Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở trường quân sự tỉnh bình thuận hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.78 KB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức cách mạng là nền tảng tinh thần của mọi cán bộ, đảng viên trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, nó tạo nên niềm tin vững chắc vào đồng đội, vào cấp trên
và xây dựng nên một niềm tin chắc thắng khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Đạo đức
là cái gốc của người cách mạng, nếu không có đạo đức cách mạng thì không thể làm
được việc gì, không thể phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Đối với bộ quân sự xã,
phường, thị trấn, đạo đức cách mạng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất
lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, là vũ khí tinh thần sắc đá trong thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhờ có đạo đức cách mạng và thường xuyên rèn
luyện, tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà đội ngũ
cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn - chiến sĩ dân quân
luôn luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ, luôn đặt
lợi ích của Đảng, Tổ quốc và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng cống hiến
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn là người trực tiếp tham mưu cho
cấp ủy Đảng và Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong thực hiện công tác
quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ. Đồng thời, cán bộ chỉ huy
quân sự xã, phường, thị trấn là người trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn luyện và hoạt
động của lực lượng dân quân góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội ở cơ sở và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Để xây dựng lực lượng này
mãi là bức tường sắt của Tổ quố bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, đòi hỏi đội ngũ các bộ chỉ huy quân sự, xã, phường, thị trấn cần phải được đào
tạo chính quy, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành
tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy, trong quá trình đào tạo cần phải
nâng cao giá trị đạo đức cách mạng cho lực lượng này để đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy các cấp,
chất lượng công tác giáo dục - đào tạo của Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận đã từng
bước được đổi mới, nâng cao. Cùng với việc trang bị hệ thống kiến thức chính trị,
117




quân sự một cách toàn diện, trong đó luôn chú trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho mỗi học viên. Việc nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên đã
được đặc biệt quan tâm với những nội dung, hình thức, biện pháp đa dạng, phong
phú, phù hợp với từng đối tượng. Nhờ đó, bước đầu đã hình thành ở mỗi người học
viên những phẩm chất, chuẩn mực và hành vi đạo đức đúng đắn, tạo nền tảng vững
chắc cho sự phát triển nhân cách của người học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của
Nhà trường. Tuy nhiên, việc nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Nhà
trường còn có những hạn chế, bất cập cần quan tiếp tục quan tâm giải quyết, như có
nội dung chưa phù hợp, hình thức chưa đa dạng, biện pháp có nơi, có lúc còn cứng
nhắc, hiệu quả chưa cao… do đó, nhận thức, rèn luyện về đạo đức cách mạng của học
viên còn nhiều mặt cần phải khắc phục. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng xấu đến
chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Chính vì vậy, cần tiếp tục nâng cao giá
trị đạo đức cách mạng của học viên ở Nhà trường để họ thực hiện chức trách, nhiệm
vụ trên cương vị công tác sau này.
Mặt khác, trước nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay đang đặt ra yêu cầu mới
cho lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng dân quân, tự vệ nói riêng. Đòi hỏi, cần
nâng cao hơn nữa giá trị, chuẩn mức và hành vi đạo đức cách mạng cho họ, do đó cần
phải có các giải pháp nâng cao giá trị đạo đức cách mạng cho đội ngũ này, vấn đề đó
càng trở nên cần thiết.
Với những lý do trên, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao giá trị đạo
đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay” làm đề tài
luận văn chuyên ngành triết học trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vấn đề giá trị đạo đức
Khi bàn về vấn đề giá trị đạo đức, đạo đức lối sống đã có nhiều nhà khoa
học luận giải dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, nổi bật có một số công trình
khoa học tiêu biểu như sau:
Lê Trọng Tuyến (2014), “Tác động của biến đổi hệ thống giá trị đạo đức xã

hội ở nước ta đến đạo đức thanh niên quân đội hiện nay” [59], trong cuốn sách tác
giả đã nghiên cứu sâu sắc về quy luật và tác động của sự biến đổi hệ thống giá trị đạo
đức xã hội đến đạo đức thanh niên quân đội; luận giải các nhân tố biến đổi của hệ
118


thống giá trị đạo đức xã hội tác động đến đạo đức thanh niên. Đồng thời, tác giả chỉ
ra những giải pháp để phát huy những tác động tích cực của hệ thống giá trị đạo đức
xã hội đến đạo đức thanh niên quan đội hiện nay.
Dương Quang Hiển (2015), “Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh
niên Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay” [29]. Tác giả đã nói lên vị
trí, vai trò, ý nghĩa của giá trị đạo đức quân nhân và khẳng định vai trò nền tảng tinh
thần của giá trị đạo đức quân nhân đối với thanh niên đang công tác trong môi trường
Quân đội. Đồng thời, đưa ra các yêu cầu giải pháp để phát huy giá trị đạo đức quân
nhân của thanh niên Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Ngô Thị Thu Hà (2011), “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo
đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [27], đã khái quát nên những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức
mới cho thế hệ trẻ hiện nay. Luận án đã nói lên thực tiễn tác động của mặt trái nền
kinh tế thị trường đến đạo đức của giới trẻ. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cấp
thiết, quan trọng để xây dựng những chuẩn mức đạo đức mới trong giai đoạn hiện
nay.
Cao Thu Hằng (2011), “Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [28]. Trong luận án của mình tác giả
đã đánh giá và nêu bậc những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời khái
quát những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức hiện nay. Qua đó, tác giả đưa ra
các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc trong việc giáo dục nhân cách cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Các công trình khoa học nêu trên đã bàn đến vấn đề giá trị đạo đức đề xuất
một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, xây

dựng và phát triển nhân cách cho từng đối tượng khác nhau. Song, các công trình đó
do mục đích, đối tượng khác nhau, nên chưa nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về nâng
cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện
nay.
2.2. Nhóm đề tài nghiên cứu về vấn đề về đạo đức cách mạng và giá trị đạo
đức cách mạng của học viên
119


