Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

2014_12-goi-y-cach-ghi-so-theo-doi-chat-luong-giao-duc-va-vo-hoc-sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.2 KB, 7 trang )

GỢI ÝCÁCH GHI NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA SỔ THEO
DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ SỔ CHỦ NHIỆM
Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về
mứcđộ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác.
Nguyên tắclà 100% học sinh được đánh giá thường xuyên trong tháng. Tuy
nhiên, căn cứ vào sốlượng học sinh, kết quả đạt được ở các nội dung đánh giá
của học sinh trong lớp để giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ
theo dõi chất lượng giáo dục.
Giáo viên bộ môn không nhất thiết tháng nào toàn bộ học sinh cả lớp
cũngđược giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những
học sinh cóthành tích, tiến bộ nổi bật hoặc chưa hoàn thành (chưa đạt) ở một số
nội dung đánhgiá thì được nhận xét nhiều hơn. Cần chú ý nhận xét vào những
thời điểm phù hợpvới mỗi học sinh nhằm động viên, khuyến khích tính tích cực,
tạo sự chuyển biếntrong mỗi học sinh để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhưng cuối
năm học đảm bảo tấtcả mọi học sinh đều được ghi nhận xét. Giáo viên chủ
nhiệm đảm bảo nhận xét hết tấtcả các học sinh trong tháng.
* Chữ viết giáo viên phải đúng mẫu, đúng kích thước, rõ ràng, dễ đọc,
khôngviết tắt.Từ quá trình theo dõi thường xuyên, hàng tháng giáo viên ghi
những nhận xét nổi bật, ví dụ :
1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục:
Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Cộng trừ còn chậm
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Đọc chậm và nhỏ.
+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nội
dungđoạn truyện, em còn biết sử dụng cả cử chỉ, điệu bộ, lời nói khi kể.
+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Đọc to, rõ ràng, tuy nhiên phát
âm chưa đúng các từ ngữ có âm đầu l/n.
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Còn quên nhớ khi thực hiện phép
cộng cónhớ trong phạm vi 100.
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Trình bày bài toán bằng một phép
cộngcòn chậm.


+ Hoàn thành nội dung các môn học, khi thực hiện các phép tính chia cho
sốcó hai chữ số còn chậm. chưa biết cách ước lượng khi chia.
+ Cần đọc lại các bài tập đọc trong tháng để luyện đọc đúng. Các tiếng có
âms/x; l/n; dấu hỏi dấu ngã con phát âm sai.
+ Chưa giải được bài toán có lời văn bằng một phép cộng, chưa nắm được
cầnthực hiện phép tính gì và thực hiện như thế nào.
+ Còn lúng túng khi giải bài toán bằng một phép trừ và khi thực hiện
phépcộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 +4; dạng 36 + 24.
1


+ Thực hiện chưa thành thạo các phép đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng,
diệntích.
+ Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đôi lúc chưa chính xác.
+ Hoàn thành tốt các nội dung chương trình của từng bài trong tháng song
trìnhbày bài trong vở chưa cẩn thận.
2. Nhận xét về năng lực:
(Điều 8)( Nhận xét về một vài nét nổi bật của học sinh)
Gồm 3 tiêu chí:
a) Tự phục vụ, tự quản:
- Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành công
việc được giao
.- Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi
đếnlớp.
- Có ý thức tự phục vụ.
- Chuẩn bị đủ và biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
.- Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp…
b) Giao tiếp và hợp tác:
- Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.

- Chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình
trongnhóm, trước lớp.
- Có sự tiến bộ khi giao tiếp/nói to rõ ràng/đã thắc mắc với cô giáo khi
khônghiểu bài/…
c) Tự học và giải quyết vấn đề:
- Khả năng tự học tốt.
- Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập
- Bước đầu biết tự học
- Biết tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập
3. Nhận xét về phẩm chất
(Điều 9) Nhận xét về một hoặc một số biểu hiện nổi bật về sự hình thành
và phát triểnphẩm chất của học sinh, ví dụ:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: Tích cực
thamgia các hoạt động của nhóm/lớp; Biết làm việc phù hợp ở nhà/thích đá bóng
(múa,hát, vẽ)…
2


- Tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm: Biết nhận lỗi/sửa lỗi/tự tin trao đổi
ýkiến của mình trước tập thể/mạnh dạn nhận và chịu trách nhiệm về những việc
mình đã làm…
- Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nhặt được của rơi tìm người trả lại/chấp
hànhnội quy trường, lớp…
- Tình cảm, thái độ: Yêu quý bạn bè (cha, mẹ, ông, bà, thầy, cô)/kính
trọngngười lớn tuổi/ biết giúp đỡ mọi người/cởi mở, thân thiện; yêu trường, yêu
lớp, yêuquê hương … Lưu ý: Kết quả và nhận xét bài kiểm tra định kì được ghi
vào phần “Nhận xét thường xuyên” của tháng kết thúc học kì I và cuối năm học.

NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA GV MÔN MĨ THUẬT
1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục: Ghi

nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:
+ Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Chưa quan sát kĩ
mẫu đểvẽ đúng hình dáng chung của mẫu.
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài trong tháng. Rất sáng tạo
trong vẽtranh đề tài.
+ Hoàn thành khá các nội dung của từng bài trong tháng. Biết cách quan
sátmẫu và thể hiện tốt bài vẽ.
+ Hoàn thành các nội dung của các bài trong tháng. Có năng khiếu vẽ,
hình vẽđẹp, cân đối.
+ Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Sắp xếp bố cục bài
vẽchưa cân đối.
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài học trong tháng. Nhận biết
đượcbức tranh theo cảm nhận của riêng mình.
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài trong tháng. Hình vẽ đẹp, cân
đối.Màu sắc tươi vui, có đậm nhạt.
+ Chưa phân biệt được ba sắc độ đậm nhạt. Chưa chú ý lắng nghe cô giáo
vàcác bạn nêu cách nhận biết ba sắc độ của màu.
+ Chưa biết vẽ tranh theo đề tài. Chưa hiểu nội dung của đề tài và chưa
tậptrung trong nhóm vẽ để cùng bạn hỗ trợ lẫn nhau.
+ Chưa vẽ ra đặc điểm của mẫu, hình vẽ chưa cân đối. Chưa quan sát kĩ
mẫuvà vẽ cho cân đối.
2. Nhận xét về năng lực: ( Điều 8)( Nhận xét về một vài nét nổi bật của
học sinh)
Gồm 3 tiêu chí: Có thể nhận xét một trong các ý nhỏ của từng tiêu chí
hoặc kếthợp cả ba tiêu chí. ( Nên ngắn gọn)
a) Tự phục vụ, tự quản:
3


+ Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ

+ Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành
côngviệc được giao.
+ Hay quên sách vở đồ dùng học tập. Thường xuyên không kiểm tra lại
mọithứ trước khi đến lớp.
b) Giao tiếp và hợp tác:
+ Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám
đông.
+ Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
+ Chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Tự tin hơn nói, bày tỏ ý kiến của mình
trongnhóm, trước lớp.
c) Tự học và giải quyết vấn đề:
+ Khả năng tự học tốt.
+ Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
3. Nhận xét về phẩm chất ( Điều 9): Cách làm giống như phần nhận
xét năng lực.
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
d) Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê
hương.

NHẬN XÉT THEO THÁNG CỦA GV MÔN ÂM NHẠC
1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục: Ghi
nộidung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài trong tháng. Biết thể hiện tình
cảmcủa mình vào bài hát.
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài trong tháng. Mạnh dạn, tự tin
thểhiện bài hát.
+ Hoàn thành tốt các nội dung của từng bài. Biết thể hiện sắc thái tình
cảm của bài hát kết hợp với gõ đệm nhịp nhàng chính xác.

+ Hoàn thành các nội dung của từng bài trong tháng. Chưa mạnh dạn tự
tin tthể hiện bài hát trước lớp.
+ Hoàn thành các nội dung của từng bài học. Đôi chỗ hát chưa rõ lời.
Chưa chú ý lắng nghe cô giáo và các bạn để hát cho rõ lời.

4


+ Hoàn thành khá các nội dung của từng bài học. Tuy nhiên động tác phụ
họachưa phù với nội dung bài hát.
+ Chưa hát đúng theo giai điệu lời ca, kết hợp gõ đệm chưa chính xác.
Chưalắng nghe cô giáo và các bạn để thể hiện chính xác hơn.
+ Hát đúng giai điệu lời ca nhưng gõ đệm theo bài hát theo nhịp chưa
chínhxác.
2. Nhận xét về năng lực: ( Điều 8) 4( Nhận xét về một vài nét nổi bật của
học sinh)
Gồm 3 tiêu chí: Có thể nhận xét một trong các ý nhỏ của từng tiêu chí
hoặc kếthợp cả ba tiêu chí. (Nên ngắn gọn)
a) Tự phục vụ, tự quản:
+ Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
+ Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp. Luôn cố gắng hoàn thành
côngviệc được giao.
b) Giao tiếp và hợp tác:
+ Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước đám
đông.
+ Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
+ Chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn rụt rè khi bày tỏ ý kiến của mình
trongnhóm, trước lớp.
c) Tự học và giải quyết vấn đề:
+ Khả năng tự học tốt.

+ Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
3. Nhận xét về phẩm chất (Điều 9): Cách làm giống như phần nhận
xétnăng lực.
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
d) Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê
hương.

