Tải bản đầy đủ (.doc) (214 trang)

Đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 214 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

TRẦN ĐĂNG ĐIỀU

ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CUNG CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC
NAM, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Đăng Điều

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích Định lượng – Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các phòng; ban chức năng, các tổ chức
đoàn thể xã hội cùng toàn thể các hộ dân tại xã Lục Sơn, xã Vô Tranh, thị trấn Đồi Ngô và
thị trấn Lục Nam huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người luôn động viên
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế,

thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể bạn đọc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Đăng Điều

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ cái viết tắt ............................................................................................. vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ, hộp .........................................................................................
ix Trích yếu luận văn .........................................................................................................
x Thesis abstract.............................................................................................................
xii Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................
1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.
2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản....................................................................................... 4

2.1.2.
6

Quan điểm về quản lý cung cấp nước sinh hoạt................................................

2.1.3.

Vai trò, vị trí của quản lý cung cấp nước sinh hoạt ........................................... 6

2.1.4.
7

Yêu cầu và đối tượng của quản lý cung cấp nước sinh hoạt ..............................

2.1.5.

Nội dung đánh giá các mô hình cung cấp nước sinh hoạt ................................. 8

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp nước

sinh hoạt nông thôn..........................................................................................
9

2.2.

Cơ sở thực tễn .............................................................................................. 11
3


2.2.1.
11

Một số mô hình quản lý nước sinh hoạt ở một nước trên thế giới ...................

2.2.2.
15

Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa phương Việt Nam....

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho quản lý cung cấp nước sinh hoạt ở huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 20

4


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 22

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 22

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 23

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

3.2.1.
29

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tn .......................................... 31

3.3.

Hệ thống chỉ têu nghiên cứu ......................................................................... 31


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 33
4.1.

Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam .................. 33

4.1.1.

Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................. 33

4.1.2.

Tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam.................... 36

4.1.3.

Khái quát các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Lục Nam....................................................................................... 40

4.2.

Đánh giá các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn
huyện Lục Nam ............................................................................................. 53

4.2.1.

Mô hình cung cấp nước do UBND xã quản lý ................................................ 53

4.2.2.


Mô hình cung cấp nước do doanh nghiệp tư nhân quản lý .............................. 60

4.2.3.

Mô hình cung cấp nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý ........................... 65

4.2.4.

Đánh giá chung về các mô hình cung cấp nước SHNT trên địa bàn huyện.......... 69

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp
nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam ..................................................
75

4.3.1.

Các yếu tố về kinh tế - xã hội ......................................................................... 75

4.3.2.

Cơ chế và chính sách của Nhà nước ............................................................... 84

4.3.3.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý ...................................... 87

4.3.4.


Chất lượng đầu tư xây dựng công trình .......................................................... 88

4.3.5.

Các yếu tố khác ............................................................................................. 88

4.4.

Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý cung cấp nước

4


sinh hoạt của huyện..........................................................................................
89
4.4.1.

Định hướng và căn cứ đề xuất giải pháp......................................................... 89

5


4.4.2.

Giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn của
huyện Lục Nam ............................................................................................. 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1.


Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 104

Tài liệu tham khảo................................................................................................... 106
Phụ lục .................................................................................................................... 108

5


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL

Ban quản lý

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNV

Công nhân viên


CN - TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CT

Chương trình

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS & VSMTNT

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

SH

Sinh hoạt

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2014 ............................ 16
Bảng 3.1. Thu thập thông tn sơ cấp............................................................................. 30
Bảng 3.2. Phân bổ số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu theo mô hình ................... 30

