TiÓu luận xã hội học
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi sự biến đổi, sự tồn tại hay không tồn tại một hình thái xã hội, mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội có thể có những vấn đề cần phải giải quyết.
Khoa học mà nhiên cứu những vấn đề trên là môn xã hội học. Xã hội học
tuy ra đời muộn hơn so với các môn khoa học khác như triết học, văn
học,khảo cổ học...lúc đầu nó chỉ là một hình thái xen lẫn trong các môn
khoa học nhân văn khác, song do nhu cầu tiến triển của loài người xã hội
học được thừa nhận như một môn khoa học độc lập. Qua lịch sử phát triển,
xã hội học phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của các môn khoa học
khác cung như loài người chúng ta và nó cung thu được những thành quả
nhất định. Do nhu cầu và tinh cần thiết, xã hội học đã được như một môn
học bắt buộc không chỉ được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng
thuộc khối nhân văn mà xã hội học còn được giảng dạy cả ở những trường
thuộc khối kỹ thuật và khối kinh tế.
Xã hội càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và nhu
cầu nghiên cứu là nhu cầu bức thiết vì thế mà xã hội học ngày càng đi sâu,
thâm nhập vào các ngành khoa học khác, cũng như mọi lĩnh vực khác nhau
trong xã hội. Mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực xã hội muốn phát triển được
không thể không quan tâm đến nhu cầu của xã hội mà muốn làm được điều
đó thì phải nhiên cứu đến xã hội học. Do đó nhu cầu giảng dạy, học tập,
nghiên cứu về xã hội học ngày càng tăng lên không chỉ ở các trường học
mà cả trong giới sản xuất, kinh doanh,ngoại giao, chính trị,văn hoá.......
Qua những hiểu biết xã hội của cá nhân và sự nghiên cứu môn khoa học
xã hội học này em thấy xã hội học thực sự là môn khoa học cần thiết trong
sự phát triển rất nhanh của xã hội mà những biến đổi xã hội này rất cần
được nghiên cứu giải quyết những bất cập trong sự phát triển, biến đổi xã
hội đó. Qua việc viết tiểu luận cũng là một phương pháp học tập và nghiên
1
TiÓu luận xã hội học
cứu môn xã hội học có khoa học. Những đánh giá, nghiên cứu mang tính
cá nhân và hoàn thành trong một thời gian ngắn nên không thể nói là
không có những ý kiến đánh giá sai lệch và những sai sót có trong bài tiểu
luận này. Rất mong có sự góp ý của các thầy cô giáo bộ môn để bài tiểu
luận của em thu đựoc kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Lê Ngọc Liệu đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Sinh viên
2
TiÓu luận xã hội học
PhÇn mét
TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HỌC
Chủ nghĩa xã hội khoa học hoặc chủ nghĩa cộng sản khoa học là một
trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Vì thế nó liên quan
mật thiết với nhiều ngành khoa học khác trong hệ thống các khoa học xã
hội như : triết học, tâm lý học, kinh tế học, chính trị học,....
Chủ nghĩa xã hội khoa học được xây dựng trên cơ sở hai phát hiện vĩ
đại của Mác: quan niệm duy vật về lịch sử và lý luận về giá trị thặng dư.
Mác sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
thế giới quan khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Các khoa học xã
hội tuy cùng nghiên cứu về xã hội , về con người nhưng mỗi khoa học lại
đi sâu nghiên cứu về một mặt, một khía cạnh nào đó. Vì mỗi khoa học
mang tính độc lập tương đối nhưng lại tựu chung ở khoa học xã hội.
I. Xã hội học là gì ?
Nhìn chung xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội, nghiên cứu chủ yếu về mặt đời sống , cấu trúc xã hội và các hoạt
động (xử sự) xã hội của con người trong xã hội.
Xã hội học được dịch từ: “Socius” hay “Societas” có nghĩa là xã hội,
và từ: “Ology” hay “Logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Xã hội
loài người phát triển rất đa dạng và phong phú do đó nó được nghiên cứu
ở nhiều khía cạnh khác nhau, do đó khoa học xã hội đã tạo nên nhiều
ngành khoa học đặc thù như: Văn học, sử học, chính trị học,triết học, xã
hội học ....Mặc dù mỗi ngành khoa học mang một đặc trưng riêng nhưng
chúng vẫn có mối liên hệ với nhau khá chặt chẽ và hỗ trợ phát triển cho
nhau.
