Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề tài ĐIỆN NĂNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.29 KB, 11 trang )

1.Tên tình huống

ĐIỆN NĂNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG
HỘ GIA ĐÌNH
Thiếu điện là điệp khúc diễn ra nhiều năm nay ở nước ta. Để khắc phục
tình trạng này cần hai giải pháp chính: Tăng sản lượng điện và thực hành tiết
kiệm điện. Vẫn biết việc tăng giá bán điện vào thời điểm này là thực sự cần thiết
để bù lỗ và tăng vốn đầu tư cho ngành điện nhằm khắc phục tình trạng thiếu
điện. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng giá điện để thêm vốn đầu tư cho sản xuất
điện, cả nước phải cùng với ngành điện quyết liệt triển khai các biện pháp thực
hành tiết kiệm điện thì tình trạng thiếu điện mới nhanh chóng được khắc phục.
Đồng thời, nếu tiết kiệm điện hiệu quả thì sẽ hạn chế việc tăng giá điện tiếp
theo. Dù biết rằng việc tiết kiệm điện mang lại rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm
tiền cho gia đình, góp phần đảm bảo nhu cầu điện cho hiện tại và cho các thế hệ
sau, góp phần hạn chế cắt điện luân phiên, góp phần bảo vệ sự trong lành của
môi trường, tiết kiệm năng lượng là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng một
lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Thực tế nói tiết
kiệm điện thì dễ, nhưng thực hiện không hề đơn giản.
Thời gian qua cho thấy, mặc dù Nhà nước đã xây dựng Chương trình mục
tiêu quốc gia về tiết kiệm điện; ngành điện và các phương tiện truyền thông
thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở người dân và các tổ chức, doanh nghiệp thực
hành tiết kiệm điện, nhưng việc tiết kiệm điện chưa được như mong muốn.
Không ít tổ chức, cá nhân sử dụng điện vô cùng lãng phí. Có 4 nguyên nhân cơ
bản khiến việc tiết kiệm điện chưa đạt hiệu quả cao, đó là công tác tuyên truyền
chưa đủ sức làm chuyển biến nhận thức của mọi người; người dân chưa được
tiếp cận nhiều thông tin về các loại thiết bị tiết kiệm điện; không có khả năng
mua những thiết bị này và chưa biết cách sử dụng sao cho ít hao tổn điện năng
nhất; bên cạnh đó, chế tài xử lý những nơi để xảy ra lãng phí điện cũng chưa đủ
mạnh. Theo tính toán của các chuyên gia ngành điện, hiện nay hầu hết các doanh
nghiệp, tổ chức và hộ gia đình ở nước ta đều có thể tiết kiệm điện từ 20% trở


1


lên. Nhiều hộ gia đình nhờ sử dụng bóng đèn com-pắc thay cho đèn sợi đốt, sử
dụng các thiết bị điện hợp lý mà giảm chi phí tiền điện từ 20 đến 40%.
Như vậy, khả năng tiết kiệm điện của nước ta là rất lớn và nếu tiết kiệm
được 20% lượng tiêu thụ điện năng thì nguy cơ thiếu điện cũng đã cơ bản được
khắc phục. Cùng với nỗ lực của ngành điện, mỗi cơ quan, doanh nghiệp và
người dân cần nhận thức rõ: Thực hành tiết kiệm điện là một nét văn hóa, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho gia đình mình, đồng thời thể hiện trách
nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần hạn chế tình trạng thiếu điện, giảm
nguy cơ tăng giá điện.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Nghiên cứu thực trạng của vấn đề tiết kiệm điện năng trong các hộ gia đình
hiện nay.
- Đưa ra các giải pháp hợp lý cho vấn đề sử dụng các thiết bị điện và cách tiết
kiệm điện năng trong các hộ gia đình hiện nay.
- Góp phần nâng cao ý thức sử dụng và tiết kiệm điện năng trong các hộ gia
đình.
- Hướng dẫn việc sử dụng điện năng đúng cách và có trách nhiệm.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Nhu cầu điện tiêu dùng của Việt Nam tăng hơn 10%/năm cho đến năm
2020. Hiện tại, Việt Nam phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc để chống việc
thiếu điện tại miền Bắc. Để cơ bản đáp ứng được nhu cầu về tiêu dùng điện nội
bộ, Việt nam đã có kế hoạch xây dựng thêm 32 nhà máy điện (Nhà máy thủy
điện, Nhà máy nhiệt điện, Pin năng lượng mặt trời, Turbin gió, Nhà máy điện
hạt nhân,….

