Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Sinh học 12 bài 29: Quá trình hình thành loài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.23 KB, 2 trang )

GIÁO ÁN
Tuần:16
Tiết: 29

SINH 12
BÀI 29:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo
các con đường địa lí
2. Kĩ năng: Giải thích được vai trò của cách li địa lí trong hình thành loài mới
* Giải thích được nội dung thí nghiệm của Đốtđơ
3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình bài 29
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
CH1: Trình bày khái niệm loài sinh học? cho ví dụ
CH2: Thế nào là cách li sinh sản? Các loại cách li sinh sản? Vai trò của các cơ chế cách li.
3. Nội dung bài mới
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí
1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới
Hoạt động thầy
- Quá trình hình thành loài diễn ra như thế nào?
- Cách li địa lí là gì?
- Cách li địa lí dẫn đến hình thành loài mới diễn
ra như thế nào?


- Trong quá trình này cách li địa lí có vai trò như
thế nào?
* Câu lệnh SGK 126/ Giải thích quá trình hình
thành loài trên hình 29 và cho biết tạo sao trên
các đảo đại dương hay tồn tại loài đặc hữu?
-Câu hỏi thảo luận:
+ Cách li địa lí có phải là cách li sinh sản hay
không?
+ Có phải cứ có cách li địa lí sẽ dẫn tới hình
thành loài mới không?
+ Vì sao nói quần đảo là nơi lí tưởng cho qúa
trình hình thành loài mới?
- Hình thành loài bằng con đường địa lí có đặc
điểm gì? ( đối tượng? thời gian? đặc điểm thích
nghi?). Khi quần thể hình thành đặc điểm thích
nghi mới, thì đã hình thành loài mới chưa?

Hoạt động trò
- Từ nội dung tiến hóa nhỏ, HS tái hiện kiếc thức.
- HS trao đổi nêu khái niệm.
- Quần thể cách li địa lí tạo các nhóm nhỏ sống
cách biệt giao phối không ngẫu nhiên -> thay
đổi thành phần KG  CLTN tích lũy dần các
alen cách li sinh sản.
 làm khác biệt tần số alen, thành phần KG
* do 1 số ít di cư đến đảo -> quần thể mới  các
yếu tố ngẫu nhiên phân hóa vốn gen, sự giao phối
gần phân hóa vốn gen giữa các quần thể 
CLTN chon lọc những KG phù hợp  QT có vốn
gen khác biệt.

- HS thảo luận trả lới các câu hỏi:
+ Không phải, mà chỉ làm cho các cá thể bị cách
li, ít có cơ hội giao phối với nhau.
+ Có thể không hình thành loài mới vì không có
cách li sinh sản.
+ Do giữa các đảo có CLĐL làm cho SV giữa các
đảo ít trao đổi vốn gen.
-  Với các loài động vật có khả năng phát tán
mạnh, xảy ra chậm, thường gắn liền hình thành
QTTN.
- Chưa, giải thích.


GIÁO ÁN

SINH 12

- Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo
ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
- Hình thành loài khác khu vực địa lí :
Vai trò của cách li địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối
với nhau. CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số
alen và thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.

2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí. (thí nghiệm của
Đốtđơ)
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
- Giáo viên yêu cầu HS tóm tắt thí nghiệm của - HS làm việc độc lập với SGK sau đó trao đổi
Đôtdơ chứng minh quá trình hình thành loài mới nhóm và thống nhất ý kiến.

bằng cách li địa lí.
- Từ thí nghgiệm nhận xét vai trò của môi trường, - Đại diện nhóm HS trình bày  lớp nhận xét.
khi cách li địa lí dẫn đến hình thành lòai mới?
- Giải thích thí nghiệm?
- Vậy nếu không có cách li địa lí thì có hình - HS trao đổi ý kiến  chuẩn bị tâm thế cho nội
thành được loài mới không?
dung bài tiếp theo.
- Thí nghiệm đối với ruồi giấm: (SGK)
* Nhận xét: Môi trường sống khác nhau dẫn đến các li tập tính giao phối  cách li sinh sản
hình thành loài.
* Giải thích:
- CLTN làm phân hóa tần số alen giữa hai quần thể ruồi làm cho chúng thích nghi với việc
tiêu hóa thức ăn khác nhau.
- Tiêu hóa thức ăn khác nhau dẫn đấn tích lũy thành phần hóa học khác nhau ở vỏ kitin, làm
xuất hiện mùi khác nhau.
- Giao phối có chọn lọc  hình thành cách li sinh sản.
4. Củng Cố.
Vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
a. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
b. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
c. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
d. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của
QT cách li.
5. Dặn Dò.
- Học bài, làm bài tập SGK trang 128.
- Nghiên cứu nội dung SGK mục 2 trang 131, hoàn thành nội dung bảng sau:
Đối tượng
Nguyên Liệu
Cách tiến hành
Kết quả

Nhận xét và giải thích
- Soạn bài 30 ”Quá Trình Hình Thành Loài (tiếp theo)”



×