Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng việt ( liên hệ với tiếng hán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.85 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-----------***-----------

PHAN TRỊNH VŨ
(PAN ZHENG YU)

PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG
VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

~~~☆~~~

PHAN TRỊNH VŨ
(PAN ZHENG YU)

PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG
VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN)

Luận Văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:



60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Hoành

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM
ƠN
~ ~~☆ ~~~

Cuối cùng luận văn của em đã hoàn thành sau một thời gian cố gắng
và nỗ lực. Trong hai năm học tập tại khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn và trong quá trình hoàn thành luận văn này ,
em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn quý báu của các thầy cô
giáo. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của mình tới các thầy
cô giáo. Đặt biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Hoành, tận tâm
dậy và trực tiếp hướng dẫn em viết luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học –
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì
khả năng em có hạn, nếu luận văn này có gì thiếu sót hy vọng được các thầy
cô chỉ ra. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và các
bạn!
Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội , tháng 01 năm 2015
Học viên : Phan Trịnh Vũ


QUY ƯỚC VIẾT TẮT

- D1:

Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.

- D2:

Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai.

- D3:

Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba.

- P:

Phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh đề lô gíc).

- Vt:

Vị từ tính chất/ trạng thái.

- Tct:

Từ cảm thán/ tiểu từ tính thái.

- V:

Động từ

- V(p):


Vị từ, động từ có thể có phần phụ

- C:

Bổ ngữ

- N:

Danh từ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu .......................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 3
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN .............. 3
1. Hành động ngôn ngữ ................................................................................... 3
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 3
1.2. Các loại hình hành động ngôn ngữ .......................................................... 3
1.3. Điều kiện sử dụng hành động tại lời ........................................................ 4
1.4. Khái niệm về biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi .................................. 6
2. Hành động cầu khiến và ý nghĩa cầu khiến ................................................ 6
2.1. Khái niệm hành động cầu khiến............................................................... 6
2.2. Ý nghĩa cầu khiến..................................................................................... 7
2.3. Hiển ngôn và hàm ngôn ........................................................................... 9
2.4. Hành động hiển ngôn/trực tiếp và hàm ngôn/gián tiếp ............................ 10
3. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp ......................................................................... 13

3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp ..................................................... 13
3.2. Hành vi cầu khiến gián tiếp...................................................................... 14
4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ ............................... 16


4.1. Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học................................... 16
4.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu..................................................... 17
4.3. Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ .................. 18
4.3.1. Nghiên cứu đối chiếu một chiều ........................................................... 18
4.3.2. Nghiên cứu đối chiếu hai chiều............................................................. 19
CHƯƠNG II: NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG
CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT ....................................
20
2.1. Dùng hình thức phát ngôn hỏi – cầu khiến .............................................. 21
2.1.1. Đặc diềm của phát ngôn hỏi – cầu khiến .............................................. 21
2.1.2. Các kiểu phát ngôn hỏi – cầu khiến ...................................................... 22
2.1.2.1. Phát ngôn hỏi – cầu khiến đồng hướng.............................................. 22
2.1.2.2. Phát ngôn hỏi – cầu khiến ngược hướng............................................ 32
2.2. Dùng hình thức trần thuật – cầu khiến ..................................................... 39
2.3. Dùng hình thức cảm thán – cầu khiến...................................................... 42
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 44
CHƯƠNG III: PHÁT NGÔN CẦU KHIẾN GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT
TRONG SỰ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN .................................................. 45
3.1. Đôi nét về tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Hán ... 45
3.2. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán ........................................ 47
3.3. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Việt và những biểu hiện tương đương
trong tiếng Hán ................................................................................................ 62
3.3.1. Phát ngôn hỏi – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương đương
trong tiếng Hán ................................................................................................ 62



3.3.2. Phát ngôn trần thuật – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương
đương trong tiếng Hán .................................................................................... 73
3.3.3. Phát ngôn cảm thán – cầu khiến tiếng Việt và những biểu hiện tương
đương trong tiếng Hán .................................................................................... 76
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Căn cứ vào mục đích giao tiếp, khi nghiên cứu lời nói trong hoạt động
giao tiếp, người ta thường hay chia lời nói thành 4 kiểu phát ngôn: tường thuật,
nghi vấn,cảm thán và cầu khiến. Việc nghiên cứu phát ngôn cầu khiến đã từ lâu
thu hút các nhà ngôn ngữ học ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, việc nghiên
cứu phát ngôn cầu khiến theo cách tiếp cận mới này chỉ mới xuất hiện trên mười
năm nay và được nhiều người quan tâm đến. Đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến phát ngôn cầu khiến được công bố. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu về phát ngôn cầu khiến trong tiếng Việt có liên hệ với tiếng Hán thì chưa ai
đề cập đến, do vậy chúng tôi chọn đề tài “ Phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong
tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) ” với mong muốn được đóng góp một phần
nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp – ngữ nghĩa của lời trong sự so sánh, đối
chiếu giữa hai ngôn ngữ.
2. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu:
Luận văn này chủ yếu nghiên cứu về phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng
Việt, nhất là phương thức gián tiếp biểu hiện hành động cầu khiến, và liên hệ với
phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Hán.
Mục đích của luận văn này là trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có được

của những nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu trước, trước hết chúng tôi sẽ
nhận diện và miêu tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt; sau đó nhận
diện và miêu tả phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Hán và cuối cùng là so
sánh đối chiếu một số đặc điểm của phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng
Việt với tiếng Hán trên một số tác phẩm văn học để tìm ra sự giống nhau và
khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
1


3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh, đối
chiếu với các thủ pháp phân tích nghĩa, phân tích ngữ cảnh, mô hình hóa...
Ngoài ra, luận văn còn quan tâm tới ngữ cảnh đủ rộng để có thể phân tích
ngữ nghĩa trong từng phát ngôn cụ thể. Vì vậy, tư liệu trích dẫn không phải ở
dạng cô lập mà thường kèm theo ngữ cảnh giúp cho việc phát hiện các hành
động ngôn trung trực tiếp cũng như gián tiếp của phát ngôn. Các ví dụ được sử
dụng trong luận văn đều nằm trong ngữ cảnh hội thoại.
Về mặt tư liệu, các ví dụ được nêu trong bài là dựa trên những tác phẩm
Việt Nam nổi tiếng như “ Nửa chừng xuân ” “ Đất làng ” “ Vỡ bờ ” “ Gió lạnh
đầu mưa ” “ Biệt thự xanh ” “ Bước đường cùng ”... còn những tác phẩm văn
học nổi tiếng nước ngoài như “ Hai số phận ” “ Trở về Êđen” và “ Lôi vũ ” “Tây
du ký” v.v...
4. Ý nghĩa của đề tài:
Việc nghiên cứu phát ngôn cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng
Hán rất có ý nghĩa đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ.
Về mặt lý luận, đề tài cung cấp những sự kiện ngôn ngữ trong tiếng Việt
và tiếng Hán nhằm góp phần khẳng định lý thuyết ngữ dụng học, lý thuyết gián
tiếp, vấn đề tổ chức và tri nhận lời nói.
Về mặt thực tiễn, việc nhận diện phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng
Việt (có liên hệ với tiếng Hán) có thể đóng góp cho lĩnh vực dạy và học hai ngôn

ngữ này, giúp học sinh có thể nắm được sự khác biệt và những đặc điểm của
phát ngôn cầu khiến ở hai ngôn ngữ, giúp cho việc sử dụng tốt hai ngôn ngữ.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1. Hành động ngôn ngữ
1.1 Khái niệm
Khi chúng ta giao tiếp với nhau như đã biết ít ra là phải có hai người, vai
nói, vai nghe luân phiên nhau nói nghe. Như thế giao tiếp là một dạng hành
động xã hội của con người bằng ngôn ngữ. Hành động cầu khiến được biểu hiện
bằng phát ngôn.
Trong các hoạt động xã hội bằng ngôn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngôn
ngữ để miêu tả một hiện thực nào đó, để kể lại một sự việc nào đó, để khẳng
định một nhận xét nào đó, để hỏi, để yêu cầu, để khuyên nhủ... Miêu tả, kể
(trần thuật, tự sự), khẳng định, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ... là những hành
động bộ phận nằm trong hoạt động giao tiếp nói chung. Khi miêu tả, kể, hỏi,
yêu cầu, khuyên nhủ... là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện những hành
động đơn phương trong lòng hoạt động xã hội tổng quát là giao tiếp. Có thể
tạm dùng thuật ngữ “ hành động ngôn ngữ ” để chỉ những hành động bộ phận
bằng ngôn ngữ này.
