Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tổng quan về ODA môn học đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.37 KB, 4 trang )

Tổng quan về ODA
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những
quan điểm ấy đều dẫn chung đến một bản chất. ODA là các khoản viện trợ không hoàn
lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức
Quốc tế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh
vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần tuý
quân sự ).
Các điều kiện ưu đãi có thể là : lãi suất thấp (dưới 3%/1 năm ), thời gian ân hạn dài hoặc
thời gian trả nợ dài (30-40 năm).
Đặc điểm của ODA
ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi bởi vì bao giờ cũng có phần cho không là chủ
yếu. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất
nhiều (thường dưới 3%) và vay thương mại rất nhỏ. Thời gian sử dụng vốn dài, thường là
từ 20-50 năm và để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có một thành tố tối thiểu
là 25% viện trợ không hoàn lại.
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đi kèm với ODA bao giờ cũng có những
ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nước nhận viện trợ còn phải
đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ như thay đổi chính sách đối ngoại, chính sách
kinh tế, thay đổi thể chế chính trị... cho phù hợp với mục đích của bên tài trợ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới ODA
ODA gắn liền với chính trị và là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị.
ODA cũng chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp viện trợ cho nước nhận
viện trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị, bởi quan hệ địa dư gần gũi. Bên cấp viện
trợ và các nguồn vốn chính thức khác thường cấp viện trợ cho những người bạn về chính


trị và đồng minh quân sự mà không cấp viện trợ cho những đối tượng mà họ cho là kẻ
thù. Đó chính là tính chất địa lý- chính trị được thể hiện rất rõ trong viện trợ.
ODA gắn với điều kiện kinh tế. Các nước viện trợ nói chung đều muốn đạt được những
ảnh hưởng về chính trị, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ tư vấn trong nước. Họ
gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp


nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện
trợ đối với cán cân thanh toán. Mặt khác, nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của
đồng tiền viện trợ. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận
được do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh
lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ. Theo tính toán của các chuyên gia thì
cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương
mại cho quốc gia viện trợ.
ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. ODA là một phần GNP của các nước
tài trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ở các nước tài trợ. Nhân dân các nước cấp
viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và chất lượng của viện trợ, họ sắn sàng
ủng hộ viện trợ với điều kiện là viện trợ được sử dụng tốt. Còn đối với các nước nhận
viện trợ, nguy cơ phụ thuộc viện trợ nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực tế khó
tránh khỏi. Do vậy,các nước nhận viện trợ cần phải rất thận trọng khi sử dụng ODA.
ODA được thực hiện qua các hình thức sau:


Hỗ trợ cán cân thanh toán: được thực hiện thông qua chuyển giao tiền tệ trực tiếp
cho nước nhận ODA hoặc hỗ trợ nhập khẩu tức là chính phủ nước nhận ODA tiếp nhận
một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với các khoản cam kết, bán cho thị trường nội
địa và thu nội tệ.



Tín dụng thương mại: tương tự như viện trợ hàng hoá có kèm theo các điều kiện
ràng buộc.




Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án). Theo loại hình này nước nhận viện trợ

ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện
trợ sẽ được sử dụng như thế nào.



Viện trợ dự án: loại viện trợ này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện
ODA và nó có hai loại. Đó là viện trợ cơ bản và viện trợ kỹ thuật. Viện trợ cơ bản thì
thường cấp cho những dự án xây dựng đường xá, cầu cống, kết cấu hạ tầng . Viện trợ kỹ
thuật cấp cho viện trợ tri thức, tăng cường cơ sở, lập kế hoạch cố vấn cho các chương
trình, nghiên cứu trước khi đầu tư hoặc hỗ trợ các lớp đào tạo.
Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư:
1. Cung cấp vốn đầu tư phát triển cho nước nhận đầu tư và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

