Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển đài loan từ năm 1979 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHIỆM

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHIỆM

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Việt Hạnh

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN ................................................................................................................... 13
1.1 Điều kiện tự nhiên của Đài Loan và Trung Quốc đại lục ......................................... 13
1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội ...................................................................... 17
1.2.1 Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế trên thế giới ..................................... 17
1.2.2 Những yếu tố tương đồng về lịch sử - văn hóa .................................................. 19
1.2.3 Yếu tố chính trị................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN TỪ
NĂM 1979 ĐẾN NAY ................................................................................................. 37
2.1 Tổng quan chính sách kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan.................................... 37
2.1.1 Chính sách kinh tế của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan.......................... 38
2.1.2 Chính sách kinh tế của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục.......................... 40
2.1.3 Cơ chế hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan....................................... 49
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai bờ eo biển Đài Loan .................. 52
2.2.1 Quan hệ thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan.......................................... 52
2.2.2 Quan hệ đầu tư giữa hai bờ eo biển Đài Loan .................................................. 58
2.2.3 Hiệp định khung hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan (ECFA).......... 63
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI
LOAN TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
.............................................................................................................................. 73
3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan ....... 73
3.2 Xu thế phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong thập niên
tới (2011-2020) ............................................................................................................... 75

3.2.1 Bối cảnh thế giới và nội tình hai bên................................................................. 75
3.2.2 Phương hướng, chủ trương thực hiện của Trung Quốc đại lục và Đài Loan
1


trong thời gian tới ....................................................................................................... 79

2


3.2.3 Tác động của Hiệp định khung Hợp tác kinh tế giữa hai bờ eo biển (ECFA)
trong tương lai ............................................................................................................ 87
3.3 Những vấn đề đặt ra về kinh tế cho Việt Nam và các giải pháp gợi mở .................. 88
3.3.1 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ
eo biển Đài Loan......................................................................................................... 88
3.3.2 Các giải pháp lành mạnh hóa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung
Quốc Đại lục và Đài Loan trong thời gian tới ........................................................... 98
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 108
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 120

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACAFTA

:


ASEAN - China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN

ARATS

:

Association For Relations Across The Taiwan Straits
Hiệp hội Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan

CEPA

:

Closer Economic Partner Arrangement
Thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại chặt chẽ

ECFA

:

Economic Cooperation Framework Agreement
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế

MAC

:

Mainland Affairs Council
Hội đồng các vấn đề Đại lục (Đài Loan)


MOEA

:

Ministry Of Economic Affairs
Bộ các vấn đề về kinh tế (Đài Loan)

SEF

:

Strait Exchange Foundation
Quỹ trao đổi giữa hai bờ eo biển (Đài Loan)

TPP

:

Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Ngoại thương của Đài Loan với Trung Quốc từ 1989 đến 2005Error! Bookmark not d
Bảng 2.2: Mậu dịch của Đài Loan với Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ............................ 111
Bảng 2.3: Thị trường xuất – nhập khẩu chủ yếu của Đài Loan....................................... 112

Bảng 2.4: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan xuất khẩu vào Đại lụcError! Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Các mặt hàng chủ yếu Đài Loan nhập khẩu từ Đại lục .................................. 114
Bảng 2.6: Đầu tư của Đài Loan tại Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Đầu tư của Đài Loan vào Đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ................................ 116
Bảng 2.8: Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục 10 năm đầu thế kỷ 21 ............ 117
Bảng 2.9: Thời gian biểu cắt giảm thuế trong chương trình EHP ................................... 117
Bảng 2.10: Thời gian biểu cắt giảm thuế quan trong Chương trình EHP ....................... 118
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN với Đài Loan (20002012) ................................................................................................................................ 118
Bảng 3.2: Đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam và ASEAN (1990-2012) ....................... 119

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ eo biển Đài Loan ..................................................................................... 14

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

7


Châu Á nói chung, Đông Á nói riêng vốn được đánh giá là khu vực kinh tế
năng động đang trở thành điểm hẹn hấp dẫn của các nhà kinh doanh. Có hai nhân tố
quan trọng tạo nên sự sôi động của khu vực này: thứ nhất là do bản thân các nước và
các nền kinh tế đã đạt được các thành tựu kinh tế vượt bậc khiến cho châu Á trở thành
khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và duy trì liên tục trong nhiều năm qua. Thứ hai là

