Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.58 KB, 47 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MÊ LINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài :
XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÊ LINH NĂM 2015

Chủ nhiệm đề tài: Ths.Bs: Nguyễn Kiến Dụ


Hà Nội, tháng 11/2015

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1. Các khái niệm, phân loại, tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh dục 3
1.2. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục dưới...............................................4
1.2.1. Viêm âm hộ

4

1.2.2. Viêm âm đạo 4
1.2.3. Viêm cổ tử cung (CTC)

6


1.3. Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới...............................................6
1.3.1. Tình hình mắc bệnh trên thế giới 6
1.3.2. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam

7

1.4. Các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới.......................8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................10
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................10
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................10
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................10
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................10
2.4.1. Cỡ mẫu 10
2.4.2. Mô tả cách chọn mẫu 11
2.5. Phương pháp dùng cho nghiên cứu...........................................................11
2.5.1. Phỏng vấn: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn.

11

2.5.2. Khám phụ khoa: Các triệu chứng ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
2.5.3. Các phương pháp cận lâm sàng:

11

2.5.3.1. Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch âm đạo.
2.5.3.2. Phương pháp nhuộm Gram.

12

11


11


2.5.3.3. Phương pháp soi tươi

13

2.5.3.4. Phương pháp Test Sniff

13

2.5.3.5. Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis
bằng test nhanh.
14
2.5.3.6. Phương pháp xử lý số liệu14
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................15
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................................15
3.1.1. Đặc điểm về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu..............................15
3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.......................................16
3.1.4. Đặc điểm về số lần sinh của đối tượng nghiên cứu............................17
3.1.5. Tình hình số lần nạo hút thai của đối tượng nghiên cứu....................17
3.1.6. Đặc điểm về biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu.............18
3.2. Thực trạng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu...........................................................................................................19
3.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
3.2.2. Các hình thái lâm sàng
3.2.3. Đặc điểm khí hư


20

3.2.4. Tác nhân gây bệnh

21

19

19

3.2.5. Mối liên quan giữa nhiễm nấm, Gardnerella vaginalis với viêm âm
đạo
22
3.2.6. Mối liên quan giữa nhiễm Chlamydia và viêm cổ tử cung

22

3.3. Các yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu..23
3.3.1. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục
dưới. 23
3.3.2. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.
23
3.3.3. Mối liên quan giữa số lần sinh đẻ và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục
dưới. 24
3.3.4. Mối liên quan giữa tham gia truyền thông về CSSKSS/KHHGĐ và tỉ
lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
24
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................25



4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.................................................25
4.2. Thực trạng mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối tượng
nghiên cứu........................................................................................................26
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

26

4.2.2. Các hình thái tổn thương lâm sàng 27
4.2.3. Đặc điểm tính chất khí hư 28
4.2.4. Các tác nhân gây bệnh

28

4.2.5. Mối liên quan giữa nhiễm nấm, Gardnerella vaginalis với viêm âm
đạo
29
4.2.6. Mối liên quan giữa nhiễm Chlamydia và viêm cổ tử cung

30

4.3. Các yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu..30
4.3.1. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục
dưới. 30
4.3.2. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.
31
4.3.3. Mối liên quan giữa số lần sinh đẻ và tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục
dưới
31

4.3.4. Mối liên quan giữa tham gia truyền thông về CSSKSS/KHHGĐ và tỉ
lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
32
Chương 5: KẾT LUẬN.......................................................................................34
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ...............................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................36


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSKSS
C. albicans
C.trachomatis
CTC
KHHGĐ
NKĐSS
PTTH
THCS
T. vaginalis
VNĐSD
VNĐSDD

: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
: Candida albicans
: Chlamydia trachomatis
: Cổ tử cung
: Kế hoạch hóa gia đình
: Nhiễm khuẩn đường sinh sản
: Phổ thông trung học
: Trung học cơ sở

: Trichomonas vaginalis
: Viêm nhiễm đường sinh dục
: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới



ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một bệnh phụ khoa thường gặp, tuy
không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng dễ chuyển sang mãn tính do các triệu
chứng nghèo nàn. Ngoài vấn đề đau đớn và khó chịu do bệnh cấp tính gây nên,
người phụ nữ còn phải chịu đựng sự suy giảm sức khỏe và những di chứng do
viêm nhiễm đường sinh dục như: chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử
cung.....hoặc sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm khuẩn sơ sinh. Viêm nhiễm đường
sinh dục dưới nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới đời
sống sinh hoạt và khả năng lao động của người phụ nữ [1], [4].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy viêm nhiễm đường sinh dục là những
bệnh thường gặp trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ
chức Y tế thế giới, hàng năm có 330 - 390 triệu phụ nữ trên thế giới mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, một dạng chủ yếu của nhiễm khuẩn đường
sinh sản dưới [30].
Phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh
dục vào loại cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Theo nghiên cứu gần
đây của Phạm văn Hiển thì tỷ lệ này tăng cao tới 71% khi điều tra tại 5 tỉnh ở
Việt Nam [3]. Theo báo cáo năm 2004 của Nghiên cứu Khảo sát thực trạng bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh dục (NKĐSD), ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở
Việt Nam, trong số 8880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 8 vùng sinh thái khác
nhau trong cả nước, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục là 60%, trong đó chủ yếu
là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [2].
Ngày nay cùng với sự phát triển của nhiều mối quan hệ xã hội dẫn đến
các bệnh xã hội trong cộng đồng ngày càng gia tăng, nhất là các bệnh lây truyền

qua đường tình dục. Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
sinh sản trên địa bàn huyện và giảm tỷ lệ kháng thuốc ở người bệnh chúng tôi

1


tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm đường
sinh dục dưới ở phụ nữ trên địa bàn huyện Mê Linh” với mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trên địa bàn
huyện năm 2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở phụ nữ trên địa bàn huyện Mê Linh.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm, phân loại, tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục
* Khái niệm: Viêm nhiễm đường sinh dục là các viêm nhiễm tại cơ quan
sinh dục bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm
nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị
mắc [10].
* Phân loại: Viêm nhiễm đường sinh dục gồm có 3 loại sau.
- Các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia,
bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh
dục và nhiễm HIV….
- Viêm nhiễm nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm
đạo của phụ nữ như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm
men.

- Viêm nhiễm y sinh là các viêm nhiễm do thủ thuật y tế không vô trùng:
Trong quá trình khám bệnh, can thiệp trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ, thời kỳ
hậu sản, KHHGĐ và khám phụ khoa...Các Viêm nhiễm có thể được đẩy qua cổ
tử cung lên đường sinh dục trên và gây nên các nhiễm trùng nghiêm trọng ở tử
cung, vòi trứng và các cơ quan khác trong tiểu khung. Các viêm nhiễm trên có
thể dự phòng hoặc có thể chữa khỏi được [11].
* Các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới: gồm 2 nhóm
- Tác nhân gây viêm nhiễm đặc hiệu: Các tác nhân này nói chung lây
truyền bằng tiếp xúc sinh dục và gây ra các thương tổn đặc hiệu, bao gồm.
+ Chlamydia trachomatis: Gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi
trứng, bệnh hột xoài, hội chứng đi tiểu khó, loạn sản cổ tử cung, sảy thai tự
nhiên.
+ Trichomonas vaginalis: Gây bệnh viêm âm đạo, viêm niệu đạo.
+ Nấm Candida: Gây bệnh viêm âm hộ, âm đạo.

3


+ Neisseria gonorhoeae: Gây viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm cổ tử
cung,viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm kết mạc, hội chứng nhiễm
khuẩn nước ối, nhiễm lậu cầu toàn thân.......
+ Gardnerella vaginalis: Gây viêm âm đạo.
- Tác nhân gây viêm nhiễm không đặc hiệu: Mầm bệnh không gây ra
thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cổ tử cung, âm đạo trong trạng thái bình
thường với số lượng ít, khi môi trường âm đạo ở trạng thái không bình thường
thì các tác nhân này mới có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm tại đường sinh
dục [10], [11].
1.2. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.2.1. Viêm âm hộ
- Âm hộ viêm đỏ, ngứa, xung huyết, phù nề, loét hoặc vết trắng âm hộ. Có

