Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Sáng tác nôm của đoàn thị điểm, hồ xuân hương từ góc độ giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.63 KB, 94 trang )

SÁNG TÁC NƠM CỦA ĐỒN THỊ ĐIỂM, HỒ XN HƯƠNG
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI
PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
I.1 Về khoa học cơ bản
“Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống con người”. Đó là đặc trưng và
cũng chính là tun ngơn chân chính của nghệ thuật ngơn từ. Văn học giúp con
người gửi gắm tâm sự, nói lên những khát khao chính đáng, đào sâu vào bản ngã
để khám phá thế giới tâm hồn phức tạp nhiều tầng bậc của hai tiếng thiêng liêng:
Con Người. Từ góc nhìn lý luận đó, nghiên cứu văn học từ góc độ giới là hướng
nghiên cứu tiếp cận tác phẩm dựa trên những đóng góp của tác giả trên hành
trình khẳng định chân lý mang đậm tính nhân văn: “Tất cả những gì thuộc về con
người đều cao quý”. Đây là một hướng nghiên cứu mới, có nhiều thành tựu và
vẫn là hướng nghiên cứu còn nhiều triển vọng. Nghiên cứu về giới trong văn học
bao gồm cả sáng tác của tác giả nam và tác giả nữ, tuy nhiên sáng tác của tác giả
nữ được coi là mảng thể hiện rõ nét khía cạnh giới hơn cả, đồng thời mang đến
nét đặc sắc riêng cho văn học.
Thế kỉ XVIII với những biến đổi to lớn về chính trị xã hội đánh dấu sự ra đời
và phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học đã tạo điều kiện
cho chủ đề người phụ nữ vốn là nội dung chính được quan tâm trong thơ ca từ
bao đời nay trở thành trung tâm của văn học, thu hút đông đảo lực lượng sáng
tác. Nguyễn Lộc trong “Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ
XIX” đã nhận xét:“ Hình như đã trở thành một quy luật phổ biến là bất cứ một
nền văn học nào khi ra đời một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì vấn đề người
1


phụ nữ lại được đặt lên hàng đầu” (79). Thời kì này hầu như tác giả nào ít nhiều
cũng viết về người phụ nữ, bất kể là tác giả nam hay nữ: từ Nguyễn Du, Phạm


Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm đến Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn
Phúc và rất nhiều những cái tên khác (theo Nguyễn Lộc)… Trong đó, chúng tơi
đặc biệt lưu ý đến nhóm sáng tác của các tác giả nữ với 2 gương mặt tiêu biểu:
Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương. Nghiên cứu những tác phẩm của các tác giả
này dưới góc nhìn giới là một vấn đề mới mẻ, có thể giúp tìm ra điểm chung của
2 phong cách và gương mặt thơ mang những hương sắc khác nhau này, đồng
thời hiểu được những tâm tư tình cảm của hai tác giả đại diện cho tiếng nói của
phái nữ dựa trên cơ sở lý luận về giới trong văn học.
I.2
-

Về thực tiễn giảng dạy

Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là hai gương mặt thơ quen thuộc được
giảng dạy trong cả chương trình ngữ văn phổ thông và đại học, sau đại học.
-

Trong chương trình trung học phổ thơng, thơ Hồ Xn Hương chiếm một

vị trí khá quan trọng, tuy nhiên lại là một hiện tượng thơ phức tạp và khó tiếp
cận. Đồn Thị Điểm được biết đến như một dịch giả của tác phẩm nổi tiếng
“Chinh phụ ngâm” và đã ít nhiều hình ảnh người phụ nữ trong thơ bà đã được hé
mở làm sáng tỏ với nhiều tâm tư khát vọng thầm kín nhưng chính đáng của phái
nữ. Tuy nhiên điều này mới chỉ được giới thiệu bước đầu qua hai trích đoạn “Sau
phút chia ly” (SGK Ngữ văn 7, tập 1) và “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
(SGK Ngữ Văn 10, tập 2). Việc nghiên cứu sáng tác của Đồn Thị Điểm dưới
góc độ giới là một việc làm có ý nghĩa trong việc bổ sung, hồn thiện hình ảnh
người phụ nữ trong thơ bà, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm tư tình cảm của
nhà thơ nữ thời trung đại.


2


Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, đề tài Sáng tác Nơm của
Đồn Thị Điểm, Hồ Xn Hương nhìn từ góc độ giới sẽ cung cấp một cái nhìn
mang tính lý luận xuất phát từ những lý thuyết nghiên cứu về giới trong văn học
để tìm ra những điểm chung trong sáng tác của các tác giả này; từ đó góp phần
định hướng thêm cho việc giảng dạy cũng như nghiên cứu về hai tác giả nữ nói
trên trong nhà trường.
II.

Lịch sử nghiên cứu
Để có một cái nhìn tồn diện và xác đáng, luận văn sẽ tiến hành kháo sát lịch sử
vấn đề trên 3 nội dung chính có liên quan trực tiếp đến đề tài:
-

Lịch sử nghiên cứu thơ văn Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương

-

Lịch sử nghiên cứu về đề tài người phụ nữ

-

Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học.

II.1

Lịch sử nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà


Huyện Thanh Quan
2.1.1 Lịch sử nghiên cứu thơ văn Hồ Xuân Hương
Chất đằm thắm, tâm sự của người phụ nữ, tính dục trong thơ Hồ Xuân
Hương được nhìn nhận như một biểu hiện của giới là những vấn đề đã được đề
cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu:
- Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế trong Luận đề về Hồ Xuân Hương và Bà
Huyện Thanh Quan nhận xét: “Bất cứ tả một đề tài gì, bà khơng qn đặt cái
bản ngã phụ nữ của mình vào để cho lời thơ thêm ý nhị, duyên dáng” (29)
- Đỗ Đức Hiểu trong Thế giới thơ Nơm Hồ Xn Hương có nhận xét: “Hồ
Xuân Hương hòa đồng cái thiêng liêng với cơ thể người phụ nữ, tức là tiếng nói
của tự nhiên, của bản năng mn thuở của lồi người, của hạnh phúc con người”
[42]. Hay: “Hồ Xuân Hương góp tiếng thơ đầy nhạc, biểu đạt sức sống và cái
3