Bảng 4.1. Hiện trạng công trình cung cấp nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tính tới
năm 2014.................................................................................................... 34
Bảng 4.2. Hoạt động của các công trình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Lục Nam tính tới đầu năm 2015.................................................................. 37
Bảng 4.3. Tình hình nguồn vốn đầu tư vào các công trình cung cấp nước trên địa
bàn huyện ................................................................................................... 39
Bảng 4.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng các công trình cấp nước tập trung tại 4 điểm
nghiên cứu..................................................................................................
49
Bảng 4.5. Đơn giá sử dụng nước phân theo mô hình quản lý NSHNT.......................... 50
Bảng 4.6. Một số thông tn cơ bản về nhóm hộ điều tra. .............................................. 52
Bảng 4.7. Hạch toán thu chi tài chính của công trình cấp nước thôn Vân Non, xã
Lục Sơn ...................................................................................................... 55
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp nước đối với công trình do
UBND xã quản lý ....................................................................................... 58
Bảng 4.9. Hạch toán thu chi tài chính của công trình cấp nước TT Lục Nam ............... 62
Bảng 4.10. Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp đối với công trình do
DNTN quản lý ............................................................................................ 64
Bảng 4.11. Hạch toán thu chi tài chính của công trình cung cấp nước TT Đồi Ngô.......... 66
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp nước đối với công trình do
DNNN quản lý ........................................................................................... 68
Bảng 4.13. Đánh giá chung về các mô hình cung cấp nước SHNT ............................... 69
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả đánh giá các nội dung về các mô hình quản lý
NSHNT của cán bộ và người dân (Thang điểm: 10).................................... 70
Bảng 4.15. Sự hài lòng của người dân đối với các mô hình cung cấp nước sinh hoạt ... 73
Bảng 4.16. Sự đóng góp xây dựng của người dân vào các công trình cấp nước
SHNT trên địa bàn huyện Lục Nam ............................................................ 76
Bảng 4.17. Khả năng chi trả tiền sử dụng nước SHNT của người dân .......................... 77
vii



Bảng 4.18. Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ đến sự hiểu biết về nước sạch
và nước hợp vệ sinh.................................................................................... 79
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến quan tâm sử dụng nước sạch,
nước hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày ..................................................
80
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của nguồn gốc dân tộc là chủ hộ đến sự quan tâm sử dụng
nước sạch, nước hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày.................................
81
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của giới tính đến sự quan tâm sử dụng nước sạch, nước hợp
vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày.................................................................. 82
Bảng 4.22. Tỷ lệ số hộ tham gia các lớp tập huấn về NSH & VSMTNT ...................... 83
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân và chính quyền xã về quản lý nước SHNT trên
địa bàn........................................................................................................ 85
Bảng 4.24. Trình độ văn hóa của cán bộ quản lý .......................................................... 87

8


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HỘP
Đồ thị:
Đồ thị 4.1. So sánh thu và chi của công trình cung cấp nước thôn Vân Non xã
Lục Sơn ................................................................................................. 56
Đồ thị 4.2. So sánh tình hình thu và chi của công trình cung cấp nước TT ............... 63
Đồ thị 4.3. So sánh thu và chi của công trình cung cấp nước Thị trấn Đồi Ngô
trong 3 năm 2013 – 2015........................................................................ 67
Sơ đồ:
Sơ đồ 4.1. Hệ thống bộ máy tổ chức của mô hình UBND xã ................................... 40
Sơ đồ 4.2. Cơ chế quản lý nước SHNN của mô hình DNNN quản lý....................... 42
Sơ đồ 4.3. Cơ chế quản lý nước SHNT của mô hình DNTN quản lý ....................... 44

Sơ đồ 4.4. Mô hình đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp quản lý vận hành .............. 102

Hộp:
Hộp 4.1.

Ý kiến phản ảnh của người dân về tình hình thu phí sử dụng nước ......... 48

Hộp 4.2.

Ý kiến của DNTN về đơn giá nước sinh hoạt ......................................... 51

Hộp 4.3.

Ý kiến của người dân về hiện trạng thu và sử dụng tiền thu .................... 57

Hộp 4.4.

Suy nghĩ tiêu cực của người dân sử dụng nước ....................................... 60

Hộp 4.5.

Ý kiến của cán bộ, nhân viên BQL về các công trình cung cấp nước ...... 74

Hộp 4.6.

Ý kiến về sự đóng góp của người dân đối với công trình bị hư hỏng....... 78

Hộp 4.7.