2



Hình ảnh 1: Về


hình

sản

xuất năng lượng
từ gió

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Có kế hoạch đưa vào hoạt động 16
nhà máy thủy điện tăng công suất phát điện cho nhà máy điện than lên 400MW
trong các năm tới trong khi tập đoàn Than Việt nam sẽ xây dựng thêm 8 nhà
máy điện chạy than. Năng lượng gió tại Việt nam cho tới hiện tai chỉ mới được
khai thác một số lượng nhỏ với sản lượng đầu ra dao động từ 150-200W. Lượng
điện
tạo ra được sử dụng chủ yếu cho bơm nước tưới tiêu và nạp pin năng lượng.
Hiện thời, hơn 1,500 turbin gió với năng suất từ 15-200W đã được lắp đặt tại
các vùng nông thôn và hải đảo tại Việt nam cho tiêu dùng hộ gia đình. Thông tin
về nguồn năng lượng gió Việt nam được ước tính có tiềm năng gió rất cao với
tổng diện tích vùng lãnh thổ có tiềm năng khai thác gió xấp xỉ 9% tổng diện tích
quốc gia. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài, Việt
nam có lợi thế rất lớn về phát triển năng lượng gió.
Ngân hàng thế giới (World Bank) đã tiến hành một bản khảo sát chi tiết về
năng lượng gió ở vùng Đông Nam Á (SEA) bao gồm cả Việt nam, do tiến hành
trong chương trình Năng lượng bền vững và thay thế. Theo kết quả của nghiên
cứu này, Việt nam có tiềm năng về năng lượng gió lớn nhất trong khu vực so với
các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan.
4. Giải pháp giải quyết tình huống

Ngày nay vấn đề tiết kiện điện đang được tất cả các ngành, các cấp vào
cuộc nhằm giải quyết vấn đề tiết kiệm điện từ quá trình sản xuất, truyền tải và
nơi tiêu thụ. Ở nơi tiêu thụ trong đó có các hộ gia đình và trong hộ gia đình hiện
nay có rất nhiều thiết bị sử dụng điện năng. Hiện nay việc sử dụng điện trong
3


các hộ gia đình vẫn chưa hợp lý như việc sử dụng tivi, máy điều hòa, quạt điện,
…Khi mỗi gia đình đều ý thức được rằng vấn đề tiết kiệm điện nhằm giảm chi
phí cho quá trình sinh hoạt gia đình và thúc đẩy quá trình phát triển xã hội.
Việc vận dụng các kiến thức liên môn đã được học như: Ngữ văn, Vật lý,
Công nghệ, Giáo dục công dân,Tin học, ....nhằm giải quyết vấn đề tiết kiệm điện
năng trong các hộ gia đình.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống

ĐIỆN NĂNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG TRONG
HỘ GIA ĐÌNH
A. Điện năng.
Điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ
học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó.
Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công
suất điện. Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa
nhiệt ra môi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa
điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác,
như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năng (bóng đèn), động năng (động cơ
điện) hay âm thanh (loa).
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài
người hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được
phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị
đo kilowatt giờ, với giá bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày

hay trong năm, và lượng tiêu thụ.
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện
năng đến người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện
năng. Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác
sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được
nối với mạng tiêu thụ.
4


Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản
xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắt
hoạt động là các nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael
Faraday), các hình thức khác như trong pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu hay
từ năng lượng mặt trời,...
B. Một số giải pháp tiết kiệm điện năng trong hộ gia đình:
Giải pháp 1: Tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện năng.
Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về triển khai
chương trình tiết kiệm điện với khẩu hiệu "Vì lợi ích của quốc gia, vì lợi ích của
mỗi gia đình, mọi người hãy tiết kiệm điện" chúng tôi xin trình bày một vài
hướng dẫn mang tính khoa học thường thức giúp bạn tiết kiệm điện khi dùng các
đồ điện trong nhà.

5


Hình ảnh 2: Một vài thiết bị tiêu thụ điện năng trong hộ gia đình
Tủ lạnh: Lựa chọn loại tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng
của hộ gia đình. Thực phẩm còn nóng thì cần để nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
Hạn chế việc mở tủ trừ trường hợp thật cần thiết vì bạn càng mở nhiều thì bạn
càng phải trả tiền điện nhiều… Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 6 độ C, còn đối với chế độ đông lạnh thì để ở mức từ âm 15 -> âm 18 độ C. Cứ

lạnh hơn 10 độ C là thêm 25% điện năng tiêu hao. Chú ý kiểm tra gioăng cao su,
nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều.
Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10
độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng, thường xuyên lau chùi, bảo trì bộ
phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Không nên đặt máy ở gần
tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 - 25% điện năng. Khi sử dụng điều hòa thì phải
bố trí phòng kín, không để khí lạnh thoát ra ngoài. Tránh ánh nắng mặt trời
chiếu vào phòng khi sử dụng điều hòa. Nếu bạn vắng nhà trong khoảng 1h đồng
hồ thì tốt nhất là nên tắt máy điều hòa đi.
Quạt điện: Không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn
điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. Đặt quạt
chạy ở chế độ vừa phải, cánh quạt càng quay nhanh bạn càng phải trả nhiều tiền
điện. Nếu thời tiết quá nóng nên đóng hết các cửa để cách nhiệt, không để gió
nóng từ ngoài vào nhà, điều này sẽ giúp tiết kiệm một phần điện năng.
Máy tính: Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng
15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính để vừa đỡ tốn điện
6


vừa bảo vệ được máy. Chọn chế độ tiết kiệm điện sẽ giảm được khoảng 55%
lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy. Không nên để
màn hình máy tính sáng hơn mức cần thiết. Nên sử dụng phần mềm quản lý điện
năng của máy tính
Bóng điện: Nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng vì chỉ cần bật ít
bóng đèn điện mà nhà vấn sáng do có sự phản xạ ánh sáng của tường nhà. Do đó
bạn sẽ giảm được lượng bóng điện trong nhà. Mặt khác bạn nên dùng loại bóng
có chức năng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn tuýp gầy.
Bàn là: Không là quần áo còn ướt, không là quần áo trong phòng có bật
máy điều hoà nhiệt độ. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt
động có hiệu quả hơn.

Máy giặt: Chỉ sử dụng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và dùng
chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ và
không nên đặt gần các đồ điện khác, nếu đặt quá gần thì quá trình hoạt động của
lò vi sóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.
Máy bơm: Khi dùng máy bơm nhớ vặn chặt các van nước bởi vì rò rỉ
nước sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện không cần thiết. Các van ở đường
ống nên thường xuyên bảo trì.
Vô tuyến(Tivi): Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá vì như vậy sẽ
rất tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn
nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu Video. Nên chọn kích cỡ ti vi
phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
Vì vậy mọi người hãy hưởng ứng và thực hiện chủ trương tiết kiệm điện
của nhà nước.
Mỗi gia đình chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào giờ cao điểm (từ 8h - 22h)
sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ xung
nguồn điện, lưới điện.
Giải pháp 2: Mua sắm và thay thế các thiết bị phù hợp và đủ công suất

7


Các thiết bị điện trong gia đình đã sử dụng một thời gian dài nên thay thế
để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.
Một vài ví dụ như: Thay thế Tivi sử dụng đèn hình bằng loại tivi tiết kiệm
điện (LCD, … Smart Tivi); Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm
điện năng.

