Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh trường THCS Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 97 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ MÊ LINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TIỀN PHONG, XÃ TIỀN PHONG,
HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI, NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chủ nhiệm đề tài:

BS.Nguyễn Huy Nam

Các thành viên:

BS. Nguyễn Văn Quang
CN. Nguyễn Thị Lương
Y sỹ. Phan Thị Thanh Nhàn
Y sỹ. Lê Văn Ngọc

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội, 2018


SỞ Y TẾ HÀ NỘI
TRUNG TÂM Y TẾ MÊ LINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TIỀN PHONG, XÃ TIỀN PHONG,
HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI, NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ


YẾU TỐ LIÊN QUAN

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội, 2018


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MS

Mutans streptococci

DMFS

Chỉ số răng chỉ số răng sâu, mất, trám

THCS

Trung học cơ sở


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Đặc điểm chung của bệnh sâu răng ............................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa bệnh sâu răng ..................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng .......................................................... 3
1.1.3. Biểu hiện bệnh sâu răng ....................................................................... 4
1.1.4. Ảnh hưởng của bệnh sâu răng đến người bệnh .................................... 5
1.1.5. Biện pháp phòng bệnh sâu răng ........................................................... 6

1.3. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và tại Việt Nam .............................. 7
1.3.1. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới ................................................... 7
1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng tại Việt Nam ................................................ 10
1.4.Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng trên thế
giới và Việt Nam .............................................................................................. 11
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 11
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 14
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 14
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 14
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 14
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................... 14
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá .................................... 16
2.2.4. Quy trình thu thập thông tin. .............................................................. 17
2.2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số. ................................................ 18
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu................................................................... 18
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu. ............................................................... 19


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 20
3.1. Kiến thức,thái độ và thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học
sinh trường THCS Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội
năm 2018 .......................................................................................................... 20
3.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
bệnh sâu răng của học sinh trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. ................................................................ 35
3.2.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh sâu răng của

các học sinh .................................................................................................. 35
3.2.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh .................................................................................................. 39
3.2.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh ............................................................................................ 43
3.2.4. Mối liên quan giữa kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống
bệnh sâu răng của học sinh ........................................................................... 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 49
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh
trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà
Nội.................................................................................................................... 49
4.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
bệnh sâu răng của học sinh trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. ................................................................ 55
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 57
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 59
1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh
trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà
Nội.................................................................................................................... 59
2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
bệnh sâu răng của học sinh trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội ................................................................. 59
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 61


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước công nghiệp hóa cao............... 8
Bảng 1.2. Bảng chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước đang phát triển........................ 9
Bảng 1.3. chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước trong khu vực ................................... 9
Bảng 1.4. Tình trạng sâu răng trẻ em 6-11 tuổi điều tra toàn quốc 2001. .......... 10
Bảng 3.1.Thông tin chung về các học sinh tham gia nghiên cứu (n=192) ......... 20
Bảng 3.2.Kiến thức của học sinh về nguyên nhân gây bệnh sâu răng (n=192) .. 22
Bảng 3.3. Kiến thức của học sinh về các dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng
(n=192) ................................................................................................................ 22
Bảng 3.4.Kiến thức của học sinh về những ảnh hưởng của bệnh sâu răng đến
người bệnh (n=192) ............................................................................................. 23
Bảng 3.5. Kiến thức của học sinh về khả năng phòng ngừa bệnh sâu răng
(n=192) ................................................................................................................ 23
Bảng 3.6. Kiến thức của học sinh về biện pháp phòng bệnh sâu răng (n=190).. 24
Bảng 3.7. Đánh giá kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng bệnh sâu
răng (n=190) ........................................................................................................ 24
Bảng 3.8. Kiến thức của học sinh về các biện pháp vệ sinh răng miệng (n=190)
............................................................................................................................. 25
Bảng 3.9. Kiến thức của học sinh về đánh răng đầy đủ, đúng cách (n=190) ..... 26
Bảng 3.10. Kiến thức về khả răng điều trị bệnh sâu răng (n=192) ..................... 27
Bảng 3.11. Kiến thức về xử lý khi phát hiện dấu hiệu của bệnh sâu răng (n=192)
............................................................................................................................. 27
Bảng 3.12. Thái độ của học sinh về nguyên nhân gây bệnh sâu răng (n=192) .. 28
Bảng 3.13. Thái độ của học sinh về tác hại bệnh sâu răng (n=192) ................... 29
Bảng 3.14. Thái độ của học sinh về cách phòng ngừa bệnh sâu răng (n=192) .. 29
Bảng 3.15. Thái độ của học sinh về việc sử dụng kem đánh răng chứa fluor
(n=192) ................................................................................................................ 30
Bảng 3.16. Thái độ của học sinh về việc hạn chế ăn, uống đồ ngọt trước khi đi
ngủ (n=192) ......................................................................................................... 30