3
TiÓu luận xã hội học
II. Lịch sử phát triển và hình thành của xã hội học :
Chủ nghĩa xã hội học đã trải qua một quá trình hình thành và phát
triển lâu dài. Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân chia giai cấp. Tư
tưởng xã hội học chính là phản ánh khát vọng của quần chúng nhân dân
lao động muốn mọi người trong xã hội đều được tự do có cơm ăn áo
mặc,cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.
Ngay từ thời cổ đại, các vấn đề xã hội và con người , các mối quan hệ
trong xã hội đã rất được quan tâm bằng chứng là ở thế kỷ XVI, XVII
hàng loạt các học thuyết ra đời, lúc đầu các học thuyết này còn nhiều hạn
chế, mang tính không tưởng nên được gọi là chủ nghĩa không tưởng.
Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, Mác và Ăng-ghen đã tiếp thu,vận dụng
sáng tạo những luận điểm, lý luận của chủ nghĩa không tưởng, kết hợp
tài tình với những tư tưởng hiện thực tạo nên học thuyết chủ nghĩa xã hội
khoa học dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về
giá trị thặng dư.
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là bước phát triển nhảy vọt
về tư tưởng của loài người tiến bộ. Chủ nghĩa xã hội không tưởng bị phá
sản. Hoc thuyết Mác là học thuyết hoàn chỉnh, Mác nghiên cứu đầy đủ
những vấn đề triết học và kinh tế học, hoàn thành hệ thống lý luận khoa
học về những điều kiện và con đường giải phóng giai cấp vô sản, xây
dựng một xã hội mới: xã hội cộng sản chủ nghĩa .
Vào năm 1917 cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đó chính là sự
tiếp thu và phát triển sáng tạo học thuyết của Mác vào cách mạng vô sản
do Lênin đứng đầu, cách mạng thắng lợi đã biến chủ nghĩa xã hội từ lý
thuyết trở thành hiện thực mở ra một bước ngoặt của lịch sử loài người
đó chính là chủ nghĩa xã hội ra đời và không ngừng phát triển cho đến
nay.
4
TiÓu luận xã hội học
III. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học :
Các bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác, triết học mác-xít, chính trị
kinh tế học mác-xít và chủ nghĩa xã hội khoa học đều có mục đích chung
là: giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh
nhằm thủ tiêu hoàn toàn và triệt để mọi sự bóc lột và áp bức, xây dựng
một chế độ xã hội mới - cộng sản chủ nghĩa .
Tuy nhiên, mỗi bộ phận là một môn khoa học có độc lập tương đối,
có nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu riêng.
Triết học mác-xít nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học mác-xít chính
là cơ sở lý luận chung và là phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học mác-xít, có
nhiều mối quan hệ hữu cơ với chủ nghĩa xã hội khoa học. Đối tượng
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử là các quy luật chung của cả
quá trình phát triển của xã hội loài người. Nhưng chủ nghĩa duy vật lịch
sử không nghiên cứu những điều kiện cụ thể, những con đường và
những phương pháp nhằm cải biến cách mạng tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản. Nhiệm vụ đó trước hết là của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chính trị kinh tế học mác-xít nghiên cứu những mối quan hệ giữa
người và người trong sản xuất và phân phối của cải vật chất, nghiên cứu
chế độ kinh tế của xã hội qua các giai đoạn phát triển lịch sử, trước hết là
xã hội tư bản. Khi nghiên cứu xã hội tư bản, Mác đã rút ra kết luận về sự
diệt vong mang tính tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu
của chủ nghĩa cộng sản, đồng thời cũng xác định vị thế kinh tế, xã hội và
vai trò của giai cấp vô sản hiện đại. Do đó chính trị kinh tế học mác-xít
cũng cung cấp những cơ sở lý luận kinh tế cho chủ nghĩa xã hội khoa
học.
5
TiÓu luận xã hội học
Cả hai bộ phận đó của chủ nghĩa Mác đều chưa được chỉ ra cho giai
cấp vô sản những con đường, những phương pháp để tự giải phóng. Chỉ
có chủ nghĩa xã hội khoa học mới là khoa học có nhiệm vụ trực tiếp
nghiên cứu những điều kiện, nội dung và bản chất của sự nghiệp giải
phóng của giai cấp vô sản. Nghiên cứu những điều kiện lịch sử của
những biến đổi ấy, và thực chất của nó và do đó làm cho giai cấp bị áp
bức hiện nay có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy, hiểu rõ được những
điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ, đó chính là nhiệm vụ
của chủ nghĩa xã hội khoa học, biểu hiện lý luận của phong trào vô sản.