do hợp tác trong khu vực ngày một gia tăng. Có thể nói, đây cũng là một trong những
khu vực sớm hình thành các tổ chức hợp tác khu vực như APEC, ASEAN, NAFTA.
Sự ra đời của các tổ chức kinh tế này thể hiện nhu cầu liên kết ngày càng tăng cũng
như cho thấy khả năng phát triển đi lên của cả khu vực nói chung và từng quốc gia nói
riêng. Những năm gần đây, hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều có sự điều
chỉnh chiến lược phát triển theo hướng tập trung hợp tác và liên kết mạnh mẽ hơn
trong nội bộ vùng. Mặc dù khu vực này đang tồn tại các chế độ chính trị khác biệt, sự
đa dạng về văn hóa, mức độ chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các quốc gia còn khá
lớn, các điểm nóng vẫn chưa được giải quyết, nhưng nhìn chung những năm qua tình
hình khu vực vẫn khá ổn định và xu thế hòa bình, hợp tác hữu nghị trở thành xu thế
nổi trội. Điều đó được thể hiện bằng sự bùng nổ của các hiệp định thương mại song
phương và đa phương, đa đạng trong các hình thức hợp tác đầu tư. Xu hướng gia tăng
hợp tác kinh tế của khu vực đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước và các
chủ thể trong quan hệ quốc tế trong đó có Trung Quốc và Đài Loan.
Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một trong những mối quan hệ
phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Trong
những năm gần đây, trong khi Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách “một nước
hai chế độ” và xác định thống nhất Đài Loan là một nhiệm quan trọng của thế kỷ 21
thì Đài Loan vẫn ấp ủ trở thành một nước độc lập. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế,
sự phát triển về khoa học kỹ thuật của Đài Loan trong thời gian qua đã khiến Trung
Quốc không thể từ chối trao đổi kinh tế với Đài Loan và thị trường khổng lồ ở Trung
Quốc cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh

8


nghiệp Đài Loan. Chính vì thế, cho dù vẫn xảy ra căng thẳng xoay quanh vấn đề chính
trị thì hai bên vẫn trở thành đối tác lớn của nhau trong lĩnh vực kinh tế. Điều đó tạo
nên nét đặc trưng của mối quan hệ này là đối đầu về chính trị ngoại giao nhưng lại hợp
tác về kinh tế, phù hợp với xu thế về liên kết kinh tế của khu vực và trên thế giới hiện

nay.
Nhằm nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ kinh tế thương mại - đầu tư song
phương giữa Trung Quốc và Đài Loan, tìm ra những biện pháp mới thúc đẩy hơn nữa
mối quan hệ giữa hai bên cũng như tìm ra những ảnh hưởng của mối quan hệ này đối
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh tế
giữa hai bờ eo biền Đài Loan từ năm 1979 đến nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan là một trong những đề tài
hấp dẫn các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đây là một cặp quan hệ tốn
khá nhiều giấy mực bởi hiện nay nó vẫn luôn mang tính thời sự.
Trên thực tế đã có rất nhiều sách, tạp chí, luận văn viết về mối quan hệ giữa
Trung Quốc đại lục và Đài Loan dưới nhiều góc độ khác nhau và dưới nhiều khoảng
thời gian khác nhau.
Ở nước ngoài:
Với việc Quốc Dân Đảng (KMT – Taiwan„s Kuomintang) giành lại quyền lực
từ Đảng Dân Chủ Tiến bộ (DPP – Democratic Progresstive Party) vào ngày 20/5/2008,
cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều điều chỉnh chính sách của họ đối với nhau.
Tuy nhiên, những thay đổi gần đây là một phần của cả tổng thể quá trình điều chỉnh
chính sách liên tục của cả hai bên để đáp ứng được với những điều kiện thay đổi ở
trong và ngoài nước từ năm 1979. Cuốn sách “Cross – Taiwan Straits Relations Since
1979: Policy Adjustment and Institutional Change Across the Straits” của Kevin
G.Cai (Worls Scientific, 2011 – Political Science)

khám phá quá trình điều chỉnh

chính sách và thay đổi thể chế ở hai bờ eo biển Đài Loan từ năm 1979 và cung cấp các
chính sách khuyến nghị. Đồng thời cuốn sách cũng đưa ra các quan điểm so sánh và

9



cân bằng các mối quan hệ xuyên eo biển từ quan điểm của cả hai bên là Trung Quốc
đại lục và Đài Loan, qua đó giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết về mối quan hệ này.
Cuốn sách China Diplomacy, The Washington – Taipei – Beijing Triangle của
John F.Copper (Westview Press, Bouldder • San Frasisco • Oxford) viết về mối quan
hệ tam giác giữa 3 chủ thể quan hệ quốc tế là Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc trong vấn đề
eo biển Đài Loan.
Mới nhất là cuốn sách “The US Strategic Pivot to Asia and Cross – Strait
Relations: Economic and Security Dynamics” của Peter C.Y.Chow (Palgrave
Macmillan, Sep11, 2014 – New York, United States) nhấn mạnh vai trò quan trọng
của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong chiến lược trụ cột của Mỹ tại khu
vực Châu Á. Trong đó, cuốn sách phân tích cụ thể tam giác an ninh gồm Mỹ, Trung
Quốc đại lục và Đài Loan từ năm 2008 đến nay; chiến lược của Mỹ đối với châu Á nói
chung và đối với mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nói riêng; những tác động
đến tình hình an ninh và sự ổn định của Đài Loan trong mối quan hệ xuyên eo biển và
những phản ứng của Trung Quốc trước chiến lược trụ cột của Mỹ ở châu Á.
Ở Việt Nam:
Thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai bờ
eo biển Đài Loan. Các hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích cặp quan hệ này
dưới góc độ an ninh – chính trị hay đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề giữa hai bờ
eo biển Đài Loan trong chính sách của một số nước lớn hay tác động của mối quan hệ
này đối với tình hình khu vực.
Cuốn sách “Quan hệ “Hai bờ bốn bên” trong quá trình trỗi dậy của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Ts. Vũ Thùy Dương (NXB Từ điển
Bách Khoa, 2013, Hà Nội) hướng tới mục tiêu nghiên cứu về chính sách kinh tế của
Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma cao, Đài Loan; nghiên cứu chính sách của Trung
Quốc đại lục, Đài Loan, Mỹ trong quan hệ giữa hai bờ eo biển để làm rõ tác động của
chính sách đó đến quan hệ kinh tế giữa các bên; làm rõ hơn những thăng trầm của mối
quan hệ giữa hai bờ eo biển...Từ đó, đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác trong
khu vực “hai bờ bốn bên” trong tương lai đồng thời trên cơ sở phân tích mối quan hệ

