ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THANH MINH
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THANH MINH
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành Quản lý kinh tế:
Mã số: 60 34 04 10
Chủ tịch Hội đồng
Cán bộ hướng dẫn
TS. Nguyễn Trúc Lê
TS. Nguyễn Anh Tuấn
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Đê hoan thanh luân văn nay tôi trân trong cam ơn Lanh đao Trương Đai
học Kinh tế - Đại học QGHN , Khoa Kinh tế Chính trị , Khoa Sau đai hoc , Hôi
đông khoa hoc, các thầy, cô giao đa giang day va giup đơ tân tinh vê moi măt đê
tôi hoan thanh tôt khoa đao tao Thac sy chuyên nganh Quan lý kinh tế cua
Trương Đai hoc Kinh tế - Đại học QGHN.
Tôi vô cung biêt ơn sư quan tâm giup đơ vê mo
i măt cua Lanh đao
HĐND-UBND Huyện Con Cuông , phòng Tài chính Huyện Con Cuông , các
phòng, ban, ngành, đơn vi trên đia ban Huyện , các đồng nghiệp, học viên đa tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt , tôi rât biêt ơn TS . Nguyên Anh Tuấn - Trưởng phòng đào tạo
của trường Đại học Kinh tế
- Đại học QGHN , là người đa trực tiếp dìu dắt ,
hương dân va giup đơ tân tinh đê tôi co thê hoan thanh luân văn nay.
Mặc dù đa co nhiều cố găng trong quá trình thực hiện , song luận văn nay
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn
thiện và đề tài co giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Nguyên Thanh Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là do tôi thu thập và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Nguyên Thanh Minh
MỤC LỤC
MỤC
LỤC
.......................................................................................................................i
MỤC
LỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... iii MỤC
LỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iv
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI VIỆT
NAM................................................................................................................................
4
1.1. Tổng quan nghiên cứu:................................................................................... 4
1.2. Một số vấn đề về ngân sách nhà nước ........................................................... 5
1.2.1. Khái niệm ngân sách .................................................................................... 5
1.2.2. Hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách: .............................................. 7
1.3. Nội dung về quản lý NSNN cấp huyện ........................................................ 10
1.3.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý NSNN ................................. 10
1.3.2. Nguyên tắc quản lý và yêu cầu quản lý NSNN........................................... 14
1.3.3. Nội dung quản lý NSNN ............................................................................. 19
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý ngân sách ............................ 23
1.4.1. Nhân tố khách quan ................................................................................... 23
1.4.2. Nhân tố chủ quan ....................................................................................... 24
1.5. Kinh nghiệm quản lý ngân sách huyện của một số địa phương ở Việt Nam.27
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Nho Quan – Tỉnh
Ninh Bình.............................................................................................................. 27
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý Thu, chi ngân sách tại huyện Hương Sơn - tỉnh Hà
Tĩnh....................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.................................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 31
2.2.1. Xây dựng khung lý thuyết ........................................................................... 31
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 31
2.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin ...................................................... 32
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin............................................................... 32
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN CON CUÔNG,
TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................................... 34
i
3.1. Khái quát chung về huyện Con Cuông ........................................................ 34
i
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, văn hóa và xã hội........................................................ 34
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của Huyện Con Cuông .................................. 37
3.2. Hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Con Cuông .................... 39
3.2.1. Tình hình thu- chi ngân sách...................................................................... 39
3.2.2. Quản lý ngân sách NS tại huyện Con Cuông............................................. 45
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Con
Cuông. ................................................................................................................. 54
3.3.1. Kết quả đạt được về quản lý thu, chi NSNN tại huyện Con Cuông ........... 54
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN huyện Con Cuông . 56
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NSNN HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN ................................................... 62
4.1. Định hướng va mục tiêu về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Con
Cuông giai đoạn 2015-2020 ................................................................................ 62
4.1.1 Định hướng quản lý NSNN.......................................................................... 62
4.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và quản lý NSNN .................................. 64
