Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.99 KB, 58 trang )

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
- EIC: The English East India Company. Công Ty Đông Ấn Anh

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................9
6. Đóng góp của khóa luận....................................................................................9
7. Bố cục của khóa luận.......................................................................................10
NỘI DUNG............................................................................................................. 11
Chương 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA ANH VÀ
CÁC TIỂU QUỐC MALAYA TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ
KỈ XIX.................................................................................................................... 11
1.1. Bối cảnh các nước phương Tây và nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ
XIX..................................................................................................................11
1.1.1. Bối cảnh các nước phương Tây từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
.................................................................................................................. 11
1.1.1. Tình hình nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX...............13
1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á và các tiểu quốc Malayatừ thế kỉ XVII đến
đầu thế kỉ XIX:.................................................................................................16
1.2.1. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
.................................................................................................................. 16
1.2.1. Tình hình các tiểu quốc Malaya từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
.................................................................................................................. 19
Chương 2. QUAN HỆ CỦA ANH VÀ CÁC TIỂU QUỐC MALAYA TỪ NỬA


SAU THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX.....................................................23
2.1. Khái quát mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ giữa thế kỉ
XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII........................................................................23
2.2. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến
nửa đầu thế kỉ XIX...........................................................................................25

2


2.2.1. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực kinh tế từ nửa
cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:..........................................................26
2.2.1.1. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế của Anh và đảo Penang thuộc tiểu
quốc Kedah từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:........................27
2.2.1.2. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế của Anh và đảo Singpore thuộc tiểu
quốc Johore từ từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:...................30
2.2.2. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực chính trị quân sự từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:..................................33
2.2.2.1. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực chính trị
từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:...........................................33
2.2.2.2. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực quân sự từ
nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:................................................36
2.2.3. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực văn hóa – giáo
dục từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:........................................41
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA ANH VÀ CÁC
TIỂU QUỐC MALAYA TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ
XIX......................................................................................................................... 43
3.1. Một số đặc điểm trong mối Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ
nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX..........................................................43
3.2. Tác động của mối Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế
kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX............................................................................49
3.2.1. Đối với nước Anh:..............................................................................49

3.2.2. Đối với các tiểu quốc Malaya:............................................................53
3.2.2.1. Tác động tích cực:........................................................................53
3.2.2.2. Tác động tiêu cực:........................................................................55
KẾT LUẬN............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................59

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, dưới những tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu về tìm kiếm về thị trường và thuộc địa của
người Anh ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn này, với sự mở
rộng của các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã khiến người Anh
giành nhiều sự quan tâm trở lại đối với khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, các tiểu quốc Malaya với vị trí chiến lược hết sức quan
trọng – nằm trên tuyến đường biển từ Ấn Độ đến Trung Quốc, đã nhanh chóng thu
hút được sự chú ý của chính quyền Anh. Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX, người Anh đã nhanh chóng thiết lập được phạm vi ảnh hưởng của mình tại các
tiểu quốc Malaya thông qua việc xây dựng các mối quan hệ về kinh tế, chính trị quân sự, văn hóa – giáo dục với các tiểu quốc này. Những mối quan hệ bước đầu
được thiết lập giữa người Anh và các tiểu quốc Malaya trong giai đoạn này được
xem là những bước đệm quan trọng cho sự phát triển về sau của mối quan hệ giữa
Anh và toàn bộ bán đảo Malaya. Để trên cơ sở đó, người Anh có thể duy trì được sự
hiện diện của mình lâu nhất, thu được nhiều lợi ích nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất
ở bán đảo Malaya.
Tuy có vai trò quan trọng như vậy trong suốt tiến trình lịch sử của Malaixai
thời cận đại, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thật nhiều công trình đi sâu vào nghiên
cứu về vấn đề này.
Việc đi sâu, làm rõ về mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa

cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn,
hệ thống hơn về mối quan hệ này mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về những tác động
của mối quan hệ này đối với người Anh và các tiểu quốc Malaya để từ đó có thể
thấy được những biểu hiện sinh động về phương thức xâm lược của người Anh đối
với bá đảo Malaya.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề này còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực
tiễn.Từ việc nhìn nhận những mặt tích cực và hạn chế của các tiểu quốc Malaya
trong mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta có thêm được những bài học kinh nghiệm
quý báu để có được những điều chỉnh phù hợp trong mối quan hệ quốc tế hiện nay.

4


Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc giữ vững nguyên tắc chủ quyền và toàn
vẹn lãnh vẹn lãnh thổ cũng như việc tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phát
triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mặc khác qua việc làm rõ nội dung của vấn
đề này, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chân thực về bức tranh tổng thể của các tiểu
quốc Malaya vào nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Để từ đó có thể hiểu
hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước và con người Malaixia.
Với những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, nên tôi chọn vấn đề
“Quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề này, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu của
các học giả trong và ngoài nước đề cập đến, trong đó có thể kể đến một số công
trình sau:
Về các tác phẩm của các học giả nước ngoài. Nếu so sánh với các công trình
trong nước thì các công trình nước ngoài viết bằng tiếng Anh nghiên cứu về tình
hình Maliaxia nói chung và giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX nói
riêng là khá phong phú.

Trong đó, có một số công trình đã được dịch sang tiếng Việt như “Lịch sử
Đông Nam Á” của D. G. E. Hall (Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng
Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng dịch), ấn hành năm 1997. Công trình này
đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Đông
Nam Á từ thời cổ đại cho đến giữa thế kỷ XX. Trong tác phẩm này, D. G. E. Hall
đã dành một phần nội dung để làm rõ về sự khởi đầu của Anh ở Mã Lai và bối cảnh
về Singapore, về sự hình thành của Khu định cư eo biển. Qua các phần nội dung
này, tác giả đã khái quát được toàn bộ quá trình người Anh xâm nhập vào các tiểu
quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
Trong tác phẩm “In Seach of Southeast Asia a modern history” ấn hành năm
1987 của nhóm tác giả David P. Chander, William R. Roff, John R. W. Small, David
Joel Steinberg, Roberttl H. Tuylor, Alexander Woodside, David K. Wyatt đã nêu lên
một số đặc điểm khái quát của các tiểu quốc Malaya suốt từ thế kỉ XVI đến khi bán
đảo Malaya thống nhất. Trong đó, một số đặc điểm về quá trình xâm nhập của
người Anh vào bán đảo này cũng đã được đề cập.