đẹp của cơ thể, của tấm thân và trái tim rất trẻ của người phụ nữ trong định mệnh
đầy cay đắng” [47]
- Nguyễn Đăng Na trong Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian có viết:
“Xn Hương khơng chỉ ca ngợi cái đẹp tiềm tàng, cái đẹp về nội dung của
người phụ nữ như ca dao, mà còn ca ngợi cái đẹp hài hòa giữa tâm hồn và thể
chất, giữa nội dung và hình thức của họ” [36]
- Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ
XIX đã nhận xét: “Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ, nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh
nghiệm của cuộc đời chung và kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của
mình nhà thơ đứng hẳn về phía những người phụ nữ bị áp bức”. Bên cạnh việc
khẳng định Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, tác giả cịn nhấn mạnh:
“Xn Hương khơng nói đến tồn bộ nỗi khổ của người phụ nữ, Xn Hương
hình như chỉ nói đến nỗi đau khổ có tính chất giới tính của mình” [26]
- Lã Nhâm Thìn trong Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2 nêu rõ:
“Tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xn Hương cịn là tiếng nói tự ý thức

đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới mình” ( )
- Ngơ Gia Võ trong Hồ Xn Hương với dịng thơ Nơm Đường luật trào
phúng cũng đã viết: “Đó là tiếng thơ, tiếng lịng sâu thẳm của một người đàn bà
nhiều khát vọng, lắm khổ đau và rất cô đơn, buồn bã giữa cuộc đời. Người đàn
bà ấy đối diện với chính mình trong nỗi cơ đơn, đem từng tế bào tâm hồn của
mình giãi bày lên trang giấy” [113]
- Nguyễn Đức Khuê trong Tự tình I- bài thơ giàu chất nhân văn, chất người
của Hồ Xuân Hương đã nêu lên một nhận xét mang tính biểu hiện của chất nữ
tính trong bài thơ được nêu: “Nhìn vầng trăng khuyết khơng qn phận mình

4


đang cô đơn, đang trống vắng, ác một nỗi cái chỗ khuyết hun hút của trăng ấy lại
cứ hiển hiện, phô ra như cố ý trêu người chưa ngủ”[67]
- Đinh Thị Phương Thu trong luận văn Thạc sĩ ĐHSP, 2008 “Cảm quan thời
gian và cảm quan không gian trong thơ Hồ Xuân Hương” có đề cập khá nhiều
đến sự tồn tại và những biểu hiện của tính nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: “Cảm
xúc sáng tạo của người nghệ sĩ và cảm xúc nữ tính của người phụ nữ cùng chung
tần số và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng, hòa quyện cùng khát
vọng nhân văn cao đẹp” [48].
- Triệu Thị Hằng trong Báo cáo khoa học, 2008 “Vấn đề tính dục trong thơ Hồ
Xuân Hương” đã chỉ ra những biểu hiện của tính dục thể hiện trong thơ Hồ
Xuân Hương như một bản năng tự nhiên, lành mạnh, mang những ý nghĩa nhân
văn sâu sắc.
- Nguyễn Thị Thành với Khóa luận tốt nghiệp, 2000, “Tâm tư người phụ nữ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”
- Đinh Thị Khang trong “Vấn đề phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” (em khơng
tìm được nguồn tài liệu này thày ạ!)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy biểu hiện về giới trong thơ Hồ Xuân

Hương khá rõ nét, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này
một cách toàn diện và sâu sắc mà mới chỉ đề cập đến hoặc hệ thống những biểu
hiện của giới trong thơ bà như một đặc trưng nội dung.
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu thơ văn Đoàn Thị Điểm
- Thuần Phong trong Chinh phụ ngâm khúc giảng luận đã dành những nhận
xét rất trân trọng với đóng góp của Đồn Thị Điểm trong văn học: “Đến hôm
nay, chưa được 300 năm, đã hai thế kỷ mới, người Việt vẫn còn nhớ bà, khơng
khóc bà như nhà thơ Tiên Điền địi hỏi, nhưng vẫn sung phục tài bà và tự hào với
5


ngọn bút thần tình của bà, bà là một bậc nữ anh hùng đã đem: Phấn son tô điểm
sơn hà/ Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”
- Bùi Hạnh Cẩn trong Văn tuyển Đồn Thị Điểm có viết: “Người ta thường
nhắc tới “thân phận đàn bà” trong thời loạn lạc, vẻ đẹp tình yêu thế tục, nỗi khát
khao được tự do giải phóng khỏi thân phận yếu hèn và niềm mong muốn vơ bờ
bến hạnh phúc gia đình, ốn ghét căm thù chiến tranh trong các tác phẩm của bà”
(Lời nói đầu)
- Nguyễn Thị Thanh Vân trong Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua “Đoàn Thị
thực lục” đã hệ thống hóa và xác nhận lại những thơng tin xoay xung quanh nữ
thi sĩ tài hoa này về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn. Trong đó, cơng trình đã đề cập
đến vấn đề bản quyền của Chinh phụ ngâm khúc và khẳng định: “Đồn Thị
Điểm chính là tác giả bản Chinh phụ ngâm bằng chữ Nơm mà lâu nay nhiều
người cịn nghi vấn” (25), “...toàn bộ khúc ngâm là nỗi niềm âu lo, sợ hãi, trông
đợi của người vợ trẻ, đầm đìa nước mắt hàng ngày, hàng đêm trơng ngóng
chồng trở về” (25)
Qua khảo sát về tác giả Đoàn Thị Điểm chúng tôi nhận thấy nguồn tư liệu về tác
giả không có nhiều, đã có một số cơng trình chun sâu tìm hiểu về tác giả này
tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ giới thì vẫn là một vấn đề cịn bỏ ngỏ.
II.2


Lịch sử nghiên cứu về đề tài người phụ nữ

2.2.1 Chủ đề người phụ nữ trong văn học dân gian
- Nguyễn Thị Thu Hà trong bài viết “Thị hiếu thẩm mĩ của người Việt qua ca
dao” đã nói đến những quan niệm cố hữu của dân gian về vẻ đẹp của người phụ
nữ: “Việc ưa thích vẻ đẹp phụ nữ còn chứng tỏ thị hiếu người xưa là ưa thích vẻ
đẹp yểu điệu, dịu dàng, nữ tính; phù hợp với truyền thống dân tộc hiền hịa, nhân
nghĩa, giàu tình thương, đức hi sinh. Chất “nữ tính” mềm dẻo, uyển chuyển đã
6