10


giữa Việt Nam với khu vực “hai bờ bốn bên, phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam với
mỗi bên trong khu vực này cuốn sách đưa ra những gợi mở, những đối sách phù hợp
nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Ma Cao. Như vậy, cuốn sách chỉ tập trung một phần nào đấy cho việc nghiên
cứu về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan mà thôi.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các đề tài, các bài viết trên các tạp chí nghiên
cứu lớn của Việt Nam đề cập tới cặp quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan như: Đài
loan với vấn đề thống nhất hai bờ sau chiến tranh lạnh, Luận văn thạc sỹ quan hệ
quốc tế của Vũ Đức Dũng (Học viện Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội – 2004); Vấn đề eo
biển Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay của Vũ
Hạnh Quyên (Học viện Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội – 2008); Triển vọng thống nhất
Đài Loan và thế lưỡng nan của Mỹ của Tống Thị Ngọc Huyền (Học viện Ngoại giao
Việt Nam, Hà Nội – 2008), Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan từ
1979 đến nay của Đặng Chung Thủy (Học viện Ngoại giao Việt Nam – 2000), Vấn đề
Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ của Đào Thị Thanh Nga (Khoa Quốc tế học,
ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN – 2005)... Như đã đề cập, đây là các đề tài thể hiện mối
quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan được các tác giả nhìn nhận dưới góc độ
an ninh – chính trị - ngoại giao mà không hề đề cập tới góc độ trao đổi thương mại,
đầu tư.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trên các tạp chí cũng đã xuất hiện các bài viết thể
hiện cặp quan hệ này dưới góc độ kinh tế như: Quan hệ đầu tư giữa Đài Loan và
Trung Quốc của Phí Hồng Minh (Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (116) –
2010) trình bày chính sách đầu tư của mỗi bên cũng như hiện trạng hợp tác đầu tư giữa
hai bờ eo biển Đài Loan từ cuối những năm 1990 đến đầu thế kỷ XXI. Bài viết Quan
hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong 10 năm đầu thế kỷ XXI của Trương
Hoàng Thùy Vân (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 10 (122) – 2011) phân tích
những nét cơ bản nhất trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ trong 10 năm đầu thế kỷ XXI.

Bài viết Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm

11


quyền của Phí Hồng Minh (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (159) – 2014) thể
hiện hiện trạng hợp tác kinh tế giữa hai bờ chủ yếu từ năm 2008 cho đến nay.
Có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một vấn đề đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu sâu sắc từ rất nhiều các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Song đến nay vẫn chưa có một công trình thể hiện một cách
đầy đủ, hệ thống và xuyên suốt mối quan hệ kinh tế của cặp quan hệ này kể từ khi hai
bên bắt đầu có những nới lỏng trong chính sách và đi đến thực hiện hợp tác trao đổi
thương mại và đầu tư trên thực tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên
một khu vực mậu dịch năng động ở Đông Bắc Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và không gian, căn cứ vào tên đề tài luận văn, do từ năm 1949, sau
khi rời ra đảo Đài Loan, chính quyền Quốc Dân Đảng đã đưa ra nguyên tắc “3 không”:
“không tiếp xúc, không đàm phán, không thỏa hiệp” đối với Trung Quốc đại lục. 3
nguyên tắc được thực hiện một cách triệt để trong suốt ba thập kỷ 50, thập kỷ 60 và
những năm đầu của thập kỷ 70. Tháng 12 năm 1978, sau khi Đảng Cộng Sản Trung
Quốc tuyên bố thực thi chính sách mở cửa, đứng trước nhu cầu giao lưu kinh tế với
Trung Quốc đại lục của các doanh nghiệp Đài Loan thì chính quyền Đài Loan mới nới
lỏng các quy định nghiêm ngặt trước đây trong quan hệ với Trung Quốc đại lục. Năm
1979, Trung Quốc bắt đầu tiến hành trao đổi bưu chính và điện tín với Đài Loan.
Chính vì thế, luận văn sẽ đề cập tới quá trình trao đổi thương mại, đầu tư giữa hai bờ
eo biển Đài Loan từ năm 1979 cho đến nay.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu diễn biến mối quan hệ giữa hai bờ eo
biển Đài Loan trên hai lĩnh vực là thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó là các cơ sở để
hình thành nên mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan như các yếu tố về tự
nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị; các triển vọng phát triển mới giữa hai bờ trong tương

lai cũng những tác động của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan tới Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