5


Trong công trình nghiên cứu “A history from Earliest times to the present”, ấn
hành năm 1963, tác giả N. J. Ryan đã có đề cập một cách cụ thể lịch sử của bán đảo
Malaya qua các thời kì. Trong đó, những hoạt động chính của người Anh tại các tiểu
quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX đã được tác giả làm rõ qua
hai tiểu mục “Eighteenth - century Malaya and the Bugis” và “The establishment
of the Straits Settemrnts”.
Hay trong tác phẩm “Britsh Malaya” của William Brendon and son ấn hành
năm 1906, tác giả đã đi sâu vào phân tích đặc điểm tình hình của bán đảo Malaya kể
từ khi người Anh thiết lập được Khu định cư eo biển năm 1824 đến năm 1906.
Trước đó, tác giả cũng đã đề cập đến tình hình của đảo Penang, Singapore và thành
phố Malacca trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về lịch sử của bán đảo Malaya từ nửa
cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, chủ yếu mang tính chất đại cương. Trong đó
có thể kể đến một số công trình sau:
Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” (tập IV) do Trần Khánh chủ biên, xuất bản
năm 2012 đã đề cập đến lịch sử các quốc gia ở Đông Nam, trong đó có Malaya từ
thế kỷ XVI đến năm 1945. Ở phần này, tác giả đã có tập trung làm rõ về sự bành
trướng thương mại và thiết lập chế độ thuộc địa của Anh ở Malays.
Tác phẩm như: “Lịch sử Đông Nam Á” của Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình,
Trần Thị Vinh xuất bản năm 2008. Trong tác phẩm, các tác giả đã dành chương VII
để trình bày về quá trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của chủ nghĩa thực
dân phương Tây (thế kỉ XVI - XIX). Trong đó, quá trình người Anh xâm chiếm bán
đảo Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX cũng đã được nhóm tác giả đề
khái quát.
Trong khi đó, ở tác phẩm “Lịch sử thế giới cận đại” của của Vũ Dương Ninh,
Nguyễn Văn Hồng ấn hành năm 2007, cũng đã đề cập đến quá trình xâm nhập của
người Anh vào bán đảo Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX cũng
như chính sách cai trị của người Anh tại bán đảo này. Nhìn chung trong tác phẩm
này, nhóm tác giả do quá chú trọng đến bản chất thực dân xâm lược của người Anh
nên chưa có những đánh giá thật sự khách quan về vai trò của người Anh đối với
các tiểu quốc Malaya trong giai đoạn này.

6


Liên quan đến vấn đề nghiên cứu hiện nay cũng đã có một số công trình công
bố trong những năm gần đây như: năm 2010 tác giả Ngô Văn doanh có viết bài
“Cộng đồng Maly Muslim – từ những Hồi quốc đến thuộc địa của Anh” (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7). Trong bài viết này, tác giả đã tập trung làm rõ về
sự ra đời của các Hồi quốc ở Malay cho đến khi người Anh hoàn thành xong quá
trình xâm lược bán đảo Malaya. Cũng trong năm 2010, tác giả Trịnh Hải Yến có

bài viết “Chính sách cai trị của Anh tại Singapore và hệ quả của nó” (tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 7), tập trung đi sâu vào việc phân tích về các hệ quả
của các chính sách cai trị của người Anh tại Singapore, trước đó quá trình thành lập
Khu định cư eo biển của người Anh cũng đã được đề cập. Bên cạnh đó chúng ta có
thể kể đến một số bài viết như “Công ty Đông Ấn thế kỉ XVII, XVII” của tác giả
Trần Thị Thanh Vân đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10, năm 2009; “Sự
thành lập Công ty Đông Ấn và những nổ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỉ
XVII” của tác giải Nguyên Văn Linh đăng trên tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 134,
năm 2011.
Ngoài ra, lịch sử Malaya còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu
các vấn đề rộng lớn hơn. Có thể kể đến một số tác phẩm như: “Lịch sử các nước
ASEAN” của Nguyễn Khắc Thành, Sanh Phúc được ấn hành năm 2001; “Lịch sử
phát triển nhân loại thời cận đại” của Đăng Trường – Lê Minh ấn hành năm
2012…
Nhìn chung, những tác phẩm trên về tuy có đề cập đến mối Quan hệ của Anh
và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, nhưng chưa đi
sâu vào phân tích nhiều khía cạnh của mối quan hệ này cũng như chưa rút ra được
các đặc điểm cũng như những tác động của mối quan hệ này đối với cả người Anh
và người Malay. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kiến thức từ các nguồn tư liệu trên sẽ
giúp chúng ta có thể đi sâu vào nghiên cứu và hệ thống hóa kiến thức cho đề tài
nghiên cứu “Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến
đầu thế kỉ XIX”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Mối quan hệ giữa Anh và các tiểu
quốc Malya trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

7


- Về phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn tài liệu khai thác được, tôi đã tập

trung làm rõ về mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trong phạm vi sau:
+ Về thời gian: Khóa luận tập trung nhiên cứu mối quan hệ của Anh với các
tiểu quốc Malaya trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ
XIX.
+ Về mặt không gian: khóa luân tập trung đi sâu phân tích về mối quan hệ
giữa Anh và các tiểu quốc Malaya trên một lĩnh vực trọng tâm như: kinh tế, chính
trị - quân sự, văn hóa – giáo dục.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng một bức tranh tương đối đầy đủ
về mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malayaa từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến
đầu thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, rút ta một số nhận xét về những đặc điểm của mối
quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya cũng như những tác động của mối quan
hệ đó đối với người Anh và các tiểu quốc Malaya trong giai đoạn này.
Từ việc xác định mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa Anh và các tiếu quốc
Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
- Trình bày một cách hệ thống, đầy đủ về mối quan hệ giữa Anh và các tiếu
quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX
- Rút ra một số đặc điềm cũng như tác động của mối quan hệ này đối với
người Anh và các tiểu quốc Malaya.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã kế thừa những kết
quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, thể hiện qua việc khai thác và sử dụng các
nguồn tư liệu sau đây:
Kế thừa kết quả nghiên cứu về Malaya của các nhà nghiên cứu đi trước đã
được công bố trong các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới, lịch sử Đông
Nam Á; các công trình có nội dung phản ánh trực tiếp đến lịch sử Malaya nói
chung và lịch sử Malaya thời thuộc Anh nói riêng; các công trình nghiên cứu liên
quan đến nội dung đề tài công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước: Nghiên
cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Châu Âu...


8


Bên cạnh đó một số tài liệu tiếng Anh về lịch sử Malaya cũng đã được khai
thác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và làm rõ nội dung của đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu:
Về phương pháp luận: trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi quán triệt
phương pháp luận Sử học mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện,
nhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan của lịch sử.
Về phương pháp nghiên cứu: để đảm bảo tính khách quan và khoa học trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác trong khoa học Lịch sử như: phương pháp phân tích, chọn lọc, phân loại, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu... nhằm xử lý nguồn tư liệu.
6. Đóng góp của khóa luận
Qua việc nghiên cứu và làm rõ về mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc
Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, sẽ có những đóng góp về mặt
khoa học và thực tiễn sau:
- Về mặt khoa học: Qua nghiên cứu, sẽ góp phần hoàn thiện hơn kiến thức về
mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế
kỉ XIX cũng như đi sâu vào phân tích các đặc điểm của mối quan hệ này và những
tác động của nó đối với hai chủ thể trong mối quan hệ này: người Anh và các tiểu
quốc Malaya.
- Về mặt thưc tiễn: khóa luận văn là công trình tập hợp nhiều nguồn tư liệu
khá phong phú về mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Do vậy, bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học nói
trên khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu
và tìm hiểu về lịch sử Malaya nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.
7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
chia làm 3 chương:
- Chương 1: Các nhân tố tác động đến mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc
Malaya từu nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
- Chương 2: Quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XIX.