tạo cho nền văn học Việt Nam một nét riêng, mang lại cho con người Việt Nam
một vẻ riêng và hơn hết là góp phần duy trì sự sống, sự trường tồn và phát triển
của dân tộc” [11]. Ở đây tác giả đã nhìn nhận tính nữ như một nguồn gốc bản thể
của sự phát triển cũng như tạo cho nền văn học Việt Nam một nét bản sắc riêng.
- Đỗ Thị Kim Liên trong “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới
trong tục ngữ Việt” có đề cập và nhấn mạnh quan niệm về thiên chức và trách
nhiệm gia đình của người phụ nữ: “Quan niệm về thiên chức và trách nhiệm
trong gia đình của người phụ nữ được lưu ý ở thiên chức sinh nở, và dân gian
đánh giá chức năng này qua dáng vẻ bên ngoài của các bộ phận liên quan đến
chức năng sinh nở” [3]
2.2.2 Chủ đề người phụ nữ trong văn học trung đại
- Đặng Thanh Lê trong Nhân vật người phụ nữ qua một số truyện Nơm có
nhấn mạnh việc hình thành hệ thống các tác phẩm viết về người phụ nữ trong
thời kì này như sau: “Đề tài phụ nữ chính là sự chiến đấu của ý thức tiến bộ với
tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến” [114]
- Trần Thị Băng Thanh trong Nhìn qua những tác phẩm viết về đề tài phụ
nữ trong văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có nói đến
đặc điểm của người phụ nữ trong văn học thời kì này: “Văn học Nơm khẳng định

vai trị chủ động, tích cực của người phụ nữ với tình yêu, nêu cao tình cảm đằm
thắm, chung thủy, dám hi sinh cả cuộc đời, tính mạng cho người mình yêu…”
[45]
- Nguyễn Thị Chiến với tác phẩm Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người
phụ nữ trong thơ ca thế kỉ XVIII nửa đầu XIX đề cập một cách trực tiếp đến
sự biểu hiện của tính nữ trong cái nhìn đặc trưng về giới mình: “Chính khi tự bộc
lộ mình, các tác giả đều mang nỗi đau riêng và họ đi tìm sự đồng cảm trong
7


những nỗi đau lớn của người phụ nữ. Nỗi đau nghệ sĩ và nỗi đau của người phụ
nữ trong xã hội đã cộng hưởng và thể hiện thành nỗi đau chung của cộng đồng” [
10]
- Nguyễn Thị Nương trong Hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du lại nói đến cách nhìn của tác giả khi viết về người phụ nữ như một
biểu hiện của sự tồn tại thiên tính nữ trong văn học: “Nguyễn Du đã tái hiện hình
tượng người ca nữ khơng phải bằng cái nhìn bên ngồi bình thản mà từ điểm
nhìn bên trong, từ sự đồng cảm với nỗi đau tinh thần của họ” [14]
2.2.3 Chủ đề người phụ nữ trong văn học hiện đại
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học hiện đại với những thay đổi mới mẻ
về hoàn cảnh xã hội cũng như sự xuất hiện của chủ nghĩa nữ quyền, chủ đề
người phụ nữ được đề cập đến một cách trực tiếp và sâu sắc hơn bao giờ hết dưới
những góc độ tiếp cận mới mẻ, táo bạo.
- Hà Thúy Nga trong Hình tượng nhân vật nữ trong sáng tác Thạch Lam có
nêu lên vẻ đẹp của sự dịu hiền và lịng nhân hậu bao dung chính là những đặc
điểm vốn có của người phụ nữ trong truyện Thạch Lam nói riêng và ở tất cả phụ
nữ mọi thời đại nói chung [38]
- Lê Thị Hương trong Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã
nêu lên những biểu hiện của vẻ đẹp thiên tính nữ và khẳng định: “Người phụ nữ
ở bất kì thời đại nào cũng xuất hiện trước hết trong vai trò người vợ, người mẹ

trong gia đình. Đó là thiên chức thiêng liêng trời phú cho mỗi tâm hồn nữ giới.
Đây cũng là môi trường gần gũi nhất, thân thiết nhất mà thiên tính nữ dễ được
bộc lộ rõ nét nhất” [54]
- Nguyễn Thị Hoa trong Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban,
Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ đã chỉ ra những nét đẹp tâm hồn của người
8


phụ nữ bao gồm: sự hy sinh thầm lặng cứu rỗi kẻ khác, lòng vị tha bao dung và
sự kiêu hãnh, khát vọng tình u hạnh phúc, tiếng nói kì thị và sự thể hiện ý thức
cá nhân [15] Đây là những đặc điểm của người phụ nữ được khái quát qua chính
những tác phẩm của những cây bút nữ viết về giới của mình, là những luận điểm
vững chắc để đi tìm hiểu sâu hơn vào thế giới nội tâm của người phụ nữ.
- Lê Đức Thọ trong bài viết Sức bật mới của các cây bút nữ có nhận xét:
“Những năm đầu của thế kỉ XXI này, văn đàn thêm một lần khởi sắc bởi những
cây bút nữ. Nhờ họ, văn học ngày càng mang thêm diện mạo mới, một đời sống
nhiều giằng co, trắc ẩn và đa đoan” [49]
- Bùi Thị Thủy trong Dấu hiệu nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại
có nhận xét về đặc điểm người phụ nữ trong sáng tác của hai cây bút nữ là
Nguyễn Thị Thu Huệ và Võ Thị Hảo như sau: “Nhân vật nữ trong sáng tác của
Nguyễn Thị Thu Huệ đa phần là những người đàn bà bất hạnh trong tình duyên
và đời sống gia đình. Nhưng hơn bao giờ hết họ ln có thái độ chủ động trong
tình yêu, dám làm tất cả những gì mình khao khát. Họ ý thức rất rõ về hạnh phúc
và luôn đấu tranh để đi đến hạnh phúc ấy” [ 74]
Như vậy qua lịch sử nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học có thể
thấy ở mọi thời đại, người phụ nữ đều hiện lên với hai đặc điểm đó là vẻ đẹp
ngoại hình và vẻ đẹp nội tâm. Tùy từng thời điểm xã hội và đặc điểm giai đoạn
văn học khác sau mà những biểu hiện của hai vẻ đẹp đó khác nhau, tuy nhiên có
thể thấy rằng ở bất cứ thời điểm nào người phụ nữ cũng đi vào văn học với
những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, sự bao dung và lòng trắc ẩn tinh tế, những

suy nghĩ lo toan về tình u, hơn nhân, cuộc sống cùng những khát khao bản
năng rất chính đáng và tha thiết. Đó cũng chính là đặc điểm mang nét đặc trưng

9


riêng của giới được thể hiện rõ nét hơn trong những sáng tác của hai tác giả nữ
luận văn đang đề cập đến.
II.3