Ở các nước đang phát triển, tổng thu nhập quốc dân thấp, tuy nhiên chi phí sinh
hoạt gần như là cố định dẫn đến tổng tích lũy của nền kinh tế còn thấp, nên việc
đầu tư còn vô cùng hạn chế. Chính vì thế, việc ra đời hay các nước này phải tìm
đến các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là điều tất yếu. Ngay từ khi ra đời, với tính
chất ưu đãi của mình, ODA giúp các nước đang phát triển và các nước nghèo giải
quyết vấn đề thiếu vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hầu hết các nước nhận
sử dụng ODA đầu tư vào các công trình phát triển cơ sở hạ tầng và đây cũng là
một cách sử dụng hữu hiệu. ODA thực chất không phải luôn là sự chu cấp vốn và
có thể là cung cấp cơ sở vật chất cho nước nhận. Hay đối với một số quốc gia thì
việc cho vay ODA cũng sẽ có ràng buộc về cách sử dụng số vốn này như thế nào
hay phải mua các nguyên nhiên vật lieuj từ chính nước đầu tư. Chính vì thế, đa số
các nước sử dụng ODA để phát triển các công trình như y tế, giáo dục, giao
thông…. Ở Việt Nam, khoảng 80% ODA được dùng vào đầu tư cơ sở hạ tầng.
2. Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý
Thông qua quá trình viện trợ cùng với tính chất ràng buộc của ODA, các nước
nhận đầu tư thường có cơ hội tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật tiên tiến cũng
như kinh nghiệm quản lý từ nước đầu tư. Đối với công nghệ kỹ, thuật, các nước

nghèo sẽ rất hạn chế vì họ chỉ có thể hạn chế về vốn và ngoại tệ nên việc nhập
khẩu cũng như hợp tác về công nghẹ là gần như không có. Do đó, ODA là bước
ngoặt giúp nước nhận có khả năng được phát triển về công nghệ. Về kinh nghiệm
quản lý, các nước đầu tư thường chú trọng đến đội ngũ quản lý nhà nước vì họ sẽ
là vấn đề then chốt trong hiệu quả sử dụng vốn. Các nước đầu tư thường sẽ bồi
dưỡng và đạo tạo nhóm quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư của họ đối với nguồn
vốn ODA mà họ bỏ ra.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì cơ cấu kinh tế còn chưa khai
thác hết tiềm năng của đất nước. Việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HDH đang là xu hướng của toàn thế giới. Với sự giúp sức của ODA thì tỷ
trọng các ngành kinh tế sẽ có sự biến chuyển từ Nông nghiệp sang Công nghiệp và
Dịch vụ.
4. Tăng khả năng thu hút FDI và các vốn nước ngoài khác
Việc sử dụng vốn ODA sẽ nhanh chóng phát triển cở sở hạ tầng kỹ thuật à xã hội
đối với nước nhận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Bởi lẽ, một nền kinh tế có cơ sở tốt. chính trị, xã
hội, pháp luật ổn định thì sẽ dễ dàng mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài
nhắm đến.
5. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
Công trình có vốn ODA thường là những công trình lớn. mỡi công trình như vậy
sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân nước nhận đầu tư.
Thu nhập của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn
nhiều so với trong nước và chất lượng người lao động cũng được nâng cao trong
quá trình đạo tạo riêng của từng dự án. Từ đó, tạo nên sự tăng thu nhập quốc dân,
tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế.
6. Phát triển thương mại quốc tế
Các nước nhận vốn sẽ tăng cường được mối quan hệ với các nước khác cùng với

việc tăng cường sản xuất và giao thương. Việc sản xuất sẽ được nâng cao chất
lượng, thay vì bán các sản phẩm thô như trước kia thì các sản phẩm này sẽ được
sản xuất với công nghệ tiên tiến hơn và chất lượng cao hơn. Do đó, xuất khẩu
cũng sẽ được đẩy mạnh và nhập khẩu cũng từ đó mà tăng lên.
References:
1. Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư

/>
2.

Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nước nhận đầu tư
/>


×