Hình ảnh 3: Giải pháp thay thế các thiết bị tiết kiệm điện
Nếu trong hộ gia đình sử dụng quá nhiều bóng đèn báo điện thì nên cắt

bớt để lại một cái bóng báo điện thuận tiện và dễ quan sát nhất.
Giải pháp 3: Điều chỉnh các thiết bị đã có về định mức phù hợp
Dưới đây là những con số bạn nên biết để xem lượng điện năng mình sử
dụng mỗi tháng:
- Nếu bật/tắt TV 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó
bằng điều khiển từ xa thì điện năng tiêu hao là 5,4kWh/tháng.
Nếu tắt điều hoà 12.000BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được
21kWh/tháng.
- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất thì
bạn phải trả thêm khoảng 2kWh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp
nhất.
- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750kW 10h/tuần thì số điện bạn
phải trả là 30kWh/tháng.
- Nếu bật mở radio trong 3h bạn mất 1,35kWh/tháng.

8


- Dùng máy tính có màn hình 17 inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn
phải trả là 9,5kWh/tháng.
Giải pháp 4: Tham gia chương trình “Giờ trái đất” vì hành tinh của chúng
ta
Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm,
do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia
đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn
đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương)
ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.

Hình ảnh 4: Biểu tượng “Giờ trái đất”
Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người.

Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009
là hơn 1 tỷ người.
- Thiết kế poster, tranh ảnh, album ảnh, tranh tự vẽ, các hình thức khác …
để sử dụng cho việc tuyên truyền.
- Tuyên truyền để mọi người hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động “Giờ trái đất”.
- Vận động mọi người cùng tham gia hoạt động “Giờ Trái Đất”
Giải pháp 5: Tuyên truyền về giải pháp tiết kiệm điện năng qua các trang
mạng xã hội
Lập tài khoản trang mạng xã hội sau đó viết bài, quay phim chụp ảnh về
các giải pháp tiết kiện điện năng trong các hộ gia đình để tuyên truyền nhằm
giúp các thành viên hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng.

9


Hình ảnh 5: Tuyên truyền tiết kiệm điện trên mạng xã hội
Thống kê: Đến cuối tháng 12/2016 đã có rất nhiều người truy cập và tương
tác với trang.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Qua việc nghiên cứu và triển khai đề tài này em thấy đề tài này rất thiết
thực góp phần tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt hàng ngày.

10


- Giúp mọi người nhận biết được thế nào là lãng phí điện, nhận thức được
tình trạng lãng phí điện và hiểu được sự ảnh hưởng khi để lãng phí điện
- Có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về vấn đề tiết kiệm điện
năng nói chung.

- Áp dụng các giải pháp để tiết kiệm điện năng trong sinh hoạt ở hộ gia
đình.
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng điện đúng cách: sử dụng đúng quy
tắc an toàn và sử dụng một cách tiết kiệm.
- Giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng bằng cách
tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng có ý thức sử dụng điện đúng cách:
an toàn và tiết kiệm điện.
- Phát huy tính tích cực cho học sinh trong việc tự đề ra các giải pháp thiết
thực để sử dụng điện tiết kiệm.
- Tạo tình huống thực tế cho học sinh có thể phát huy khả năng tư duy,
phân tích, so sánh, giải quyết vấn đề
- Hình thành tác phong làm việc khoa học trong quá trình thực hiện dự án
của nhóm. Xây dựng môi trường học tập để học sinh rèn luyện các kỹ năng mềm
như: kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục,
kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin v.v…

11



×