thể thấy mủ màu vàng, màu xanh chảy ra từ các lỗ của tuyến Skene, tuyến
Bartholin.
- Các nguyên nhân gây viêm âm hộ là do vi khuẩn từ đường tiêu hóa, tiết
niệu lan sang như: Coli, liên cầu, tụ cầu hoặc do vi khuẩn lậu [12].
1.2.2. Viêm âm đạo
+ Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis): Viêm âm đạo do T.
vaginalis là bệnh lây truyền trực tiếp khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
Ngoài ra, trùng roi có thể sống ở da trong nhiều giờ, trong băng vệ sinh, sẽ lây
truyền khi có sự tiếp xúc, hoặc lây truyền gián tiếp qua nước rửa, nước bể tắm,
nước ở bể bơi. T. vaginalis rất nhạy cảm với môi trường khô hanh.
- Khí hư: Số lượng nhiều, loãng, có bọt như bọt xà phòng màu vàng xanh,
mùi hôi (mùi hôi không mất đi khi rửa).
- Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.
- Khám âm hộ, âm đạo, CTC viêm đỏ, phù nề có nhiều khí hư màu vàng
hoặc màu xanh loãng và có bọt ở cùng đồ. Lau sạch khí hư thấy âm đạo, CTC có
những chấm đỏ hồng to nhỏ không đều. Nếu bôi dịch Lugol thấy bắt màu rất rõ.
- Đo pH > 4,5

4


- Xét nghiệm: Lấy 1 giọt dịch khí hư cho vào 1 – 2 giọt nước muối sinh lý
soi tươi thấy có trùng roi hình hạt chanh di động. Test Sniff (+) [13].
+ Viêm âm đạo do nấm: Nhiễm nấm phụ khoa là một bệnh thường gặp ở
nữ giới, mà nguyên nhân chính là Candida albicans (90%). Ở điều kiện bình
thường, nấm thường trực trong môi trường ở dạng bào tử nhưng không gây
bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc gây mất cân bằng
môi trường sinh lý âm đạo, nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Có hai hình thức khác
nhau về sự diễn tiến của bệnh: nhiễm nấm cấp tính và nhiễm nấm mãn tính. Việc
điều trị viêm âm đạo do nấm sẽ khó khăn hơn khi có sự suy giảm miễn dịch.

Candida albicans hiện diện trong âm đạo với một số lượng nhỏ và bị lấn át bởi
vi khuẩn có lợi của âm đạo (Lactobacillus).
- Biểu hiện triệu chứng thường ngứa nhiều ở âm hộ do vậy người bệnh
thường phải gãi làm xây xước âm hộ và có thể làm nấm lan rộng ra cả tầng sinh
môn, vùng bẹn, vùng đùi. Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, số
lượng nhiều. Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
- Khám âm hộ, âm đạo viêm đỏ có thể bị xây xước, nhiễm khuẩn do gãi,
trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn, vùng bẹn, vùng đùi. Khí hư
thường nhiều, màu trắng như váng sữa thành mảng dày dính vào thành âm đạo,
cổ tử cung ở dưới có vết trợt đỏ.
- Xét nghiệm: Soi tươi hoặc nhuộm Gram tìm nấm men [13].
+ Viêm âm đạo do vi khuẩn : Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có sự
mất cân bằng hệ sinh thái âm đạo bình thường, do có sự tăng sinh quá mức của
một số vi khuẩn Gram (-) như Mobiluncus, Mycoplasma hominis, Bacteroides
species và nhất là Gardnerella vaginalis. Các vi khuẩn này phát triển, tăng sinh
làm giảm số lượng trực khuẩn lactobacillus có lợi trong âm đạo, gây nên viêm
âm đạo không đặc hiệu. Bình thường trong âm đạo vi khuẩn yếm khí chỉ chiếm
một lượng rất ít. Bệnh không lây qua đường tình dục nên không cần điều trị cho
chồng hoặc bạn tình. Căn nguyên chủ yếu do vi khuẩn Gardnerella vaginalis và
có thể phối hợp với một số vi khuẩn yếm khí khác.
- Biểu hiện triệu chứng bệnh là ra khí hư nhiều, mùi hôi.
5


- Khám: Khí hư mùi hôi, màu trắng xám, đồng nhất như kem phết đều vào
thành âm đạo một lớp mỏng, không viêm âm đạo.
- Xét nghiệm: Soi tươi hoặc nhuộm Gram có tế bào biểu mô âm đạo, có
bờ không đều, dính các vi khuẩn, đó là các tế bào chứng cứ (Clue cell). Test
Sniff (+). Đo pH > 4,5 [13].
1.2.3. Viêm cổ tử cung (CTC)

+ Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo do lậu:
- Đặc điểm bệnh lậu ở phụ nữ không có triệu chứng rõ ràng mà thường
kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh (trên 50% trường hợp). Vì
vậy họ không biết mình đang bị bệnh nên không để ý dễ dẫn đến lây lan cho bạn
tình.
- Biểu hiện cấp tính: Đái buốt, mủ chảy ra từ lỗ niệu đạo, lỗ cổ tử cung.
Mủ có màu vàng đặc hoặc màu vàng xanh, đau bụng dưới và đau khi giao hợp.
- Khám thấy CTC đỏ, phù nề, chạm vào dễ chảy máu, mủ chảy ra từ ống
CTC. Có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch
đục.
- Xét nghiệm tại lỗ niệu đạo, ống CTC: Lấy bệnh phẩm ở lỗ niệu đạo và
ống cổ tử cung. Đây là 2 vị trí có nhiều lậu cầu. Nhuộm Gram, song cầu khuẩn
lậu hình hạt cà phê bắt màu Gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân,
nhiều tế bào mủ.
+ Viêm CTC và niệu đạo do Chlamydia ở nữ: Đa số bệnh nhân không có
biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, khoảng 1/3 có dấu hiệu tại chỗ. Các
dấu hiệu thường gặp là tiết dịch nhày mủ và lộ tuyến phì đại với biểu hiện phù
nề, xung huyết và dễ chảy máu. Khám lâm sàng cổ tử cung thấy cổ tử cung dễ
chảy máu, có dịch mủ tử cung và phù nề ở vùng lộ tuyến phì đại cổ tử cung [13].
1.3. Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
1.3.1. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình
viêm nhiễm đường sinh sản nói chung và viêm nhiễm đường sinh dục dưới nói
6


riêng. Có thể nói đây là một vấn đề rất lớn đã và đang được quan tâm trong vấn
đề sức khỏe của toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc chung của
mỗi Quốc gia về các viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường ít được báo cáo
mà phổ biến là các nghiên cứu ở một số vùng của một quốc gia và đối với các

nghiên cứu đó, các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau, có thể kể đến như:
Nghiên cứu trên 2325 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại vùng
nông thôn Harryana, Ẩn độ thì có tới 61% có ít nhất một triệu chứng của
NKĐSS, viêm âm đạo là 32%, viêm CTC 21% [32].
Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang X.J (2009) cho thấy tỷ lệ mắc viêm
âm đạo do vi khuẩn và do T. vaginalis lần lượt là 12,0% và 4,5% [31].
Viễm nhiễm đường sinh dục nói chung hiện nay rất phổ biến trên thế giới
mà chủ yếu là viêm nhiễm đường sinh dục dưới với các tỷ lệ mắc bệnh qua các
nghiên cứu tuy khác nhau nhưng rất cao. Các nguyên nhân và các hình thái viêm
cũng rất khác nhau (viêm CTC, viêm âm đạo, viêm âm hộ - âm đạo, viêm CTC âm đạo...). Bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
của phụ nữ, nhất là ở độ tuổi sinh đẻ và làm tăng gánh nặng bệnh tật của mỗi
quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của từng quốc gia
[33].
1.3.2. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một trong những bệnh
rất hay gặp ở phụ nữ và là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở độ tuổi hoạt động
tình dục. Các bệnh viêm đường sinh dục dưới gây ra những hậu quả không tốt
tới sức khỏe của người phụ nữ, chính vì thế, việc phòng chống một cách có hiệu
quả các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới đã và đang dành được nhiều sự
quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng [5].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Uyên tại Hải Phòng về thực trạng bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới và tổn thương tế bào học ở phụ nữ nhóm tuổi từ 1965 năm 2012, tỷ lệ NKĐSDD của nhóm đối tượng nghiên cứu là 46,5%, trong
đó viêm âm đạo đơn thuần là 45,7%; viêm cổ tử cung là 26,3%; và tỷ lệ viêm
âm hộ của các đối tượng trong nghiên cứu là 2,7% [9] .
7


Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở Hà Nội
cũng nhận thấy tỷ lệ mắc NKĐSDD rất cao 62,1%, trong đó viêm âm đạo do vi
khuẩn chiếm chủ yếu: 50,0%, do C. trachomatis là 45,8%, nấm C. albicans là

31,8% và thấp nhất là T. vaginalis là 3,8% [6]. Theo nghiên cứu của Trần Thị
Lợi (2001) tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ viêm âm đạo do
vi khuẩn là 25,7% [7].
Một nghiên cứu trên diện rộng là nghiên cứu tìm hiểu căn nguyên
NKĐSDD ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Lê Thị Oanh (2001) cho thấy ở nội
thành Hà Nội có 41,5% bị NKĐSDD; ngoại thành Hà Nội có tới 59,4% bị
NKĐSDD. Vùng ven biển: Thái Bình có 56,9% bị NKĐSDD. Vùng chiêm
trũng: Hà Nam có 58,4% bị NKĐSDD. Vùng núi: Nghệ An, tỷ lệ mắc bệnh
NKĐSDD rất cao: 64,1%. Vùng đồng bằng: Hải Dương, có 52,0% bị NKĐSDD
[8].
1.4. Các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới
Bao gồm các yếu tố như: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hiểu biết
về kiến thức CSSKSS/KHHGĐ, thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục dưới, số lần
sinh, sử dụng biện pháp tránh thai, tiền sử nạo hút thai.......
Tuổi và nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng
VNĐSDD. Phạm Thị Khanh tìm hiểu tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa (2010),
có đến 82% phụ nữ mắc bệnh nằm trong nhóm tuổi từ 20 - 40 [17]. Trong đó,
chủ yếu mắc lại là cán bộ (28,6%) và nông dân (24,7%). Tác giả chứng minh
nghề nghiệp có mối tương quan tới tình trạng nhiễm khuẩn do ảnh hưởng trực
tiếp đến điều kiện làm việc người phụ nữ. Công việc phải ngồi nhiều hay tiếp
xúc với môi trường không sạch sẽ tăng nguy cơ mắc VNĐSDD. Cũng theo
nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội giai đoạn 2009 - 2011, tỷ lệ
VNĐSDD ở nhóm phụ nữ mại dâm rất cao (67,1%) [14].
Ngoài ra, nhóm yếu tố hiểu biết về kiến thức CSSKSS/KHHGĐ trong
việc sử dụng các biện pháp tránh thai liên quan đến việc mắc VNĐSD đã được
chứng minh qua đề tài của Đoàn Huy Hậu (2007). Nghiên cứu tiến hành trên
634 phụ nữ vạn chài mắc các triệu chứng/bệnh VNĐSDD, tỷ lệ những người
8



biết sử dụng các biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ này rất thấp. Chỉ có
32,4% biết cách sử dụng vòng tránh thai; 49,3% biết cách sử dụng bao cao su;
32,1% biết sử dụng thuốc uống tránh thai; 2,1% biết cách tính vòng kinh. Chính
vì vậy, tỷ lệ phụ nữ vạn chài mắc các bệnh VNĐSDD là khá cao 63,7% [19].
Ngoài ra, một nghiên cứu khác còn cho thấy thói quen thụt rửa âm đạo,
âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn; quan hệ tình dục khi bị viêm âm đạo có liên
quan đến thực hành phòng bệnh viêm âm đạo [16]. Theo Hoàng Minh Hằng,
nghiên cứu trên 800 phụ nữ 15- 49 tuổi tại Hải Phòng có chồng hoặc đã quan hệ
tình dục, nguy cơ mắc bệnh VNĐSDD chủ yếu là do thiếu vệ sinh kinh nguyệt
(65, 2% nhóm viêm và 69,0% nhóm không viêm) [18]. Điều này cũng được
khẳng định qua đề tài của bệnh viện Phụ sản Trung ương khi kết luận thói quen
vệ sinh phụ nữ có liên quan đến tình trạng VNĐSDD ở phụ nữ [9]. Điều đó càng
khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng ngây ra các bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục ở phụ nữ.
Đề tài nghiên cứu của Phạm Thị Khanh về tình hình VNĐSDD trên 150
bệnh nhân là phụ nữ từ 18 - 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng đã chỉ ra
một số yếu tố liên quan. Thứ nhất là tiền sử sinh đẻ: Số Phụ nữ mắc bệnh đã sinh
từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%) gấp 4,8 lần so với số bệnh nhân
chưa có con. Thứ hai là tiền sử nạo hút thai: Số phụ nữ mắc bệnh đã nạo hút thai
từ 2 lần trở lên chiếm 52,7%. Ngoài ra, đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ
viêm nhiễm cổ tử cung - âm đạo: Số phụ nữ áp dụng biện pháp này có tỷ lệ mắc
VNĐSDD cao nhất, chiếm 62,7% [15].