Mẫn Văn Mai (2001), “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ cấp
phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay” [36]. Đề tài khoa
học do Tiến sĩ Mẫn Văn Mai làm chủ nhiệm, trong đề tài khoa học của mình, tác giả
đã đưa ra phạm trù nâng cao đạo đức cách mạng, khái quát những hạn chế còn mắc
phải trong đội ngũ cán bộ cấp phân đội. Làm rõ những tác động của xã hội đến bản
lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên. Từ đó, đưa ra những giải
pháp nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ cấp phân đội trong giai đoạn
hiện nay.
Phạm Văn Nhuận (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán
bộ quân đội và giải pháp nâng cao đạo đức của người cán bộ quân đội hiện nay”
[54]. Đề tài khoa học do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Nhuận làm chủ nhiệm, trong
đề tài khoa học của mình, tác giả đã khái quát lên con đường hình thành đạo đức cách
mạng của người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận giải sự cần thiết
phải nâng cao đạo đức của người cán bộ quân đội trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác
giả đưa ra giải pháp góp phần nâng cao đạo đức của người cán bộ trong quân đội hiện
nay.
Đặng Nam Điền (2006), “Nâng cao đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới” [26]. Trong cuốn sách của
mình, tác giả đã đưa ra khái niệm nâng cao đạo đức cách mạng, nêu lên những đặt
trưng, bản chất của đạo đức cách mạng, chỉ ra vai trò của đạo đức cách mạng của
người cán bộ chính trị đối với xây dựng quân đội. Đưa ra tiêu chí đánh giá nâng cao

đạo đức cách mạng của cán bộ chính trị quân đội. Đồng thời, đề xuất các giải pháp
chủ yếu nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị quân đội trong tình
hình mới.
Phạm Văn Nhuận (2008), “Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay” [55]. Tác giả đã
chỉ ra tình trạng của xuống cấp đạo đức trong giai đoạn hiện nay, những tác động của
mặt trái nền kinh tế thị trường đến đạo đức cách mạng của mọi quân nhân. Đồng thời,
tác giả nêu lên sự cần thiết phải giáo dục và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí
120


Minh cho mọi quân nhân trong Quân đội. Đề ra một số phương hướng, giải pháp
trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho quân nhân trong quân đội hiện nay.
Nguyễn Hùng Oanh (2002), “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên
Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay” [56]. Trong luận án của mình
tác giả đã đưa ra phạm trù phát triển đạo đức cách mạng và nói lên sự cần thiết phải
phát triển đạo đức cách mạng cho thanh niên Quân đội trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, đưa ra những phương hướng, giải pháp phát triển đạo đức cách mạng cho
lực lượng thanh niên trong Quân đội.
Nguyễn Đức Anh (2014), “Phát huy giá trị đạo đức cách mạng trong xây dựng
nhân cách học viên ở Trường trung cấp Biên phòng 1 hiện nay” [1]. Trong luận văn
của mình tác giả đã luận giải khá sâu sắc những vấn đề về đạo đức cách mạng; giá trị
đạo đức cách mạng đối với việc xây dựng nhân cách cho học viên. Luận văn đã làm
sáng tỏ các khái niệm về đạo đức cách mạng, giá trị đạo đức cách mạng; nêu lên thực
trạng tác động đến việc hình thành nhân cách của người học viên trong giai đoạn hiện
nay. Đồng thời, đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần xây dựng nhân cách tốt
đẹp cho người học viên trong tình hình hiện nay.
Các công trình trên, các tác giả đã luận giải vấn đề đạo đức, giá trị đạo đức,
đạo đức cách mạng của người cách mạng ở nhiều góc độ khác nhau, ở từng đối tượng
và đơn vị cụ thể. Đã chỉ ra các phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí

Minh đó là: Trung với Đảng, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
nâng cao chủ nghĩa tập tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, yêu thương con người và có
tinh thần quốc tế trong sáng; giải pháp giáo dục, rèn luyện, phát triển, nâng cao đạo
đức cách mạng cho một số đối tượng cụ thể.
Những công trình khoa học nêu trên, là nguồn tài liệu quý giá để tác giả kế
thừa, phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên, ở các nhóm công trình nêu trên,
do mục đích, phạm vi, đối tượng khác nhau nên chưa có nào nghiên cứu về nâng cao
giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay
một cách cơ bản, có hệ thống. Do đó, vấn đề nghiên cứu: “Nâng cao giá trị đạo đức
121


cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay” không trùng
lặp với các công trình khoa học đã công bố trong thời gian gần đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nâng cao giá
trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ thực chất và những nhân tố quy định đến nâng cao giá trị đạo đức cách
mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận;
- Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên
ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay;
- Đề xuất giải pháp nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số vấn đề bản chất nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở
Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Những vấn đề liên quan đến nâng cao giá trị đạo đức cách
mạng của học viên trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở ở Trường Quân sự
tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi không gian: Ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn từ năm 2012 đến
năm 2018.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

122


- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ;
- Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ và xây dựng nhà trường trong thời kỳ mới; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận về giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
5.2. Cơ sở thực tiễn
- Dựa vào thực trạng, tình hình nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên
ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận;
- Dựa vào những báo cáo, tổng kết, đánh giá của các cơ quan chức năng ở Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận từ năm 2012;
- Từ kết quả khảo sát thực tiễn về nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học
viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận năm 2018.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp nghiên cứu ngành Khoa học xã hội và nhân
văn, trong đó nổi bật là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, hệ

thống, cấu trúc, so sánh và đánh giá, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học và
phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay;
- Đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu và vận dụng vào công tác giáo dục - đào tạo ở
Trường Quân sự các tỉnh, thành phố hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục và Danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố.
123


Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHÂN TỐ QUY ĐỊNH NÂNG CAO GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG CỦA HỌC VIÊN Ở TRƯỜNG QUÂN SỰ TỈNH BÌNH THUẬN

1.1. Thực chất nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận
1.1.1. Quan niệm về đạo đức cách mạng và giá trị đạo đức cách mạng của
học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
* Quan niệm về đạo đức cách mạng
Đạo đức là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong
lịch sử nhân loại. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, đạo đức được ẩn trong các
chuẩn mực, quy tắc, phong tục, truyền thống của các cộng đồng bộ tộc. Cùng với sự
phát triển của lực lượng sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp, nhà nước chiến
hữu nô lệ ra đời. Từ đó, ý thức đạo đức được phát triển với tính cách là một hình thái
riêng của ý thức xã hội. Từ đây, lịch sử nhân loại xuất hiện thêm nhiều học thuyết về
đạo đức với các quan niệm khác nhau.