Bảng 3.17. Thái độ của học sinh về việc đánh răng đủ, đúng cách (n=192) ...... 31


Bảng 3.18. Thái độ của học sinh về việc khám định kỳ răng miệng 6 -12
tháng/lần (n = 192) .............................................................................................. 31
Bảng 3.19. Thái độ của học sinh về việc khám răng miệng khi phát hiện những
dấu hiệu của bệnh sâu răng (n=192) ................................................................... 32
Bảng 3.20. Thực hành đúng các biện pháp phòng chống bệnh sâu răng của học
sinh (n = 192) ...................................................................................................... 33
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n=192)..................................................................................... 35
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng chống bệnh
sâu răng của các học sinh (n=192) ...................................................................... 36
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa học lực và kiến thức phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n=192)..................................................................................... 37
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa người chăm sóc, giúp đỡ học sinh trong việc bảo
vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và kiến thức phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh (n=192) ........................................................................................... 37
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người chăm sóc, giúp đỡ học
sinh trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và kiến thức phòng
chống bệnh sâu răng của các học sinh (n=192) .................................................. 38
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa giới tính và thái độ phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n=192)..................................................................................... 39
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thái độ phòng chống bệnh
sâu răng của các học sinh (n=192) ...................................................................... 40
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa học lực và thái độ phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n=192)..................................................................................... 41
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa người chăm sóc, giúp đỡ học sinh trong việc bảo
vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và thái độ phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh (n=192) ........................................................................................... 41

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người chăm sóc, giúp đỡ học
sinh trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và thái độ phòng chống
bệnh sâu răng của các học sinh (n=192) ............................................................. 42
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành phòng chống bệnh sâu
răng của các học sinh (n=192) ............................................................................ 43


Bảng 3.32. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành phòng chống bệnh
sâu răng của các học sinh (n=192) ...................................................................... 43
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa học lực và thực hành phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n=192)..................................................................................... 44
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa người chăm sóc, giúp đỡ học sinh trong việc bảo
vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và thực hành phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh (n=192) ........................................................................................... 45
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người chăm sóc, giúp đỡ học
sinh trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nhiều nhất và thực hành phòng
chống bệnh sâu răng của các học sinh (n=192) .................................................. 46
Bảng 3.36. Liên quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh (n= 192) .......................................................................................... 47
Bảng 3.37. Liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sâu răng
của các học sinh (n= 192).................................................................................... 47
Bảng 3.38. Liên quan giữa thái độ và thực hành phòng chống bệnh sâu răng của
các học sinh (n= 192) .......................................................................................... 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung về phòng bệnh sâu răng của học sinh ................. 28
Biểu đồ 3.2. Thái độ chung về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh .......... 32
Biểu đồ 3.3. Thực hành chung về phòng chống bệnh sâu răng của học sinh ..... 34