1.2 Các loại hình hành động ngôn ngữ
Tiếp nhận những kiến giải của trường phái triết học phân tích Anh, Austin
là người đầu tiên xây dựng những cơ sở cho lý thuyết hành động ngôn ngữ,
Austin chia các hành động ngôn ngữ thành ba nhóm lớn:
Hành động tạo lời: “ Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như
ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngôn (đúng về hình
3



thức và cấu trúc) hay những văn bản có thể hiểu được ” (dẫn theo Đỗ Thị Kim
Liên [4. 70] )
Hành động mượn lời: “ Là những hành động mượn những phương tiện
ngôn ngữ, hay nói một cách khác, là mượn các phát ngôn để gây ra một tác động
hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất
ở những người khác nhau ” (dẫn theo Đỗ Thị Kim Liên [4,71] ).
Hành động tại lời: “Là những hành động người nói thực hiện ngay khi
nói năng. Hiệu quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp thuộc về ngôn
ngữ, gây phản ứng với người nghe. Sở dĩ ta gọi là hành động tại lời là vì khi nói
thì ta đồng thời thực hiện luôn một hành động ở trong lời ( còn gọi là hành động
tại lời, hành động trong lời )” (dẫn theo Đỗ Thị Kim Liên [4, 72]).
Theo quan điểm của J.L.Austin thì khái niệm Hành động ngôn ngữ được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm ba loại hành động – hành động tạo lời, hành động
mượn lời và hành động tại lời. Nhưng trong một số trường hợp thì Hành động
ngôn ngữ được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, trùng với khái niệm Hành động tại lời.
Trong luận văn này, chúng tôi cũng dùng thuật ngũ Hành động ngôn ngữ theo
nghĩa hẹp.
1.3 Điều kiện sử dụng hành động tại lời
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu để một hành động nói chung, một Hành động
ngôn ngữ nói riêng đạt được hiệu quả đúng với đích của nó thì phải thỏa mãn
các điều kiện sử dụng. “Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện
mà một hành vi tại lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp vói ngữ cảnh
của sự phát ngôn ra nó.” [6.111]
4


Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Điều kiện sử dụng Hành động tại lời
là những nhân tố cần thiết cho phép thực hiện một Hành động tại lời nhất định

trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.” [4.82]
Điều kiện sử dụng các Hành động tại lời theo J.L.Austin là các điều kiện
“may mắn” (felicic condition) vì nếu chúng được bảo đảm thì hành động mới
thành công.[24.30]
- Phải có thủ tục có tính quy ước và thủ tục này cũng phải có hiệu quả có
tính quy ước; Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều kiện quy
định trong thủ tục.
- Thủ tục phải được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ.
- Thông thường thì những người thực hiện hành động tại lời phải có ý
nghĩ tình cảm, ý định giống như đã được đề ra trong thủ tục và khi hành động
diễn ra thì ý nghĩ tình cảm, ý định đúng như nó đã có. (dẫn theo Đỗ Hữu Châu
[6.112])
J.R.Searle gọi Hành động tại lời là điều kiện thỏa mãn, bao gồm bốn loại
sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: chỉ ra bản chất nội dung của hành động.
- Điều kiện chuẩn bị: bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về
năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và
người nghe.
- Điều kiện chân thành: chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người
phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giũa
người nói và người nghe, như xác tín đòi hỏi niềm tin, mệnh lệnh đòi hỏi mong
muốn, hứa hẹn đòi hỏi ý định người nói.
5


- Điều kiện căn bản: là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói,
người nghe bị ràng buộc khi Hành động tại lời đó được phát ra.[12. 88-103]
Sở dĩ chúng tôi quan tâm nhiều hơn tới Hành động tại lời và điều kiện
sử dụng Hành động tại lời bởi chính các điều kiện sử dụng đó sẽ giúp cho
việc nhận diện và phân biệt các hành động tại lời trực tiếp và hành động tại

lời gián tiếp.
1.4 Khái niệm về biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là những công thức nói năng mà khi nói nó ra là ta nhằm
thực hiện một hành động tại lời nào đó. Có những dấu hiệu giúp ta nhận ra hành
động tại lời do biểu thức đó thực hiện. Các dấu hiệu đó là kiểu kết cấu, ngữ điệu
và những từ ngữ chuyên dụng. Ví dụ biểu thức ngữ vi “ anh có đi Hà Nội
không?” có kiểu kết cấu “...có... không? ” kèm theo ngữ điệu hỏi. Nhờ các dấu
hiệu này ta biết biểu thức này thực hiện hành động tại lời “hỏi”. Cũng như vậy,
biểu thức ngữ vi “anh đóng giùm cái cửa lại ”, nhờ từ “giùm” chúng ta biết rằng
người nói thực hiện hành động tại lời yêu cầu (ra lệnh) một hành động ở người
nghe. Chúng ta gọi các dấu hiệu đó là các dấu hiệu ngữ vi.