Trước C.Mác đã có nhiều hệ tư tưởng, quan niệm về đạo đức. Coi đạo đức là
một chuẩn mực, quy tắc ứng xử trong xã hội mà mọi người đều phải tuân theo. Song,
đều giải thích sai lầm về nguồn gốc, bản chất cũng như sự hình thành, phát triển của
đạo đức trong lịch sử. Các nhà tư tưởng trước C.Mác cho rằng đạo đức là một phẩm
chất vốn sẵn có của con người, con người ngay từ khi mới sinh ra đã có đạo đức. Họ
giải thích rằng, do tính chất phức tạp trong đời sống xã hội mà con người sinh ra
thiện - ác; hiền - dữ. Vì vậy, cần phải có giáo dục để giáo hóa con người, hướng con
người đến những điều chân - thiện - mỹ, nhưng lại trói buộc con người bởi những
giáo lý, giáo luật của tôn giáo. Mặc dù vậy vẫn có quan niệm tiến bộ hơn đó là đề cao
đạo đức cá nhân tiêu biểu như: Arixtốt và Êpiquya, các ông đưa ra quan điểm giải
phóng con người khỏi trói buộc của tôn giáo, thần học... Hai ông cho rằng hạnh phúc
con người là ở trần gian, ở cuộc sống thực tế và đòi hỏi công bằng, bình đẳng về của
cải và chính trị. Nhưng do hạn chế bởi tính chất thời đại lịch sử nên những nguyên
tắc đạo đức của các ông chỉ là những nguyên tắc thụ động, thủ tiêu đấu tranh cá nhân,
khuyên con người không nên làm trái quy luật tự nhiên, là tránh được đau khổ.
C.Mác và Ph.Ăngghen đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng
đã luận giải một cách khoa học về nguồn gốc và bản chất đạo đức. Xuất phát từ
124


thực tiễn, từ con người hiện thực để nghiên cứu và khái quát: Với tư cách là một
hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội và biến đổi tùy thuộc vào
tồn tại xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã luận giải sâu sắc nguồn gốc, bản
chất, giá trị của đạo đức và các mối quan hệ của đạo đức với các yếu tố khác trong
đời sống xã hội. Đó là, xuất phát từ lợi ích kinh tế, xã hội, giai cấp mà sinh ra đạo
đức, đạo đức nó mang tính giai cấp sâu sắc. C.Mác cũng đã chỉ ra cần phải giải
quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể, giai cấp: “Nếu như lợi ích
đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích
riêng của con người cá biệt phù hợp với toàn thể loài người” [34, tr.199-200]. Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích của
mình và tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa người với người. Trong xã hội đối
kháng giai cấp bao giờ cũng có hai hình thức đạo đức đối lập nhau. Đó là sự đối
lập giữa đạo đức chủ nô và đạo đức nô lệ, đạo đức chủ nô và đạo đức nông dân,
đạo đức tư sản và đạo đức vô sản.Từ những luận giải và phân tích trên, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra phải đặt đạo đức trong mối quan hệ với các hình thái ý thức
xã hội khác. Tuy nhiên đạo đức mang tính độc lập tương đối, từ đó, các ông đề ra
những nguyên lý xây dựng đạo đức mới - đạo đức cộng sản.
Kế thừa quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen. V.I.Lênin đã phát triển đạo đức
trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Cuộc
Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời đại mới. V.I.Lênin đã nêu
lên một kiểu đạo đức mới, đạo đức của giai cấp công nhân. Ông khẳng định vai trò
của đạo đức cộng sản: “Chúng ta nói rằng đạo đức của chúng ta hoàn toàn phục tùng
lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đạo đức của chúng ta là từ
những lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mà ra. Đạo đức đó là
những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và gióp phần đoàn kết tất cả
những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới, của
những người cộng sản” [31, tr.367-369]. Đạo đức mới - đạo đức cộng sản, là sự nhảy
vọt về chất so với các quan niệm về đạo đức trước đây, là đạo đức mang lại quyền và
125


lợi ích cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, thực hiện công bằng xã hội, không
còn cảnh người bóc lột người.
Kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc, tinh hoa đạo đức nhân loại, đặc biệt
là chủ nghĩa nhân đạo cao cả và đạo đức cộng sản của C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển lên một bước mới - đạo đức cách mạng. Đây là
đạo đức mới khác hẳn về chất so với các kiểu đạo đức cũ, “Đạo đức cũ như người
đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời, đạo đức mới như người hai chân đứng vững
được dưới đất đầu ngẩng lên trời” [43, tr.220]. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đạo đức là

gốc của người cách mạng, đó là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng, đó là điều chủ chốt nhất, ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng,
thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân
lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng
vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc đó là đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh dạy rằng: “Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo
đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá
nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho
loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản,
tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” [39, tr.292-293]. Đó là những yêu
cầu của Hồ Chí Minh với mỗi người cách mạng. Nội dung cơ bản của đạo đức cách
mạng mà người cán bộ cần phải có, đó là: Người cách mạng phải tự mình nổ lực rèn
luyện, gương mẫu trong mọi lĩnh vực, tiên phong đi đầu. Nếu không, dù có tài giỏi
mấy đi chăng nữa thì cũng không lãnh đạo được ai; Người cũng nhấn mạnh rằng:
"Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong" [40, tr.612] Đó là cách thức rèn luyện đạo đức cách mạng của
người cán bộ, đảng viên.
126


Trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, tận tụy hết lòng vì dân. Đây là phẩm
chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Đó phải là lòng
trung thành tuyệt đối với Tổ quốc một cách vô điều kiện, sẵn sàng hy sinh bản thân
mình cho đất nước, quê hương. Đó phải là lòng kính trọng, yêu mến nhân dân như
cha mẹ của mình, coi nhân dân như những người thân yêu nhất, tận tụy phục vụ và
giúp đỡ nhân dân, Hồ Chí Minh đã dạy rằng: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức

làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì
dân mới yêu ta, kính ta" [38, tr.65]; hay qua Bài nói chuyện tại buổi chiêu đãi mừng
Quân đội ta tròn 20 tuổi, Bác Hồ đã dạy. “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân,
sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”[47, tr.435].
Phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đây là tổng hợp những
phẩm chất đạo đức cách mạng quan trọng được Hồ Chí Minh đúc kết trong quá trình
hoạt động cách mạng của mình. Những phẩm chất mang tính biện chứng sâu sắc. Đây
là những nội dung, đồng thời cũng là những yêu cầu thường xuyên cần phải có của
người cách mạng, là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt và nhận biết người cách mạng
với người không cách mạng, được Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, dễ hiểu:
Cần là siêng năng chăm chỉ, tích cực lao động, công tác tăng năng suất. Biết
sáng tạo, với tinh thần tự lực cách sinh, không được lười biếng, không ỷ lại, dựa dẫm
vào người khác.
Kiệm là không lãng phí thì giờ, của cải của dân, của nước, của bản thân mình;
phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ,
không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức.
Liêm là không tham ô, tôn trọng, giữ gìn của công và của dân; "không xâm
phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không
tham lam".
Chính là việc phải thì hết sức làm, việc trái thì dù nhỏ cũng phải tránh. Chính
có "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại,
luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ. Đối với người: không nịnh hót người trên, không
127


xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà,
không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí công vô tư là rất mực công bằng, công tâm; là không được có lòng riêng,

thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với
người, với việc. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Vì
vậy, người cán bộ cách mạng mới có tinh thần “chí công vi thượng”.
Phải có tình yêu thương con người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
mang tính toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người
là một trong những giá trị đạo đức cao đẹp nhất. Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”[53, tr.161]. Qua đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ từng đối tượng cụ thể là người cán bộ
cách mạng phải có tình yêu thương đồng bào, đồng chí không phân biệt họ ở miền
xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ
một ai. Với những người có sai lầm khuyết điểm, Hồ Chí Minh căn dặn: "Mỗi con
người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc
và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con
người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời" [53, tr.672]
Phải có tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng hai câu thơ bất hữu thể hiện tình quốc tế trong sáng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà, vì trong bốn biển đều là anh em” [51, tr.558]; là tình
đoàn kết quốc tế thể hiện giá trị đạo đức cách mạng sâu sắc, nó gắng bó với các dân
tộc bị áp bức; nhân dân lao động của các nước trên thế giới mà Hồ Chí Minh đã dày
công vun đắp trong quá trình hoạt động cách mạng của mình. Thông qua những hoạt
động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp đấu tranh cách mạng
của cả dân tộc. Hồ Chí Minh đã đoàn kết nhân dân Việt Nam với tất cả những dân tộc

128


tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của

thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Từ những luận giải trên, có thể quan niệm: Đạo đức cách mạng là đạo đức có
bản chất mới của giai cấp công nhân, gồm hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực,
hành vi đạo đức phản ánh sự thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức trong một
con người tạo nên phẩm chất đạo đức trong nhân cách của người cán bộ trong sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc.
Như vậy, đạo đức cách mạng theo nghĩa chung nhất đó là đạo đức của giai cấp
tiến bộ trong xã hội mới. Đó là, sự thống nhất giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức
trong mỗi cá nhân. Những phẩm chất đạo đức trong sáng đó của mỗi người cán bộ
cách mạng được cụ thể hóa qua hành động của họ trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
* Quan niệm về giá trị đạo đức cách mạng
Giá trị là một khái niệm mang tính lịch sử xã hội ra đời rất sớm từ khi xã hội loài
người xuất hiện. Trong xã hội cổ đại, giá trị chỉ đơn thuần là những cái gì có ích, có lợi
cho con người thì sẽ được con người trân trọng và bảo vệ nó. Hiện nay, khái niệm giá trị
không chỉ đơn thuần quan niệm như vậy mà được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Ở mỗi lĩnh vực lại có quan niệm giá trị riêng, mỗi sự vật hiện tượng
trong thế giới vật chất rộng lớn sẽ có một giá trị, ý nghĩa riêng biệt. Giá trị là cái có ích,
có hiệu quả phục vụ trong đời sống vật chất và tinh thần của con người và là tất cả
những gì đem lại sự tiến bộ cho xã hội trong thế giới vật chất. Tuy nhiên, trong từng lĩnh
vực khác nhau thì ý nghĩa giá trị của nó có sự biểu thị khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giá trị là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự
thật, điều thiện của một xã hội” [62, tr.337]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ
biên khẳng định: “Giá trị là cái làm cho một vật có lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về
phương diện nào đó” [57, tr.501]. Trong các quan niệm này chỉ mới chỉ ra được một
phần ý nghĩa của giá trị ở một góc độ một thực thể vật chất, chưa mang tính bao quát.
Trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đã chỉ rõ, giá trị là: “Phạm trù
triết học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có
khả năng thỏa mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người. Ở đây, các sự vậy, hiện


129


tượng được xem xét dưới góc độ đúng hay không đúng mong muốn, có ý nghĩa
tích cực hay không đối với đời sống xã hội” [60, tr.97]
Từ quan niệm trên, có thể hiểu giá trị là một phạm trù triết học có tính phản
ánh với những thuộc tính có ích của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Dưới góc độ chung
nhất, giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị về vật chất
được biểu hiện qua đời sống kinh tế, mua bán, trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu vật
chất của con người. Giá trị tinh thần được biểu hiện qua các nhu cầu tâm lý, sinh lý,
tình cảm, đạo đức, văn hóa, tôn giáo, mỹ học..., những giá trị này nhằm thỏa mãn
những nhu cầu chính đáng của con người về đời sống tinh thần và giá trị cốt lõi nhất
chứa đựng trong nó chính là giá trị đạo đức.
Ở góc độ đạo đức, thì giá trị dùng để phản ánh những phẩm chất, phẩm giá, đức
tính tốt đẹp của con người. Đó là những thuộc tính có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, có ích,
đáng quý được mọi người thừa nhận. Khi nói đến giá trị là phải bảo đảm thỏa mãn
được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị luôn mang bản chất người, nó chỉ
tồn tại trong xã hội loài người và “Con người là giá trị cao nhất của tất cả các giá trị, vì
con người tạo ra mọi giá trị. Con người là thước đo của mọi giá trị” [63, tr.64]. Giá trị
chỉ có ý nghĩa và tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu lợi ích của con người. Tùy theo
con người có nhu cầu lợi ích hay không mà sự vật, hiện tượng đối với con người có
hay không có giá trị, như tác giả Phạm Minh Hạc đã khái quát: “Giá trị là sản phẩm vật
chất và tinh thần của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người làm ra;
là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người;
là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới gốc độ lợi ích, đánh giá đối với tồn tại
xung quanh” [30, tr.131]
Từ thực tiễn đa dạng, phong phú của xã hội chúng ta thấy rằng, trong xã hội có
bao nhiêu lĩnh vực hoạt động với bao nhiêu loại nhu cầu thì cũng tồn tại bấy nhiêu
hình thức giá trị. Trong đó, một trong những giá trị tinh thần cao quý nhất gắn bó hữu

cơ với đời sống xã hội, thể hiện trình độ phát triển của văn hóa loài người, chính là
giá trị đạo đức. Đạo đức là một đặc trưng mang bản chất người, nó thể hiện cho trình
độ văn minh của con người. Trong tất cả các giá trị tinh thần mà con người sáng tạo
ra thì giá trị đạo đức có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội loài người. Giá
130