Ý kiến của cán bộ xã về công tác quản lý ............................................... 86


9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên tác giả: Trần Đăng Điều
Tên luận văn: ”Đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nước sinh hoạt nông thôn
và mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt;
- Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên
địa bàn huyện L ụ c N a m , tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý
cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý cung cấp
nước sinh hoạt huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả hiện trạng
các mô hình cấp nước trên địa bàn và các nhân tố ảnh hưởng đến công trình cấp nước.
Phương pháp so sánh và phân tổ: Từ việc phân tổ thống kê các mô hình quản
lý nước sinh hoạt, tác giả tến hành so sánh các mô hình với nhau về tình hình
hoạt động, mức độ đáp ứng cung cấp nước, chất lượng nước... Trên cơ sở đó xác
định hạn chế giữa các mô hình để từ đó lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý phù
hợp với các khu vực cụ thể trong huyện.

3. Kết quả chính và kết luận
+ Hiện nay trên địa bàn huyện có tất cả 14 công trình cấp nước (trong đó
12 công trình là mô hình UBND xã quản lý, 02 công trình là mô hình khối DN quản lý), mỗi
mô hình quản lý lại có đặc điểm riêng trong quản lý khác nhau, chất lượng phục vụ khác
nhau; trong tổng số 14 công trình thì có 02 công trình đã ngừng hoạt động; 08 công trình
hoạt động nhưng tính bền vững không cao; còn lại 04 công trình được xếp vào nhóm
hoạt động bền vững.
+ Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của các mô hình cáp nước đó
là: Mức đóng góp của các hộ khi xây dựng công trình và quá trình vận hành, bảo
dưỡng, trình độ của chủ hộ, khả năng chi trả tiền nước sử dụng của các hộ... các yếu
10


tố về pháp chế và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Trong đó thì trình độ nhận thức
và khả năng

11


chi trả tền nước của các hộ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng hoạt
động kém hiệu quả của các công trình cấp nước, cùng với đó mức tiền công cho cán bộ
vận hành, quản lý công trình thấp là nguyên nhân chính là cho công tác quản lý, vận
hành các công trình cấp nước chưa tốt trong thời gian qua.
+ Mô hình Uỷ ban nhân xã quản lý cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện
thực tế hiện nay, nên lồng ghép, học hỏi mô hình quản lý của khối DN để chất lượng
nước phục vụ người dân được đảm bảo hơn. Các giải pháp cụ thể được đưa ra như giải
pháp về xây dựng cơ chế quản lý các mô hình, về lựa chọn các mô hình và các hình thức
cấp nước cho phù hợp với điều kiện từng vùng trong huyện, giải pháp về áp dụng mô
hình quản lý, giải pháp về vốn, giải pháp về quản lý tài chính, giải pháp về chính sách
giá bán nước, công tác xã hội hóa trong xây dựng và quản lý, giải pháp về áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, công tác tuyên truyền…..
+ Luận văn chỉ ra, thời gian tới cần phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các công
trình cấp nước sinh hoạt nông thôn một cách mạnh mẽ theo hướng giao cho
doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng công trình; có kế hoạch chuyển đổi mô hình
quản lý đối với các công trình hiện đang giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, tốt
nhất là chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý có sự tham gia của người
dân trong việc giám sát và duy tu, bảo dưỡng; chú trọng vận động người dân cùng
tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Như vậy, trong 3 mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn
hiện nay cho thấy mô hình do doanh nghiệp nhà nước quản lý đang thể hiện sự hiệu
quả hơn so với 2 mô hình còn lại; do đó cần có các hình thức chuyển đổi, nâng cấp phù
hợp với điều kiện cũng như nhu cầu thực tế hiện nay của người dân.