9


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi, có chồng hoặc
đã quan hệ tình dục, đang sinh sống trên địa bàn huyện Mê Linh.

+ Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
- Không mắc bệnh tâm thần
- Ngoài thời kỳ kinh nguyệt vào thời gian khám phụ khoa
- Không đặt thuốc âm đạo 2 tuần trước khi đến khám
- Không thụt rửa âm đạo 3 ngày trước khi đến khám
- Có hộ khẩu hoặc thường trú tại địa phương ít nhất 6 tháng
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- Ngoài độ tuổi nghiên cứu
- Có đặt thuốc, thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi đến khám phụ khoa
- Thần kinh bất thường, ốm yếu, suy nhược cơ thể
- Không có hộ khẩu hoặc đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương
- Những phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn
- Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 8 xã thuộc huyện Mê Linh.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2015 – 9/2015.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo mô tả cắt ngang:
n

=

Z21-α/2 p.( 1-p)/ d2

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần nghiên cứu

Z21-α/2 = 1,962 (độ tin cậy 95%, α = 0,05)
10


P = 0,784 ( Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội tuổi
từ 18-49 đã có chồng theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh 2010 [5]). Trong
nghiên cứu này chọn tỷ lệ viêm nhiễm là 78,4 làm giá trị ước lượng.
D: độ chính xác tuyệt đối mong muốn lấy d = 0,05 (5%)
2.4.2. Mô tả cách chọn mẫu
Chọn mẫu cụm theo phương pháp PPS. Để tăng độ chính xác do phương
pháp chọn mẫu cụm, cỡ mẫu nghiên cứu được tăng lên với hiệu lực thiết kế
( Design Effec = DE = 2).
Ứng dụng phần mềm Sample Size tính được cỡ mẫu cuối cùng:
n = 260 x 2 = 520
2.5. Phương pháp dùng cho nghiên cứu
2.5.1. Phỏng vấn: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, biện pháp tránh thai, thói
quen vệ sinh phụ nữ, tham gia các lớp truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh
sản.
2.5.2. Khám phụ khoa: Các triệu chứng ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
2.5.3. Các phương pháp cận lâm sàng:
2.5.3.1. Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch âm đạo.
- Bệnh nhân nằm trên bàn khám phụ khoa, lau bộ phận sinh dục ngoài
bằng nước sạch, thấm khô, đưa mỏ vịt vô trùng vào. Dùng mỏ vịt đưa sâu vào
âm đạo, xoay ngang và mở rộng mỏ vịt để nhìn thấy cổ tử cung.
- Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng 03 tăm bông vô trùng đã ghi đầy đủ
thông tin bệnh nhân để tiến hành các xét nghiệm: soi tươi, test Sniff, nhuộm
gram- test Chlamydia.
- Dùng tăm bông quệt lấy dịch ở cùng đồ của âm đạo để khảo sát T.
vaginalis và nấm……
- Đối với người nghi nhiễm lậu, lấy bệnh phẩm từ lòng cổ tử cung bằng

cách dùng bông vô trùng lau sạch huyết trắng rồi dùng một tăm bông mảnh đưa
vào lòng cổ tử cung 2cm xoay nhẹ tăm bông và để 5-10 giây trước khi rút ra.
Rút tăm bông ra, nắp chặt tăm bông. Rút mỏ vịt bỏ vào dung dịch sát khuẩn, thu
11