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý NSNN của huyện Con
Cuông. ................................................................................................................. 66
4.2.1. Tăng cường quản lý và tạo dựng, khai thác nguồn thu mới ...................... 66
4.2.2. Tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách Huyện.......................................... 72
4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân
sách....................................................................................................................... 79
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách huyện 80
4.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách Huyện80
4.2.6. Đổi mới công tác tổ chức và công tác cán bộ quản lý NSNN .................... 81
4.2.7. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN ......... 83
4.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự điều hành của UBND huyện
Con Cuông đối với quản lý chi NSNN ................................................................. 83
4.2.9. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc
Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách .............. 84
4.2.10. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp .......................... 84
4.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 85
4.3.1. Đối với Trung ương.................................................................................... 85
4.3.2. Đối với tỉnh Nghê An.................................................................................. 87
4.3.3. Đối với Huyện Con Cuông. ........................................................................ 88
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 93
ii
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng của Huyện Con Cuông, giai đoạn 2011-2014 ......... 37
Bảng 3.2. Kết quả thu NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014 ............ 39
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện thu NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 20122014 ............................................................................................................................... 41
Bảng 3.5. Cơ cấu chi NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 2012-2014............... 42
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện chi NSNN tại huyện Con Cuông giai đoạn 20122014 ............................................................................................................................... 43
MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 - Hệ thống NSNN ở Việt Nam ....................................................................... 9
Hình 3.1 – Bản đồ hành chính huyện Con Cuông .................................................... 34
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Nguyên nghĩa
1
ĐTXDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản
2
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
3
HĐND
Hội đồng nhân dân
4
KBNN
Kho bạc nhà nước
5
KT-XH
Kinh tế - Xa hội
6
NS
7
NSĐP
Ngân sách địa phương
8
NSNN
Ngân sách nhà nước
9
UBND
Ủy ban nhân dân
Ngân sách
iv
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một nhà nước muốn tồn tại, phát triển cần phải co nguồn lực tài chính để
nuôi bộ máy và thực hiện việc chi tiêu. Chi tiêu của nhà nước gọi là chi tiêu
công. Do nguồn lực tài chính là hữu hạn, nhà nước cần phải sử dụng nguồn lực
tài chính sao cho hiệu quả nhất. Trong một nền kinh tế, chi tiêu công co nhà
nước co vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển kinh tế, xa hội của đất
nước, ngược lại, kinh tế phát triển cao và ổn định sẽ giúp ngân sách nhà nước co
nguồn thu. Chính vi vây, nhiều nhà kinh tế coi ngân sách nhà nước là tấm
gương tài chính cho những lựa chọn về kinh tế và xa hội của một quốc gia. Để
thực hiện được vai trò quản lý mà người dân đa ủy nhiệm, nhà nước trước hết
cần phải đảm bảo thu đủ các nguồn tài chính bằng những công cụ, biện pháp
hợp pháp; trên cơ sở đó, sử dụng các nguồn thu này một cách co trách nhiệm và
hiệu quả trong các hoạt động của mình nhằm đảm bảo xa hội được phát triển ổn
định và bền vững. Đây chính là mục tiêu, nhiệm cụ của quản lý ngân sách nhà
nước đối với mỗi quốc gia.
Ngoài ngân sách từ trung ương, tại các địa phương, chính quyền địa
phương hoạt động băt buộc phải co nguồn tài chính (Ngân sách) để thực hiện
duy tri bộ máy và thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xa hội của địa
phương mình. Ngân sách huyện co vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự
tồn tại và hoạt động của chính quyền huyện và các cấp chính quyền cơ sở, đồng
thời là một công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý toàn diện các
hoạt động kinh tế - xa hội trên địa bàn, mặt khác Ngân sách huyện cũng là một
bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý kinh tế xa hội, an ninh quốc
phòng. Tuy nhiên, đa số ngân sách cấp huyện hiện nay vẫn chưa thể hiện được
vai trò của mình đối với kinh tế địa phương. Việc thực thi phân cấp ngân sách
Nhà nước trên thực tế còn nhiều vướng măc và không ít hạn chế
1
. Mặc dù địa
phương được trao quyền quản lý ngân sách nhiều hơn , song hầu hết địa phương
vẫn phụ thuộc nhiều vào các quyêt định từ Trung Ương , hơn nữa văn bản hướng
dẫn không kịp thời và thiếu đồng bộ đa gây kho khăn cho việc quản lý NSNN
nên thực hiện cơ chế chính sách ở một số địa phương còn chưa đúng. Do vây, để
chính quyền huyện thực thi co hiệu quả những nhiệm vụ, mục tiêu phát triển
kinh tế - xa hội thi cần co ngân sách cấp huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi
hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vi thế hơn bao giờ
hết hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ cần được
quan tâm đặc biệt.