12


Do luận văn có đề cập tới mối quan hệ kinh tế song phương trong quan hệ quốc
tế và diễn ra trong một giai đoạn lịch sử nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng
chủ yếu ở đây là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, luận văn cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá
tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ
cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là đưa ra một cách nhìn
tổng thể về quá trình xác lập và phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài
Loan từ khi bắt đầu đến trải qua các giai đoạn khác nhau với chính sách, các diễn biến
khác nhau. Luận văn cũng đi tìm những tồn tại khác biệt giữa hai bờ, những giải pháp
khắc phục cho những tồn tại đó và triển vọng của quan hệ hai bờ trong tương lai; quan
hệ giữa hai bờ tác động như thế nào tới khu vực và thế giới, đối sách của Việt Nam ra
sao trước tác động của mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Đóng góp của đề tài: Đề tài “Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan” là
một đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đề cập tới một cặp quan hệ tế nhị, nhạy
cảm và có tính thời sự trong quan hệ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở trên,
luận văn đã đưa ra những đánh giá, nhận định tổng hợp về mối quan hệ kinh tế giữa
hai bờ eo biển, chỉ rõ những nhân tố hình thành, những thay đổi trong chính sách và
diễn biến thực tế thể hiện bằng các số liệu, các sự kiện kinh tế và chính trị, xã hội có
liên quan nhằm xác thực một cách chân thật và đầy đủ nhất mối quan hệ kinh tế giữa
hai bờ eo biển Đài Loan. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những tác động tích cực và
tiêu cực của mối quan hệ giữa hai bờ tới nền kinh tế Việt Nam để Việt Nam có thể đưa

ra những hoạch định chính sách riêng trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế, chính
trị, ngoại giao với mỗi bên.
Nghiên cứu quan hệ kinh tế Trung Quốc đại lục - Đài Loan là một một đề tài
hay nhưng do phạm vi nghiên cứu xuyên suốt một khoảng thời gian khá dài từ khi hai
bờ bắt đầu có dấu hiệu thiết lập sự giao lưu, hợp tác với nhau từ năm 1979 cho đến
13


tânj ngày nay nên luận văn vẫn sẽ có những thiếu sót khó tránh khỏi trong việc phân
tích và thể hiện một cách đầy đủ, thống nhất, trọn vẹn nội dung của đề tài. Nguồn tài
liệu liên quan khá phong phú, đồ sộ nhưng tầm nhìn còn hạn chế, tính cập nhật chưa
cao nên học viên hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu của các quý thầy cô,
các nhà khoa học và các bạn học viên có quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn cũng
như có giá trị tham khảo và đóng góp cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Chương 2: Quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan từ năm 1979 cho đến nay
Chương 3: Xu thế phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong thời
gian tới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Ngoài ra Luận văn còn có phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo.

14


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN
ĐÀI LOAN
1.1 Điều kiện tự nhiên của Đài Loan và Trung Quốc đại lục
Eo biển Đài Loan là một eo biển nằm giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc. Eo biển
này dài 380 km tư Nam sang Bắc, trung binh rông 190 km tư Đông sang Tây, chô hep

nhât la tư Tân Truc (Đai Loan ) đến Bình Đàn tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) chỉ cách
130 km [28]. Eo biển Đài Loan chiếm giữ một vị thế vô cùng quan trọng cả về kinh tế
lẫn chính trị đối với Đài Loan và Trung Quốc nói riêng, đối với khu vực và thế giới
nói chung. Bởi eo biển Đài Loan là một khu vực giàu tiềm năng với nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, phong phú và có vị trí chiến lược quan trọng trong thương mại,
hàng hải, an ninh – quốc phòng. Chính vì vậy, eo biển Đài Loan luôn nhận được sự
quan tâm không chỉ của các quốc gia trong khu vực mà còn là mối quan tâm đặc biệt
của cường quốc số một thế giới là Mỹ.
Đài Loan là quần đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, ngoài khơi Đông Nam
đại lục Trung Quốc, nơi xa nhất của Đài Loan nằm cách bờ biển đối diện của đại lục
khoảng 360 km, nơi gần nhất khoảng 150 km, phía Nam giáp với Biển Đông, phía
Đông giáp với biển Philippines [28]. Đài Loan nằm ở vị trí trung tâm trong chuỗi đảo
thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương, án ngữ eo biển Đài Loan, eo biển Bashi, là đầu mối
giao hội giữa lục địa Á –Âu với Thái Bình Dương, nơi giao hội giữa Đông Bắc Á và
Đông Nam Á.