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu răng ....................................................................... 3
Hình 1.2. Quá trình sâu răng ................................................................................. 4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu và là bệnh
phổ biến nhất trong các bệnh không lây nhiễm (NCD) trên toàn thế giới. Gần 1
nửa dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu răng, đây là căn bệnh phổ biến nhất
trong tất cả tình trạng sức khỏe. [1]
Sâu răng là căn bệnh gây tốn kém tiền bạc trong việc điều trị, chi phí điều
trị bệnh sâu răng tiêu tốn khoảng 5 đến 10% ngân sách chăm sóc sức khỏe ở các
nước công nghiệp và là một trong những lý do chính cho việc nhập viện của trẻ
em ở một số nước có thu nhập cao. Ở các nước có thu nhập trung bình, nơi tiêu
thụ đường cao, các chiến lược toàn diện trong phòng ngừa và chăm sóc sức
khỏe răng miệng vẫn còn là một thách thức khiến cho tỷ lệ sâu răng ở thường
mức cao. Phần lớn sâu răng không được điều trị ở các nước có thu nhập thấp.[1]
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao trên 90%
dân số [2],[3] và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, đặc biệt ở nơi
chưa có chương trình nha học đường [2]. Trẻ em lứa tuổi đang đi học (6-15 tuổi)
có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao và được ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc
sức khoẻ răng miệng ở nước ta.
Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh
răng miệng ở học sinh rất cao, đặc biệt trong các lứa tuổi then chốt, 6 tuổi
83,7%, 12 tuổi 56,6%, 15 tuổi 67,6% [4], trong đó phổ biến là các bệnh về sâu
răng và viêm quanh răng. Đây là những nguyên nhân gây rụng răng, hạn chế khả
năng nói và nhai của con người.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, duy trì cho các em học sinh có một hàm
răng vĩnh viễn khỏe đẹp, việc tăng cường kiến thức chăm sóc răng miệng cho
các em trong thời điểm các em bắt đầu dần phải chủ động trong việc chăm sóc
bản thân vô cùng quan trọng. Nhận thấy việc làm rõ thực trạng kiến thức, thực
hành của học sinh trung học là cần thiết cho việc đề xuất, triển khai các biện
pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn, chúng tôi thực hiện


2

đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của học
sinh trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà
Nội, năm 2018 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng của
học sinh trường Trung học cơ sở Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh,
TP Hà Nội, năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống bệnh sâu răng của các đối tượng nghiên cứu trên.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm chung của bệnh sâu răng
1.1.1. Định nghĩa bệnh sâu răng

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu răng
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy
khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng [5]
1.1.2. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn
gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường có
pH< 5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra
sâu răng.
- Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực
nghiệm là Streptococus mutans (MS). Một số chủng vi khuẩn khác
như Actinomyces, Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu
răng.
- Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng
+ Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị
hủy khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
+ Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập
trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các


4

trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng. Ngoài ra
một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ...
cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
+ Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng
bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
+ Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự
nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên
bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi
pH nguy cơ. Ngoài ra nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi
trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn
cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn
thương sâu răng sớm.
+ Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình

kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
+ Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy
cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động
gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác. [5]
1.1.3. Biểu hiện bệnh sâu răng

Hình 1.2. Quá trình sâu răng


5

Sâu men: nhìn thấy một đốm trắng ngà hoặc hơi vàng, đen trên răng, bệnh
nhân chưa thấy ê buốt răng. Dùng thám châm thăm khám thấy mắc vào lỗ sâu.
Sâu ngà nông: Có cảm giác ê buốt khi ăn chua, ngọt, uống nước lạnh.
Sâu ngà sâu: Có cảm giác đau khi ăn thức ăn lọt vào lỗ sâu, lấy thức ăn ra
thì hết đau
Viêm tủy: Nếu sâu răng không được hàn, sâu răng tiếp tục phá hủy răng, lỗ
sâu lớn dần và vào đến tủy. Lúc ấy bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội, đau như
mạch đập, đau tự nhiên, không ăn cũng đau, đau thành cơn.
Khi sâu răng đến tủy có thể gây nhiều biến chứng: Tủy chết rồi thối gây
viêm quang cuống răng, áp xe hay nang có thể hình thành trong xương, gây
viêm mô, tế bào, viêm xương. Lúc ấy không những đau đớn, ảnh hưởng đến sức
khỏe chung mà đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng [6]
1.1.4. Ảnh hưởng của bệnh sâu răng đến người bệnh
Từng được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) xem là một trong ba mối nguy
cho sức khỏe con người sau bệnh tim và ung thư, chính vì thế cho đến nay, bệnh
sâu săng vẫn là nỗi lo mà bất cứ ai cũng không thể xem thường [7].
Sâu răng gây tác hại nhiều mặt đến sức khỏe của con người, bao gồm tác hại chủ
yếu sau:
- Viêm tủy cấp, mạn tính: Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời dễ