9


- Chương 3: Một số nhận xét về mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc
Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

10


NỘI DUNG
Chương 1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA ANH VÀ CÁC
TIỂU QUỐC MALAYA TỪ NỮA CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh các nước phương Tây và nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu
thế kỉ XIX
1.1.1. Bối cảnh các nước phương Tây từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
Ở Tây Âu nhất là các nước dọc theo bờ Địa Trung Hải, vào thế kỉ XIV – XV
đã diễn ra quá trình giải thể chế độ phong kiến. Nền kinh tế hàng hóa Tây Âu ngày
càng phát triển mạnh, quan hệ sản xuất tư bản bắt đầu được hình thành, nhu cầu về
vật chất của thị dân và quý tộc ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh đó, phương
Đông với nhiều của ngon vật lạ, nhất là vàng bạc và các nguồn nguyên, hương liệu
quý hiếm được xem là điểm đến lí tưởng trong giấc mơ vàng của thị dân và quý tộc
ở Tây Âu.

Tuy nhiên, con đường đến phương Đông của các thương nhân Tây Âu lại gặp
nhiều khó khăn do thương nhân Ảrập đã khống chế con đường buôn bán ở Địa
Trung Hải và người Thổ Nhĩ Kì đã khống chế toàn bộ khu vực Trung Đông làm
gián đoạn con đường bộ giao thương từ Trung Quốc qua Trung Á. Vì vậy, trong nửa
đầu thế kỉ XV chương trình khám phá phương Đông đã được khởi xướng và đã tạo
ra được những đột phá lớn trong phát kiến địa lý vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI
với các cuộc thám hiểm xuyên Đại Tây Dương của người Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha. Đặc biệt, với những hệ quả mà các cuộc phát kiến này đem lại đã mở ra một
thời kì mới cho tích lũy tư bản, cạnh tranh thương mại và thôn tính thuộc địa trên
quy mô toàn cầu.
Sau các cuộc phát kiến, cùng với sự gia tăng cạnh tranh thương mại giữa các
nước phương Tây đặc biệt là giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhu cầu truyền bá
đức tin của tòa thánh Vatican đã làm tăng tốc độ, quy mô hành trình của người châu
Âu hướng về phương Đông. Cụ thể đến nửa cuối thế kỷ XVI, nửa đầu thế kỉ XVII
nhiều Hiệp hội, Công ty thương mại tư nhân và của nhà nước (Hoàng gia) đã ra đời.
Ví dụ như “Hội đồng Ấn Độ và Guine” của Bồ Đào Nha; “Hội đồng hợp tác và
Hội đồng tối cao các xứ Ấn Độ” của Tây Ban Nha (thế kỉ XVI); “Công ty thương

11


mại ở Luân Đôn của Đông Ấn” gọi tắt là “Công ty Đông Ấn Anh” của người Anh
(1600); “Công ty của những vùng đất xa” và nhất là “Công ty Đông Ấn Hà Lan”
của Hà Lan (1602); “Công ty Đông Ấn Đan Mạch” của Đan Mạch (1616); “Công
ty Đông Ấn Genoese” của Italia (1647); “Công ty Đông Ấn Pháp” của Pháp (1664).
Sang thế kỉ XVIII, nhiều công ty Đông Ấn của các nước khác như Bỉ, Thụy Điển,
Áo – Hung…. cũng lần lượt ra đời. Các công ty này không chỉ tăng cường cạnh
tranh tại thị trường châu Âu, mà còn ráo riết tìm kiếm và giành giật thị trường mới ở
bên ngoài, trong đó phương Đông là mục tiêu hàng đầu [4, tr. 20 - 21].
Bên cạnh đó, với sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Hà

Lan (1566), cách mạng tư sản Anh(1642), cách mạng tư sản Pháp (1789) đã mở ra
một thời kì mới trong tiến trình lịch sử của nhân loại gắn liền với sự bùng nổ và
giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
Sau những cuộc biến động chính trị đó, ở Anh trong 30 năm đầu của thế kỉ
XVIII đã diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới. Với những thành quả to lớn mà cuộc cách mạng này đã làm thay đổi một
cách căn bản bộ mặt của nước Anh và sau đó là các nước Pháp, Hà Lan… Từ đó đã
tạo ra một nguồn lực vật chất mới giúp các quốc gia này vươn lên trở thành những
quốc gia hùng mạnh về hải quân. Điều này cho phép Hà Lan, Anh và Pháp dần dần
lấn át người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong cạnh tranh thương mại và xâm
chiếm thuộc địa trên thế giới.
Trong khung cảnh của xu thế toàn cầu hóa lần thứ nhất diễn ra dưới tác động
của cuộc phát kiến địa lý trong những năm cuối của thế kể XV đầu thế kỉ XVI, đã
tác động một cách sâu sắc đến tình hình của các nước Tây Âu nói chung và làm
thay đổi một cách căn bản, toàn diện quan hệ quốc tế trong thời gian này. Sau các
cuộc phát kiến, thế giới phương Đông đã được mở ra trước mắt các thương nhân
Tây Âu, sự xâm nhập của các nước Tây Âu vào các thị trường rộng lớn này đã làm
tăng thêm tính phức tạp trong quan hệ quốc tế với sự đan xen giữa mối quan hệ
cạnh tranh giành giật thị trường, thuộc địa giữa các nước phương Tây và mối quan
hệ giữa các nước Tây Âu và các quốc gia khác ngoài châu Âu. Trong mối quan hệ
tương hỗ và tác động đa chiều đó, phạm vi của quan hệ quốc tế thời kì này cũng dần
đươc mở rộng trên quy mô toàn cầu chứ không còn manh mún như trước. Trên thực
tế, những biến đổi quan trọng này trong quan hệ quốc tế là xuất phát từ sự xuất hiện

12


và phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong guồng quay của sự phát
triển đó, đã thúc đẩy các nước phương Tây đã đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tìm
kiếm và thiết lập thuộc địa của mình ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mĩ để

đáp ứng kịp thời cho những yêu cầu phát triển của quan hệ sản xuất mới. Trước xu
thế chung đó của quan hệ quốc tế, nước Anh cũng dần mở rộng tầm nhìn của mình
đến thế giới phương Đông nơi mà những biến động về chính trị, kinh tế cũng đang
diễn ra để tìm kiếm cho mình một cơ hội lớn tại những vùng đất trù phú và giàu có
nơi đây.
1.1.2. Tình hình nước Anh từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
Cũng như nhiều quốc gia khác ở Tây Âu, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở
Anh đã manh nha từ thế kỉ XIV và phát triển từ những năm đầu của thế kỉ XVI. Tuy
nhiên sự phát triển này, lại vấp phải sự cản trở của chế độ phong kiến lạc hậu. Chính
sự gián đoạn đó đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến
lạc hậu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, đặt tiền đề cho những biến
đổi lớn, quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội ở nước Anh trong suốt từ thế kỉ
XVII cho đến đầu thế kỉ XIX.
Về mặt chính trị, ở nước Anh vào giữa thế kỉ XVII đã diễn ra một cuộc cách
mạng tư sản do tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản lãnh đạo để lật đổ ách thống
trị của chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển. Sau cuộc biến động chính trị này, một thể chế nhà nước mới đã được thiết lập
ở Anh – thể chế quân chủ lập hiến. Với thể chế nhà nước này, vua tuy vẫn là người
đứng đầu bộ máy nhà nước nhưng trên thực tế tính chuyên chế của nhà vua đã
không còn mà mọi quyền hành lại tập trung trong tay Quốc hội.
Ở nước Anh trong giai đoạn này, tầng lớp tư sản thương nghiệp có vai trò hết
sức quan trọng trong bộ máy chính quyền. Do vậy, nhiều chính sách đầu tư cho các
hoạt động thương mại đã được xúc tiến một cách mạnh mẽ. Trên thực tế, trong giai
đoạn này, Công ty Đông Ấn Anh là lực lượng đã thay mặt chính phủ và nữ hoàng
Anh để tiến hành xâm lược và cai trị tại các thuộc địa của Anh ở châu Á, châu Âu
và châu Mĩ.
Về mặt kinh tế, sau khi cuộc cách mạng tư sản Anh thắng lợi, tình hình kinh tế
của nước Anh có nhiều biến chuyển và nhiều đột phá lớn.