2. Hành động cầu khiến và ý nghĩa cầu khiến
2.1 Khái niệm hành động cầu khiến
Hành động cầu khiến là khái niệm tổng quát bao gồm các hành động ngôn
trung có ý nghĩa “cầu” (cầu, nhờ, mời, chúc, xin...) và các hành động ngôn trung
có ý nghĩa “khiến” (yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép...) nói chung. Cầu và
khiến đều giống nhau ở đích ngôn trung, đều yêu cầu người nghe thực hiện
hành động mà người nói mong muốn. Sự khác nhau giữa cầu và khiến là ở
6


mức độ của hiệu lực ngôn trung: nếu như cầu kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện
hành động của người nghe thì khiến lại áp đặt cho người nghe, cưỡng ép
người nghe phải hành động.
Ví dụ: - Lời cầu: Con mời bố mẹ ra ăn cơm.
- Lời khiến: (Con) ra đổ rác đi.-> lời người mẹ sai khiến con đổ rác.
Giữa hai cực đó là những hành động vừa có tính cầu vừa có tính khiến
(khuyên, đề nghị...). Cho nên tập hợp các hành động trên thành hành động cầu
khiến thì có phạm vi bao quát hơn khái niệm mệnh lệnh chỉ tương ứng với
khiến mà thôi.

2.2 Ý nghĩa cầu khiến
Ý nghĩa cầu khiến của phát ngôn chính là nội dung của hành động cầu
khiến. Nó là nghĩa tình thái do mục đích nói của người nói quy định, thuộc
phạm vi dụng học, nó phân biệt với nghĩa tình thái nhận thức vốn là tình thái
của hiện thực được phản ánh trong lời lồng trong nghĩa sự tình gọi là tình thái
của nội dung sự tình, thường được biểu hiện bằng phụ từ như đã (sự tình đang
diễn ra = hiện thực hóa), sẽ (sự tình sẽ diễn ra = chưa hiện thực hóa)...thuộc
phạm vi nghĩa học.
Có thể phân loại hành động cầu khiến ra các tiểu loại chi tiết thể hiện
mức độ cầu khiến cao hay thấp khi căn cứ vào lực ngôn trung cầu khiến. Tên
gọi của từng hành động cầu khiến cụ thể phản ánh nội hàm ý nghĩa thường
tương ứng với vị từ ngôn hành cầu khiến tường minh (trừ một vài hành động
không có vị từ ngôn hành cầu khiến tường minh như dặn, rủ, nài). Dưới đây là
kết quả phân loại:
7


TT Hành động

Mức độ

Nội dung

cầu khiến

cầu khiến

lệnh

điển hình


1

Ra lệnh

Khiến cao nhất

Làm

Vnh= ra lệnh;hãy, đi

2

Cấm

Khiến cao nhất

Không làm

Vnh=

Hình thức biểu đạt

cấm;

không

được
3


Cho/Cho phép Khiến cao

Làm

Vnh=cho/cho
phép; hãy ,đi

4

Yêu cầu

Khiến cao

Làm

Vnh=yêucầu;hãy,đi

5

Đề nghị

Khiến trung bình,

Làm

Vnh= đề nghị;

cầu thấp

hãy,nào/nhé

Vnh= nhé

6

Dặn

Khiến thấp, cầu thấp Làm

7

Khuyên

Khiến thấp

Làm/không Vnh=khuyên;
làm

nên/không nên

8

Rủ

Cầu thấp

Làm

Vnh=nhé, có...không

9


Mời

Cầu trung bình

Làm

Vnh=mời;nhé,
có...không

10

Nhờ

Cầu cao

Làm

Vnh=nhờ; với

11

Chúc

Cầu cao

Làm

Vnh= chúc,nhé


12

Xin/ Xin phép

Cầu cao

Làm

Vnh=xin/xin
phép;nhé

13

Cầu

Cầu rất cao

Làm

Vnh=cầu; với

14

Nài

Cầu rất cao

Làm

Vnh=xin,van,lạy;

với

15

Van

Cầu rất cao

Làm

Vnh= van; với

16

Lạy

Cầu cao nhất

Làm

Vnh= lạy; với

(Ghi chú: Vnh = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với...= từ có vai trò làm phương
tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến)
8


2.3 Hiển ngôn và hàm ngôn
Hàm ngôn (implicature) được dùng để đối lập với hiển ngôn. Hiển ngôn là
thông tin được biểu hiện trực tiếp bằng phương tiện ngôn từ. Hàm ngôn là thông

tin hàm ẩn nằm sau ngôn từ được suy ra từ thao tác suy ý. Các nhà ngữ học
thường nêu ra những loại hàm ngôn sau:
Hàm ngôn quy ước (conventional implicature) do việc sử dụng những
biểu thức nhất định ở lời quy định.