phát sinh viêm tủy răng cấp tính, những cơn đau dữ dội làm con người không
thể chịu được, nếu thường xuyên sẽ gây ra viêm tủy răng mãn tính, sẽ ảnh huởng
đến công việc và cuộc sống bình thuờng của con người.
- Viêm chóp răng, chân răng và lợi: Sự phát triển của sâu răng gây ra viêm
tủy răng, lây nhiễm dẫn đến hoại tử, vi khuẩn và độc tố của nó có thể thông qua
lỗ chóp răng làm viêm các mô chân răng, chóp răng và lợi. Người bệnh sẽ cảm
thấy đau nhức, nghiến răng không khít, không cắn được cũng không nhai được,
thậm chí suất hiện triệu chứng toàn thân như sưng má, sốt. Thường xuyên viêm
như vậy có thể hình thành mủ chảy nước chân răng, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chức năng nhai.


6

- Viêm xương hàm: Sâu răng dẫn đến viêm mô chân răng, chóp răng và lợi,
nếu không chữa trị kịp thời, viêm có thể lan rộng đến xương hàm, gây viêm tủy
xương xương hàm, nặng có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Gãy răng gây tổn hại bộ phận nhai: Sự phát triển của sâu răng làm cho
răng bị khuyết tổn, nếu không được chữa trị kịp thời thì cùng với sự tổn hại
không ngừng của các tổ chức cứng của răng sẽ dần dần gây khuyết tật thân răng
làm thân răng chân răng hỏng, cuối cùng làm cho răng bị gãy, bộ phận nhai
không còn hoàn chỉnh, không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn
ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của khuôn mặt.
- Tạo thành ổ bệnh ảnh hưởng sức khỏe của cơ thể: Con người là một chỉnh
thể, các bệnh phát sinh có thể trở thành ổ bệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng đến các tổ chức hoặc cơ quan khác trên cơ thể làm cho chúng cũng phát
bệnh: Viêm khớp, viêm thận[8].
1.1.5. Biện pháp phòng bệnh sâu răng
- Vệ sinh răng miệng: Vì sâu răng không tiến triển mà không có vi khuẩn
có trong mảng răng, việc loại bỏ mảng bám hàng ngày bằng cách đánh răng,