Huyện Con Cuông là một huyện miền núi, nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, co
đường biên giới dài 55,5 km với nước Lào. Đây là huyện miền núi, vùng cao,
mặc dù lợi thế về vị trí và điều kiện thuân lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và
du lịch, thương mại nhưng địa bàn phức tạp, giao thông kho khăn, các đồng bào
ít người còn co tập quán kinh tế lạc hâu, nguồn thu ngân sách còn rất hạn chế.
Do đó, ngân sách của huyện con Cuông còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách
cấp trên. Vi vây, để tạo tính chủ động trong quản lý NSNN, hoạt động thu ngân
sách của huyện cần được đẩy mạnh và hoàn thiện theo hướng thu đúng, thu đủ
nhưng vẫn đảm bảo nuôi dưỡng các nguồn thu, trong khi các hoạt động chi phải
đúng mục đích và hiệu quả. Trong những năm gần đây, Đang bô va UBND
huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An đa cung nhau tưng bươc xây dưng , củng cố
và hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý Ngân sách tại địa bàn
. Tuy
nhiên, trong quá trình thực thi công tác quản lý NSNN tại Huyện Con cuông
chưa đươc như mong đơi , bộc lộ như văn ban Luât NSNN , quản lý Ngân sach
câp huyên , quân, thị xa là giống nhau , không co cơ chê quan ly NSNN đăc thu
cho tưng vung , công tác quản lý ngân sách huyện còn nhiều bất cập, thu ngân
sách hàng năm không đủ chi, tỉnh phải trợ cấp cân đối, vi vây tác giả lựa chọn đề
tài "Quản lý ngân sách nhà nước huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" làm đề
tài luân văn thạc sỹ cho mình.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn: đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Con Cuông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Trình bày một khung lý thuyết cơ bản về quản lý NSNN cấp huyện
+ Đề xuất một khung phương pháp nghiên cứu phù hợp
+ Đánh giá thực trạng tinh hình quản lý ngân sách huyện Con Cuông
+ Gợi ý đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý NSNN
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi Nghiên cứu;
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý NSNN tại huyện Con Cuông;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
+ Về Thời gian: từ năm 2012 - 2014
+ Về nội dung: các hoạt đông thu và chi NSNN của UBND huyện Con
Cuông.
4. Kết cấu của dự kiến luận văn:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luân về
quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại Việt Nam
Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng công tác quản lý NSNN tại Huyện Con Cuông, Tỉnh
Nghệ An.
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN huỵện Con
Cuông, Tỉnh Nghệ An.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN TẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan nghiên cứu:
Việc nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân
sách các cấp nói riêng ở nước ta trong những năm qua co rất nhiều công trình
nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu bao trùm từ rất nhiều lĩnh vực trong quá
trình quản lý ngân sách nhà nước, cũng như việc tổ chức và phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước, co thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau:
- Sách chuyên khảo “Quản lý tài chính công ở Việt Nam” của TS. Vũ Thị
Nhài (2008) đa khái quát quá trình đổi mới cũng như các nguyên tăc quản lý
hoạt động quản lý tài chính công ở Việt Nam, trong đo co vấn đề quản lý hoạt
động thu, chi ngân sách. Tuy nhiên, trong công trình này tác giả chưa đi sâu
phân tích thực trạng, nhất là thực trạng cấp tỉnh mà mới chủ yếu nêu các nguyên
tăc và các vấn đề chung vĩ mô của Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về
"Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng" của tác giả Nguyễn Văn
Ngọc (2012). Trong công trình nghiên cứu này, dưới giác độ chuyên ngành tài
chính – ngân hàng, tác giả đa đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý sử dụng
kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở
đo tác giả đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý ngân sách tại tỉnh Lâm Đồng bao gồm: đổi mới phương thức lâp và phê duyệt
dự toán chi ngân sách; cải tiến phương thức cấp phát, thanh toán; cải tiến công
tác giám sát chi tiêu ngân sách; hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước trên cơ sở
hiện đại hoá công nghệ thông tin.