dọn dụng cụ. Chuyển bệnh phẩm đến nơi làm xét nghiệm kèm theo phiếu xét
nghiệm [20].
2.5.3.2. Phương pháp nhuộm Gram.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, bệnh phẩm.
Bước 2: Đánh số tiêu bản
Bước 3: Dùng que cấy lấy bệnh phẩm, dàn mỏng lên lam kính theo đường
xoắn ốc từ trong ra ngoài tạo lên một vùng có đường kính 1cm.
Bước 4: Để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
Bước 5: Cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.
Bước 6: Nhỏ dung dịch tím Gentian lên tiêu bản đã cố định, để 1 phút sau
đó rửa nước nhẹ.
Bước 7: Nhỏ dung dịch Lugol lên tiêu bản, để 30 giây, rửa nước nhẹ.
Bước 8: Nhỏ vài giọt cồn tuyệt đối lên tiêu bản, nghiêng tiêu bản qua lại,
mắt quan sát màu tím, khi nào thấy màu tím trên tiêu bản vừa phai hết thì rửa
ngay nước.
Bước 9: Nhỏ dung dịch Fuchsin lên tiêu bản, để 1 phút, rửa nước.
Bước 10: Để khô tiêu bản, soi kính hiển vi với vật kính dầu X100 [21].
Nhận định kết quả [23]:
- Nấm Candida albicans: Trên tiêu bản nhuộm Gram, Candida là những
hình thể tròn hay hình trứng, Gram dương, bắt màu đậm. Giả sợi có thể thấy là
những sợi Gram dương, dài, có đốt, kích thước tương tự các bào tử nấm. Trên
một vi trường, không có bào tử nấm là âm tính (-), 1 – 2 bào tử nấm là dương
tính (+), 3-5 bào tử nấm là dương tính (++), > 5 bào tử nấm là dương tính (+++).

Kết quả dương tính (++) trở lên là bệnh. Viêm âm đạo do nấm thường có nhiều
tế bào bạch cầu đa nhân.
- Cầu khuẩn: Nhuộm Gram có thể phát hiện những tác nhân vi khuẩn
gây bệnh khác như tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, cầu khuẩn. Nếu thấy cầu khuẩn
Gram dương xếp thành đám nghĩ tới tụ cầu, xếp thành chuỗi nghĩ tới liên cầu.
Nếu thấy nhiều bạch cầu đa nhân và các song cầu Gram (-) hình hạt cà phê úp
12


mặt vào nhau thành từng đôi trong tế bào thì chẩn đoán bệnh lậu cấp tính, nếu
không có hoặc ít bạch cầu và ít song cầu Gram (-) hình hạt cà phê ngoại bào thì
chẩn đoán là bệnh lậu mãn tính.
- Trục khuẩn Gardnerella vaginalis: Trên tiêu bản nhuộm Gram, tế bào
đính là các tế bào biểu mô âm đạo được phủ rất nhiều vi khuẩn Gram (-) nhỏ mà
đến nỗi bờ của những tế bào này không thể nhìn rõ. Những tế bào biểu mô có ít
vi khuẩn và bờ nhìn rõ không phải là tế bào đính. Tế bào đính là hình ảnh đặc
trưng của viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis và là một trong những tiêu chí
chẩn đoán viêm âm đạo của Amsel ( khi có 3 trong bốn dấu hiệu sau: khí hư
nhiều và đồng chất, phản ứng Sniff dương tính, pH> 4,5 và có tế bào đính).
2.5.3.3. Phương pháp soi tươi
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, bệnh phẩm.
Bước 2: Đánh số tiêu bản, lấy một ít bệnh phẩm vào giữa lam kính.
Bước 3: Nhỏ một giọt DD NaCl 9‰ vào bệnh phẩm trên lam kính và tiến
hành hòa tan bệnh phẩm với DD NaCl 9‰.
Bước 4: Đậy lamen lên vùng bệnh phẩm trên lam kính và đem soi kính
hiển vi.
Bước 5: Dùng vật kính X10 để quan sát trước, sau đó dùng vật kính X40
để khẳng định.
Nhận định kết quả:

- Trên tiêu bản soi tươi, Trichomonas vaginalis là những trùng roi lớn
15mm, di động đặc biệt (vừa quay tròn vừa lùi). Nếu trung bình trên mỗi vi
trường vật kính X40 thấy: không có trùng roi nào là âm tính (1), 1-2 trùng roi
là dương tính (+), 3- 5 trùng roi là dương tính (++), >5 trùng roi là dương tính (+
++). Vì số lượng thường không nhiều, nên nếu thấy có trùng roi là nhiễm bệnh.
Thường có kèm theo tăng bạch cầu [23].
2.5.3.4. Phương pháp Test Sniff
- Tiến hành lấy tăm bông chứa bệnh phẩm nhúng vào 1,5ml dịch KOH
10% để gửi ngay trong 3 phút đầu hoặc thêm 1 giọt KOH 10% vào khí hư (trên
13