Đó chính là những luận điểm chúng ta cần nghiên cứu, nó là những
vấn đề cơ bản nhất của xã hội học.
IV. Các chức năng của xã hội học :
Nhiệm vụ của xã hội học là thông qua nghiên cứu các quy luật và các
tính quy luật của sự hoat động phát triển và tương tác của các chủ thể xã
hội. Cùng các hình thức biểu hiện của chúng và cơ chế vận hành của các
quy luật đó, nhằm lý giải thoả đáng nội dung và khuynh hướng của các
biến đổi của từng xã hội đang diễn ra trên thế giới.
Mang tính cách là một khoa học độc lập, xã hội học thực hiện tất cả
các chức năng vốn có của khoa học xã hội. Cho nên xã hội học cũng có
những chức năng riêng của nó gồm:
Thứ nhất: chức năng lý luận, thực tiễn (Chức năng phương pháp
luận). Xã hội học trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển xã hội
theo những quy luật vốn có của nó. Xã hội học có nhiệm vụ phân tích lý
luận hoạt động nhận thức để xây dựng nên lý luận và phương pháp nhận
thức đúng đắn. Xã hội học có nhiệm vụ xác định nhu cầu và phát triển
chung cũng như những nhu cầu phát triển riêng của từng yếu tố cấu
6
TiÓu luận xã hội học
thành xã hội, tìm ra các hình thức phân phối hợp lý các nhu cầu đó trong
các điều kiện phát triển cụ thể của xã hội.
Thứ hai: chức năng miêu tả, dự báo. Xã hội học cung cấp những
thông tin chuẩn xác về thực trạng xã hội và dự báo xu thế biến động của
xã hội, qua đó thức tỉnh cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội và nhân loại để
khoa học khắc phục và ngăn chặn tệ nạn và khuyết tật xã hội một cách
kịp thời và có hiệu quả.
Thứ ba: chức năng thực tiễn-chức năng văn hoá, chức năng quản lý.
Chức năng văn hoá của xã hội học chủ yếu là ở chỗ xã hội học đóng vai
trò to lớn trong việc hệ thống hoá và hợp lý sự hiểu biết của con người
về xã hội và trong việc tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội mà các
khoa học khác chuyên ngành không có khả năng làm được. Xã hội học
có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thực tiễn của các chủ thể quản
lý xã hội và quảng đại quần chúng nhân dân lao động, trên cơ sở những
dự báo chính xác khoa học về các quá trình xã hội của xã hội học để
vạch ra và thực hiện kế hoạch hoá xã hội.
Thứ tư: chức năng thế giới quan và giáo dục ( chức năng tư tưởng ).
Đây là chức năng nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong
hệ thống xã hội ( bao gồm các quan điểm, triết học, xã hội học, kinh tế
chính trị, pháp luật, luân lý, đạo đức, nghệ thuật, thẩm mỹ, tôn giáo....).
Chức năng tư tưởng còn biểu thị trong vai trò làm hình thành một hệ
thống kiến thức, quan điểm, niềm tin và lý tưởng của xã hội, những cái
đó thành chuẩn mực tư tưởng, thành tác nhân kích thích hành động.
Chức năng tư tưởng còn thể hiện ở một mặt rất quan trọng ở chỗ xã hội
học giúp ta xác định lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái trong cộng
đồng xã hội loài người nói chung.
V. Cấu trúc xã hội :
7
TiÓu luận xã hội học
Khái niệm cấu trúc xã hội: xã hội loài người là một hệ thống bao gồm
nhiều bộ phận cấu thành, có liên hệ tương tác lẫn nhau theo thứ bậc và
theo các dạng quan hệ, cơ cấu xã hội hết đa dạng và phức tạp, vì vậy có
nhiều cách tiếp cận để đến với cấu trúc xã hội.
Cơ cấu xã hội là một mô hình của các mối quan hệ giữa các thành
phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên
bộ khung cho tất cả chế độ xã hội này đến xã hội khác. Những thành
phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là nhóm các thiết chế xã hội.