- Luân văn thạc sỹ kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về
"Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương" của tác giả Nguyễn Văn Vạn (2014). Luân văn đa tập trung nghiên cứu
4
hoạt động chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương, trong đo đa chỉ ra ba bất câp chính trong quản lý ngân sách của huyện
Kinh Môn trong lập dự toán, phê duyệt và chấp hành dự toán NSNN. Luân văn
đa đề xuất các giải pháp về phân cấp, đổi mới việc lập và phân bổ dự toán….
Co thể nói các đề tài trên đa co đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về
hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp
huyện nói riêng, tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh huyện miền núi, với nhiều xa
nghèo thuộc chương trình 135 của một tỉnh ở Băc Trung Bộ (Nghệ An), hoạt
động quản lý NSNN, cũng như việc thực thi luật ngân sách nhà nước, bao gồm
thu NS và chi NS, cũng co rất nhiều đặc điểm riêng, khác biệt. Do đó, đề tài học
viên lựa chọn mặc dù co tính kế thừa, nhưng no cũng thể hiện các quan điểm
nghiên cứu độc lập của tác giả.
1.2. Một số vấn đề về ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm ngân sách
Theo Bách khoa toàn thư mở, ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù
kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Sự
hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của
kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà
nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của
kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển
của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là nguồn lực cho nhà nước thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Quá trình hình thành ngân sách nhà
nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn với quá trình tạo lâp, phân
phối, sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng
của Nhà nước trên cơ sở luât định. Ngân sách nhà nước chính vi vây là khâu chủ
đạo và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy tri sự tồn tại của bộ máy
quyền lực Nhà nước [26].
Thuật ngữ NSNN được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xa hội ở
5
mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người
ta đa đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và
các lĩnh vực nghiên cứu. Theo Aaron Wildavsky, nhà khoa học chính trị về
chính sách công người Mỹ, cho rằng ngân sách là:
- Dự toán về chi tiêu
- Là mối liên hệ giữa nguồn tài chính và hành vi để đạt được những mục
tiêu chính sách
- Là bản trình bày về tiền đối với các hoạt động của chính phủ
- Là bản ghi nhận kết quả của vấn đề tranh cai về những ưu tiên chính trị và
nỗ lực phân bổ các nguồn lực tài chính hạn chế thông qua quá trình thương thảo
chính trị để thực hiện hững mục tiêu khác nhau cho đời sống tốt hơn [24].
Theo quan điểm của chính phủ Mỹ, hệ thống ngân sách chính phủ Mỹ cung
cấp cho Tổng thống và Quốc hội công cụ để quyết định bao nhiêu tiền được tiêu,
được tiêu vào những việc gì, và làm thế nào để co được tiền cho những khoản
chi tiêu này. Thông qua hệ thống ngân sách, chính phủ quyết định phân cổ các
nguồn lực thông qua các cơ quan chính phủ liên bang. Hệ thống ngân sách tập
trung chủ yếu vào tiền nhưng cũng liên quan đến phân bổ các nguồn lực khác, ví
dụ nhưng định biên nhân lực của chính phủ. Đối với hệ thống ngân sách của Mỹ,
theo quan điểm của chính phủ Mỹ bao gồm :
- Quá trình xây dựng ngân sách
- Quốc hội thông qua ngân sách
- Thực thi ngân sách [23]
Theo Điều 1- Luật NSNN được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam
khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002, Ngân sách nhà nước là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đa được cơ quan nhà nước co thẩm quyền
quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), NSNN là dự toán (kế hoạch) thu, chi bằng
6
tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Về
mặt bản chất, NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và
xa hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài
chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước [19].