Lịch sử nghiên cứu về giới trong văn học

Như trên đã phân tích, nghiên cứu về giới trong văn học là hướng nghiên cứu
mới,
đã đạt được nhiều thành tựu và đã thu hút được rất nhiều cây bút tham gia. Trong
đó có thể kể đến các tác giả:
- Lê Đức Thọ trong Sức bật mới của các cây bút nữ đã nhận xét: “Những cây
bút nữ đã và đang âm thầm tỏa sáng, bày tỏ cách hiện diện trong đời sống bằng
văn chương, tạo nên những nhịp mạch mới cho văn học”[49]
- Nguyễn Đăng Điệp với bài viết Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền
trong văn học Việt Nam đương đại đã ghi nhận những bước đầu về ý thức phái
tính và sự xuất hiện của âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam. Tác giả đã
nhận xét: “Vai trò của phụ nữ đặc biệt được đề cao trong chính thể mới sau
1945 với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam. Đó là tiền đề văn hóa và xã hội
thuận lợi để “văn học nữ tính” có cơ hội phát triển”[10]
- Nguyễn Giáng Hương trong Văn học của phái nữ và một vài xu hướng văn
chương nữ quyền Pháp thế kỉ XX có nhận xét: “dịng “văn học giải phóng”
nêu lên những mong muốn bình đẳng giới của người phụ nữ cũng như những
vấn đề về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản”[16]
- Bùi Thị Thủy trong Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong văn nữ Việt Nam

đương đại có nêu lên “tự xác tín cá biệt nữ” là một luận điểm thể hiện sự bứt
phá của các cây bút nữ trong dòng chảy văn học đương đại: “một mặt các nhà
văn nữ làm trọn thiên chức của mình và mặt khác khẳng định họ thực sự trở

10


thành “chủ thể tư duy, chủ thể trải nghiệm, chủ thể thẩm mỹ” tạo nên “đặc tính
nữ” khu biệt với “đặc tính nam””[53, 63]
- Châm Khanh trong Phụ nữ và văn chương có nêu nhận xét: “Thơng thường,
bằng kinh nghiệm cá nhân, ai cũng biết nam giới và nữ giới khác nhau trong rất
nhiều phương diện, từ cách ăn, cách mặc, cách giải trí đến cảm xúc, cách suy
nghĩ và cách ứng xử trong cuộc sống…Nếu như giữa hai phái tính có một sự
khác biệt sâu rộng đến như vậy thì trong lĩnh vực văn chương chắc chắn họ cũng
có rất nhiều điểm khác nhau”[20]
- Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990 với cái nhìn của một
nhà nghiên cứu nữ đã tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu của bản thân mình với những
nhà thơ nữ: “Thơ trữ tình của các tác giả phụ nữ hơm nay đáng chú ý bởi cách
nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và ước muốn cá nhân. Nhưng ẩn đằng
sau tất cả cái mạnh mẽ dữ dội ấy là ý thức sâu xa về thân phận, về những nỗi
bất hạnh mn đời của kiếp phụ nữ từng có trong thơ xưa”[40]
- Phạm Thị Ngọc Liên qua bài viết Nhục cảm trong văn chương cho rằng:
“Bằng cách viết động chạm đến chuyện cấm kỵ, họ đã tự cởi trói, tự chứng tỏ
rằng trong sáng tác, không nên phân biệt nam hay nữ. Bằng nội tâm phong phú
và nhạy cảm, họ cho rằng họ viết về giới của họ trung thực hơn những gì người
khác giới áp đặt”[30]
- Đinh Từ Bích Thúy có bài Tổng kết về chủ thuyết văn chương nữ quyền đã
nêu: “Sau những chấn động phần nhiều từ phía những nhà văn phái nam về ý
niệm tình dục trong văn chương của các nhà văn nữ, chúng ta vẫn chưa thấy chủ
thuyết phụ nữ được thông hiểu tận tường, trong văn chương Việt ở ngoài nước

cũng như trong đời sống hàng ngày. Nó vẫn có một khn mặt trừu tượng, xa lạ,
với nhiều mảnh vỡ vụn như một bức chân dung đàn bà của Picasso”[51]
11


- Nguyễn Vi Khanh trong bài viết Tản mạn về dục tính và nữ quyền cũng nhận
xét: “Văn chương dục tính có khuynh hướng đi với nữ quyền” bởi lí do “Dục tình
là động lực độc nhất của thế giới ngày nay, viết trở thành hành động tự xác định
của người phụ nữ, trở thành phát ngơn viên chính thức của con người phụ nữ,
tiếng nói chính thức và từ tình dục”[21]
Như vậy qua khảo sát có thể thấy:
- Hình ảnh người phụ nữ là mạch ngầm xuyên suốt trong sáng tác văn học
tất cả các thời đại và đặc biệt được quan tâm ở văn học thế kỉ XVIII.
- Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là những cây bút nữ tiêu biểu trong văn
học trung đại với rất nhiều tác phẩm viết hay, sâu sắc về chính bản thân mình và
giới của mình.
- Nghiên cứu thơ của ba tác giả nữ nêu trên là vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn, nhưng chưa có một cơng trình nào đi sâu tìm hiểu dựa trên
cơ sở lý thuyết về giới trong văn học.
III.

Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Dựa trên những cơ sở lý luận về giới trong văn học, chúng tôi tìm hiểu thơ
Nơm Đồn Thị Điểm và Hồ Xn Hương trên cơ sở chỉ ra những biểu hiện cụ
thể của giới trong sáng tác của hai tác giả. Từ đó, luận văn cung cấp góc nhìn
mới, sâu sắc và hệ thống về sáng tác Nôm của Hồ Xuân Hương và Đồn Thị
Điểm dưới góc nhìn giới, đóng góp thêm tư liệu phục vụ việc giảng dạy trong
trường phổ thông và mở ra hướng phát triển nghiên cứu về giới trong văn học

trung đại.
2. Đối tượng nghiên cứu

12


- Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm in trong Những khúc ngâm chọn
lọc 1,2, NXB Đại học và THCN Hà Nội, 1987
- Thơ Nôm truyền bản Hồ Xuân Hương in trong Hồ Xuân Hương. Thơ,
NXB Văn học, Hà Nội, 1982
3. Phạm vi nghiên cứu
-

Biểu hiện của “giới” trong sáng tác Nôm của hai tác giả nữ qua Thơ Nôm

truyền bản của Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm
IV.

Nghệ thuật biểu hiện vấn đề giới trong sáng tác Nôm của hai tác giả nữ.