đầu tăm bông hoặc trên lam kính), nếu bốc mùi cá ươn là một dấu hiệu quan
trọng trong nhiễm Gardnerella vaginalis, gọi là test Sniff (+) [23].
2.5.3.5. Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis
bằng test nhanh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Viết tên của bệnh nhân lên ống nghiệm nhựa không chứa chất
chống đông đặt trên giá đựng ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ 4 giọt khoảng 200µL dung dịch đệm A vào ống có chứa mẫu
và xoay tròn trong thời gian ngắn để pha trộn các chất phản ứng. Để ở nhiệt độ
phòng khoảng (15oC-30oC) khoảng 5-10 phút.
Bước 3: Nhỏ 4 giọt khoảng 200µL dung dịch đệm B vào ống chứa mẫu và
xoay vòng mạnh khoảng 10 giây và để từ 1-10 phút.
Bước 4: Dùng nắp nhỏ đậy vào đầu của ống nghiệm rồi nhỏ vào giếng của
test Chlamydia khoảng 2 giọt (100 µL). Sử dụng đồng hồ bấm giây, đọc kết quả
trong vòng 15 phút.
Nhận định kết quả:
- Âm tính: Chỉ xuất hiện 1 vạch chứng (C). Không thấy xuất hiện vạch kết
quả (T) dù đậm hay mờ.

- Dương tính: Xuất hiện 2 vạch đỏ rõ rệt: 1 vạch chứng (C) và 1 vạch kết
quả (T) dù đậm hay mờ.
- Không có giá trị: Không xuất hiện vạch chứng. Nguyên nhân thường do
lượng mẫu bệnh phẩm không đủ hoặc thao tác xét nghiệm sai. Làm lại xét
nghiệm bằng test thử mới khác [22].
2.5.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu điều tra được nhập và xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm
R 3.2.2 phiên bản năm 2015.

14


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo độ tuổi
Nhóm tuổi

Số lượng

%

< 30 tuổi

68

13,1

30 – 39 tuổi


190

36,5

40 – 49 tuổi

175

33,7

>50 tuổi

87

16,7

Tổng

520

100

Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu ở lứa tuổi 30 – 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất 36,5%. Tuy nhiên, nhóm tuổi 40 – 49 tuổi cũng chiếm tỷ lệ đáng kể
33,7%. Nhóm tuổi < 30 tuổi chiếm tỉ lệ ít nhất 13%.

3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

15



Nghề nghiệp

Số lượng

%

Làm ruộng

416

80

Công nhân

62

11,9

Cán bộ CCVC

42

8,1

Tổng

520


100

16


Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu làm nông nghiệp (80%), 11,9%
đối tượng làm công việc công nhân, đối tượng làm công chức viên chức chiếm
tỷ lệ thấp nhất chỉ 8%.

3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Số lượng

%

≤ Trung học cơ sở

316

60,8

Trung học phổ thông

165

31,7

Trung học chuyên nghiệp trở lên


39

7,5

Tổng

520

100

17


Nhận xét:Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THCS là cao nhất chiếm 60,6%,
tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THPT là 31,7%, chỉ có 7,5% tỷ lệ đối tượng
có trình độ học vấn từ trung học chuyên nghiệp trở lên.
3.1.4. Đặc điểm về số lần sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Đặc điểm về số lần sinh con
Số lần sinh con

Số lượng

%

1-2 lần

315

60,6


3 lần

155

29,8

≥ 4 lần

50

9,6

Tổng

520

100

18


Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có số lần sinh từ 1-2 chiếm tỷ lệ cao nhất
60,6%, tiếp đến là đối tượng sinh 3 lần với tỷ lệ 29,8% còn đối tượng có số lần
sinh ≥4 chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,6%.
3.1.5. Tình hình số lần nạo hút thai của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5. Đặc điểm về số lần nạo hút thai
Số lần nạo hút thai


Số lượng

%

Chưa lần nào

220

42,3

1 lần

178

34,2

2 lần

84

16,2

≥ 3 lần

38

7,3

Tổng


520

100

19


×