Hàm ngôn hội thoại (conversational implicapture) do ngữ cảnh quy định.
Hàm ngôn quy ước gồm có:
- Tiền giả định (pressuposition): ý nghĩa có trước lời được suy ra từ lời.
- Dẫn ý / kéo theo (entailment): lời được nói ra là tiền đề giúp suy ra ý
nghĩa kéo theo.
Chẳng hạn, lời Tân đánh Nam ngoài ý nghĩa hiển ngôn được biểu hiện
trực tiếp ở câu chữ ngôn từ còn có các hàm ngôn quy ước sau:
a. Tiền giả định: Nam làm Tân tức giận.
b. Dẫn ý/kéo theo: Nam bị đau.
Hàm ngôn hội thoại thì phụ thuộc vào ngữ cảnh. Chẳng hạn, lời đói quá
do sinh viên nói ra trong lớp học lúc gần hết giờ học có hàm ngôn hội thoại biểu
thị ý muốn thầy/cô giáo cho nghỉ sớm.

9


2.4 Hành động hiển ngôn/trực tiếp và hàm ngôn/gián tiếp
Từ cách hiểu hiển ngôn là ý nghĩa được biểu thị trực tiếp bằng ngôn từ ở
lời còn hàm ngôn là ý nghĩa được suy ra từ thao tác suy ý qua ngôn từ hoặc ngữ
cảnh, ta có thể vận dụng để phân biệt hành động ngôn trung hiển ngôn/hàm ngôn.
Hành động hiển ngôn là hành động mà đích ngôn trung được biểu hiện trực tiếp
bằng dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó còn gọi là phương tiện chỉ dẫn
lực ngôn trung. Hành động hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không
được biểu hiện trực tiếp bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của nó mà
được biểu hiện gián tiếp thông qua phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung của hành
động khác. Chẳng hạn, “Anh có thể đóng cửa sổ được không?” (1) trực tiếp đưa

ra một hành động hỏi về khả năng thực hiện hành động để người nghe trả lời.
Nếu người nghe trả lời “có” thì người nói sẽ yêu cầu người nghe thực hiện hành
động “đóng cửa sổ”. Kiểu lời hỏi này khác với lời hỏi để nhằm vào sự xác nhận
về hành động (thường là đã xảy ra) như: “(Lúc nãy), Anh có đóng cửa sổ
không?” (2) Người nghe khi trả lời chỉ cần xác nhận một trong hai khả năng
“có” hoặc “không” là đủ. Như vậy, lời hỏi (2) chỉ chứa một hành động ngôn
trung hỏi nhằm một đích ngôn trung chính là muốn người nghe trả lời cho lời
hỏi, nên đó là hành động ngôn trung trực tiếp/hiển ngôn. Còn “có thể...không?”
hỏi về khả năng thực hiện hành động tức là hành động chưa xảy ra. Vì thế phát
ngôn hỏi này có hàm ý: người nói muốn người nghe sẽ thực hiện hành động đó.
Hàm ý này được nhận biết bằng dấu hiệu ngôn ngữ tạo ra định hướng ngữ nghĩa
trong phát ngôn là kết cấu: có thể + V...không thuộc kiểu hàm ngôn quy ước. Ở
đây, ý nghĩa cầu khiến là hàm ý của lời, được bày tỏ gián tiếp thông qua hành
10


động hỏi nên ý nghĩa cầu khiến này là ý nghĩa hàm ngôn. Còn ý nghĩa hỏi được
nhận diện trực tiếp bằng dấu hiệu ngôn ngữ hiển hiện trong phát ngôn (khuôn
cấu trúc hỏi: có ... không ?) – phương tiện trực tiếp chỉ ra lực ngôn trung hỏi –
được gọi là ý nghĩa hiển ngôn. Phát ngôn hỏi trên chứa hai hành động: 1. hành
động hỏi với chức năng dẫn nhập, gọi là hành động dẫn nhập được biểu thị bằng
hiển ngôn và 2. hành động cầu khiến là hành động đích thì được biểu thị bằng
hàm ngôn. Từ đó ta thấy có sự tương ứng về tên gọi theo phương thức biểu hiện
trực tiếp/gián tiếp với tên gọi theo ý nghĩa được biểu hiện là hiển ngôn/hàm
ngôn. Thực chất cách gọi tên hành động ngôn từ trực tiếp/gián tiếp là cách gọi
tên từ phương thức biểu hiện còn cách gọi tên hành động hiển ngôn/hàm ngôn là
cách gọi tên từ ý nghĩa được biểu hiện, chúng có sự tương ứng với nhau vì có
cùng đối tượng quy chiếu. Vì vậy có thể định nghĩa như sau:
Hành động trực tiếp/hiển ngôn là hành động tạo ra đích ngôn trung hiển
ngôn được biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho

nó tức là bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp. Hành động trực tiếp
tạo ra lời trực tiếp/ lời chính danh.
