiêm các hành động gây ô nhiễm môi trường như xả rác thải, khói
bụi, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường…Tập trung phát triển các đô thị
10


sinh thái, đô thị xanh, hệ thống cây xanh trong toàn thành phố là một trong
những giải pháp chống ô nhiễm, làm sạch môi trường.

Trong quá trình làm bài tập lớn, nhóm chúng em đã sử dụng tư liệu tham khảo từ
các nguồn:
-

/> /> /> /> />
11



×