dùng chỉ nha khoa và súc miệng là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa
sâu răng và bệnh nha chu.
- Ứng dụng Florua: Florua ngăn ngừa sâu răng bằng cách ức chế khử
khoáng các cấu trúc tinh thể bên trong răng và tăng cường tái khoáng hóa. Bề
mặt được khử khoáng có khả năng chống lại sự tấn công của axit. Ngoài ra,
fluoride ức chế enzym vi khuẩn [9]. Năm 2002, nhóm Cochrane đã chứng minh
rằng việc bôi gel florua tại chỗ có liên quan đến việc giảm đáng kể sâu răng.
Tương tự, cùng một nhóm sau đó đã chứng minh rằng việc sử dụng các hệ thống
tại chỗ (không phân biệt giữa kem đánh răng, nước súc miệng và vecni) cho liệu
pháp fluoride rõ ràng liên quan đến việc giảm sâu răng của trẻ em [10] và sử
dụng thường xuyên có giám sát (hàng ngày hoặc hàng tuần) ) rửa bằng florua
của trẻ em có liên quan đến giảm sâu răng rõ rệt (giảm 26% DMFS). Kết quả
này được cải thiện bằng cách tăng cường độ điều trị [11].
- Chất bịt kín và khe nứt: Phần lớn sâu răng ở trẻ nhỏ xảy ra trong hố và vết
nứt. Hố và vết nứt dễ bị sâu răng hơn vì giải phẫu tích tụ mảng bám; những khu
vực này thường quá hẹp đối với bất kỳ biện pháp vệ sinh răng miệng nào có hiệu
quả. Bằng cách lấp đầy những bất thường như vậy với vật liệu phục hồi lưu
lượng, khu vực này trở nên ít nhạy cảm về mặt hình thái [12]. Vì vậy khám răng
định kỳ là một hành động rất quan trọng việc phòng chống bệnh sâu răng.


7

- Xylitol: Sucrose là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng, và lượng đường
sucrose cao hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Tuy nhiên, không thể loại bỏ đường
từ chế độ ăn hiện đại. Do đó, chất thay thế đường được phát triển để giảm nguy
cơ sâu răng. Xylitol là một trong những chất thay thế đường. Xylitol có một
hương vị ngọt ngào so với đường, và nó không chỉ không gây bệnh, mà còn
chống gây ung thư. Nó giữ các phân tử sucrose liên kết với MS, do đó ngăn chặn
sự trao đổi chất của nó. Nó cũng làm giảm khả năng bám dính và số lượng MS

[13].
- Vắc-xin: Đã có những nỗ lực để phát triển một số vắc-xin chống lại MS ở
dạng protein, peptide tái tổ hợp hoặc tổng hợp, hoặc protein-carbohydrate liên
hợp, cũng như những người dựa trên DNA, đã thành công trong thực nghiệm, và
can thiệp miễn dịch có thể được thực hiện bằng cách ngăn chặn các thụ thể cần
thiết cho thuộc địa của MS hoặc bằng cách khử hoạt tính glucosyl transferases.
Tuy nhiên, không có vắc-xin nào trong số này đã xuất hiện trên thị trường cho
đến nay [14, 15] do khó khăn trong việc gây ra và duy trì mức độ kháng thể cao
trong dịch truyền miệng; nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn cho các ứng dụng lâm
sàng.
1.3. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới
Ở các nước công nghiệp hóa cao: Từ năm 1940 đến năm 1960 tình hình sâu
răng ở trẻ em các nước này rất nghiêm trọng. Ở hầu hết các nước, chỉ số răng chỉ
số răng sâu, mất, trám (DMFS) ở mức rất cao và trong khoảng từ 7,4-12; có
nghĩa là trung bình mỗi trẻ em có từ 7,4-12 chiếc răng sâu. Đến những năm
1979 đến 1982, chỉ số này đã giảm xuống [16].


8

Bảng 1.1. Bảng chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước công nghiệp hóa cao
Điều tra lần 1

Điều tra lần 2

Tên nước

DMFS


Năm

DMFS

Năm

Australia

9,3

1956

2,1

1982

Canada

7,4

1958

2,9

1979

Nhật Bản

5,9


1975

2,0

1979

Thủy Điển

7,8

1937

3,4

1979

Thụy Sĩ

9,6

1961

1,7

1980

Mỹ

7,6


1946

2,0

1980

Na Uy

12,0

1940

4,5

1979

Phần Lan

7,5

1975

4,0

1981

New Zealand

10,7


1973

3,0

1982

Từ năm 1983-2000, có nhiều tác giả thông báo về tình hình sâu răng ở các
nước công nghiệp hóa cao và nhiều nước khác ở châu Âu, đều cho thấy chỉ số
DMFS tuổi 12 và tỷ lệ sâu răng ở trẻ em có biến động nhưng nhìn chung đều
tiếp tục giảm xuống [16].