Hành động gián tiếp/hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không
được biểu hiện trực tiếp bằng các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó
mà được biểu hiện gián tiếp thông qua dấu hiệu hình thức của hành động khác
(hành động dẫn nhập) tạo ra hàm ý của lời được người nghe nhận diện bằng thao
tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh (bao gồm bối cảnh giao tiếp và thể
chế, ước chế xã hội đã được mã hóa). Hành động gián tiếp tạo ra lời gián
tiếp/hàm ngôn.
11


Thao tác suy ý là quá trình tư duy để nhận biết được mục đích ngôn trung
cuối cùng mà người nói bày tỏ trong lời. Thao tác suy ý được thực hiện theo các
bước sau:
a.

Phân tích ngữ nghĩa của lời tường minh và ngữ cảnh chứa nó để thấy

được hành động ngôn trung trực tiếp của lời không phải là đích ngôn trung cuối
cùng của lời.
b.

Lập luận để xác định được hành động ngôn trung gián tiếp nào đó

chính là đích ngôn trung của lời.
Từ góc độ dụng học, có thể gọi tên hành động cầu khiến trực tiếp có ý
nghĩa cầu khiến hiển ngôn là hành động cầu khiến hiển ngôn, còn hành động cầu
khiến gián tiếp có hàm ý cầu khiến (ý nghĩa cầu khiến được suy ý qua hành
động dẫn nhập khác) là hành động cầu khiến hàm ngôn. Lời chứa hành động cầu

khiến hàm ngôn thường có ít nhất là hai hành động: hành động có chức năng dẫn
nhập thì được hiển ngôn còn hành động đích là hành động hàm ngôn. Phát ngôn
“Anh có thể đóng cửa sổ không?” chứa hai hành động: hành động dẫn nhập là
hành động hỏi hiển ngôn và hành động đích là hành động cầu khiến hàm ngôn.
Về nguyên tắc lí thuyết thì hoàn toàn có thể có lời mà hành động đích được dẫn
nhập qua nhiều hành động dẫn nhập. Chẳng hạn: “Con có ăn không nào” của
người mẹ nói với con có dấu hiệu hình thức ngôn từ là cụm từ “có ...không” phương tiện trực tiếp chỉ dẫn lực ngôn trung hỏi và từ “con” ở ngôi hai - tiếp
ngôn cùng với từ “nào” – tiểu từ tình thái cầu khiến – phương tiện chỉ dẫn lực
ngôn trung cầu khiến giúp cho ta biết đây là phát ngôn vừa hỏi vừa cầu khiến,
đồng thời chứa hai hành động ngôn trung dẫn nhập hiển ngôn nhằm biểu thị đích
12


ngôn trung hàm ngôn cảnh báo/đe dọa không được nói ra trong phát ngôn: con
mà không ăn thì mẹ sẽ dùng biện pháp mạnh bắt con phải ăn.
3. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp
3.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Khái niệm này lần đầu tiên được Searle đưa ra vào năm 1969 và được
phát triển trong công trình “Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp” (Searle, 1975).
Searle đã nhận thấy một hành vi tại lời được nói ra nhưng lại nhằm hướng tới
một hành vi tại lời khác theo ý đồ của người nói. “Một hành vi tại lời được
thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi
gián tiếp.” [18.60]
Ví dụ: Phát ngôn “Nóng quá, nóng không thể chịu nổi!” là phát ngôn
được chủ ngôn thể hiện bằng biểu thức cảm thán với hàm ý: muốn được bật quạt,
tức là muốn cầu khiến tiếp ngôn bật quạt giúp cho mình. Tiếp ngôn nhận biết
được đích cầu khiến của phát ngôn do thao tác suy ý dựa trên sự tiếp nhận thông
tin từ ngữ nghĩa của vị từ “nóng” ở mức độ cao cần phải cảm thấy mát mẻ tức là
phải có gió mát cho chủ ngôn. Phát ngôn cầu khiến gián tiếp không trực tiếp cầu
khiến tiếp ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn muốn, nên không có tính áp

đặt, bắt buộc tiếp ngôn thực hiện như phát ngôn cầu khiến trực tiếp. Phát ngôn
cầu khiến gián tiếp muốn tiếp ngôn thực hiện dựa trến sự tình nguyện của bản
thân tiếp ngôn nên có tính lịch sự, đề cao thể diện của tiếp ngôn, vì vậy, thường
được sử dụng trong trường hợp chủ ngôn xuất phát từ lợi ích của mình và có vị
thế giao tiếp thấp hơn tiếp ngôn.