13



Ở nước Anh, sau khi giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm chính quyền đã
ban hành nhiều đạo luật xác nhận quyền sở hữu rộng đất của mình. Thực trạng đó
đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa hiện tượng địa chủ bao chiếm ruộng đất đuổi
nông dân ra khỏi đất canh tác. Đến thế kỷ thứ XVIII, quá trình này được tiến hành
trên một quy mô lớn. Do vậy đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ điền
trang trong nông nghiệp và góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp ở Anh phát
triển.
Đặc biệt, trong 30 năm đầu của thế kỷ XVIII, nước Anh đã tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử. Với những thành
quả mà cuộc cách mạng này đem lại đã làm thay đổi một cách căn bản bộ mặt của
nước Anh. Với việc áp dụng các cải tiến kĩ thuật và những thành quả của cuộc cách
mạng công nghiệp vào trong thực tế đã tạo nên những bước đột phá lớn trong các
ngành kinh tế. Khối lượng hàng hóa do máy móc chế tạo tăng lên rõ rệt. Tốc độ
phát triển của các ngành công nghiệp nặng cũng tăng lên nhanh chóng. Diện mạo
nước Anh cũng từng bước được thay đổi. Như Ăngghen đã từng miêu tả: Cách đây
60 hoặc 80 năm, Anh là một nơi như một nước khác với những thành phố nhỏ bé,
công nghiệp ít ỏi và rất thô sơ, dân số thưa thớt và chủ yếu là dân nông nghiệp thì
ngày nay là nơi có một không hai với thủ đô gần 2,5 triệu dân, nhiều thành phố
công nghiệp khổng lồ, với nền công nghiệp cung cấp hàng hóa cho toàn thế giới
bằng những thứ máy móc phức tạp nhất.
Trước sự phát triển mạnh mẽ đó của nền công nghiệp Anh cùng với sự gia
tăng của khối lượng hàng hóa những yêu cầu về thị trường, nguyên liệu phục vụ
cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên bức thiết. Trong
bối cảnh đó, đã thúc đẩy người Anh đẩy nhanh hơn nữa quá trình xâm chiếm thuộc
địa tại các khu vực khác ngoài châu Âu trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Về mặt xã hội, trước những biến động về mặt chính trị và kinh tế đã tác động
đến tình hình xã hội nước Anh lúc bấy giờ. Cụ thể là với những hệ quả mà của cuộc
cách mạng công nghiệp đem lại, một mặt đã làm cho nội bộ giai cấp tư sản bị phân

hóa, mặt khác đã dẫn đến sự xuất hiện của một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp
vô sản công nghiệp. Ở Anh, sau cuộc cách mạng công nghiệp giai cấp tư sản công
nghiệp giàu lên nhanh chóng và ngày càng mâu thuẫn với tư sản thương nghiệp và
quý tộc mới. Do một số chính sách phục vụ cho quyền lợi của tư sản thương nghiệp

14


đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tư sản công nghiệp: chế độ công ty độc quyền,
chế độ quan thuế,…. Trong khi đó, cùng với sự xuất hiện của nền công nghiệp đại
cơ khí, ở Anh giai cấp vô sản công nghiệp cũng đã được hình thành. Trong bối cảnh,
địa vị kinh tế và ý thức chính trị của giai cấp vô sản ngày càng được nâng cao, đã
làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
Nhìn chung những biến động chính trị, kinh tế diễn ra ở nước Anh từ nửa cuối
thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII đã tạo nên những sắc thái mới trong diện mạo của
nước Anh. Thể chế chính trị mới được thiết lập đã phù hợp và tạo ra được những kết
nối tích cực với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của nền
công nghiệp đại cơ khí ở Anh vừa đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm
thị trường, nguyên liệu và nhân công phục vụ cho cho các hoạt động sản xuất trong
nước vừa tạo điều kiện cho nước Anh có thể xúc tiến nhanh hơn nữa quá trình tìm
kiếm này.
Trong bối cảnh đó, từ thế kỉ XVI, XVII nước Anh đã bắt đầu thực hiện chính
sách bành trướng xâm lược thuộc địa. Để phục vụ cho chính sách xâm lược thuộc
địa này, người Anh đã không ngừng đầu tư vào các thương thuyền và hạm đội hải
quân của mình. Bên cạnh đó người Anh còn tiến hành các cuộc chiến tranh với
người Hà Lan (1652 - 1667), với người Pháp (trong thế kỉ XVII - XVIII) để giành
giật thuộc địa.
Đến thế kỉ XVIII, nước Anh đã chiếm được địa vị hàng đầu về mặt biển. Hệ
thống thuộc địa được mở rộng trên quy mô toàn cầu. Ở Bắc Mỹ, Anh đã thành lập
được 13 bang thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương, chiếm Canađa và một số hòn

đảo ở Caribe. Ở Tây Phi người Anh thống trị vùng đất Senegal và Gambia (Nam
Phi) vào thế kỉ XIX. Đặc biệt là ở Ấn Độ, người Anh cũng đã xâm chiếm được
vùng đất rộng lớn này vào cuối thế kỉ XVIII. Trong quá trình chạy đua vũ trang với
Pháp để tranh giành ảnh hưởng đối với Ấn Độ và nắm giữ độc quyền con đường
giao thương từ Ấn Độ sang Trung Quốc, các tiểu quốc Mã Lai đã lọt vào tầm ngắm
của nước Anh trong việc tìm kiếm một địa điểm làm trạm trung chuyển, sửa chữa
tàu thủy và nghỉ chân, cho thương nhân, hạm đội Anh trong quá trình thực hiện
những chuyển đi biển dài ngày từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Trên cơ sở đó, những
nền tảng bước đầu trong quan hệ kinh tế, chính trị - quân sự, văn hóa – giáo dục đã
được thiết lập giữa Anh và một số tiểu quốc ở Malaya.