9

Ở các nước đang phát triển: Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm
1982, trái với khuynh hướng sâu răng ở các nước công nghiệp hóa cao, sâu răng
lại có khuynh hướng gia tăng ở các nước phát triển [16] Tình trạng gia tăng sâu
răng ở các nước này được trình bày bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước đang phát triển
Điều tra lần 1

Điều tra lần 2

Tên nước

DMFS

Năm

DMFS


Năm

Chi Lê

0,28

1960

6,3

1978

French Polynéia

6,5

1966

10,7

1977

Iran

2,4

1974

4,9


1976

Mêhico

2,7

1972

5,3

1976

Marốc

2,6

1970

4,5

1980

Thái Lan

0,4

1960

2,7


1977

Zaize

0,1

1971

2,3

1982

Ở một số nước khu vực: Theo thông báo của TCSKTG năm 1994 và năm
1997, hầu hết các nước trong khu vực có trên 90% dân số bị sâu răng và chỉ số
RSMT tuổi 12 ở nhiều nuớc còn ở mức cao [16].
Bảng 1.3. chỉ số DMFS tuổi 12 ở các nước trong khu vực
Tên nước

DMFS

Lào

2,4

Brunei

4,9

Campuchia


4,9

Philippines

5,5

Việt Nam

1,8


10

1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng tại Việt Nam
So với kết quả điều tra cơ bản về bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991, kết
quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy tình hình sâu răng ở Việt
Nam có xu hướng tăng lên và không đồng đều giữa các vùng miền trong cả
nước.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng lần thứ 2 năm 2001 cho thấy ở
vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ từ 6-8 tuổi là 72,3%, chỉ số
SMT ở răng sữa là 3.45, răng vĩnh viễn là 0.15. Ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, tỷ lệ sâu răng ở trẻ là 93.7%, chỉ số DMFS răng sữa là 6.34, răng vĩnh
viễn là 0.44, ở trẻ 9-11 tuổi là 51,1%, chỉ số DMFS răng sữa là 1.85%, răng vĩnh
viễn là 1,42 [5].
Bảng 1.4. Tình trạng sâu răng trẻ em 6-11 tuổi điều tra toàn quốc 2001.
Răng sữa

Răng vĩnh viễn


Tuổi
Sâu răng (%)

DMFS

DMFS

Chỉ số SMT

6-8

84,9

5,40

25,4

0,48

9-11

56,3

1,96

54,6

1,19

12-14


-

-

64,1

2,05

15-17

-

-

68,6

2,40

Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số DMFS tăng dần theo tuổi vì tuổi càng
lớn thì mức độ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh càng nhiều.
Năm 2006, theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Oanh về tình hình bệnh sâu
răng, viêm lợi của học sinh trường tiểu học Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội cho
thấy tỷ lệ sâu răng học sinh tiểu học từ 7-11 tuổi là 55,74% [17].
Năm 2007, Nguyễn Thị Thu Hằng công bố kết quả khảo sát bệnh sâu răng
ở học sinh từ 7-11 tuổi tại trường tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà
Tây cho thấy tỷ lệ sâu răng là 56,44% [18].