Như vây, co thể hiểu, ngân sách nhà nước là bảng phân bổ các nguồn lực
tài chính của một quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên trong vòng một
năm. Các khoàn thu và chi ngân sách được thực hiện thông qua các cơ quan
quản lý nhà nước. Ngân sách được cơ quan hành pháp (chính phủ) các nước xây
dựng và được cơ quan lập pháp (quốc hội) thông qua và giám sát quá trình thực
hiện. Quá trình xây dựng ngân sách là quá trình trao đổi, thảo luân, tranh luận
giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp để đi đến thỏa thuận những mục tiêu ưu
tiên của quốc gia cần thực hiện trong thời gian 1 năm.
1.2.2. Hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách:
Trong một quốc gia, NSNN được tổ chức và quản lý theo hệ thống gồm
nhiều cấp ngân sách. Co thể quan niệm hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân
sách co mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý
các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống NSNN đều được tổ chức phù
hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Các quốc gia co
hệ thống chính quyền Nhà nước được tổ chức theo thể chế liên bang như Mỹ,
Đức, Malaysia..., hệ thống NSNN bao gồm: ngân sách liên bang, ngân sách tiểu
bang và NSĐP . Ở các quốc gia như Trung Quốc, Pháp, Việt Nam..., hệ thống
NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Hệ thống NSNN được tổ chức tương ứng với
hệ thống chính quyền nhà nước, do vây, không thể co một cấp ngân sách không
gắn liền với một cấp chính quyền nhà nước cụ thể. Tuy nhiên, điều đo không co
nghĩa là cứ tương ứng với một cấp chính quyền là co một cấp ngân sách [21].
Một cấp chính quyền nhà nước là một cấp ngân sách khi đáp ứng được các điều
kiện:
- Nhiệm vụ giao cho cấp chính quyền đo tương đối toàn diện, không chỉ
7
bao gồm nhiệm vụ chính trị, phát triển hành chính xa hội mà còn cả nhiệm vụ
phát triển kinh tế trên phạm vi của địa phương;
- Nguồn thu ngân sách được phân định cho cấp chính quyền về cơ bản đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền trên địa bàn.
Những cấp chính quyền nào không đáp ứng đầy đủ hai điều kiện đo được
gọi là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp trên.
Ở Việt Nam, xuất phát trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, bộ máy quản lý
hành chính nhà nước được tổ chức theo cấp chính quyền trung ương và cấp
chính quyền địa phương. Cấp chính quyền địa phương bao gồm chính quyền
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là chính quyền cấp tỉnh); chính
quyền quận, huyện, thị xa, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là chính quyền cấp
huyện) và chính quyền xa, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xa).
Mỗi cấp chính quyền địa phương đều co HĐND và UBND. Căn cứ theo quy
định của Hiến pháp, Luât tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ
chức HĐND và UBND các cấp thi các bộ co chức năng quản lý nhà nước về
ngành, chính quyền nhà nước các cấp co nhiệm vụ quản lý các mặt kinh tế - xa
hội trên địa bàn. Vi vây, các cấp chính quyền nhà nước đều phải co ngân sách để
thực hiện các nhiệm vụ được giao theo luât định và phù hợp với khả năng quản
lý của các cấp chính quyền. Dựa trên cơ sở này mà Luât NSNN năm 2002 khẳng
định hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP bao
gồm ngân sách của đơn vị hành chính co cấp HĐND và UBND. Cụ thể, cơ cấu
hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đô sau:
8
HỆ THỐNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Hình 1.1 - Hệ thống NSNN ở Việt Nam
Giữa các cấp ngân sách co sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi
NSNN. Sự tương tác này được hình thành trên cơ sở co sự thống nhất về thể chế
chính trị, thống nhất về cơ sở kinh tế và sự ràng buộc bởi các nguyên tăc tổ chức
hệ thống chính quyền. Hệ thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả, vừa là
nguyên nhân của một nền kinh tế - xa hội ổn định. Một cấp ngân sách được điều
hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xa
hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý mà còn góp phần vào
việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn và ngược lại.
Ở Việt Nam, quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên
tăc:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do cấp ngân sách đo cân đối.