15


1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á và các tiểu quốc Malaya từ thế kỉ
XVII đến đầu thế kỉ XIX
1.2.1. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
Đông Nam Á nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu nóng
ẩm. Nơi đây nổi tiếng có những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc, chim
muông và là quê hương của những cây gia vị, hương liệu như hồ tiêu, đinh hương,
đậu khấu, quế, trầm hương…
Về mặt vị trí, Đông Nam Á được xem là cửa ngõ quốc tế. Do nằm án ngữ trên
con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực
Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ,
Tây Á và Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Á còn đóng vai trò chủ
động trên các lộ trình thương mại đường biển Đông – Tây và là nguồn cung cấp các
mặt hàng trao đổi. Với vị trí địa lý chiến lược hết sức qua trọng đó, Đông Nam Á
nhanh chóng trở thành đối tượng chinh phục của các nước phương Tây .
Trong khi đó, đến khoảng đầu thế kỉ XVI, đa số các quốc gia Đông Nam Á đã
bước vào giai đoạn suy thoái. Quá trình này bắt nguồn trong lòng chế độ phong kiến

của mỗi nước với mức độ suy thoái diễn ra không đồng đều.
Về mặt kinh tế, nền nông nghiệp trồng lúa nhất là lúa nước vẫn là hình thức
đặc trưng ở Đông Nam Á. Trong đó, nền sản xuất tiểu nông, khép kín tự cung tự cấp
với hộ gia đình vẫn là chủ đạo. Một số ngành thủ công nghiệp phát triển nhưng chủ
yếu do nhà nước nắm giữ và bị kìm hãm bới tư tưởng “trọng nông ức thương”. Đặc
biệt trong bối cảnh hàng hải mới, khi các thương nhân châu Âu đã có mặt ở Đông
Nam Á, khi nền thương mại Hoa Kiều ở Đông Nam Á hồi sinh… đã tạo điều kiện
cho nền kinh tế thương nghiệp, đặc biệt là hải thương ở một số nước phát triển với
sự xuất hiện của một số thương cảng, địa điểm buôn bán nổi tiếng như: Ayutthaya,
Luzon, Manila, Malacca,….
Khác với một số nét khởi sắc trong lĩnh vực kinh tế, trong giai đoạn này, nền
quân chủ chuyên chế ở nhiều nước Đông Nam Á lại lâm vào tình trạng khủng
hoảng sâu sắc. Nhà nước bỏ bê công tác thủy lợi mà lao vào các cuộc chiến tranh
hao người tốn của hay xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ. Cho đến thế kỉ
XVII, nhiều cuộc xung đột vẫn diễn ra, tiêu biểu là cuộc tranh chấp, chiến tranh
giữa Lào - Ayutthaya – Miến Điện, giữa Ayutthaya – Campuchia – Đại Việt. Tất cả

16


những gánh nặng từ các cuộc chiến tranh đó đều đổ lên đầu của người dân, làm cho
đời sống của nhân dân hết sức khó khăn, dẫn đến sự bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa
của nông dân. Bên cạnh đó, từ cuối thế kỉ XVI, một số quốc gia ở Đông Nam Á lại
đang trên đà phát triển như quốc gia – dân tộc của người Thái – Ayutthaya, nhà
nước Lạn Xạng của người Lào.
Đặc biệt trong giai đoạn này, ở một số quốc gia lại diễn ra quá trình hình thành
và củng cố các nhà nước, quốc gia – dân tộc chủ yếu dựa trên cơ sở tộc người. Đó là
sự hình thành của người Java và các tộc người khác ở Inđônêxia, của người Malay
trên bán đảo Malacca, tại Miến Điện từ thế kỉ XVI – XVII đã diễn ra quá trình củng
cố thế lực của tộc người Miến và tiếp tục theo đuổi chính sách thống nhất quốc gia

– dân tộc lấy người miền Trung làm trung tâm… [4, tr. 34 - 35]
Một biến chuyển quan trọng khác, diễn ra trong đời sống tinh thần của cư dân
Đông Nam Á trong giai đoạn này, là đến thế kỉ thứ XV, một vương quốc Hồi giáo
đã ra đời – vương quốc Hồi giáo Malacca. Với vị trí địa lí hết sức quan trọng,
Malacca ngày càng bành trướng thế lực của mình, trở thành kình địch của
Majapahit và được xem là trung tâm thương mại quốc tế, truyền bá Hồi giáo trong
khu vực. Thông qua các hoạt động buôn bán với Malacca các tiểu quốc khác trên
quần đảo Mã Lai đã dần trở thành những quốc gia Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XVII,
Hồi giáo được tiếp nhận rộng rãi ở miền Trung của đảo Java, miền Nam đảo
Sulawesi, Button, Lombok, Sumbawa, Mindanao và Nam Borneo cùng với sự mở
rộng ảnh hưởng của các nhà nước hồi giáo ở Aceh, Johor, Patani, Bantam, Ternate,
Demak. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của đế chế Majapahit (1527), các tiểu quốc Hồi
giáo lại trở thành kình địch của nhau, các cuộc xung đột diễn ra liên miên. Do vậy
đã tạo điều kiện cho các nước thực dân phương Tây xâm nhập vào các nhà nước
này.
Trên thực tế, từ sau thế kỉ thứ XVI một số quốc gia ở châu Âu đã có mặt và
thiết lập được khu vực ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á. Năm 1511, Bồ Đào
Nha xâm chiếm Malacca mở đầu cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực
dân châu Âu. Tây Ban Nha xâm chiếm Philippin. Đến thế kỉ XVII, người Hà Lan
cũng đã nhanh chóng hất cẳng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha để chiếm lĩnh nhiều hòn
đảo quan trọng ở Inđônêxia, chiếm Malacca… nắm độc quyền thương mại ở khu
vực Đông Nam Á Hải đảo. Trong thế kỉ XVIII, người Anh cũng dần khẳng định

17


được vai trò của mình tại khu vực Đông Nam Á , thiết lập được cho mình một số
cơ sở thương mại ở khu vực này và giành được nhiều ưu thế trong hoạt động thương
mại so với các đối thủ khác.
Nhìn chung, Đông Nam Á từ sau thế kỉ XVI là một thực thể kinh tế - chính trị