13


3.2 Hành vi cầu khiến gián tiếp
Hành vi cầu khiến gián tiếp đã dược Searle nghiên cứu rất kỹ. Sau đó đã
có nhiều tác giả đi theo hướng nghiên cứu của Searle và phát triển vấn đề này
như K.Oecchione, D.Gondon, G.Lakoff, G. Green, J.Mogan... Bản chất của hành
vi cầu khiến có sự đe dọa thể diện của người đối thoại nên trong một số trường
hợp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp, người nói phải sử dụng các hình thức
gián tiếp mang tính lịch sự.
Sự phân biệt giữa hành vi cầu khiến trực tiếp và hành vi cầu khiến gián
tiếp chủ yếu dựa trên khái niệm “hàm ý hội thoại” của Grice (1975). Một phát
ngôn được nói ra nếu đối ngôn hiểu được ngay ý định cầu khiến của chủ ngôn và
không trải qua một quá trình suy ý nào thì đó là hành vi cầu khiến trực tiếp.
Ngược lại, một hành vi cầu khiến được coi là gián tiếp nếu người che giấu ý
định cầu khiến dưới hình thức một hành vi tại lời khác và đối ngôn phải trải qua
một quá trình suy ý.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa cầu khiến gián tiếp có thể được thể hiện dưới
hình thức trần thuật, hỏi, cảm thán.
Trên thực tế có phát ngôn nếu đặt ra ngoài ngữ cảnh cụ thể thì chúng
không nhằm một thông báo nào cả. Cái đích ngôn ngữ cuối cùng mà người nói
muốn biểu đạt chỉ có thể xác định được trong một ngữ cảnh. Một kết cấu trần
thuật, hỏi hay cảm thán đều có thể chứa hành vi cầu khiến.
a.


Hình thức hỏi

◆ Quất lăn ngay ra đống rơm góc bếp, vừa khóc vừa gào.
- Có câm mồ m không? Muốn khóc ông cho khóc một thể!
<Đất làng, Nguyến Thị Ngọc Tú>
14


Với trích đoạn này, chủ ngôn đưa ra hình thức hỏi. Không đặt trích
đoạn vào trong ngữ cảnh này thì có thể hiểu là một phát ngôn hỏi. Tuy nhiên,
không ai khờ khạo đến mức trả lời: có hoặc không, mà bất cứ ai cũng nhận
thấy rằng đó là một mệnh lệnh cần thực hiện ngay, nếu không thì sẽ nhận
được hậu quả xấu.
b. Hình thức trần thuật
◆Kinh chợt nhận ra có tiếng réo của những trái bom đang xé không khí
trên khoảng trời xám mù mịt...
- Tấ t cả nằ m xuố ng! Trên đầu hàng quân, tiểu đoàn trưởng Xướng
đã
hạ lệnh.
Kinh nhắc lại mệnh lệnh của Xướng.
<Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu>
Trong trích đoạn trên, “Tất cả nằm xuống” có hình thức thần thuật, kể lại
một sự tình. Nhưng người nghe, tuy nhiên hiểu ngay hàm ý đề nghị của người
nói trong ngữ cảnh trên.
c. Hình thức cảm thán
◆ Rồi nàng rùng minh:
-

Lạ nh quá!


Liên chạy đóng cửa phòng, quay trở vào.
<Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam>

15


Cũng vậy, đối ngôn nghe thấy chủ thể nói “lạnh quá” thì hiểu ngay ý đó
của chủ ngôn trong hoàn cảnh cụ thể.
Trong phạm vi của luận văn chúng tôi sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế hoạt động của các phát ngôn có hình thức hỏi – hành vi gián tiếp
cầu khiến.
4. Một số vấn đề cơ bản về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ.
4.1 Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học
Trong tiếng Việt, từ “đối chiếu” và “so sánh” có thể dùng thay thế nhau.