15


Hình 1: Bản đồ eo biển Đài Loan

Vị trí địa lý tự nhiên ưu việt đó đã đem lại cho Đài Loan một lợi thế quân sự
lớn. Một lực lượng hải quân hiện đại, đặt căn cứ ở Đài Loan có thể thực hiện một cuộc
tấn công được huy động đầy đủ khắp các vùng biển lãnh thổ và xung quanh Trung
16


Quốc trong vòng một thời gian ngắn. Bản thân Đài Loan là một căn cứ quân sự có giá
trị đối với vùng duyên hải của đại lục và cả với toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
2


Lãnh thổ Đài Loan có tổng diện tích là 35.980 km bao gồm các đảo Đài Loan
(đó là các đảo Lan Tự và Lục Đảo), quần đảo Bành Hồ tại eo biển Đài Loan, Kim Môn
và Mã Tổ ở ngoài khơi Phúc Kiến, đảo Thái Bình và đảo Đông Sa ở Biển Đông [29].
Đảo chính là đảo Đài Loan có phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Nam giáp
Biển Đông, phía Tây là eo biển Đài Loan và phía Bắc là Đông Hải Trung Quốc.
Diên tich hon đao Đai Loan chiêm trên 97% tông diên tich lãnh th ổ Đài Loan, là
hòn đảo lớn nhất với chiều dài là 394 km và chiều rộng là 144 km. Trên đao co nhiêu
núi, diên tich cac nui cao va đôi nu i chiêm 2/3 tông diên tich , đông băng chi chiêm
dươi 1/3 [29]. Năm day nui lơn trên hon đao Đai Loan lân lươt la Day nui Trung
Ương, Dãy núi Ngọc Sơn , Dãy núi Tuyết Sơn , Dãy núi A Lý và Dãy núi Đài Đông
(môt tên nưa la Dãy núi Hải Ngạn ). Đặc trưng địa hình hòn đảo Đài Loan là ở giữa
cao, hai bên thâp, dãy núi Trung Ương xuyên qua nam bắc , là ranh giới nam bắc.
Ngọn núi chính của Dãy núi Ngọc Sơn là Ngọc Sơn , cao hơn măt biên 3.997m, là
ngọn nui cao nhât Đai Loan . Có thể thấy rằng, tuy là hải đảo nhưng 2/3 diện tích là
đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, chính điều này đã khiến cho Đài Loan có khung cảnh
thiên nhiên vô cùng đặc sắc và tươi xanh.
Vị trí lãnh thổ Đai Loan năm giưa ôn đơ i va nhiêt đơi, có khí hậu thuộc nhiệt đới
và á nhiệt đới . Do Đai Loan bi biên bao vây vê bôn phia , nên chiu sư anh hương cua
gió mùa đến từ biển , bốn mùa khí hậu vừa phải , mùa đông không rét , mùa he không
nóng, ngoài vung nui ra , nhiêt đô trung bình hàng n ăm là khoảng 22 độ. Ở đồng bằng
, nói chung bốn mùa đều không có sương và tuyết . Chỉ riêng khu vưc vơi đô cao so
vơi măt biên trên 3000m mơi mưa tuyêt . Đai Loan mưa nhiêu , và nhiều khi c hịu sự
ảnh hương cua bao.
Diên tich che phu cua rưng nui Đai Loan chiêm hơn môt nư a tông diên tich đât
đai toàn lãnh thổ, gâp hai lân diên t ích rừng núi của Thuy Sĩ - “đât nươc rưng nui” nôi
3

tiêng châu Âu . Lương dư trư vât liêu gô đat trên 300 triêu m . Bơi chiu sư anh hương
của sự thay đổi thẳng góc của khí hậu , nên Đai Loan co nhiêu chung loai cây , có gần

4000 loại gồm chủng loại nhiệt đới , á nhiệt đới , ôn đơi va han đơi , là vườn bach thao
thiên nhiên nôi tiêng châu A . Đai Loan co rưng cây kinh tê vơi diên tich chiêm
15

4/5


diên tich rưng nui. Cây long nao Đai Loan xêp hang đâu thê giơi . Long nao va dâu cây
long nao là một đặc sản nổi tiếng của Đà i Loan , sản lượng chiếm khoảng 70% tông
sản lượng thế giới. Đai Loan có biên bao quanh vê bốn phía, năm ơ chô giao thao giưa
dòng nước ấm và dòng nước lạnh , nên co hai san rât phong phu . Đai Loan co hơn 500
loại cá . Cao Hu ng, Cơ Long , Tô Ao , Hoa Liên , Tân Cang va Banh Hô đêu la ngư
trương nôi tiêng . Ngoài ra , muôi biên do Đai Loan san xuât cung rât nôi tiêng

.