- xã hội phức tạp với sự đan xen của nhiều loại hình kinh tế, thể chế chính trị khác
nhau. Trong cấu trúc kinh tế, chính trị của Đông Nam Á lúc bấy giờ tuy một số yếu
tố tích cực đã xuất hiện nhưng nó vẫn chưa đủ lớn, đủ mạnh để đưa khu vực Đông
Nam Á có thế thoát khỏi sự khủng hoảng lúc bấy giờ. Về cơ bản, ở Đông Nam Á,
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu vẫn là chính. Sự phát triển của hoạt động thương
nghiệp ở một số nước tuy đã đem lại những biến chuyển bước đầu cho một số quốc
gia hải đảo nhưng nó chỉ dừng lại ở việc nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu củng cố
quyền lực của giới cầm quyền, chứ chưa có tác động lớn đến phát triển quan hệ
hàng hóa – tiền tệ trong nông nghiệp, nông thôn. Do vậy nền kinh tế ở các nước này
vẫn chưa thể bức phá và trở thành một nền sản xuất kinh tế hàng hóa, kinh doanh
theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như ở một số nước tư bản phương Tây
[4, tr. 31]. Trong khi đó, sự hình thành và củng cố các nhà nước, của các quốc gia dân tộc trên cơ sở tộc người ở một số nơi vẫn chưa đủ để đưa quốc gia mình thoát
khỏi sự khủng hoảng. Khi những mâu thuẫn trong xã hội, tình trạng cát cứ và sự
xung đột giữa các quốc gia vẫn diễn ra liên miên và phổ biến ở hầu hết các quốc gia
Đông Nam Á. Thực trạng đó đã làm suy yếu sức đề kháng của các quốc gia trong
khu vực và tạo điều kiện cho các nước phương Tây đẩy mạnh hơn nữa quá trình
xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
1.2.2. Tình hình các tiểu quốc Malaya từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX
Án ngữ cửa ngõ của con đường qua lại giữa nhiều đại dương, bán đảo Malaya
chiếm một vị trí địa lí lịch sử đặc biệt. Nơi đây từng chứng kiến sự gặp gỡ những
trào lưu văn minh phương Đông. Nền văn minh Ấn Độ, Trung Hoa đã để lại đây
nhiều dấu ấn. Vào thời kì cận đại, eo biển Mã Lai trở thành nơi thông thương quan
trọng giữa châu Á phì nhiêu và châu Âu tư bản đang khao khát thị trường, vì thế Mã
Lai trở thành miếng mồi tranh chấp giữa các nước tư bản [8, tr. 401].
Sau sự sụp đổ của vương quốc Malacca, lịch sử Malaixia trong suốt thế kỉ
XVI đến thế kỉ XVIII xuất hiện nhiều biến động lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội
do sự có mặt và cạnh tranh quyền lực của của nhiều thế lực ngoại quốc ở Malaixia.

18



Về mặt chính trị, ở bán đảo Malaya suốt từ thế kỉ XVI, XVII, bắt đầu có
những biến chuyển mới. Trong giai đoạn này bên cạnh sự nổi lên của tiểu quốc
Johore và xuất hiện một số nhà nước Malaya khác sau khi Malacca không còn thì
khu vực ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha trong thế kỉ XVI, của người Hà Lan
trong thế kỉ XVII ở Mã Lai cũng đã được xuất hiện. Sự tồn tại song song của hai
thế lực chính trị ở bán đảo Malaya có thể được giải thích từ các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, do thực lực chưa đủ mạnh nên cả Bồ Đào Nha và Hà Lan vẫn
không thể tiêu diệt các tiểu quốc còn lại để thống trị toàn bộ bán đảo Malaya. Do
vậy, các tiểu quốc Malaya tuy bị người Bồ Đào Nha và Hà Lan khống chế nhưng
vẫn tồn tại được và tiếp tục phát triển được trong phạm vi cho phép mặc dù không
thể có được vị trí cường quốc như Malcaca trước đó.
- Thứ hai, giữa hai thế lực chính trị này tuy có mâu thuẫn với nhau nhưng lại
không xem nhau là đối thủ đáng gờm mà lại đặt mối quan tâm của mình nhiều hơn
đến tham vọng của các thế lực ngoại bang khác với bán đảo Malaya. Tiểu quốc
Johore và người Bồ Đào Nha trong thế kỉ XVI đều xem Acheh là đối thủ đáng gờm
và nhiều cuộc xung đột đã diễn ra giữa Acheh với Johore, Acheh với người Bồ Đào
Nha tại Malacca.
Đến thế kỉ XVIII các tiểu quốc Mã Lai đứng trước nhiều thách thức lớn khi
một số nhà nước của người ngoại bang đã được thiết lập. Nhóm người Bugis gốc ở
Sulawesi (người Celebes) đã đến và định cư ở nhiều nhà nước trên Bán đảo, Quần
đảo và trở thành lực lượng thống trị ở một số nơi mà họ đến định cư. Bán đảo
Selagor trở thành nhà nước của người Bugis. Trong khi đó người Minnangkabau
đến từ cao nguyên Tây Sumatra cũng đang xâm chiếm làm thuộc địa vùng biển phía
Đông Sumatra và băng qua eo biển Malacca đến Bán đảo để thành lập nên nhà nước
Negeri Sembilan. Bên cạnh đó, trên bán đảo, người Thái cũng trở thành đối tượng
xâm lược lớn góp phần làm gia tăng thêm sự bất ổn của thế giới Mã Lai trong thời
kì này.
Đặc biệt trong thế kỉ này, người Anh cũng đã có mặt tại Mã Lai. Với những
tiềm lực trội hơn hẳn so với các nước phương Tây khác cùng với sự thúc ép của

việc tìm kiếm một địa điểm ở Đông Nam Á, một hải cảng vừa kết hợp lợi thế của
một trạm trung chuyển thương mại và của một căn cứ quân sự chính ở Đông Nam
Á, đã thúc đẩy người Anh đẩy mạnh việc xâm chiếm các tiểu quốc Malaya. Trong

19


suốt quá trình đó, người Anh khéo léo tận dụng những bất ổn chính trị của các nước
Mã Lai để làm suy giảm tầm ảnh hưởng của người Hà Lan ở bán đảo Malaya và
nhanh chóng thiết lập mối quan hệ, tầm ảnh hưởng của mình tại nhiều tiểu quốc ở
Bán đảo này.
Về mặt kinh tế, trong khi bị thực dân phương Tây xâm chiếm, quan hệ phong
kiến và chế độ kinh tế tự nhiên chiếm địa vị thống trị. Vào thế thế kỉ XVII đến thế
kỉ XVIII, đại đa số người dân làm nghề nông, nghề cá. Họ tụ tập theo dọc hai bên
triền sông, ven biển và những bơi đất đai phì nhiêu như Pahang, Pêrắc, Kêlanta,
Mua, Bênam, Tơrenganu… và những vùng ven biển phía Tây, phía Đông giàu có,
đặc biệt là những cánh đồng phía Bắc phì nhiều [8, tr. 402]. Tuy vậy, tình trạng
nông nghiệp của bán đảo Malaya trong giai đoạn này là hết sức lạc hậu do sự lũng
đoạn ruộng đất của các chúa phong kiến. Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn thu
nhập, ở Mã Lai người nông dân còn trồng một số loại cây hương liệu để bán cho
thương nhân nước ngoài. Thủ công nghiệp của Mã Lai trong giai đoạn này cũng
tương đối phát triển nhưng lại không đóng vai trò gì trong nền kinh tế xã hội. Các
ngành nghề trong lĩnh vực làm đồ trang sức bằng vàng, ngọc châu… tuy phát triển
nhưng chủ yếu để nhằm phục vụ cho đời sống xa hoa của vua chúa.
Thương nghiệp Mã Lai trong đoạn này, hết sức phát triển. Nếu trong thế kỉ
XV, dưới tác động của những thương nhân Ả Rập đã làm tăng lên nhanh chóng mối
quan hệ thương mại giữa các tiểu quốc Mã Lai với khu vực Tây Á, Địa Trung Hải
thì trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, sự có mặt của các thương nhân châu Âu ở
một số tiểu quốc Malyaa đã góp phần giúp nền thương nghiệp Mã Lai hội nhập vào
lộ trình thương mại quốc tế. Trong đó, một số cơ sở thương mại của người Bồ Đào