12


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Dang Dieu
Thesis

title: "The

Assessment

of management

model

on providing


domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province".
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educatonal organizaton: Vietnam Natonal University of Agriculture (VNUA).
1. Research Objectves
- To systematize the theoretical basis and practical for rural domestc
water and management model on water supply.
- The assessment of the status of the management model on providing
domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province.
- The analysis of factors affectng the actvities of the management model on
providing domestc water in Luc Nam district, Bac Giang province.
- To propose the orientation and soluton and complete management
models on providing domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province.
2. Materials and Methods
Descriptve statistcal methods: Using the statistical indicators to describe the
current state of water supply model in the local area and the factors affectng
water supply projects.
Comparison and disaggregation methods: From the activities of the statistical
disaggregation of domestic water management models, the authors conducted a
comparison of the models with each other on the operations/ activities, the level of
response water supply, quality water ... On that basis determine the restrictions
between models from which to choose and build suitable management models to
specific areas in the district.
3. Main findings and conclusions
Currently the district has all 14 water supply projects (of which 12 projects are
managed as CPC model, 02 projects as enterprise management models), each
management model has its own different management characteristics, diferent
quality of service; the total of 14 works in which have 02 been decommissioned and 08

still operating but sustainability is not high; The remaining 04 works were classified as
sustainable activites.
xii


The factors affectng the results and efectiveness of supply model as following:
The contribution of households when the works being constructed and the process of
operation, maintenance, the knowledge of the households, the ability to be paid the
bill of using water by the households... the elements of the legal and the other socioeconomic conditions. In particularly, the knowledge of the households and the ability
to be paid the bill of using water by the households are the main reason which lead to
ineficient operation of water supply facilities, along with low expenses for
operating staff, project management are the main cause for the management and
operation of water supply facilities are not good in recent years.
Models are managed by the commune People's Committee need to be
adjusted to suitable with the actual conditions at present, should be integrated
and learning enterprise management models so that the water quality to serve for
people should be better. The specific solutions are ofered as the solutons for
building model management mechanisms , the select of models and the forms of
water supply to suit with the conditions of each area in the district, the soluton for
applying management model, the measures of capital and the solutions for financial
management, the solution for water price policies, socializaton activites in the
construction and management, the solutions
progress,

investment

and

to


apply

scientfic

synchronize technical infrastructure,

and

technical

propaganda

actvites...
The thesis points out , it is neccesary to decentralize the management of
investment in the construction of the rural water supply projects strongly next time,
towards delivery to the enterprise as an Project owner of investing and
constructing; have the plan to convert management model for projects currently
assigned and conducted by the commune People's Committee to manage, it is beter
transferred into the management of state enterprises with the partcipaton of local
people in monitoring and maintenance, maintenance; focus on mobilizing citizens to
contribute along the construction, management, operation, maintenance, maintenance
works.
Thus, in the three management models on providing domestc water in the
province now shows that the models are managed by the state enterprises are more
efectvely than the remaining two models; therefore it should have the form of

xiii


transformation and upgrading in line with the conditions as well as the currently actual

needs of the people.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống con người và có liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng như mọi
mặt, mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nước sinh hoạt là một trong những vấn đề
được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là
vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Nước sinh hoạt ở các vùng nông
thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ
đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu
của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị quyết Trung ương IX,
X, XI, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lược
quốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
Mặc dù trong những năm qua Chính phủ đã dành nguồn vốn rất lớn (vốn
của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Chương trình 134, vốn
ODA, vốn viện trợ...) để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, miền núi nhưng công
tác quản lý c á c c ô n g t r ì n h n à y còn thiếu đ ồng bộ ẩn, chứa nhiều bất
cập và hạn chế, giảm tác dụng và hiệu quả của các chương trình, dự án nước sinh
hoạt nông thôn. Chính phủ và các bộ đã ban hành các cơ chế chính sách, các văn
bản hướng dẫn trong công tác quản lý, khai thác và vận hành các công trình
cấp nước sạch nông thôn như: Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Thông tư số

54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung nhưng đến nay
nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình cung
cấp nước sinh hoạt phù hợp với điều kiện đặc thù của mình.
Không nằm ngoài tình hình chung trên, huyện Lục Nam tỉnh Bắc
Giang cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xây dựng
mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Nhiều công trình nước sinh hoạt
1


nông thôn trên địa bàn được đầu tư xây dựng với nguồn vốn hàng tỷ
đồng nhưng hiệu quả sử dụng còn chưa cao. Có những công trình sau khi xây
dựng,