Đài Loan cũng có một số loại khoáng sản quan trọng như vàng, đồng, dầu hỏa, than
đá, diêm sinh [28].
Như vậy, có thể nói Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ bé nhưng lại có một vị trí địa
lý đặc biệt thuận lợi để hợp tác và phát triển mà nhiều quốc gia khác trên thế giới
không thể có được.
Bên kia eo biển Đài Loan chính là đại lục Trung Quốc. Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) là một quốc gia nằm ở phía đông Châu Á, tiếp giáp
giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 3 mặt giáp biển, là cầu nối giữa lục địa Á
–Âu với lục địa Australia, nằm trong vùng nội chí tuyến, nằm trên vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm ở ngã tư đường hàng hải, hàng
không quốc tế quan trọng.
2

Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km , là nước thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới về tổng

diện tích và lớn thứ hai về diện tích đất. Trung Quốc có địa hình đa dạng với cao
nguyên và sa mạc ở khu vực phía Bắc gần Mông Cổ và Seberi của Nga, rừng cận nhiệt
đới ở miền Nam gần Việt nam, Lào, Myanmar. Địa hình ở phía Tây gồ ghề với các
dãy núi cao Himalaya và Thiên Sơn hình thành biên giới tự nhiên với Ấn Độ và Trung
Á, là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về miền Đông. Do phía Tây nhiều dãy núi
cao, sơn nguyên đồ sộ nên phần lớn là các hoang mạc, bán hoang mạc, bồn địa với đất
đai khô cằn, tài nguyên thiên nhiên ít chủ yếu là rừng và các đồng cỏ. Ngược lại, phía
Đông là vùng đồng bằng thấp thuộc phần trung và hạ lưu của các con sông lớn như
Hắc Long Giang, Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
Là nơi tập trung của một số loại khoảng sản có giá trị như kim loại màu, than đá,
quặng sắt, dầu khí. Đặc biệt, Trung Quốc có 14.500 km chiều dài bờ biển tiếp giáp với
các vùng biển lớn như Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông (biển Nam Trung Hoa theo
cách gọi của Trung Quốc) Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia
16


khác ở châu Á với tổng chiều dài là 21.500 km thuộc loại tương đối dài trên thế giới.
Phía Bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía Tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan; phía Nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía Đông
giáp Bắc Triều Tiên và Biển Hoa Đông [30].
Có thể thấy rằng Trung Quốc là một quốc gia có đầy đủ các lợi thế với diện tích
lãnh thổ rộng lớn, có nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau cùng với cảnh quan thiên
nhiên đa dạng tạo điều kiện cho việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế như phát
triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc ở miền núi, phát triển công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp khai khoáng, phát triển thủy điện, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy hải
sản nhờ giá trị to lớn sông ngòi, đất đai màu mỡ, phì nhiêu giúp phát triển nông nghiệp
với cơ cấu cây trồng đa đạng, án ngữ ở một vị trí địa lý chiến lược với đường bờ biển
dài kết hợp với việc tiếp giáp với các nền kinh tế phát triển năng động như Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật Bản cho phép Trung Quốc phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế biển,
tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế với khu vực cũng như trên toàn thế giới [30].

Nếu Đài Loan là một hòn đảo xinh đẹp thì Trung Quốc là một vùng lãnh thổ
rộng lớn đầy tiềm năng. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều được thiên nhiên vô cùng ưu
đãi và cả hai đều có thể tận dụng tối đa những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó trong
phát triển kinh tế. Mặc dù mỗi bên đều có những thế mạnh riêng, nhưng chắc chắn cả
hai bên đều rất cần đến nhau trong việc cùng nhau khai thác những giá trị chung cũng
như hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực nhờ những thuận lợi to lớn do sự gần gũi về
không gian địa lý mang lại, cùng tiếp giáp với một vùng biển rộng lớn và cùng án ngữ
ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
1.2 Điều kiện Kinh tế - Chính trị - Xã hội
1.2.1 Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế trên thế giới
Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra ở những cấp độ
khác nhau với xu hướng toàn cầu hoá đi đôi với xu hướng khu vực hoá.
Trong những năm gần đây người ta nhắc rất nhiều tới các khái niệm như “toàn
cầu hóa kinh tế”, “khu vực hóa kinh tế”, “hội nhập kinh tế” và “liên kết kinh tế” bởi
chúng khái quát được xu thế phát triển của thế giới từ sau những năm 1980. Sau chiến
tranh lạnh, sự bùng nổ của thị trường tài chính toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của các

17


công ty xuyên quốc gia đã và đang khiến cho toàn cầu hóa, khu vực hóa trở thành một
xu thế tất yếu và là một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ
thống tài chính, tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động
quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các
nước trên quy mô toàn cầu; là việc giải quyết các vấn đề kinh tế –xã hội có tính chất
toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mội trường sinh thái. Trong
khi đó, khu vực hoá kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới
nhiều hình thức như khu vực mậu dịch tự do, liên minh kinh tế, liên minh thuế quan,
liên minh tiền tệ chung. Nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng

bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng hoá
dịch vụ. Tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành
viên trong khu vực.
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển (hay còn gọi là các quốc gia
công nghiệp phát triển) thì xu hướng tham gia hội nhập vào nền kinh tế các nước trong
khu vực và bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng. Việc tham gia mạnh mẽ và rộng rãi
vào các khối liên kết kinh tế khu vực, từng bước tiến tới sự nhất thể hoá cao thông qua
các văn bản, hiệp định ký kết đã đưa lại cho các quốc gia trong liên minh sự ổn định,
hợp tác cùng phát triển. Trong điều kiện đó, các doanh nghiệp của các quốc gia thành
viên được hưởng những ưu đãi về thương mại cũng như phải gánh vác các nghĩa vụ về
tài chính, giảm thuế cũng như các miễn giảm khác v.v.. Các quốc gia trong Hiệp hội
mậu dịch tự do Bắc Mỹ - NAFTA, các quốc gia trong Liên minh châu Âu - EU... là
những liên kết phản ánh rõ nét các xu hướng trên. Theo thoả thuận hợp tác này, các
quốc gia trong liên minh bên cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu
dịch khác giữa các quốc gia thành viên, còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan
chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên minh, tức là phải thực hiện chính sách
cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành viên.
Xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, sự liên hệ phụ thuộc và ràng buộc lẫn
nhau trên các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ngày càng tăng không
loại trừ bất cứ một quốc gia hay khu vực nào trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa
mang lại rất nhiều cơ hội và thách thức không thể xem thường đối với các quốc gia
18


phát triển hay chưa phát triển, chủ động hay không chủ động, tự giác hay không tự
giác tham gia hội nhập.
Chính vì thế, lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn hay quần đảo Đài Loan nhỏ bé xinh
đẹp thì cả hai đều phải có nhận thức đúng đắn về cơ hội và thách thức của quá trình
toàn cầu hóa trong sự nghiệp phát triển của mình. Việc cả hai bên đang nằm trong khu
vực kinh tế sôi động nhất thế giới là Châu Á - Thái Bình Dương đã buộc cả hai bên

phải tính toán những bước đi phù hợp để có thể đứng vững trước những khốc liệt của
quy luật cạnh tranh, đào thải cũng như để chiếm lĩnh được một vị thế và chứng tỏ bản
lĩnh của mình trên trường quốc tế.
Rõ ràng là sự gia tăng hợp tác kinh tế là một xu thế hiện thực phản ánh nhu cầu
cần thiết về sự hợp tác hiện nay cũng như trong tương lai của các nước và các chủ thể
quan hệ quốc tế tại các khu vực và trên toàn thế giới. Xu thế hợp tác kinh tế này đã và
đang góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan xét từ cả góc độ
nhu cầu của mỗi bên, của cả khu vực Châu Á và trên toàn thế giới. Ngoài ra, trong
điều kiện chưa thể vượt qua được rào cản về quan hệ chính trị và ngoại giao thì việc
mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai bên là hoàn toàn phù hợp. Với tư cách cùng là thành
viên của WTO thì cả hai bên đều có thể sử dụng vị thế hợp pháp đó để mở rộng quan
hệ hợp tác nói chung và phát triển quan hệ kinh tế nói riêng. Tác động tích cực của
nhân tố toàn cầu hóa kinh tế, khu vực khóa kinh tế đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ
quan hệ kinh tế Trung Quốc và Đài Loan trong suốt thời gian vừa qua.
1.2.2 Những yếu tố tương đồng về lịch sử - văn hóa
Không chỉ gần nhau về mặt vị trí địa lý mà Trung Quốc và Đài Loan còn có
mối liên kết khá chặt chẽ về lịch sử và văn hóa.
Sử sách Trung Quốc ghi chép rằng từ thời Tam Quốc, vua Tôn Quyền đã xuất
quân ra Đài Loan và người Hán đã di cư sang đó làm ăn. Nguyên thế tổ Hốt Tất Liệt
cũng đã đem quân ra Đài Loan. Đến năm 1335, triều Nguyên chính thức thiết lập sự
quản lý hành chính đối với Đài Loan. Đến triều Minh, sự đi lại giữa Đại lục và Đài
Loan càng nhiều và cuối triều Minh (những năm 1620) diễn ra những làn sóng di cư
hàng loạt từ Đại lục sang Đài Loan. Từ thế kỷ thứ 16 các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã
phát hiện ra đảo Đài Loan và đặt tên gọi là “Ihla Formosa” (Hòn đảo xinh đẹp). Từ đó
Đài Loan trở thành nơi tranh giành, cướp đoạt của chủ nghĩa thực dân phương Tây,
19


trước hết là người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Năm 1602 và năm 1622, người Hà Lan
hai lần xâm chiếm Bành Hồ. Năm 1626, người Tây Ban Nha từ Phillipines tới xâm

