Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

ứng dụng CNTT trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.21 KB, 9 trang )

Đề tài:

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông
tin trong giáo dục

Nhóm 2: - Ninh Ngọc Diệp
- Lê Văn Duy
- Giáp Công Đạt
- Diệp Thị Giang
- Tạ Thị Hà


1. Ứng dụng CNTT trong giáo dục
1.1 Ứng dụng CNTT trong dạy học
1.1.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy
học là soạn thảo giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm soạn
thảo giúp cho giáo viên soạn thảo giáo án, trong đó phần mềm
thông dụng nhất hiện nay là MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng
MS word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viên
cần nắm thêm một số tính năng nâng cao: Chèn tự động đoạn
văn bản, lưu vết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn
giản.


1.1.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án
Ngoài ra, tùy theo đặc thù môn học giáo viên có thể biết một số
phần mềm bổ trợ:
- Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad,
Sketpad, Latex
- Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh:


Novoasoft Science Word 6.0
.
Một trong các phần mềm soạn thảo bản trình chiếu điện tử
thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường
dùng là MS PowerPoint. Để có thể soạn được các bản trình
chiếu điện tử chất lượng tốt, giáo viên có thể tìm hiểu thêm một
số tính năng nâng cao của PowerPoint: Chèn video clip, chèn
âm thanh, tạo ảnh động...


1.1.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và
nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc
biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không
sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.
Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã cung cấp cho
chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu
projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các
phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương
tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ phương tiện dạy học,
trong đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay.
Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi
sử dụng nó.


1.1.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng
Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board vào dạy học
là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máy
tính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy
học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữ viết,…

Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học là nhiều trường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng
công nghệ thông tin vào việc đánh giá giờ dạy của giáo viên.
Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để giáo
viên khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất
lượng bài dạy.


1.1.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu
Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng
các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek,
socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và
hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với giáo viên, ngoài
việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết
khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…
Để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều
kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh,
biên tập video, lồng tiếng…nhưng không phải giáo viên nào
cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai
thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ
cho bài giảng của mình.


1.1.4. Ứng dụng trong đánh giá
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng nhiều trong công
tác đánh giá nói chung và đánh giá học sinh, cán bộ nói riêng
nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ, thống kê, tính toán, sắp
xếp, lọc dữ liệu…
Giáo viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh
một cách chính xác, khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra

bằng máy tính. Hiện nay, hiện nay một số môn thi đại học đã
chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độ chính
xác gần như tuyệt đối. Ở nhiều trường đã sử các phần mềm thi
trắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho học sinh.


1.1.4. Ứng dụng trong đánh giá
- Việc sử dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trong đánh giá
kết quả học tập của học sinh mang lại những lợi ích cơ bản
sau:
- Thuận tiện trong việc tạo đề thi.
- Cho kết quả chính xác, khách quan.
- Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác.
- Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần.
- Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn bộ
chương trình trong một khoảng thời gian ngắn.


1.1.5. Ứng dụng trong học tập của học sinh
Công nghệ thông tin và truyền thông cũng hỗ trợ rất tốt
cho việc học tập của học sinh dưới nhiều hình thức:
- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet.
- Tham gia các lớp học qua mạng.
- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc
nghiệm.
- Chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn.
- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)
-…




×