Luận điểm cơ bản, đóng góp mới của tác giả
Luận văn cung cấp một cái nhìn hệ thống, có tính lý luận về hướng nghiên
cứu giới trong văn học, từ cơ sở lý luận đó làm sáng tỏ các luận điểm biểu hiện
trong sáng tác Nơm của Đồn Thị Điểm và Hồ Xn Hương. Hướng nghiên cứu
đó sẽ giúp tìm ra những điểm chung của hai tác giả thơ trung đại trên góc nhìn
giới. Vấn đề được triển khai trên những luận điểm cụ thể hóa trong 3 chương
sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về giới trong văn học
Chương 2: Những sắc thái biểu hiện của giới trong sáng tác của hai nhà thơ nữ.
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện giới trong sáng tác của hai nhà thơ

nữ.

V.

Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại những bài thơ Nôm truyền bản của
Hồ Xuân Hương cùng tác phẩm Nôm Chinh phụ ngâm của Đồn Thị Điểm theo
tiêu chí là những biểu hiện giới có trong tác phẩm. Thao tác này giúp người viết

13


có một cái nhìn khái qt và tồn diện đối với đối tượng nghiên cứu, bám sát nội
dung nghiên cứu luận văn đề ra.
2. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu về vấn đề giới
trong văn học. Xuyên suốt luận văn, người viết vận dụng phương pháp so sánh
để tìm ra sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ về mặt sinh lý, tâm lý đến sáng
tạo nghệ thuật, từ đó làm nổi bật đặc trưng riêng của phái nữ trong sáng tác văn
học, thể hiện cụ thể ở sáng tác Nôm của hai tác giả nữ trung đại.
3. Phương pháp liên ngành
Đây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài. Vấn đề giới trong
văn học liên quan đến rất nhiều những kiến thức xã hội học, tâm lý học khác. Để
biết và tìm ra được những biểu hiện của giới trong thơ Nơm Hồ Xn Hương và
Đồn Thị Điểm chúng tôi tiến hành thao tác nghiên cứu liên ngành đối với
những bộ môn sau
+ Xã hội học: tìm hiểu những kiến thức nhất định về tính nữ, giới tính để nắm
được những đặc trưng riêng của phái nữ, từ đó chỉ ra những chi phối của nó thể
hiện trong văn học nói chung và thơ Hồ Xuân Hương nói riêng.

+ Tâm lý học: đi sâu tìm hiểu những vấn đề về tâm lý nữ giới trong thế đối sánh
với tâm lý người nam để tìm ra sự khác biệt, từ đó tìm ra những nét biểu hiện cụ
thể trong thơ Hồ Xuân Hương cũng như lí giải được những biểu hiện đó một
cách khoa học, thuyết phục.

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỚI TRONG VĂN HỌC
I.

Khái niệm “giới”
Để có cách hiểu xác đáng về khái niệm “giới” trong văn học, chúng tôi tiến
hành phân biệt khái niệm đó với các khái niệm liên quan thuộc cùng một địa hạt
– “giới tính”, “tính nữ” và “phái tính”. Tất cả các khái niệm được đưa ra dưới
đây là kết quả của việc tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, trên cơ sở đó sắp xếp trình
bày theo cách hiểu của bản thân; mục đích cuối cùng là để giới thuyết khái niệm
“giới” một cách sáng rõ và dễ hiểu nhất.

I.1 “Giới” và “giới tính”
Về mặt sinh học, cũng giống phần lớn các động vật khác, loài người cũng bao
gồm hai giống chính: giống đực và giống cái. Về mặt xã hội hai giống này tương
đồng với hai giới Nam và Nữ. Trên thực tế, “Giới” và “giới tính” là hai khái
niệm thường đi kèm tuy nhiên chúng không tương đồng.
“Giới tính” được hiểu là sự quy chiếu về những khác biệt giữa thể xác của đàn
ông và đàn bà, do yếu tố sinh học quy định. Tuy thuộc cùng một lồi, nhưng
Nam và Nữ cũng có những khác biệt nhất định về mặt cơ thể, từ vóc dáng, khuôn
mặt, khung xương..., và tiêu biểu là cơ quan sinh sản. Đứa trẻ trong bụng mẹ

được phân định giới tính từ tuần thứ 12 thơng qua sự hình thành cơ quan sinh
sản. Tức là ngay từ khi sinh ra, mỗi người đã được xác định về giới tính dựa trên
những đặc điểm sinh học của cơ thể.
“Giới” là đặc trưng văn hóa, xã hội của đời sống nam và nữ, quy chiếu những
khác biệt khơng mang tính sinh học chẳng hạn như tâm lý, tâm thần, xã hội, kinh
tế, dân số học, chính trị ... giữa đàn ơng và đàn bà. Chính vì vậy, “Giới” mặc dù
15


có liên hệ chặt chẽ với “Giới tính” nhưng nó là do yếu tố văn hóa quyết định.
Điều đó có nghĩa là, nếu như ‘giới tính” được hình thành ngay từ khi chúng ta
cịn trong bụng mẹ thì “nam tính” và “nữ tính” lại khơng phải là những dữ liệu
sẵn có mà phải được lập trình và hướng tới. Nói như Simone de Beauvoir thì
“Người ta khơng sinh ra là đàn bà mà trở thành đàn bà”. Tương tự, đàn ông cũng
vậy. Và mỗi một nền văn hóa lại có một cách định nghĩa và “xây dựng” khái
niệm Nam và nữ cũng như vai trò giới trong đời sống kinh tế và xã hội.
I.2 “Giới” và “tính nữ”
“Tính nữ” ở đây được hiểu một cách đơn giản là những đặc trưng riêng về giới
tính của phái nữ trong thế đối trọng với tính nam. Theo cách lý giải này, “tính
nữ” cũng như “tính nam” là hai vế của giới tính, do giống sẵn có và hồn cảnh xã
hội tác động tạo nên những nét riêng về sinh lý cũng như tâm lý ở hai giới.
Về đặc điểm thể chất sinh lý, cơ thể của nữ giới được cấu tạo khác nam giới
và đặc điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đó chính là những đường cong ở người
nữ tạo nên sự uyển chuyển mềm mại mà ở cơ thể người nam khơng có. Cơ thể
người nam là biểu trưng của một khối hài hòa, vững chắc; cơ thể người nữ là
biểu trưng của sự mềm mại cân xứng. Cũng chính từ những đặc điểm cấu tạo
sinh lý mà từ lâu người ta quan niệm rằng vẻ đẹp của người đàn ông là vẻ đẹp
của cổ thụ, phải xù xì, dầu dãi nắng mưa; còn vẻ đẹp của người phụ nữ là vẻ đẹp
của hương của hoa, phải nâng niu và giữ gìn mới có thể bảo tồn được. Thần thoại
Hy Lạp đã từng ca ngợi vẻ đẹp cội nguồn mẫu tính này của nhân loại: “Thượng

đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run
rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của lồi lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa,
điệu nhẹ nhàng của chiếc lá (…) nặn thành người phụ nữ” [63]. Từ đó có thể
thấy vẻ đẹp hình thể chính là một nét biểu hiện đặc trưng trong tính nữ.
16


Về đặc điểm tâm lý, trong cuốn sách “Tại sao đàn ông không chịu lắng
nghe và đàn bà không thể đọc bản đồ” do nhà Harper Collins xuất bản, nhà tâm
lý học Allan Pease đã chỉ ra những nét khác biệt về tâm lý, sở thích, thái độ của
giới nam và giới nữ như sau: “đàn bà có thể vừa nói vừa nghe, trong khi đàn
ơng chỉ có thể hoặc nghe hoặc nói; bị căng thẳng đàn ơng im lặng, trong khi đàn
bà sẽ trở thành đa ngôn hơn; đàn ông có khả năng định hướng giỏi hơn đàn bà,
trong khi đó đàn bà lại nhạy cảm hơn đàn ơng trong việc đọc các tín hiệu phi
ngơn ngữ”. Chính những sự khác biệt ấy đã làm nên những đặc trưng riêng cho
tính nam và tính nữ, tạo thành hai cực đối trọng duy trì sự phát triển của xã hội.
Những sự khác biệt giữa tính nam và tính nữ được hình thành trên những cơ
sở giống sẵn có và hồn cảnh xã hội chi phối. Trên thực tế do các điều kiện kinh
tế và xã hội và những đặc điểm thuận lợi về sinh lý sức khỏe cho nên từ sự phân
chia lao động đến khả năng tổ chức lãnh đạo, tìm kiếm thủ lĩnh ưu thế đều thuộc
về nam giới từ xưa đến nay. Ngay từ thời xa xưa, nam giới với lợi thế về cơ bắp,
sức khỏe đã có vai trị chủ đạo trong việc săn bắt, trong các cuộc chiến tranh,..
bởi thế vị thế của họ trở thành lực lượng chính, chủ đạo trong sản xuất cịn người
phụ nữ chấp nhận vai trị “phụ thuộc”. Chính những điều này đã chi phối tới việc
nam giới hay nghĩ đến quyền hành, còn nữ giới lại nghĩ đến sự phục tùng và
trách nhiệm, nam giới thích thay đổi cịn nữ giới lại thích sự n ổn, nam giới có
xu hướng quảng giao, gắn kết với bạn bè còn nữ giới ln tập trung cho người
đàn ơng của riêng mình và gia đình. Những điều này dường như đã trở thành quy
ước giới tính, là những đặc trưng riêng biệt để phân định tính nam và tính nữ.
Cũng chính bởi vậy mà vì sao ngay từ khi cịn nhỏ, bé gái thường thích chơi búp

bê và những đồ diêm dúa sặc sỡ, được mẹ dạy là “con gái thì phải dịu dàng nữ
tính”, cịn bé trai lại thích những đồ chơi hình khối, màu sắc đơn giản và được
17


bố dạy là phải mạnh mẽ và “đàn ơng thì khơng được khóc”. Dân gian ta cũng đã
đúc kết sự khác biệt này qua câu tục ngữ “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con
khơn”. Đó là sự biểu hiện của một quy luật rất đơn giản nhưng cũng là một chân
lý “đàn ông và đàn bà sinh ra là đã khác nhau rồi”
Như vậy, “tính nữ” hiểu trong thế đối trọng với “tính nam” chính là biểu hiện
thể hiện đặc trưng của giới.
I.3 “Giới” và “phái tính”
“Phái tính” là khái niệm khá mới mẻ được nhắc đến nhiều trong nghiên cứu về
giới trong văn học những năm gần đây. Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa
ra nhiều cách lý giải về khái niệm này. Có thể hiểu “phái tính” được quy chiếu từ
nhiều tầng bậc:
Ở tầng nghĩa sơ khởi, “phái tính” được đồng nhất với khái niệm “giới tính”, là
sự quy chiếu về những khác biệt giữa thể xác đàn ông và đàn bà, do yếu tố sinh
học quy định.
Ở tầng nghĩa cao, nếu “giới tính” bị quy chế bởi các yếu tố sinh lý và xã hội,
thì “phái tính” cịn hàm chứa trong đó cả sự tự ý thức sâu sắc của chủ thể về giới
tính của mình.
Theo Nguyễn Ngọc Thùy Anh, “phái tính”chính là sự kết hợp giữa giới tính
(cái khách quan) và “lý tính” (cái chủ quan) [11]. Cũng theo cách hiểu này, “phái
tính” được đẩy sang địa hạt của giới nữ. Phái tính được hiểu là tồn bộ những
đặc điểm vốn có và thuộc riêng về phái nữ: mẫu tính, nữ tính, cá tính, dục tính ...
Ở cấp độ này, “phái tính” được đồng nghĩa với “giới”. Chúng tôi xin mượn cách
định nghĩa của Nguyễn Thị Bình để đưa ra cách hiểu: “Phái tính (hay “giới tính”)
là cái được quy định bởi tự nhiên/tạo hóa, gắn với cấu tạo sinh học phức tạp và
bí ẩn của mỗi người. Ý thức về “giới”/“phái” (tính nữ hay tính nam) đó là “ý