Nha thế kỉ XVI, của Hà Lan thế kỉ XVII, của Anh thế kỉ XVIII đã được thành
thành lập ở các tiểu quốc Malaya. Tuy nhiên, sự phát triển này chỉ khu hẹp trong
một số rất ít các tiểu quốc hải đảo có vị trí địa lí thuận lợi, về cơ bản nền kinh tế bán
đảo Malaya lúc bấy giờ vẫn là nền kinh tế tế phong kiến tự nhiên.
Về mặt xã hội, đời sống nhân dân rất khó khăn. Sự bóc lột nặng nề của giai
cấp thống trị thông qua chế độ thuế khóa hết sức nặng nề cùng những quan hệ rằng
buộc phong kiến phức tạp đã làm cho đời sống của người nông dân ngày càng
nghèo khổ. Bên cạnh đó, những gánh nặng phí tổn của các cuộc chiến tranh liên
miên đề đổ lên đầu của người nông dân và thợ thủ công. Do vậy đã làm cho các

20


mâu thuẫn trong xã hội lên cao, gây tác hại lớn cho việc phòng thủ đất nước. Bên
cạnh đó, sự tồn tại của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau trên các tiểu quốc
Malaya cũng làm cho tình hình xã hội ở đây thêm phức tạp.
Trong suốt thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, trong lộ trình tìm kiếm thị trường
thuộc địa của các nước phương Tây ở thế giới trù phú phương Đông, bán đảo
Malaya với vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm
của các nước phương Tây. Trước nguy cơ tiềm ẩn to lớn đó, các tiểu quốc Malaya
vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ mối đe dọa to lớn từ các nước phương Tây mà
vẫn còn xem nặng những nguy cơ tiềm ẩn từ các thế lực phong kiến ở Xiêm,
Indonesian và các thế lực ngoại bang khác, chính đặc điểm này cùng với sự suy yếu
của các tiểu quốc Malaya đã tạo điều kiện cho các nước phương Tây xâm nhập và
nhanh chóng thết lập được phạm vi ảnh hưởng của mình trên bản đồ chính trị của
thế giới Mã Lai. Trong quá trình đó, Anh tuy là nước thiết lập được ảnh hưởng của
mình ở Mã Lai muộn hơn so với Bồ Đào Nha và Hà Lan nhưng với tiềm lực sẵn có
cùng những tính toán và bước đi khéo léo của mình, người Anh đã tạo ra được
những mối quan hệ có ảnh hưởng có lâu dài và bề vững hơn hẳn hai đối thủ trên ở
thế giới Mã Lai.

Như vậy, xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của Anh và các tiểu quốc
Malaya trong mối tương quan giữa việc đáp ứng những nhu cầu phát triển của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh và việc giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh ở các
tiểu quốc Malaya, đã tạo ra những tiền đề quan trọng trong việc đặt nền tảng cơ bản,
bước đầu cho mối quan hệ giữa Anh và tiểu quốc Malaya trong nửa cuối thế kỉ
XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX. Và khi đặt mối quan hệ này trong bối cảnh chung
của khu vực Đông Nam Á và châu Âu lúc bấy giờ,ta dễ dàng nhận thấy tính tất yếu
( xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết của ) và phù hợp với xu thế của mối quan hệ
này. Bởi trên thực tế nó đã phản ánh một cách sinh động cuộc chạy đua tranh giành
thị trường thuộc địa giữa các nước phương Tây ở các nước châu Á, châu Phi và
châu Mĩ.

21


Chương 2
QUAN HỆ CỦA ANH VÀ CÁC TIỂU QUỐC MALAYA TỪ NỬA SAU THẾ
KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX
2.1. Khái quát mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ giữa thế
kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Từ cuối thế kỉ XVI, nước Anh đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch xâm chiếm thuộc
địa. Để nâng cao hơn nữa hiệu qủa của các hoạt động xâm chiếm thuộc địa, vào
năm 1600 công ty Đông Ấn Anh được thành lập (EIC) với sứ mệnh thay mặt chính
phủ Anh đảm đương công việc hệ trọng này. Trong lộ trình khám phá phương Đông
của EIC, từ giữa thế kỉ XVII cho đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh cũng đã đặt
chân đến một số tiểu quốc ở Malaya và thiết lập được một số nền tảng bước đầu
trong quan hệ với một số tiểu quốc ở đây. Tuy nhiên trong giai đoạn này, quan hệ
của Anh và các tiểu quốc Malaya là hết sức mờ nhạt. Sự mờ nhạt này có thể được lí
giải từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, về phía người Anh, trong giai đoạn này những hiểu biết của họ về

khu vực Đông Nam Á cũng như bán đảo Malaya là không nhiều. Các chuyến hành
trình đến Đông Nam Á của người Anh trong thời gian này bên cạnh mục đích tìm
kiếm thị trường còn mang dấu ấn của sự tìm tòi, khám phá thêm về tri thức Đông
Nam Á. Liên quan đến các vấn đề như vị trí địa lí, lịch sử cũng như con người nơi
đây để giúp người Anh có thể tiếp cận một cách hiệu quả hơn đối với các hoạt động
thương mại tại khu vực này. Do vậy, EIC vẫn chưa thật tự tin để mạn dạn đầu tư vào
việc xâm nhập đối với khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, ở giai đoạn này, trong tầm
nhìn chiến lược của mình, người Anh đã chú trọng hơn các hoạt động buôn bán với
Ấn Độ, Trung Quốc và chưa định hướng cho mình một chiến lược lâu dài ở khu vực
Đông Nam Á nói chung và bán đảo Malaya nói riêng. Mặc khác, tiềm lực nước Anh
lúc bấy giờ tuy đã được củng cố hơn so với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa đủ
mạnh để có thể đánh bại hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh thương mại khác tại khu
vực Đông Nam Á cũng như ở bán đảo Malaya – nơi mà người Hà Lan và một số
nước đã thiết lập được cho mình một phạm vi ảnh hưởng nhất định.
Thứ hai, về phía các tiểu quốc Malaya, với tầm ảnh hưởng của người Hà Lan
đối với các tiểu quốc Malaya trong suốt thế kỉ XVII đã hạn chế phần nào quyền lực