9
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý
nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thi phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác.
- Thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm
bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ
ngân sách cấp trên được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Trong thời kỳ ổn định, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng
năm để đầu tư phát triển kinh tế - xa hội trên địa bàn. Sau mỗi thời kỳ ổn định,
các địa phương phải nâng cao khả năng tự cân đối, giảm dần số bổ sung từ ngân
sách cấp trên.
1.3. Nội dung về quản lý NSNN cấp huyện
1.3.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý NSNN
1.3.1.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trung gian, chịu sự quản lý của
ngân sách tỉnh và quản lý ngân sách cấp xa. Quản lý NSNN bao gồm hai nội
dung chính Quản lý thu NSNN và Quản lý chi NSNN.
- Khái niệm quản lý thu NSNN: Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước
sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu
thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng,
khuyến khích sản xuất kinh doanh (SXKD) phát triển. Đây là khoản tiền Nhà
nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả
trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang
tính chất cưỡng bức, băt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân
thủ thực hiện.
- Khái niệm quản lý chi NSNN: Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện
co hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tâp trung một cách
co hiệu quả nhằm phục vụ chi tiêu của bộ máy và thực hiện các chức năng của
Nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luât. Chi ngân sách mới
thể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào
thi phải thông qua các biện pháp quản lý. Quản lý chi NSNN là việc tổ chức
quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và co hiệu quả cao.
1.3.1.2. Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước
- Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước, quản lý thu NSNN đóng vai trò
rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm
soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế,
kiểm soát thu nhâp của mọi tầng lớp dân cư nhằm động viên sự đóng góp đảm
bảo công bằng, hợp lý.
Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn lực
tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Nhà nước
muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải co nguồn
tài chính. Nguồn tài chính mà Nhà nước co được đại bộ phân do quản lý tốt
nguồn thu ngân sách mang lại.
Thứ ba, quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính
xác các nguồn tài chính của đất nước để co thể động viên và không ngừng hoàn
thiện các chính sách, các chế độ thu để co cơ chế tổ chức quản lý hợp lý. Đây là
một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.
Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công
bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời no là công cụ quan trọng góp
phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của xa hội.
Thứ năm, quản lý thu ngân sách co vai trò tác động đến sản lượng và sản
lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế dẫn tới giảm sản
lượng của nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngược lại, giảm
mức thuế chung co xu thế làm tăng sản lượng cân bằng.
- Vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước, quản lý chi NSNN co vai trò rất
to lớn, thể hiện:
Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN. Thông
qua quản lý các khoản chi NSNN sẽ co tác động khác nhau đến đời sống KT XH, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xa hội như: xoá đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng.
Thứ hai, Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhập dân cư, thực
hiện công bằng xa hội và góp phần khăc phục những khiếm khuyết của kinh tế
thị trường.
Thứ ba, quản lý chi NSNN co vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và
chống lạm phát. Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả tăng hoặc
giảm. Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng công cụ chi
ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trường dưới hình thức căt giảm chi tiêu,
căt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộ máy QLNN, cũng như trợ
vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của Nhà nước.
Thứ tư, duy tri sự ổn định của môi trường kinh tế. Thông qua quản lý các
khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp
tạo ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu
tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.3.1.3. Chức năng của công tác quản lý NSNN
- Hình thành cơ chế, chính sách quản lý ngân sách. Cơ chế quản lý NSNN
là tổng thể các hình thức và phương pháp hình thành, tâp trung, phân phối và sử
dụng quỹ NSNN, theo cách hiểu này, cơ chế quản lý ngân sách bao gồm cả yếu
tố bên trong và yếu tố bên ngoài của hệ thống ngân sách. Trong quản lý NSNN
việc nhận thức rõ vai trò của cơ chế quản lý ngân sách co ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc nhìn nhận tính biến động của chính sách NSNN, từ đo không
ngừng hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách làm cho no phù hợp với sự
biến động của chính sách ngân sách. Chính sách ngân sách là phương hướng cơ
bản về huy động vốn và sử dụng ngân sách của Nhà nước trong từng thời kỳ
nhất định, phù hợp với đặc điểm KT - XH và những nhiệm vụ đặt ra cho nhà
nước ở thời kỳ đó. Chính sách ngân sách do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, chính sách đúng phù hợp sẽ co
tác động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Đồng thời, no cũng
chịu ảnh hưởng của tình hình KT - XH, của cơ chế quản lý và các bộ phận khác
trong hệ thống tài chính Quốc gia. Trên cơ sở chính sách NSNN hình thành nên
mức độ huy động đối với từng khoản mục vào ngân sách và các tiêu chuẩn, định
mức chi, đây là cơ sở để lập kế hoạch NSNN và là cơ sở kiểm soát việc thực
hiện thu - chi NSNN.