trị đạo đức là một đòi hỏi tất yếu và là nhu cầu đạo đức của con người, thông qua
giúp đỡ mọi người trong cộng đồng xã hội để đẩy giá trị đạo đức lên cao. Điều đó
chứng tỏ, giá trị đạo đức không chỉ đáp ứng nhu cầu đạo đức cá nhân mà còn đáp ứng
nhu cầu của toàn xã hội.
Giá trị đạo đức được biểu hiện ở các yêu cầu đạo đức của xã hội đối với con
người. Thông qua việc đòi hỏi con người phải có ý thức, trách nhiệm tự giác; tự
nguyện trong thực hiện những hành vi đạo đức, nhằm bảo đảm sự ổn định và phát
triển của xã hội. Từ những giá trị đạo đức sẽ là các thước đo về mặt đạo đức của mỗi
cá nhân con người. Nó sẽ làm cho mỗi hành vi của con người sẽ luôn phù hợp với
những chuẩn mực xã hội, được cộng đồng chấp nhận và tôn vinh. Đây chính là thước
đo trình độ phát triển của đời sống tinh thần của con người, thể hiện sự văn minh, tiến
bộ.
Như tác giả Dương Quang Hiển đã chỉ ra: “Giá trị đạo đức là những chuẩn
mực, khuân mẫu lý tưởng về mặt đạo đức, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và
chuẩn hóa các hành vi đạo đức của con người trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách được xã hội thừa nhận trong một giai đoạn lịch sử nhất định”.[29, tr.28]
Trong hoạt động cách mạng, với đặc thù là một mội trường đầy hy sinh, gian
khổ thì giá trị đạo đức lại được nâng lên một tầm cao mới. Đó là giá trị đạo đức
cách mạng, là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của người cách
mạng thông qua những hành vi, chuẩn mực, quy tắc đạo đức. Đó là lòng trung
thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tình thương yêu đồng chí, đồng
đội; đặt nhiệm vụ của tập thể lên trên lợi ích cá nhân; tự giác chấp hành nhiệm vụ,
tự giác ý thức và giác ngộ lý tưởng, chân lý, lẽ phải...

Giá trị đạo đức cách mạng là giá trị mang tính bền vững, luôn là mục tiêu, lý
tưởng để mọi người cách mạng hướng tới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quyết
tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao không quản ngại hy sinh, gian khổ. Một
khi người cách mạng đã thẩm thấu được những giá trị đạo đức cách mạng cao quý đó,
thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng giữ vững bản lĩnh cách mạng, tinh thần lạc
quan, niềm tin chắc thắng. Họ sẽ nỗ lực, phấn đấu đến cùng cho lý tưởng cách mạng
mà mình đã lựa chọn.

131


Giá trị đạo đức cách mạng được thể hiện qua nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
những người yêu nước một cách cao độ. Đó là có lý tưởng sống cao đẹp, đạo đức
trong sáng, tinh thần hoài bão cách mạng to lớn. Những giá trị đó không chỉ biệu hiện
qua tư tưởng mà nó còn phải cụ thể hóa qua các hành động cụ thể như: Chiến đấu
quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Phải có tình yêu
quê hương đất nước cháy bỏng, coi Tổ quốc như máu thịt của chính mình, lấy tính
mạng của bản để bảo vệ sự bình yên cho quê hương, nhân dân.
Từ những luận giải nêu trên, tác giả có thể khái quát: Giá trị đạo đức cách mạng
là sự khẳng định ý nghĩa của các chuẩn mực, quy tắc, hành vi đạo đức của người cách
mạng đã được kết tinh, chứa đựng những tư tưởng, khuôn mẫu, quy tắc ứng xử, chuẩn
mực, hành vi đạo đức cách mạng mang tính bền vững, nhằm điều chỉnh, chuẩn hóa
hành vi của mình, đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc.
Giá trị đạo đức cách mạng có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, giá trị đạo đức cách mạng là khẳng định ý nghĩa các chuẩn mực đạo
đức tốt đẹp của dân tộc như: đoàn kết thủy chung, chí nghĩa chí tình, cần cù, thông
minh, sáng tạo; lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Là những
giá trị đạo đức cao đẹp của loài người tiến bộ như: lòng nhân nghĩa, tính cộng đồng
cao, yêu thương đồng loại... Những giá trị đạo đức đó là cơ sở để người cách mạng học
tập, rèn luyện, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, giá trị đạo đức cách mạng là những hành vi mang tính bền vững trong
hoạt động cách mạng. Quá trình hoạt động cách mạng với tính chất khó khăn, nguy
hiểm, cường độ làm việc cao, tinh thần đòi hỏi phải gan dạ, dũng cảm và ý thức chấp
hành kỷ luật. Vì vậy, đòi hỏi người cách mạng phải phát huy giá trị đạo đức nói
chung lên một tầm cao mới. Đó là tinh thần dám hy sinh thân mình cho Tổ quốc,
đồng bào; yêu thương đồng chí đồng đội như anh em ruột thịt, tận tình giúp đỡ nhau
lúc bình thường cũng như trong những lúc khó khăn. Bên cạch đó phải có tinh thần
quốc tế trong sáng, xác định giúp bạn như giúp mình.
Thứ ba, giá trị đạo đức cách mạng là giá trị đạo đức mới, có sự nhảy vọt về chất
và mang tính vững chắc mà không một yếu tố nào có thể lay chuyển được cho dù bị
tra tấn, tù đày, cũng chiến đấu, hy sinh quên mình vì đồng bào, dân tộc, Tổ quốc
132


mình. Vẫn còn đó những tấm gương sáng về tinh thần hy sinh quên mình trong lịch
sử “gan không núng, chí không mòn”; sẵn sàng lấy “thân chôn làm giá súng, đầu bịt
lỗ châu mai, băng mình qua núi thép gai, chèn lưng cứu pháo”. Những giá trị đạo
đức đó được người cách mạng đẩy lên một nấc thang mới trong giá trị đạo đức, đó là
những giá trị đạo đức mang tính vững bền, không bao giờ bị lay chuyển. Những giá
trị đó được những người cách mạng thẩm thấu trong nhận thức, lý tưởng và hành
động, là cái đích cao nhất cần vươn tới của những người cách mạng chân chính.
* Quan niệm giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh
Bình Thuận
Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
Sau chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng ngày 31-7-1960, để đáp ứng kịp thời
nguồn cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương lúc bấy giờ theo tinh
thần chủ trương của Hội nghi Liên Tỉnh ủy III đề ra: “Ra sức đánh phá chính quyền
thôn, xã, làm tan rã các lực lượng chính trị và vũ trang phản động của địch ở cơ sở,
giải phóng quần chúng khỏi ách kìm kẹp, xây dựng thực lực chính trị và vũ trang của
quần chúng, tạo điều kiện từng bước tiến lên xây dựng căn cứ địa cách mạng ở những