chiếm vùng Cơ Long, Đạm Thủy. Năm 1642, người Hà Lan chiếm đoạt các cứ điểm
của người Tây Ban Nha và từ đó Đài Loan trở thành thuộc địa của Hà Lan. Năm 1661
tướng nhà Minh Trịnh Thành Công thống lĩnh 25 nghìn quân sĩ từ Hạ Môn, Kim Môn
vượt biển ra Đài Loan, kêu gọi và tổ chức nhân dân Đài Loan nổi dậy chống thực dân
Hà Lan. Năm 1662 Đài Loan được giải phóng. Cũng năm đó Trịnh Thành Công mất.
Con ông là Trịnh Kinh và cháu ông là Trịnh Khắc Sáng tiếp tục cai trị Đài Loan 22
năm. Năm 1683 nhà Thanh đem quân tấn công Đài Loan và Trịnh Khắc Sáng đã quy
phục. Từ đó Đài Loan trở thành một tỉnh của nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh cai trị
Đài Loan hơn 200 năm. Đến năm 1895, do thất bại trong cuộc chiến tranh Trung –
Nhật (1894-1895), nhà Thanh phải giao nộp Đài Loan cho Nhật Bản theo thỏa thuận
của “Hòa ước Semoseki” (Hòa ước Mã Quân) tháng 4 năm 1895 và cũng từ đó Đài
Loan nằm dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản cho đến năm 1945 [16, tr.8].
Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ phong kiến hàng ngàn
năm dẫn đến sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Trung Sơn trở thành Tổng thống
của chính phủ lâm thời. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi trước sự thất
bại và đầu hàng của Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc phong kiến thuộc địa đã trở
thành một nước dân chủ, độc lập. Tuy nhiên, sau đó tình hình ở Trung Quốc vẫn tiếp
tục căng thẳng bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa một bên là Quốc Dân Đảng,
hiện đang nắm quyền nhưng bị mất uy tín nghiêm trọng trong thời gian kháng chiến
chống Nhật. Bên kia là Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện đang có ảnh hưởng sâu rộng
khắp đất nước. Cuộc đấu tranh này đã nhanh chóng trở thành cuộc nội chiến kéo dài
suốt từ cuối năm 1946 cho đến tháng 10 năm 1949.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã buộc chính quyền Quốc Dân Đảng của
Tưởng Giới Thạch tháo chạy sang Đài Loan (tháng 12 năm 1949), thành lập ra Trung
Hoa Dân Quốc và Tưởng Giới Thạch trở thành Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa
Dân Quốc. Tại đây, Tưởng Giới Thạch đã củng cố, xác lập vị trí lãnh đạo cũng như
quyền điều hành chính sự của Quốc Dân Đảng, tiến hành công cuộc khôi phục và xây
dựng kinh tế - xã hội ở Đài Loan. Do kết cục của cuộc nội chiến cũng như bối cảnh
20



của cuộc chiến tranh lạnh diễn ra ngay sau đó, cả hai bên đã không giải quyết được
vấn đề thống nhất đất nước. Từ đó đã dẫn đến tình trạng hai bờ eo biển Đài Loan với
hai thể chế chính trị song song tồn tại là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Đại lục và
Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan. Từ năm 1949 đến nay, cả hai đảng cầm quyền
(Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng) đã bắt tay vào công cuộc xây dựng
đất nước theo hai chế độ chính trị hoàn toàn đối lập.
Lịch sử đã cho thấy rằng trước khi chia cắt thì Trung Quốc và Đài Loan là một
khối liền. Việc xuất phát chung từ một nguồn gốc lịch sử ấy đã đến sự gần gũi, tương
đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Nhìn trên tổng thể thì có thể thấy rằng, văn hóa Đài
Loan là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa tuy nhiên ở khía cạnh nào đó, văn hóa
Đài Loan vẫn có những nét riêng biệt và đặc trưng.
Trung Quốc đã và đang sở hữu một nền văn hóa cổ xưa, có truyền thống dài lâu
và vô cùng độc đáo. Dựa vào những chứng cứ từ các tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa
học đều thừa nhận văn hóa Trung Hoa phát nguyên từ lưu vực sông Hoàng Hà cách
nay hơn 5000 năm [32]. Khi mới định hình địa bàn Trung Quốc mới chỉ là một vùng
nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần. Trung
Quốc là một quốc gia rộng thứ ba trên thế giới, có tới 5 đới khí hậu khác nhau. Miền
Tây đất cao có nhiều núi khí hậu khô hanh, miền Đông thấp hơn lại gần biển khí hậu
tương đối ôn hòa. Chính điều này đã góp phần tạo nên tính đa dạng trong bức tranh
văn hóa Trung Quốc. Ở Trung Quốc không chỉ có văn minh lúa nước, mà còn có cả
đồng cỏ phù hợp với văn minh du mục, có văn hóa miền núi lại có cả văn hóa biển. Sự
đa dạng của các đới khí hậu dẫn đến sự đa dạng trong điều kiện sống. Từ đó làm nên
tính cách đa dạng và hài hòa của con người Trung Quốc, đặc biệt tính cách Trung
Quốc là sự kết hợp những giá trị tưởng như đối lập của cả văn minh nông nghiệp và
văn minh du mục. Một đặc điểm quan trọng nữa là sự phong bế về địa lí: Đông giáp
biển, Bắc giáp sa mạc, Tây có núi cao chắn, đặc điểm này đã tạo nên sự ngộ nhận về
“tính chỉnh thể”, “tính toàn vẹn” của văn hóa Trung Quốc. Điều này đã trở thành
nguyên tắc tối cao, vô thượng và có những ảnh hưởng tới những nhận định về địa văn

hóa cũng như văn hóa chính trị của Trung Quốc trong đó biểu hiện rõ ràng nhất ở cách
đặt tên quốc gia của họ. Mô hình thế giới của người Trung Quốc chỉ coi quốc gia mình
là trung tâm và coi thường các nước nhược tiểu ở xung quanh như Tây Nhung, Bắc
21


×