18


thức phái tính”. Ý thức nữ quyền có thể xem như biểu hiện mạnh nhất, tự giác
nhất của ý thức nữ tính” [74]
Như vậy, “Giới” được lý giải trong tương quan với các khái niệm liên quan
như sau:
“Giới tính” và “Giới” là hai khái niệm khơng tương đồng. “Giới tính” là cái
sẵn có do yếu tố sinh học quy định, cịn “Giới” là cái phải được lập trình và
hướng tới, do yếu tố xã hội quy định.
“Tính nữ” là biểu hiện thể hiện đặc trưng bản gốc của giới.
“Phái tính” ở nghĩa sơ khởi được đồng nhất với “giới tính”, ở tầng lớp nghĩa
cao hơn nó được đẩy sang gần địa hạt với khái niệm “giới”.
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn giới là cách nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt
trong tư duy, nhìn nhận và thể hiện thế giới quan của cây bút nữ với cây bút nam
và lý giải những khác biệt đặc trưng đó trên cơ sở lý thuyết về giới. Những so
sánh và giới thuyết trên sẽ là điểm mốc định hướng khoa học đề người viết có
thể tiến hành cơng việc trên.
II. Vấn đề giới trong sáng tác văn học
II.1
Nguyên nhân giới ảnh hưởng tới văn học
Dưới góc độ giới, bất cứ tác phẩm nào cũng chịu ảnh hưởng nhiều hay ít bởi
giới tính của người cầm bút. Nguyên nhân có thể do sự tự giác hoặc tự phát của
mỗi nhà văn.
Trên thực tế mỗi nhà văn khi sáng tác đều mang sẵn trong mình ý thức về giới
tính. Vì vậy, khi sáng tác, ý thức về giới tính vơ hình chung chuyển hóa vào tác
phẩm thông qua cách lựa chọn và xử lý đề tài, giọng điệu, ngơn ngữ, cách xây
dựng hình ảnh... tạo nên những nét khác biệt trong sáng tác của hai giới. Nhìn
một cách tổng quát, các tác giả nam thường chú ý tới những điều tự do, phóng


19


khống, những chủ đề văn học to lớn, có tính chất đại cục, trong khi đó những
tác giả nữ thường quan tâm đến những biến cố nhỏ, những đề tài giản dị xoay
xung quanh chính người phụ nữ và cuộc sống đời thường. Trong “Giới nữ”,
Simone de Beauvoir phân tích bản thể nữ cũng đã chỉ ra sự khác biệt này. Về bản
chất tự nhiên nam giói thiên về hướng ngoại, họ thường phóng chiếu cái nhìn của
mình ra thế giới khách quan bên ngồi để tìm hiểu và soi chiếu vào chính mình.
Ngược lại, người phụ nữ lại thường xoay chuyển thế giới vào bên trong bằng cái
nhìn hướng nội và đi tìm hiểu bản thân mình qua một hành trình tự khám phá,
chính vì vậy cái nhìn ở đây mang đậm tính chủ quan. Đứng trên góc độ sinh học,
các nhà giải phẫu đã chứng minh rằng nữ giới thường tư duy thiên về bán cầu
não phải, bộ phận nặng nề về tình cảm và tưởng tượng. Thần kinh của nữ giới
khơng vững vàng như nam giới. Chính vì vậy, phái nữ rất nhạy cả và dễ xúc
động. Họ dễ vui dễ buồn, dễ cười dễ khóc trước những sự việc dù vơ cùng bình
thường nhỏ nhặt. Nguyễn Thị Manh Manh đã có nhận xét về vấn đề này: “Theo
về sinh lý, thì đàn bà thường nặng về phần hồn và nhẹ về phần trí, cảm tình thì
sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong văn học thường sở trường về lối tả cảnh, đạo
tình mà ít hay về lối khách quan triết lý [34] . Đó là do phái nữ khơng chỉ mạnh
về tưởng tượng mà cịn có khả năng quan sát tương đối tốt. Họ có khả năng đồng
cảm và có đời sống cảm xúc phong phú hơn nam giới.
Chính vì vậy các sáng tác của cây bút nữ thường mang những đặc trưng riêng
khơng nhịe lẫn. Với họ, viết chính là một cách để bộc bạch những suy tư trăn trở
rất riêng của phái mình. Thơ của phái nữ thường ít có những cảnh non sơng hùng
vĩ, khơng có hùng tâm tráng chí, càng ít đề cập đến những biến thiên lớn lao của
thời đại. Họ quan tâm đến những vấn đề nhỏ bé hàng ngày, nói nhiều về người
đàn ơng của mình, quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình cùng
20



những người phụ nữ khác. Và tất nhiên, họ dành cả cuộc đời và phần lớn trang
viết của mình cho tình yêu, cho hạnh phúc, gia đình. Họ trăn trở và lý giải những
cảm xúc trong tâm hồn mình ở những ngóc ngách bé nhỏ, tinh vi, thẳm sâu nhất.
Qua đó, họ bộc bạch nỗi lịng mình và nói lên những khát khao riêng của giới
mình một cách trực tiếp hay gián tiếp.
II.2

Ảnh hưởng của giới trong văn học

Như trên đã phân tích, do những đặc điểm ý thức về giới tính mà cách lựa chọn
đề
tài, chủ đề, cách xử lý ngơn ngữ, hình ảnh...của các tác giả nam và nữ là khơng
giống
nhau. Các cây bút nam thường thích những gì tự do phóng khống, cịn các tác
giả nữ lại hướng cái nhìn của mình đến những sự vật bé nhỏ bình dị, được coi là
vụn vặt trong đời sống hàng ngày. Thậm chí, khi viết chung về một đề tài thì bởi
những quy định về giới mà cách nhìn nhận, xử lý đề tài của các tác giả nam và
nữ cũng không hề giống nhau. Đọc và cảm nhận một cách sâu lắng, kĩ lưỡng sẽ
thấy được “tính nam” và “tính nữ” cùng sự ý thức về giới thốt ra từ hình ảnh,
ngơn ngữ, giọng điệu trong từng sáng tác của mỗi tác giả.
Hãy cùng đọc và chiêm nghiệm những vần thơ viết về mùa thu của Xuân
Diệu và Ý Nhi để nhận ra sự khác biệt này. Đứng trước khoảnh khắc mùa thu,
các thi nhân tự cổ chí kim không phân biệt nam nữ đều không khỏi bâng khuâng
buồn – cái buồn cố hữu rất đặc trưng trước sự chuyển giao của đất trời. Bởi lẽ
khơng có mùa nào làm cho cõi trần thêm bàng bạc mơ hồ như mùa thu. Người
thường đã buồn, thi nhân là kẻ mang nghiệp lại càng dễ buồn hơn. Cái buồn của
thi nhân chính là sự rung động, đồng cảm và thấu hiểu quy luật vận hành của tạo
hóa: “Xuân tăng, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn”. Xuân Diệu vốn được mệnh
21