vùng có điều kiện, cả nông thôn, đồng bằng” [58, tr.23-24]. Được sự thống nhất của
cấp trên và Tỉnh ủy nên ngày 22-10-1961 tại khu vực lòng chảo Mắc Cỡ, Ban Quân
sự tỉnh đã tập hợp một số cán bộ ở tỉnh và cán bộ tập kết từ miền Bắc về thành lập
Trường Hạ sỹ quan Bạch Đằng tỉnh Bình Thuận (Trường Tiểu đội tỉnh Bình Thuận),
là tên gọi đầu tiên của Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận và mở lớp huấn luyện đầu
tiên cho lực lượng cốt cán ở các cơ sở để bồi dưỡng nội dung về kiến thức quân sự
đáp ứng những yêu cầu cấp bách tức thời của tình hình.
Từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã trải qua nhiều lần thay đổi tên, thay
đổi vị trí, thậm chí có lúc dường như tạm dừng hoạt động do cán bộ, học viên về lại
đơn vị, địa phương tham gia chiến đấu. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất, Nhà trường được tái lập với tên gọi là Trường Quân sự địa
phương tỉnh Thuận Hải. Đến tháng 4-1992 thực hiện việc chia cách tỉnh Thuận Hải
thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thì trở thành Trường Quân sự tỉnh Bình
Thuận. Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh
Bình Thuận, các cán bộ, giáo viên, công nhân viên qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau của
133


Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu cho sự nghiêp đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không
ngừng đưa nhà trường lớn mạnh và trưởng thành; xây dựng nên truyền thống “dạy
tốt, học tốt, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ”.
Hiện nay, nhiệm vụ chính trị của Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận là đào tạo
học viên cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 3; bồi dưỡng, đào tạo sĩ quan dự bị; huấn
luyện chiến sĩ mới và giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ đối
tượng đang là học viên trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Đây là những
học viên khi ra trường sẽ trở thành những cán bộ chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng
quân sự của xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận có đầy đủ những đặc điểm của
những học viên của các Nhà trường Quân đội trong toàn quân: Họ là những thanh
niên ưu tú, có đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, trình
độ văn hóa, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục đào tạo của Nhà trường. Sau khi
tốt nghiệp sẽ là nguồn cán bộ quân sự cho các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh
có trách nhiệm: “Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành
các nghị quyết, chỉ thị về công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân
quân tự vệ; chủ trì xây dựng kế hoạch, huấn luyện và hoạt động của dân quân; kế
hoạch phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cấp xã; kế hoạch
phòng thủ dân sự của cấp xã theo sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương cấp
trên; chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện nhiệm vụ
có liên quan công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cấp xã” [3. Điểm b].
Đồng thời, “Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện việc
đăng ký công dân trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, lực lượng dự bị
động viên, nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; quản lý chặt chẽ số lượng
và chất lượng lực lượng dân quân nòng cốt, dân quân rộng rãi, quân nhân dự bị, nam
công dân trung độ tuổi nhập ngũ”[3. Điểm d].
Đặc điểm của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
134


Thứ nhất, là những cán bộ quân sự ở cấp xã, phường, thị trấn. Họ nắm giữ chức
vụ phó chỉ huy trưởng và các dân quân ưu tú nằm trong nguồn quy hoạch cán bộ
quân sự cấp xã, phường, thị trấn. Là những đồng chí trực tiếp cùng ăn, cùng ở, cùng
làm với nhân dân trong quá trình công tác, được tuyển chọn có đầy đủ trình độ văn
hóa, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Luôn phát huy tốt
tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, phát huy tốt truyền thống “Tự lực, tự
cường, chiến đấu oanh liệt, thắng lợi vẻ vang” của lực lượng vũ trang tỉnh trong học
tập, công tác.
Thứ hai, đó là những thanh niên có tuổi đời không đồng đều, độ tuổi từ 20 đến

30 tuổi. Đa số học viên đã có gia đình riêng, năng động, nhiệt tình, hăng say trong
công tác nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình nhiều đồng chí còn khó khăn nên ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, công tác, tư tưởng, tình cảm của học viên.
Tác động đến quá trình giáo dục đào tạo của Nhà trường, chất lượng học tập, rèn
luyện của học viên. Cũng như tác động đến quá trình hình thành giá trị đạo đức cách
mạng của từng học viên trong thời gian học tập.
Thứ ba, học viên ở Trường Quân sự tình Bình Thuận có sự đa dạng về cơ cấu
vùng miền, dân tộc. Hiện nay cả tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số như: K’Ho,
Chăm, Chơ Ro, Tày, Hoa, Nùng...định cư ở 15 xã thuần nông và 32 thôn, bản xen
ghép nhau, thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố. Thực hiện chủ trương xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp đến từng thôn, bản, các xã vùng sâu
vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã chủ động xây dựng nguồn cán bộ quân
sự để phục vụ địa phương sau này. Chính vì vậy, tham gia học tập tại trường có nhiều
đồng chí là con em các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa nên trình độ
nhận thức chưa đồng đều, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
đây là những thanh niên ưu tú, nhiệt tình, năng nổ, có tình yêu với quê hương, Tổ
quốc... Bên cạnh đó, quá trình đi lại cũng gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tư
tưởng của những học viên vùng xa. Nhà trường đóng quân trên địa bàn gần thành phố
Phan Thiết. Do vậy, họ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ từ những tiêu cực xã
hội.
135