11


Nghiên cứu của Lê Huy Nguyên tại Hoài Đức, Hà Tây năm 2007 cho thấy
tỷ lệ sâu răng của học sinh khối lớp 5 là 58,48%, chỉ số SMT của răng vĩnh viễn
là 1,3 [19].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Sơn năm 2010 tại trường THCS thị trấn
Hương Canh, Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh khối lớp 6 là
64,7%, chỉ số SMT răng vĩnh viễn là 1,58 [20].
Nghiên cứu cắt ngang của Trần Đình Tuyên và cộng sự được tiến hành trên
280 học sinh độ tuổi 12 ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, áp dụng hệ
thống khám ICDAS II có kết hợp với laze huỳnh quang DIAGNOdent. Kết quả
cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh sâu răng rất cao (95,7%) với chỉ số sâu mất trám
(DMFT) là 2,97 (theo tiêu chuẩn của WHO là 70%) [21].
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng bệnh sâu răng trên
thế giới và Việt Nam
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của GA Murthy và U Mohandas về Kiến thức, thái độ và thực
hành trong công tác phòng chống bệnh sâu răng của bác sĩ nhi khoa ở Bangalore
năm 2010 cho thấy hầu hết các bác sĩ nhi khoa ở Bangalore có kiến thức trung
bình (82,6%), tiếp theo là kiến thức tốt (10,6%) và kiến thức kém (8,6%) về sâu
răng. Hướng dẫn thực hành và ý kiến của bác sĩ nhi khoa trong cuộc điều tra là
tốt (50,6%) trong khoảng một nửa, tiếp theo là trung bình (41,3%) và thấp (8%).
Cuộc khảo sát này chỉ ra rằng các bác sĩ nhi khoa tin tưởng rằng họ có vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe răng miệng. Họ cũng báo cáo gặp tình
trạng sâu răng ở bệnh nhân của họ một cách thường xuyên. Thiếu sự quen thuộc
với các vấn đề sức khỏe răng miệng có thể gây khó khăn cho họ để thúc đẩy
công tác phòng chống sâu răng. Với tần suất mà các bác sĩ nhi khoa gặp sâu
răng, có thể cân nhắc việc đào tạo liên quan đến sức khỏe răng miệng bổ sung ở
nơi cư trú của trẻ em [22].



12

Nghiên cứu Kiến thức, thái độ và thực hành của người chăm sóc liên quan
đến sức khỏe răng miệng của trẻ em mầm non tại Kuwait của Fatima Ashkanani
và Mona Al-Sane năm 2012 cho kết quả: trong số 334 người tham gia, có 234
người (70%) là từ 20 đến 40 tuổi với bằng tốt nghiệp trung học hoặc cao hơn và
chăm sóc từ 2 đến 5 trẻ. Các bà mẹ có kiến thức tốt hơn những người chăm sóc
khác (p <0,001). Giáo dục đại học có liên quan đáng kể với kiến thức tốt hơn (p
= 0,003) và thực hành tốt hơn (p = 0,017). Ngoài ra, kiến thức, thái độ và trình
độ học vấn được kết hợp tích cực và có ý nghĩa với thực hành (p <0,005) [23].
Kết quả nghiên cứu thực trạng sâu răng và kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống bệnh râu răng của 858 trẻ em từ 11 đến 13 tuổi là học sinh lớp 7 tại
các trường học khác nhau thuộc thành phố Manganore, Ấn Độ năm 2013 của
Baranya Shrikrishna Suprabha và cộng sự năm cho thấy: 44,5% học sinh có kiến
thức cao và 55,5% còn lại có kiến thức thấp, họ thiếu kiến thức về sử dụng kem
đánh răng có chứa fluor và không sử dụng chúng. Đối tượng nghiên cứu bao
gồm 494 học sinh nam và 364 học sinh nữ. Tỷ lệ nam giới có kiến thức cao
(60%) lớn hơn nữ (40%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (χ 2 =
2,21, p= 0,27). Phần lớn trẻ em cho biết nguồn kiến thức về sức khỏe răng
miệng là bố mẹ, (68,6%), tiếp theo là nha sĩ (43,5%) và giáo viên (13,5%). Ảnh
hưởng của truyền hình (10,7%), báo chí (8,9%) và bạn bè (6,1%) ở mức độ thấp
hơn trong vấn đề này. Không có mối liên quan giữa thực hành và thái độ chăm
sóc sức khỏe răng miệng với kiến thức [24].
Nghiên cứu Kiến thức, thái độ và thực hành của mẹ về sâu răng và vệ sinh
răng miệng ở trẻ em (tuổi từ 1 đến 5 tuổi) tại bệnh viện dân sự, Karachi năm
2014 của Nida Mubeen và Nighat Nisar cho kết quả: Đa số (91,1%) bà mẹ có
kiến thức không đầy đủ. Một nửa (55,5%) bà mẹ có thái độ tích cực và 65% bà
mẹ có hành vi không đúng. Tỷ lệ chênh lệch kiến thức không đầy đủ giữa các bà
mẹ mù chữ là 8 lần (AOR = 8,34, KTC 95% 3,98-27,8) so với các bà mẹ biết
chữ. Các yếu tố khác cho thấy mối liên quan đáng kể trong phân tích đa biến là