22


của các tiểu quốc này. Lo ngại về sự can thiệp của Hà Lan, các tiểu quốc Malaya
cũng khó lòng tiếp nhận những hoạt động thương mại của Anh tại vùng lãnh thổ của
mình.
Trên thực tế, trong buổi đầu gặp gỡ giữa EIC và một số tiểu quốc ở Malaya từ
giữa thế kỉ XVII, một số thỏa thuận về mặt thương mại đã bước đầu được manh nha
trong quan hệ kinh tế giữa EIC và các tiểu quốc Malya.
Nhận thấy được vị trí chiến lược quan trọng của eo biển Malacca trong lộ trình
thương mại quốc tế, người Anh có ý định giành quyền thương mại trên eo biển này.
Để hiện thực hóa được tham vọng đó, năm 1647, EIC đã yêu cầu Vương quốc
Johore cho phép họ được tự do buôn bán ở đây. Tuy nhiên, do không nhận được một

sự cam kết nào về mặt quân sự từ phía EIC và lo ngại về sự can thiệp người Hà Lan
nên Hồi vương đã từ chối. Và trong khuôn khổ quyền hạn cho phép của mình, Hồi
vương Johore đã đồng ý cho người Anh đậu tàu thuyền tạo các cảng của mình và
trao đổi hàng hóa với mức thuế là 5%.
Sau Johore, tại Kedah những mầm mống trong quan hệ thương mại của EIC
bắt đầu được thiết lập. Vào năm 1660, EIC đã cùng hợp tác với các thương gia Ấn
Độ lập lại đại diện thương mại tại Kedah, đồng thời năm 1669 xây lại văn phòng
mới [3, tr. 63].
Tuy vậy, những tiền đề ban đầu trong quan hệ thương mại đó giữa EIC và các
tiểu quốc Johore, Kedah về sau đã không được duy trì. Chính sự cạnh tranh quyết
liệt của người Hà Lan và các hãng buôn tư nhân khác của nước Anh tại các tiểu
quốc Malaya cùng với những hoạt động thương mại chưa đem lại kết quả như mong
muốn của EIC đã khiến người Anh không còn thiết tha cho việc đầu tư vào các đầu
mối thương mại tại bán đảo Malaya nữa để tập trung mở rộng buôn bán với Trung
Quốc và Ấn Độ - những đối tượng thương mại được EIC đánh giá cao hơn. Đến
cuối thế kỉ XVII những cơ sở kinh tế thương mại này đã không còn tồn tại nữa.
Đến giữa thế kỉ XVIII, khi nước Anh đã vươn lên và trở thành nước có nền
công nghiệp phát triển nhất châu Âu, trước những yêu cầu ngày càng tăng của nền
sản xuất trong nước, cùng với những kinh nghiệm có được trong bước đầu chinh
phục Ấn Độ, người Anh đã quay trở lại Đông Nam Á. Trong bối cảnh mới đó,
người EIC đã quan tâm hơn đến việc tìm kiếm một cơ sở đồn trú đặt nền tảng bước
đầu cho việc thúc đẩy thương mại của Anh ở Đông Nam Á. Tuy nhiên trong lộ trình

23


mới này, khu vực eo biển Malacca cùng các tiểu quốc Malaya vẫn không nằm trong
tầm ngắm của EIC. Do trong thời gian này, người Hà Lan đã bám rễ khá chắc tại
khu vực này, để tranh xung đột với người Hà Lan, EIC chỉ tập trung xây dựng các
cơ sở thương mại và phòng thủ của mình ở những địa điểm mà ở đó, tầm ảnh hưởng

của người Hà Lan không nhiều. Vì vậy, quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya
trong suốt thời gian này bị bỏ ngõ. Có chăng chỉ là những hoạt động kinh doanh
đơn lẽ của các công ty tư nhân ở Anh với một số tiểu quốc ở bán đảo Malaya.
Như vậy, trong suốt từ nửa cuối thế kỉ XVII cho đến nửa đầu của thế kỉ XVIII,
quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya đã được thiết lập trong khuôn khổ của
những hoạt động thương mại. Nhìn chung, mối quan hệ này mang nặng về hình
thức và chưa có chiều sâu, những cam kết mà hai bên đạt được chỉ dừng lại ở những
thỏa thuận mang tính nhất thời chứ chưa có một văn bản hay cơ sở pháp lý nào để
ràng buộc và đảm bảo cho sự tồn tại của mối quan hệ này. Chính sự lỏng lẻo này đã
làm cho những nền tảng bước đầu trong quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya
không có nhiều điều kiện để phát triển và nhanh chóng tàn lụi trong thời gian sau
đó. Sự bỏ ngõ này trong quan hệ của Anh với các tiểu quốc Malaya kéo dài từ cuối
thế kỉ XVII cho đến nửa đầu thế kỉ XVIII, mãi cho đến nửa cuối của thế kỉ XVIII
với những hoạt động kinh doanh lớn của Công ty Đông Ấn Anh với Trung Quốc, đã
làm sống dậy giá trị và tầm quan trọng của hoạt động thương mại ở bán đảo
Malaya.
2.2. Quan hệ của Anh với các tiểu quốc Malaya từ nửa cuối thế kỉ XVIII
đến nửa đầu thế kỉ XIX
Vào những năm 60, 70 của thế kỉ XVIII, những cơ sở thương mại mà người
Anh thiết lập được ở khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỉ XVIII đã bị phá
hủy hoặc phải trao trả lại cho người Tây Ban Nha. Thực trạng đó, đã khiến người
Anh trở nên sốt sắng tìm kiếm các thương điếm thương mại then chốt của họ ở
Đông Nam Á. Đặc biệt, vào giữa thế kỉ XVIII, trước những yếu tố mới phát sinh từ
cuộc cách mạng thương mại diễn ra ở Ấn Độ Dương, người Anh đã chuyển sự chú ý
của mình đến bán đảo Malaya – nơi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong
con đường thương mại từ Trung Quốc đến Ấn Độ, để tìm kiếm ở nơi đây “một hải
cảng mà có thể kết hợp lợi thế của một trạm sữa chữa tàu thủy và của một trung tâm

24



thương mại cho quần đảo Mã Lai, và đồng thời nằm trên đường biển chủ yếu tới
Trung Quốc” [1, tr. 734].
Trong bối cảnh mới đó, quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya đã được
thiết lập và xúc tiến một cách mạnh mẽ hơn so với thời kì trước, với những sự biến
đổi lớn cả về nội dung lẫn hình thức.
2.2.1. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực kinh tế từ
nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX
Kinh tế là một trong những lĩnh vực then chốt được người Anh đặc biệt chú ý
trong quan hệ với các tiểu quốc Malaya. Bởi trên thực tế, thương mại chính là động
lực, là con đường mà người Anh đã xâm nhập và thiết lập mối quan hệ với các tiểu
quốc ở đây nhằm tìm kiếm và xây dựng ở bán đảo Malaya những cơ sở thương mại
chiến lược để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trong lộ trình thương mại từ
Ấn Độ đến Trung Quốc.
Sau những nổ lực tìm kiếm của mình, trong những năm từ nửa cuối thế kỉ
XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, người Anh đã tìm thấy được những địa điểm lí tưởng
ở bán đảo Malaya để xây dựng ở đây các trạm trung chuyển thương mại trên tuyến
đường biển từ Ấn Độ tới Trung Quốc. Trong đó đáng lưu ý hơn cả là bán đảo
Penang của tiểu quốc Kedah và bán đảo Singapore thuộc phạm vi ảnh hưởng của
tiểu quốc Johore. Để nhanh chóng nắm giữ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các
hoạt động thương mại ở những địa điểm này, người Anh đã đáp ứng một số quyền
lợi kinh tế cho các Hồi vương Kedah, Johore và khéo léo tận dụng những mâu thuẫn
nội tại của các tiểu quốc Malaya để buộc các Hồi vương này thông qua những bản
hiệp ước khẳng định quyền làm chủ và các đặc quyền kinh tế của người Anh tại các
đảo Penang, Singapore.

25



×