Thứ tư, học viên ở Trường Quân sự tình Bình Thuận được học tập, rèn luyện
trong môi trường sư phạm có kỷ luật quân sự cao. Trong quá trình học tập học viên
hành động theo điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của Nhà trường mang tính tập thể
cao, đoàn kết tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục nâng cao giá trị
đạo đức cách mạng của các học viên.
Những đặc điểm trên đã tác động đến quá trình nâng cao giá trị đạo đức cách mạng
của học viên. Do vậy, nhận thức rõ những đặc điểm trên sẽ có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc xác định nội dung, lựa chọn những hình thức, giải pháp cho phù hợp với nâng
cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên đạt được hiệu quả cao.
Giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
Giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự là giá trị cốt lõi trong
nhân cách đạo đức của người học viên. Sự phản ánh giá trị đạo đức của họ thông qua
các hoạt động học tập, rèn luyện tại Nhà trường phù hợp với những nguyên tắc,
chuẩn mực, hành vi đạo đức cách mạng như thông qua thực hiện điều lệnh, điều lệ,
chế độ, quy định, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Qua đó giúp học viên hiểu được
mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết phải nâng cao giá trị đạo đức cách mạng.
Từ sự phân tích về giá trị đạo đức cách mạng và những đặc điểm của học viên của
Nhà trường về mặt đạo đức, tác giả đưa đưa quan niệm: Giá trị đạo đức cách mạng của
học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận là hệ thống giá trị các chuẩn mực, hành vi
đạo đức cách mạng để học viên tự điều chỉnh theo quy tắc, khuôn mẫu trong các quan
hệ ứng xử một cách tự giác góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở Nhà
trường.
Giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
mang bản chất giai cấp công nhân sâu sắc, có kết hợp chặt chẽ với tinh hoa, truyền
thống đạo đức của nhân loại và dân tộc. Là sự hòa quyện thống nhất các giữa các giá
trị đạo đức cách mạng trong người học viên và được hiện thực hóa trong mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Điều đó thể hiện qua việc thương yêu, giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình học tập, công tác; tích cực thi đua học tốt rèn nghiêm, đạt nhiều
thành tích cao trong học tập và rèn luyện; tích cực tham gia hội thao, hội thi do Nhà
trường và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức quyết tâm đạt thành tích cao nhất; thực
136


hiện tốt đoàn kết nội bộ, cấp trên luôn giúp đỡ cấp dưới, cấp dưới tôn trọng, yêu mến
cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ.
Biết yêu thương và tôn trọng nhân dân, nhiệt tình, thân thiện, không gia trưởng,
quan cách khi tiếp xúc với nhân dân. Vì đây là những người trực tiếp cùng ăn, cùng

ở, cùng làm với nhân dân, luôn đi đầu trong công tác vận động quần chúng, tuyên
truyền, kêu gọi con em nhân dân tình nguyện tham gia làm nghĩa vụ công dân với Tổ
quốc. Phối hợp cùng với lực lượng công an bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Giá trị đạo đức cách mạng của người học viên thật sự bền vững và luôn được
nâng cao khi và chỉ khi thông qua chức trách nhiệm vụ trong quá trình công tác. Vì
vậy, đối với mỗi học viên rèn luyện bản thân mình trong nhà trường là chưa đủ mà
phải rèn luyện kiên trì, bền bỉ thường xuyên trong thời gian học tập cũng như trên
cương vị công tác sau này.
Giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận còn
được biểu hiện qua việc hoàn thành tốt chức trách của người cán bộ quân sự xã,
phường, thị trấn sau khi ra trường. Đó là, chấp hành tốt sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
sự điều hành của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; hoàn thành tốt nhiệm vụ
của bản thân trong tham mưu về thực hiện công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và
công tác dân quân tự vệ, thực hiện công tác tuyển chọn và gọi nam công dân nhập
ngũ hằng năm.
1.1.2. Quan niệm về nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở
Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận
* Quan niệm về nâng cao giá trị đạo đức cách mạng
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, nâng cao là “Làm cho cao hơn; làm cho ở mức
tốt hơn” [7, tr.1175]. Như vậy, nâng cao được hiểu theo hai nghĩa cơ bản: thứ nhất,
đó là hoạt động làm chuyển dịch vị trí của sự vật từ thấp lên cao, theo nghĩa này chủ
yếu biểu hiện về mặt cơ học của sự vật; thứ hai, là hoạt động làm cho sự vật phát
triển về mặt chất lượng. Qua đó, chúng ta thấy nâng cao làm cho sự vật phát triển lên,
nhưng phát triển và nâng cao không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xuất phát từ
quan điểm chủ nghĩa duy vậy biện chứng: Phát triển, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện theo những
137



quy luật khách quan; Nâng cao, là quá trình làm cho sự vậy phát triển nhưng sự phát
triển đó mang dấu ấn của những tác động có mục đích của chủ thể trên cơ sở nhận
thức được quy luật khách quan.
Nâng cao giá trị đạo đức cách mạng cũng chính là quá trình tịnh tiến đi lên một
nấc thang mới của đạo đức cách mạng, một chuẩn mực đạo đức mới của người cách
mạng. Chuẩn mực đó mang tính toàn diện, hoàn thiện và bền vững. Để những giá trị
đạo đức được nâng cao phải thông qua các chủ trương, biện pháp, có tính chất bước
ngoặt. Tạo ra sự đột biến về chất của giá trị đạo đức cách mạng.
Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Nâng cao giá trị đạo đức cách mạng là
sử dụng tổng hợp các biện pháp, cách thức của chủ thể, tác động vào đối tượng làm
cho họ tự điều chỉnh ý thức, tình cảm, hành vi theo các quy tắc, khuôn mẫu một cách tự
giác đem lại lợi ích cho Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
* Quan niệm nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân
sự tỉnh Bình Thuận
Từ quan niệm về giá trị đạo đức cách mạng và nâng cao giá trị đạo đức cách
mạng có thể đưa ra quan niệm nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở
Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận: Nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở
Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận là quá trình sử dụng các biện pháp, cách thức của chủ
thể tác động vào học viên để giá trị các chuẩn mực, hành vi đạo đức cách mạng của học
viên tự điều chỉnh theo các quy tắc, khuôn mẫu một cách tự giác góp phần hoàn thành
mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở Nhà trường đem lại lợi ích cho Tổ quốc, dân tộc và nhân
dân.
Từ quan niệm trên chỉ ra:
Mục đích nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự
tỉnh Bình Thuận là nhằm làm cho học viên phát triển và hoàn thiện những giá trị đạo
đức cách mạng của bản thân. Nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, trung với Đảng, hiếu
với dân; rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; biết quan tâm, yêu
thương đồng đội, đoàn kết nội bộ. Phấn đấu học tập, công tác tốt, trở thành người cán
bộ cách mạng, sống có mục tiêu, lý tưởng, có ích cho nhân dân, cho Tổ quốc.