danh là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, có phần yếu đuối đã nhanh chóng nhận ra
sự thay đổi của đất trời, căng mọi giác quan để đón nhận sự biến chuyển tinh vi
của vạn vật trong tiết thu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới! Mùa thu tới!
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Bằng những giác quan tinh tế và một hồn thơ nhạy cảm, Xuân Diệu đã
dựng nên cảnh thu đất nước, một sắc thu Việt Nam với những vẻ đẹp vừa thân
quen vừa mới lạ. Thế nhưng bao trùm cả bức tranh vẫn là một nỗi buồn thấm sâu
vào cảnh vật. Đó là nỗi buồn của thời đại, nỗi buồn của một thế hệ thi nhân mất
nước, cũng chính là nỗi buồn của một cái “Tôi” lãng mạn bé nhỏ đang bơ vơ
trước cuộc đời, bâng khuâng trước sự chuyển giao của đất trời vạn vật.
Vẫn là nỗi buồn trước sự chuyển biến của đất trời nhưng thu trong cảm
nhận của Ý Nhi lại mang đậm những tâm tư đặc trưng của người phụ nữ:
Tôi không sao tránh được lo âu trước mỗi độ thu
Trước chiếc lá chợt ánh vàng
Trước ngọn gió heo may
Và đường chân trời xám bạc
(Mùa thu – Ý Nhi)
Vẫn là những bước đi của mùa thu nhưng nếu như Xuân Diệu khẽ reo lên:
“Đây mùa thu tới! Mùa thu tới” thì ở đây, từng bước đi của mùa thu lại làm cho
lòng nữ thi sĩ vảng vất âu lo. Những tín hiệu chuyển mình của đất trời thu vào
trong những chi tiết thật nhỏ: chiếc lá ánh vàng, ngọn gió heo may, đường chân
22



trời xám bạc trở nên thật ám ảnh trong sự nắm bắt và cảm nhận của tác giả.
Dường như cái “thổn thức” dưới trăng mờ đầy mơ hồ của Lưu Trọng Lư, cái băn
khoăn đầy suy tư của người thiếu nữ buồn khơng nói “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi
gì” của Xuân Diệu được lý giải bằng bộc bạch chân thành của nữ thi sĩ trong câu
thơ trên. Trong cảm nhận của Ý Nhi ta thấy có cái đa đoan của người phụ nữ.
Chỉ một sự đổi thay nhỏ của thiên nhiên cũng đủ làm tâm hồn họ run lên vì trăn
trở. Sự trăn trở đó ngồi nỗi buồn chung của thi nhân trước sự đổi thay của đất
trời còn có nỗi lo âu thường trực của người phụ nữ trước bước đi của thời gian:
lo sự đổi thay, lo trắc trở, lo tàn phai sắc trẻ “chẳng hai lần thắm lại”... Phụ nữ là
vậy, dù đã biết, đã hiểu quy luật muôn đời như thế nhưng vẫn “không sao tránh
được lo âu”, vẫn tự đeo nặng nỗi buồn và đày đọa tâm hồn mình vì những điều
khơng đầu khơng cuối. Trái tim họ dường như luôn trăn trở, về cuộc đời, về tình
yêu, về con đường trước mặt: “Em lo âu trước xa tắp đường mình” lúc nào cũng
khát khao, mong chờ, cũng ước ao người đồng hành của mình thấu hiểu “Trái
tim đập những điều khơng thể nói” (Xuân Quỳnh). Nhạy cảm và đa đoan quá
mức là những đặc điểm đặc trưng khơng thể xóa bỏ của phái nữ.
Như vậy, cùng là cảm nhận về mùa thu, cùng là nỗi buồn trước cảnh thu
nhưng ở mỗi nhà thơ lại có những cung bậc khác nhau, một bên là nỗi buồn thời
đại, nỗi buồn của cái tôi bé nhỏ lạc lõng, một bên là sự lo âu vảng vất bởi những
dự cảm mơ hồ, mong manh trong kiếp sống. Điều đó cũng được quy định bởi sự
khác biệt trong phái tính của người nam và người nữ, sự chi phối về tính chất
giới trong mỗi nhà văn.
III.

Khái quát sự biểu hiện của giới trong lịch sử văn học Việt Nam
“Văn học luôn phản ánh chân thực cuộc sống con người”. Đề cập đến giới
trong văn học là một điều cần thiết và chính đáng. Ngay từ văn học dân gian,
23



biểu hiện của giới trong văn học đã rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là lời
của người phụ nữ đại diện cho giới của mình nói lên những mong ước, khao
khát, bộc lộ những tâm sự của giới mình. Đó có thể là sự đấu tranh giải phóng
bản thân khỏi những ràng buộc phong kiến cổ hủ, là sự đề cập một cách công
khai những khát khao bản năng chính đáng của con người, là sự ca ngợi tơn vinh
những giá trị tính nữ tốt đẹp. Theo thời gian và sự thay đổi của xã hội, con người
mà vấn đề giới được trình bày ở những mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
III.1

Biểu hiện của giới trong văn học dân gian
Trong văn học dân gian, vấn đề giới chủ yếu được đề cập ở tiếng nói về thân

phận người phụ nữ. Mô tip “thân em” quen thuộc là tiếng nói về giới đầu tiên cất
lên trong văn học Việt Nam:
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
- Thân em như cọc bờ rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Tiếng nói đó là tiếng nói người phụ nữ nói về mình, cũng là chung cho giới
mình. Ở xã hội xưa, người phụ nữ dù miền xuôi hay miền ngược đều có chung
số phận như nhau:
Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa
Bằng thân con chẫu chuộc thôi
(Tiễn dặn người u)
Tiếng nói về giới ở đây cịn là tiếng nói nêu lên bi kịch của người phụ nữ về cả
thể chất lẫn tinh thần:
- Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
24



Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm khơng chuồng bị
- Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lịng vàng.
Tiếng nói về giới trong văn học dân gian còn là những tiếng nói phản kháng
lại chế độ nam quyền trọng nam khinh nữ:
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem thả vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Có những khi đó là tiếng nói táo bạo quyết liệt đầy thách thức muốn đạp đổ tất
cả mọi ràng buộc bất công phi lý để tìm tự do và hạnh phúc cho người phụ nữ:
Chồng gì anh, vợ gì tơi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Đất xấu nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Như vậy, ý thức về giới trong văn học dân gian mới được biểu hiện bằng
những tiếng nói về thân phận, tiếng nói than thân, phản kháng ở nhiều cấp độ.
Qua đó, các tác giả dân gian muốn thể hiện một tiếng nói ý thức về giới mình,
lên án chế độ phong kiến và địi quyền giải phóng cho người phụ nữ.
III.2

Biểu hiện của giới trong văn học trung đại
Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến cơng trình nên chúng tơi chỉ điểm qua

những nét cơ bản tạo tính hệ thống liền mạch và cung cấp cái nhìn bao quát, thấy
25



×