2


bàn giao đưa vào sử dụng xong lại thiếu nước hoặc không có nước; có
công trình giai đoạn đầu hoạt động rất có hiệu quả song trong quá trình quản lý
còn nhiều bất cập, cộng với sự thiếu ý thức trong sử dụng và bảo vệ công trình
dẫn đến xuống cấp, không thể sử dụng được. Cùng với đó mặc dù UBND
huyện cũng đã áp dụng nhiều mô hình cung cấp nước sinh hoạt như mô
hình cung cấp nước sinh hoạt do Ủy ban nhân dân xã quản lý, Doanh
nghiệp tư nhân quản lý và mô hình Doanh nghiệp nhà nước quản lý nhưng
hiệu quả đạt được của các mô hình vẫn chưa cao và cần phải hoàn thiện.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng sự tham gia của người
dân được hưởng lợi và khu vực được hưởng lợi từ các chương trình đầu tư về
nước sạch nông thôn; trên cơ sở xác định những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của các mô hình c u n g c ấ p nước sinh hoạt nông thôn và đánh
giá hiện trạng các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn để đưa ra các

giải pháp hoàn thiện các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở
huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ các tồn tại đã nêu ra ở trên
tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh
hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng các mô hình q u ả n l ý c u n g c ấ p
nước sinh hoạt, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện các mô hình quản lý
cung cấp nước sinh hoạt huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tễn về nước sinh
hoạt nông thôn và mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên
địa bàn huyện L ụ c N a m , tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý
cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý cung
cấp nước sinh hoạt huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên
cứu như sau:
1. Nội dung, hình thức và đặc điểm của các mô hình quản lý cung cấp
nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang?
2. Trên thế giới và Việt Nam có những mô hình nào để sử dụng hợp lý
nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, ưu nhược điểm
của từng mô hình?
3. Kết quả cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh

Bắc Giang trong những năm qua?
4. Những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình
quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam?
5. Để sử dụng hợp lý nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam
cần lựa chọn mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nào là phù hợp, cần
phải áp dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nào để nâng cao hiệu quả quản lý và
khai thác mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tễn về
cung cấp nước sinh hoạt, các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt có
hiệu quả trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tễn, các nguyên tắc,
nội dung, phương thức hoạt động của các mô hình quản lý nước sinh hoạt
ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
* Phạm vi không gian
- Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
* Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 2015;
- Dữ liệu sơ cấp được tến hành thu thập từ tháng 10/ 2015 đến tháng 01/
2016;
4


- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển các mô hình cung cấp nước sinh hoạt
cho người dân trên đại bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tới năm 2020.

5



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt
- Nước sinh hoạt: Là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tếp hoặc sau khi xử lý
thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không
chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng
để ăn uống sau khi đun sôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012).
- Nước sạch: Là nước hợp vệ sinh và đạt giới hạn cho phép tất cả các chỉ
tiêu theo quy định tại QCVN 02:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng sinh hoạt, ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
17/6/2009 của Bộ Y tế.
2.1.1.2. Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Theo Trần Hiếu Nhuệ (2005), trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn là
công trình hạ tầng cung cấp nước, có hệ thống phân phối nước sạch (mạng lưới
đường ống, trạm xử lý nước, bể chứa, trạm bơm…) đến khách hàng dùng
nước khu vực nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu nước để sinh hoạt.
- Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững: Là công trình
cung cấp nước sinh hoạt nông thôn phải thỏa mãn các têu chí: Công trình
cấp nước cho ít nhất 70% số hộ dân trong cộng đồng; chất lượng dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của người dân về: số lượng, chất lượng và thời gian cấp nước; Những
vấn đề kỹ thuật của hệ thống được giải quyết kịp thời; Tài chính lành mạnh;
không gây tác động xấu về mặt xã hội lên cộng đồng dân cư; thường xuyên
được các cơ quan chức năng hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2012).
2.1.1.3. Quản lý trạm cấp nước sinh hoạt
- Quản lý (tếng Anh là Management): Thuật ngữ quản lý được định

nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác
nhau. Theo tác giả Vũ Cao Đàm "tếp cận trong quản lý là đường lối xem
6


xét hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là cơ sở
để xử lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý còn tiếp cận trong quản lý là
đường lối xem

7


×