138


Chủ thể nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự tỉnh
Bình Thuận là: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chính trị, Ban Tham mưu Đào tạo, Khoa giáo viên, cán bộ quản lý, học viên. Trong đó chủ thể trực tiếp giáo
dục, rèn luyện là Đảng ủy, chi bộ đại đội học viên, cán bộ đại đội quản lí và đội ngũ
giáo viên, chịu trách nhiệm nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên. Thông
qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; huấn luyện, giáo dục - đào tạo; quản lý, chỉ huy để
các chủ thể thực hiện nâng cao giá trị đạo đức cách mạng cho học viên đạt chất
lượng.
Đối tượng nâng cao giá trị đạo đức cách mạng là học viên ở Trường Quân sự
tỉnh Bình Thuận. Bao gồm học viên đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngành
quân sự cơ sở; học viên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh (đối tượng 3); học
viên đào tạo sĩ quan dự bị; học viên bồi dưỡng sĩ quan dự bị; giáo dục quốc phòng an
ninh cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và huấn luyện chiến sĩ mới. Trong
đó, đối tượng tập trung nâng cao giá trị đạo đức cách mạng là học viên trung cấp
chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Họ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng
nhất của quá trình nâng cao giá trị đạo đức cách mạng, mang tính quyết định. Thông
qua quá trình học tập, sinh hoạt, công tác tại Nhà trường mà học viên tiếp thu, lĩnh
hội và phát triển nâng cao những giá trị đạo đức cách mạng.
Nội dung nâng cao giá trị đạo đức cách mạng của học viên ở Trường Quân sự
tỉnh Bình Thuận: Một là, nâng cao tinh thần yêu nước, trung với Đảng, hiếu với dân.
Xác định mục tiêu, lý tưởng trong học tập là để bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Đây là giá trị đạo đức cách mạng cốt lõi đầu tiên của người học viên. Bởi lẽ, trong
quá trình học tập nếu người học viên không có tinh thần yêu nước, trung với Đảng,
hiếu với dân thì việc rèn luyện đạo đức cách mạng cũng không có ý nghĩa gì. Hơn
nữa, nếu trong quá trình đào đạo tại Nhà trường nếu không xác định được mục tiêu
học tập để làm gì thì cũng không thể trở thành một học viên tốt. Để học viên Trường
Quân sự tỉnh Bình Thuận luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, yên tâm học tập, công
tác, xác định tốt nhiệm vụ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng quyết tâm hoàn thành tốt

mọi nhiệm vụ, kiên định, giữ vững phẩm chất của người cán bộ cách mạng thì các
chuẩn mực giá trị đạo đức cách mạng phải luôn được duy trì và phát triển vững chắc
139


mọi điều kiện hoàn cảnh, thời gian và nhiệm vụ. Luôn kiên định lập trường tư tưởng
cộng sản, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Do đó, cần phải tăng cường
giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, mối quan hệ truyền thống với nhân dân của lực dân quân để nâng cao
những giá trị đạo đức cách mạng của học viên. Làm cho học viên thấy được ý nghĩa
thiêng liêng, lòng tự hào sâu sắc khi được đào tạo trở thành những cán bộ quân sự xã,
phường, thị trấn trong tương lai. Qua đó, học viên tự giác xây dựng cho mình mục
tiêu, kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân sát với mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Tự trang
bị cho mình những kiến thức cần thiết phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ của mình
với mục tiêu sau khi ra trường sẽ là những cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, thị
trấn luôn được cấp trên tin tưởng và nhân dân yêu quý. Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
xây dựng lực lượng quân sự xã, phường, thị trấn trong tình hình mới.
Hai là, phát huy đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của học viên
trong các hoạt động học tập, công tác và lao động sản xuất. Đây là những đức tính
quan trọng đã được Hồ Chí Minh khái quát lên đối với một người cán bộ cách mạng.
Là những tiêu chí đầu tiên để đánh giá người cách mạng và người không phải cách
mạng. Những đức tính này nói lên quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất,
giá trị đạo đức cách mạng của từng cá nhân, kiên quyết đấu tranh với những thói hư,
tật xấu, những dấu hiệu của chủ nghĩa cá nhân đang diễn ra trong một bộ phận học
viên. Ở Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận những đức tính này luôn được coi trọng, nó
được truyền đạt đến từng học viên qua quá trình học tập, sinh hoạt, công tác. Học
viên có ý thức, thái độ tiếp thu một các tự giác, tích cực trong việc hoàn thiện phẩm
chất, năng lực của bản thân trên từng cương vị công tác sau này. Giá trị của những
đức tính trên nó được thể hiện qua hành vi đạo đức cách mạng của từng học viên,
được biểu hiện qua từng hành động cụ thể của học viên qua các hoạt động hằng ngày

như: chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy trong thực hiện các nhiệm vụ; tích cực, tự giác
trong học tập, rèn luyện, công tác; nhiệt tình giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc
khó khăn; tham gia các phong trào quyên góp giúp đỡ các gia đình đồng chí có hoàn
cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
140


Ba là, nâng cao hơn nữa tinh thần say mê học tập, sáng tạo, rèn luyện bản
thân theo chuẩn giá trị đạo đức để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực
công tác sau này. Tinh thần say mê học tập, sáng tạo của học viên là một biểu hiện
tích cực, tiêu biểu của con người mới xã hội chủ nghĩa đang được Đảng, Nhà nước
ta hướng tới theo tinh thần Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta khẳng định: “Phát
huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tập trung xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh” [15,tr.219]. Muốn đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
trước tiên phải có những con người xã hội chủ nghĩa đó là một giá trị tiến bộ. Vì
vậy, đối với học viên Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận không chỉ tiếp thu những
kiến thức được trang bị từ giáo viên mà bản thân từng học viên luôn tích cực, chủ
động nghiên cứu, nắm bắt những thông tin, kiến thức mới để phong phú thêm
những giá trị đạo dức trong cuộc sống đáp ứng yêu cầu trên cương vị công tác sau
này.
Bốn là, đặt nhiệm vụ, lợi ích của tập thể lên trên mục đích của cá nhân, yêu
thương đồng đội, sống có nghĩa, có tình. Mỗi học viên phải luôn tự ghép mình vào
các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử, hành vi đạo đức cách mạng ở trình độ cao trong
quá trình học tập, công tác, trong các mối quan hệ tình đồng chí, đồng đội và các
quan hệ xã hội khác. Phù hợp với tư cách, phẩm chất của một người cán bộ cách
mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Quy tắc ứng xử đạo đức cách mạng của
học viên, thể hiện qua thói quen chấp hành kỷ luật, thực hiện tốt lễ tiết tác phong
quân nhân, xưng hô chào hỏi đúng điều lệnh. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư trong các hoạt động hằng ngày; tôn trọng cấp trên, yêu mến cấp dưới, là

tấm gương cho đồng đội noi theo, thực hiện đoàn kết nội bộ tốt. Bên cạnh những giá
trị trên, các học viên của Trường Quân sự tỉnh Bình Thuận luôn rèn luyện cho mình
đức tính trung thực, khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, cầu tiến bộ. Luôn tự ghép mình
vào khuôn khổ, nguyên tắc, quy định của đơn vị. Có ý thức trong sinh hoạt tập thể,
tôn trọng và phấn đấu hết mình vì lợi ích tập thể. Không gây ra những vụ việc mất

141


×