Theo bách khoa toàn thư của Liên Xô cũ, cơ cấu xã hội là hệ thống các
mối liên hệ ổn định và có sắp xếp giữa các yếu tố của hệ thống xã hội
được quy định bởi các mối quan hệ giữa các giai cấp và các nhóm xã hội
khác,bởi có sự phân công lao động và bởi có các đặc điểm của các chế
độ xã hội nên có sự khác biệt giữa cơ cấu xã hội nói chung bao hàm toàn
bộ các mối quan hệ và các lĩnh vực cơ cấu xã hội riêng biệt của nó ( sản
xuất, chính trị, văn hoá ).
Chúng ta có thể hiểu cấu trúc xã hội theo góc độ nghiên cứu của xã
hội như sau:
• Cấu trúc xã hội bao gồm là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ xã hội
của các yếu tố tạo thành xã hội là một hệ thống tốt, đa cấp bao gồm
nhiều hệ thống nhỏ dần, đơn vị cơ bản là con người.
• Cấu trúc xã hội bao gồm các lớp của cấu trúc cơ bản nhỏ nhất đến
toàn thể lớn nhất và các nhóm cấu trúc với tất cả các quan hệ qua lại,
tác động lẫn nhau, nhiều chiều biến động thường xuyên và phát triển
liên tục, không ngừng tiến lên.
• Cấu trúc xã hội bao gồm cơ cấu xã hội nằm trong cơ cấu chung của
xã hội là nội dung cơ bản quan trọng của cấu trúc xã hội nhưng không
phải là tất cả, không thể đồng nhất với cấu trúc xã hội.
8
TiÓu luận xã hội học
Cấu trúc xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người
quản lý kinh tế bởi: Muốn quản lý kinh tế phải có sự hiểu biết về cấu trúc
xã hội trong thời đại lịch sử khác nhau của các chế độ chính trị xã hội
khác nhau, những đặc điểm riêng của cấu trúc xã hội do sự tác động của
sự phát triển kinh tế. Muốn bảo đảm tính hệ thống trong quản lý kinh tế
cần thiết phải hiểu rõ các thành cấu trúc xã hội, vai trò của nó và mối
quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần. Trên cơ sở nắm trắc cấu
trúc xã hội để thực hiện sự phân cấp trong quản lý kinh tế đúng đắn,
đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế. Tính đa
dạng và phức tạp của cấu trúc xã hội đòi hỏi người cán bộ quản lý kinh
tế phải có sự hiểu biết rộng về mối quan hệ giữa kinh tế chính trị và xã
hội, tránh được những sai lầm trong khi đề ra chính sách và chế độ quản
lý kinh tế.
VI. Các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học :
Xã hội học ngày nay nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội với các cấp độ khác nhau. Xã hội học được phân loại theo từng lĩnh
vực mà nó nghiên cứu , người ta thường phân chia thành 3 lĩnh vực cơ
bản như sau:
- Xã hội học đại cương: đây được xem là cấp độ cơ bản của hệ thống
lý thuyết xã hội học. Nó nghiên cứu các vấn đề chung nhất của cấu trúc
xã hội và những hành vi của con người.
- Xã hội học chuyên ngành: đối tượng nghiên cứu của xã hội học
chuyên ngành là một khía cạnh nào đó của chỉnh thể xã hội đó. Hay nói
cách khác là xã hội học chuyên ngành chỉ đi sâu nghiên cứu một vấn đề
cụ thể của đời sống xã hội. Xã hội học ngày nay gồm rất nhiều chuyên
ngành nhỏ khác nhau lại chuyên đi sâu nghiên cứu một vấn cụ thể nhỏ
hơn tuỳ theo mức độ cụ thể của xã hội.
9
TiÓu luận xã hội học
- Xã hội học thực nghiệm: nhiệm vụ chủ yếu của xã hội học thực
nghiệm là xây dựng một hệ thống lý thuyết của xã hội học dựa trên cơ sở
những thực nghiệm xã hội. Những thực nghiệm gồm các khâu sau: khảo
sát điều tra, phân tích, đánh giá, vạch ra các dự báo,dự kiến, tổ chức thí
điểm để thẩm định độ chính xác các dự báo và tổng kết phát hiện quy
luật, xây dựng hệ thống lý luận xã hội học.
10