- Hoạch định kế hoạch thu - chi NSNN. Trên cơ sở chế độ chính sách thu chi đa được ban hành, các cấp chính quyền hoạch định kế hoạch thu - chi phù
hợp với tình hình thực tế. Nội dung cơ bản của kế hoạch thu - chi NSNN được
cụ thể hoá trong quá trình lập dự toán ngân sách ở các cấp ngân sách với việc
xác định các khoản thu - chi cụ thể, tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các
nguồn bù đăp. Việc lâp kế hoạch trong dự toán NSNN phải dựa trên cơ sở, tình
hình diễn biến về KT - XH ở mỗi cấp, ngành, địa phương. Kế hoạch ngân sách
vừa phải bảo đảm nguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi cho bộ máy quản lý nhà nước,
nhưng phải bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu; kế hoạch chi tiêu phải sát, đúng và
bảo đảm hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.
- Tổ chức quá trình thu - chi NSNN. Tổ chức quá trình thu - chi NSNN là
một trong những nội dung quan trọng của quản lý NSNN, bao gồm hai nội dung
cơ bản: Xây dựng quy trình thu - chi NSNN một cách hợp lý, và tổ chức bộ máy
thu - chi NSNN ở tất cả các khâu, các cấp ngân sách. Quy trình thu - chi cần
được xây dựng cụ thể cho từng loại thu và các khoản mục chi cụ thể. Việc xác
lâp quy trình thu - chi ngân sách cụ thể, hợp lý bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch
thu - chi NSNN, công khai hoá các nguồn thu và khoản mục chi, tạo cơ sở cho
việc kiểm soát NSNN được tốt hơn. Bộ máy quản lý NSNN là bộ phận quan
trọng, quyết định trong việc thực hiện chính sách, cơ chế quản lý NSNN. Vấn đề
hiện nay là tổ chức bộ máy quản lý NSNN phải đảm bảo hoạt động co hiệu lực
và hiệu quả cao.
13
- Kiểm soát thu - chi NSNN. Kiểm soát thu - chi NSNN nhằm mục đích
bảo đảm cho việc thu - chi ngân sách được hiệu quả, đúng mục đích và an toàn.
Tình hình chung của NSNN là nguồn thu bị hạn chế và tăng chậm trong khi nhu
cầu chi lại tăng, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách. Một trong những nguyên
tăc cơ bản, quan trọng nhất trong quá trình quản lý ngân sách là đảm bảo cân đối
giữa thu và chi. Trong nền kinh tế thị trường đo là sự cân bằng động. Việc lựa
chọn biện pháp nào phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại từng thời điểm cụ thể.
1.3.2. Nguyên tắc quản lý và yêu cầu quản lý NSNN
Các quốc gia đều co những hình thức tổ chức bộ máy tương thích để
tham gia quản lý ngân sách nhà nước và ngân sách của từng địa phương theo
những nguyên tắc chung. Về cơ bản, no bao gồm các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn:
Đây là một trong những nguyên tăc quan trọng nhất của quản lý ngân sách
nhà nước. Nội dung của nguyên tăc này là: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy
đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết
toán rành mạch. Chỉ co kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng
mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi.
Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và
sử dụng quỹ đen. Điều này co ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của ngân sách nhà
nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn, nếu không
việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không co căn cứ đầy đủ, không co giá
trị.
* Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước:
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước bắt nguồn từ yêu
cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật
chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu - chi của ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước được thể hiện:
- Mọi khoản thu - chi của ngân sách nhà nước phải tuân thủ theo những
quy định của Luât ngân sách nhà nước , phải được dự toán hàng năm va được cơ
quan co thẩm quyền phê duyệt.
14
- Tất cả các khâu trong chu trình ngân sách nhà nước khi triển khai thực
hiện phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực, ở trung ương là
Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng nhân dân.
- Hoạt động ngân sách nhà nước đòi hỏi phải co sự thống nhất với hoạt
động kinh tế - xa hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế - xa hội của quốc gia là
nền tảng của hoạt động ngân sách nhà nước. Hoạt động ngân sách nhà nước
phục vụ cho hoạt động kinh tế - xa hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất
kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xa hội.
* Nguyên tắc cân đối ngân sách:
Ngân sách nhà nước được lập và thu chi ngân sách phải được cân đối.
Nguyên tăc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đa co đủ các
nguồn thu bù đắp. Hội dân đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân luôn cố găng để
đảm bảo cân đối nguồn ngân sách nhà nước bằng cách đưa ra các quyết định liên
quan tới các khoản chi để thảo luân và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự
cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế co khả
năng đáp ứng.
* Nguyên tắc công khai hoá NSNN:
Về mặt chính sách, thu - chi ngân sách nhà nước là một chương trình hoạt
động của Chính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu. Ngân sách nhà nước phải
được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân co thể biết nếu ho quan
tâm. Nguyên tăc công khai của ngân sách nhà nước được thể hiện trong suốt chu
trình ngân sách nhà nước và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia
vào chu trình ngân sách nhà nước.
* Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác:
Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân co thể nhìn nhận
được chương trình hoạt động của chính quyền địa phương và chương trình này
phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương.
Nguyên tăc này đòi hỏi: Ngân sách nhà nước được xây dựng rành mạch,
co hệ thống; Các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và
phải đưa vào kế hoạch ngân sách; không được che đây và bào chữa đối với tất
15
cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước; Không được phép lập quỹ đen, ngân
sách phụ.
1.3.2.2. Yêu cầu Quản lý Ngân sách
Đối với hoạt động quản lý nhà nước, việc đánh giá hoạt động quản lý
nhà nước là một hoạt động mang tính đặc thù. Hoạt động này không trực tiếp
sáng tạo ra giá trị vật chất nhưng bản thân no lại co ảnh hưởng nhất định đến
quá trình tạo ra các sản phẩm vật chất. Hoạt động quản lý nhà nước tác động
đến quá trình sáng tạo sản phẩm vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một
cách nhanh chóng, thuận lợi hay kìm hãm no khiến no diễn ra một cách chậm
chạp. Chính vi vậy, kết quả hoạt động quản lý được đánh giá mang tính chất
định tính nhiều hơn định lượng. Bên cạnh đo còn co nhiều yếu tố không thể
định lượng một cách cụ thể, chính xác chẳng hạn như năng l ực, uy tín, trình
độ, kỹ năng kinh nghiệm và sự am hiểu các lĩnh vực xa hội cơ bản của chủ
thể tiến hành trong hoạt động quản lý nhà nước. Những yếu tố này co vai trò,
tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhà nước nhưng không thể lượng
hóa như các chỉ số khác.
Cũng như đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, việc đánh giá hiệu qu ả
hoạt động quản lý nhà nước cũng cần co những tiêu chuẩn nhất định. Việc
xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học đảm bảo cho việc đánh giá
được khách quan và đúng đắn. Quản lý NSNN được xem là co hiệu quả nếu
như no phù hợp với các quy định của nhà nước, đảm bảo các yếu tố về thời
gian, tính phù hợp với các kế hoạch và đáp ứng được yêu cầu phát triể n của
địa phương, cụ thể
- Quản lý NSNN phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương:
Quản lý nhà nước về NS đúng kế hoạch và quy trình sẽ co tác động hiệu
quả đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xa hội của địa
phương. Sản phẩm đầu vào của NSNN là nguồn lực tài chính cho Nhà nước,
sản phẩm đầu ra là các nguồn lực phục vụ con người, các công trình vật chất
16