5


GỢI Ý CỤ THỂ CÁCH GHI VỞ HỌC SINH
1. Cách ghi nhận xét thường xuyên trong vở học sinh:
Cấu trúc của nhận xét thường xuyên gồm hai phần:
- Phần nội dung nhận xét: Phải bám sát nội dung bài học và nêu được
nhữngnội dung về kiến thức, kỹ năng các môn học, hoạt động giáo dục đã hoàn
thành hoặcchưa hoàn thành; năng lực, phẩm chất học sinh đã đạt hoặc chưa đạt.Phần biện pháp hỗ trợ: Là những lời khuyên, gợi ý chỉ dẫn, hỗ trợ, giúp đỡhọc
sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ hoặc tiếp tục bồi dưỡng
nângcao đối với những học sinh có năng khiếu.
- Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu
“Đ”bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng (đối với môn Toán) cùng với lời
khen, nhận xét (có đủ cấu trúc gồm 2 phần: thực trạng và hỗ trợ)
Phần a) Kiến thức, kỹ năng:
+ Em giải toán có lời văn rất tốt, em cần giữ vở sạch hơn.
+ Biết đặt tính đúng, em cần viết số đẹp hơn.
+ Em đã thực hiện tốt phép tính, cần làm bài nhanhh hơn.
+ Em đọc số đúng, cần nói to và rõ ràng hơn;
+ Em viết chữ có tiến bộ, cần bao vở và dán nhãn lại cho đẹp
+ Thực hiện chưa thành thạo các phép đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng,

diệntích. Cần làm thêm bài tập về cách đổi các đơn vị đo này.
+ Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đôi lúc chưa chính xác. Cần học
lại bàivà làm thêm bài tập để phân biệt tốt hơn.
+ Đã vẽ được tranh theo đề tài được giao nhưng vẽ màu chưa hợp lí. Nên
chọnmàu sắc có sắc độ đậm, nhạt để tô vào bài.
+ Đã hát thuộc lời ca 2 bài hát song đôi chỗ còn hát chưa rõ lời. Cần chú ý
lấyhơi để hát rõ lời
.+ Thực hiện chưa đúng động tác vươn thở của bài thể dục phát triển
chung.Cần chú ý và tập trung lúc thầy hướng dẫn thực hiện.
+ Đã trả lời được câu hỏi về bản thân. Em cần cố gắng viết nắn nót hơn
nữanhé.
+ Em biết quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời được các câu hỏi. Em cố gắng
diễnđạt thành các câu mạch lạc, rõ ý hơn.
+ Em đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Em cần sử dụng thường xuyên lời
cám ơnhay xin lỗi đúng lúc nhé.
+ Em nói được câu văn về nội dung bức tranh. Nhưng em cần sửa câu văn
chongắn gọn và rõ ý hơn nữa nhé.

6


+ Em nói được lời mời, yêu cầu, đề nghị. Em nên dùng lời mời, yêu cầu
hay đềnghị ngắn gọn hơn nhé.
+ Em biết dựa vào các câu hỏi gợi ý và viết được đoạn văn kể về thầy cô
giáo.Câu văn của em dùng từ hay và rõ ràng. Em cần phát huy.
+ Em biết dựa vào các câu hỏi gợi ý và viết được đoạn văn kể về thầy cô
giáo. Nhưng em dùng từ chưa được hay và rõ ý.
+ Em biết dựa vào các câu hỏi gợi ý và viết được đoạn văn kể về thầy cô
giáo.Nhưng em sắp xếp câu còn lủng củng. Em cố gắng đọc kỹ yêu cầu bài và
sắp xếp câu cho hợp lý nhé!

Phần b) Năng lực:
+ Em đã biết soạn sách vở, cần giữ vở sạch và đẹp hơn.( vừa nhận xét về
nănglực nhưng vừa nhận xét về VS-CĐ)
+ Em có nhiều cố gắng trong hợp tác với bạn, cần nhanh nhẹn hơn.
+ Em chưa chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, cần nghe và ghi nhớ lời cô
dặndò.
+ Em nói được câu văn về nội dung bức tranh. Cố gắng nói to và rõ ràng
hơnnữa nhé.
+ Em đã biết tự học, biết dựa vào các câu hỏi gợi ý và viết được đoạn văn
kểvề thầy cô giáo.
+ Em chưa nói được lời yêu cầu. Em cần giao tiếp với bạn bè nhiều hơn.
Phần c) Phẩm chất:
+ Chăm-ngoan, cần mạnh dạn hơn.
+ Em biết đoàn kết, hòa đồng với bạn, cần năng động hơn trong các hoạt
động.
+ Em nói được câu văn về nội dung bức tranh. Nhớ mạnh dạn và tự tin
hơn nữanhé.
+ Em biết dựa vào các câu hỏi gợi ý và viết được đoạn văn. Nếu em Em
thểhiện tình cảm của mình thì bài văn sẽ hay hơn.
* Nhận xét về vở sạch, chữ đẹp: (TLV lớp 2)
+ Em đã biết quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời được các câu hỏi. Em cần viết
chữnắn nót hơn.
+ Em đã viết được đoạn văn, đủ ý, rõ ràng khi kể về ông, bà. Em cần giữ
vởsạch hơn và bớt bôi xóa nhé!
Một số lưu ý:
* GV ghi lời nhận xét cuối mỗi bài học, không ghi ở lề đỏ
* Chữ viết giáo viên phải đúng mẫu, đúng kích thước, rõ ràng, dễ đọc,
khôngviết tắt.
7




×