thái độ tiêu cực của các bà mẹ, thu nhập hộ gia đình <10.000 rupi Pakistan, thực


13

hành không đúng đối với các bà mẹ ly dị/ly thân so với phụ nữ đã lập gia đình
[25].
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng bệnh răng
miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011 cho kết quả:
Học sinh tiểu học người Mông có kiến thức tốt trong phòng bệnh răng miệng
chiếm 38,1%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. Tỷ lệ học sinh có
thái độ tốt trong phòng bệnh răng miệng chiếm 52,48%, trung bình chiếm
34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. Tỷ lệ học sinh có thực hành tốt trong phòng
bệnh răng miệng chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, yếu chiếm 33,5%.
[8] Nguyễn Ngọc Nghĩa và cộng sự (2014), Tạp chí khoa học và công nghệ,
115(1), 163-168.
Nghiên cứu Thực trạng và mối liên quan của bệnh sâu răng với kiến thức,
thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên, 2014 – 2015 của Trần Đình Tuyên và cộng sự cho kết quả:
Đa số học sinh có thái độ về vệ sinh răng miệng rất tốt, tuy nhiên kiến thức và
hành vi của học sinh đều không tốt, ở nhóm sâu răng theo tiêu chuẩn của WHO
và ICDAS II, số có kiến thức không tốt lần lượt chiếm 88,8% và 89,2%; số có
hành vi không tốt lần lượt là 98,5% và 97,8% [21]
Nghiên cứu của Vũ Thị Sao Chi và cộng sự năm 2015 về kiến thức thái độ,
thực hành vệ sinh răng miệng và các yếu tố liên quan ở học sinh THCS tại
Thành phố Hải Dương cho kết quả tỷ lệ học sinh đạt về kiến thức, thái độ, thực
hành phòng chống sâu răng, viêm lợi tương ứng là 61,5%, 61%,và 56,7%. Tỷ lệ
phụ huynh thực hành đạt là 62,2%. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng
chống SR,VL của học sinh và thực hành của phụ huynh là các yếu tố liên quan

có ý nghĩa thống kê tới bệnh SR, VL của học sinh (p<0,05) [27].


14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: là học sinh đang học tập tại trường THCS
Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: Học sinh không đồng ý tham gia nghiên
cứu hoặc vắng mặt trong các buổi phát vấn.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Trường THCS Tiền Phong, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2018 đến tháng 10/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = Z21 - /2 .p(1-p)/d2, trong đó:
- Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng Z1-/2 = 1,96.
- Ước tính tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ thực hành đúng về phòng
chống bệnh sâu răng trường THCS Tiền Phong là 60% (dựa theo nghiên cứu
“kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng (phòng bệnh sâu răng, viêm
lợi) và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hải Dương
năm 2015 của Vũ Thị Sao Chi và cộng sự (p=0,6)
- Chọn d (sai số tuyệt đối) là 0,05. Tính được n = 188.
- Ước lượng 10% vắng mặt trong buổi phát vấn hoặc từ chối tham
gia nghiên cứu nên số lượng đối tượng chọn tham gia nghiên cứu là 207 học

sinh.
* Kết quả chọn mẫu: Trường THPT Tiền Phong có 1113 học sinh. Tên các học
sinh từng lớp được sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái từ A đến Z và đánh số thứ
tự. Sau đó chúng tôi lựa chọn học sinh mời tham gia nghiên cứu bằng cách chọn


×