Trong “Từ điển Tiếng Việt”, so sánh là xem xét, đối chiếu nhằm tìm ra những
điểm giống, tương tự và khác biệt nhau. Đối chiếu thì là so sánh hai sự vật liên
quan chặt chẽ với nhau. Thật ra, trong ngôn ngữ học, hai khái niệm " so sánh "
và " đối chiếu " cũng có những sự phân biệt nhất định.
So sánh trước hết là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực
khách quan. Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “ một cái này với một cái
khác nhằm tìm ra mối quan hệ và liên hệ giữa chúng”. Trong ngôn ngữ học, so
sánh, thường được dùng với ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp
cận nghiên cứu, lấy đối tượng là hai hoặc nhiều ngôn ngữ. Sự tiếp cận đối tượng
theo cách này được gọi là ngôn ngữ học so sánh ( Comparative Linguistics). Căn
cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức tiến hành. Người ta chia ngôn ngữ học
so sánh thành các phân ngành nhỏ như: Ngôn ngữ học so sánh lịch sử
(Comparative Historical Linguistics), loại hình học ( Typological Linguistics),
ngôn ngữ học đối chiếu ( Contrastive Linguistics), ngôn ngữ học tiếp xúc
( Contact Linguistics), ngữ vực học (Arial Linguistics)v.v...

16


Hầu hết các phân ngành trong ngôn ngữ học so sánh như ngôn ngữ học
so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình, ngôn ngữ học tiếp xúc đều
giống nhau ở chỗ: tập trung vào việc xác định những điểm giống nhau giữa
các ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ đối chiếu là dịch từ thuật ngữ Contrastive. Đối
chiếu ngôn ngữ là việc so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định
những điểm giống và điểm khác giữa các ngôn ngữ; trong đó, thông thường
điểm khác nhau được lưu ý nhiều hơn. Chính ở điểm này, ngôn ngữ học đối
chiếu khác với các phân ngành khác của ngôn ngữ học so sánh, lựa chọn ngôn
ngữ để đối chiếu hoàn toàn tùy thuộc vào những yêu cầu lý luận, và thực hiện
việc nghiên cứu. Trong ngôn ngữ học đối chiếu, cách thức so sánh, về căn bản,
đứng trên quan điểm đồng đại.
4.2 Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu
Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, việc xác định những
nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy có nhiều khám phá khác nhau, cũng có ý kiến của các học giả được thống
nhất. Có thể tóm tắt những nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu thành 3
điểm cơ sở như sau:
1) Phát hiện điểm giống và điểm khác trong việc sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ của các ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, sự khác nhau được lưu
ý nhiều hơn.
2) Xác định những đặc điểm ( hoặc là đặc trưng) của các ngôn ngữ được
đối chiếu hiện có nhưng chưa được chú ý nếu chỉ nghiên cứu đơn ngữ.
17


3) Ngôn ngữ học đối chiếu liên quan trưc tiếp đến ngôn ngữ học ứng dụng.

Ngôn ngữ học đối chiếu tạo cơ sở ngôn ngữ học cho lý thuyết phiên dịch, dịch
một ngôn ngữ thành ngôn ngữ khác, để so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ ấy khác
ở chỗ nào, khác nhau thế nào. Ngôn ngữ học đối chiếu còn cung cấp các tư liệu
cho nghiên cứu loại hình học ngôn ngữ, dạy tiếng nước ngoài.
4.3 Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ
4.3.1. Nghiên cứu đối chiếu một chiều
Nghiên cứu đối chiếu một chiều xem xét ý nghĩa của một phương tiện nào
đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương
ứng trong ngôn ngữ khác. Bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ
thứ nhất rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ hai. Cũng
có thể ngược lại, bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ hai
rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ nhất.
Sở dĩ gọi là một chiều là vì khi đối chiếu, người nghiên cứu chọn một
ngôn ngữ làm điểm xuất phát và một ngôn ngữ làm đích. Việc chọn ngôn ngữ
nào làm ngôn ngữ xuất phát và ngôn ngữ nào làm ngôn ngữ đích phụ thuộc vào
mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đối chiếu, chứ không bị quy định bởi
đặc điểm của cấu trúc ngôn ngữ.
Trong so sánh thông thường, khi không có sự vật nào trong những sụ vật
so sánh được chọn làm gốc thì ta có thể nói A và B giống nhau hay khác nhau về
một điểm nào đó, như: “Chiếc ghế này và chiếc ghế kia giống nhau về chất liệu,
màu sắc, nhưng khác nhau về hình dáng và kích thước.” Tuy nhiên, khi có một

18


×