Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Lịch sử hình thành và biến đổi của trang phục công an nhân dân việt nam từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ HOA

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI
CỦA TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ HOA

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ BIẾN ĐỔI
CỦA TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được
công bố trong các công trình khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên

Hoàng Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn “Lịch sử hình thành
và biến đổi của trang phục Công an nhân dân Việt Nam (từ 1945 đến nay), em
đã nhận được sự giúp đỡ hiệu quả của nhiều đơn vị, cá nhân.
Đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lịch sử
Văn hóa Việt Nam, đặc biệt là TS Nguyễn Thị Hoài Phương đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đồng thời, em xin cảm ơn
lãnh đạo Cục Tham mưu Hậu cần – Kỹ thuật và các đơn vị trong Tổng cục
Hậu cần-Kỹ thuật, Bảo tàng CAND đã tạo điều kiện cho em hoàn thiện đề tài
nghiên cứu của mình. Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, giành thời gian cho em hoàn thiện khóa học của mình.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong quý thầy, cô, các chuyên gia, những người quan
tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên

Hoàng Thị Hoa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY VÀ
SỰ RA ĐỜI CỦA TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM ...... 8
1.1. Một vài nét về quá trình ra đời và hoàn thiện tổ chức bộ máy lực
lƣợng Công an.................................................................................................. 8
1.1.1. Lực lượng Công an những ngày đầu thành lập (từ 1945
đến 1956) .................................................................................................. 8
1.1.2. Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam từng bước phát triển
hoàn thiện (1956 đến 1989) .................................................................... 17
1.1.3. Lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn đổi mới, hội
nhập từ 1990 đến 2016............................................................................ 30
1.2. Quá trình hình thành trang phục của lực lƣợng Công an nhân
dân Việt Nam ................................................................................................. 31
1.2.1. Trang phục sơ khai của lực lượng CAND Việt Nam trong
những ngày đầu thành lập (giai đoạn 1945-1956) ................................. 33
1.2.2. Trang phục Công an nhân dân Việt Nam bước đầu được hoàn
thiện tiến lên chính quy (thời gian từ 1956 đến 1989) ................................ 36
1.2.3. Trang phục Công an nhân dân Việt Nam trong quá trình tiến
lên chính quy, hiện đại (giai đoạn 1990 đến 6/2016) ............................. 47
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 50
Chƣơng 2: CÁC THÀNH TỐ CỦA TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN
DÂN VIỆT NAM .......................................................................................................52
2.1. Trang phục nghi lễ Công an nhân dân................................................. 52
2.2. Lễ phục .................................................................................................... 55
2.3. Trang phục thƣờng dùng Công an nhân dân ...................................... 56
2.3.1. Trang phục An ninh nhân dân ...................................................... 57



2.3.2. Trang phục Cảnh sát nhân dân ..................................................... 59
2.3.3. Trang phục của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy....... 60
2.3.4. Trang phục của lực lượng Công an xã ......................................... 61
2.4. Trang phục chiến đấu, trang phục hóa trang nghiệp vụ .................... 64
2.4.1. Trang phục của sĩ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Cảnh vệ làm
nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu ........................................................................ 64
2.4.2. Trang phục Cảnh sát phản ứng nhanh (113), Cảnh sát Cơ động ........ 66
2.4.3. Trang phục chiến đấu của lực lượng CAND (dùng cho mùa
hè và mùa đông) ...................................................................................... 67
2.5. Các thành tố khác cấu thành trang phục (mũ, giày, các cấp hiệu,
phù hiệu...)...................................................................................................... 68
2.5.1. Các loại mũ ................................................................................... 68
2.5.2. Các loại giầy ................................................................................. 69
2.5.3. Công an hiệu, cúc, sao cấp hiệu ................................................... 72
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 76
Chƣơng 3: TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ
1945 ĐẾN NAY: NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIÁ TRỊ NỔI BẬT ..... 77
3.1. Những biến đổi trong trang phục Công an nhân dân Việt Nam ....... 77
3.2. Các giá trị nổi bật của trang phục Công an nhân dân Việt Nam ...... 95
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 119
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 122
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANND


An ninh nhân dân

BQP

Bộ Quốc Phòng

CAND

Công an nhân dân

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSCĐ

Cảnh sát Cơ động

CSGT

Cảnh sát giao thông

CSND

Cảnh sát nhân dân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy


QĐND

Quân đội nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trang phục là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên tổng
thể văn hóa tộc người; trang phục góp phần thể hiện đặc trưng văn hóa của
một quốc gia, một tộc người; phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội rất đa dạng và đặc sắc của từng cộng đồng dân cư, từng tộc
người. Do đó tìm hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc hoặc để bảo vệ di sản
văn hóa dân tộc thì trang phục là một lĩnh vực thiết yếu cần được quan tâm
nghiên cứu.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, đồng thời lực lượng CAND Việt Nam cũng được thành lập để bảo vệ
chính quyền. Song song với việc kiện toàn, phát triển về bộ máy tổ chức, lực
lượng CAND ngày càng được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư
đồng bộ về mọi mặt, nhằm mục tiêu xây dựng một lực lượng “chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại”. Trong quá trình phát triển của lực lượng CAND Việt Nam,
trang phục của lực lượng CAND cũng được quan tâm phát triển và đã trải qua
một quá trình “tự hoàn thiện” trên nhiều phương diện để thành một chỉnh thể
thống nhất như hiện nay.
Trang phục của lực lượng CAND Việt Nam đã trải qua 70 năm phát
triển và biến đổi, đồng thời đây là một loại hình trang phục ẩn chứa trong

mình nhiều hệ giá trị. Tuy nhiên, hiện nay trong và ngoài lực lượng CAND
chưa có một nghiên cứu có hệ thống nào về trang phục của lực lượng an ninh
quốc phòng nói chung, CAND Việt Nam nói riêng.
Bản thân em là một chiến sỹ đang công tác trong lực lượng CAND và
là một người làm công tác nghiên cứu lịch sử, em càng mong muốn tìm hiểu,
phục dựng lại quá trình hình thành, phát triển, biến đổi cũng như đi sâu tìm
hiểu hệ giá trị ẩn chứa trong trang phục của lực lượng CAND Việt Nam, đây
là lý do thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Sự hình thành và biến đổi của trang

1


phục CAND Việt Nam (từ 1945 đến nay)” làm đề tài nghiên cứu Luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các nghiên cứu chung về trang phục
Lịch sử nghiên cứu về vấn đề văn hóa vật chất, đặc biệt là trang phục
của các quốc gia, tộc người đang được các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều
hơn dưới nhiều góc độ như văn hóa học, dân tộc học, khảo cổ học, kinh tế
học, mĩ học đều đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến trang
phục. Có thể kể tới công trình “Ngàn năm áo mũ” của tác giả Trần Quang
Đức là một công trình nghiên cứu công phu, phục dựng lại bức tranh trang
phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian khoảng 1000 năm từ thời
Lý đến thời Nguyễn. Tác giả đã lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô
phỏng trang phục của Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại
Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều loại trang phục. Có thể nói “Ngàn năm
áo mũ” đã bù đắp phần nào vào khoảng trống về nghiên cứu trang phục Việt
Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Đây thực sự là một công
trình nghiên cứu có giá trị chính trị, xã hội và sức ảnh hưởng lâu dài.
Thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu riêng về trang phục

như: “Tìm hiểu trang phục Việt Nam” của Đoàn Thị Tình; “Trang phục truyền
thống các dân tộc Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh; “Trang phục Việt Nam từ
truyền thống đến hiện đại” của tác giả Nguyễn Thu Phương; “Trang phục của
các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến” của tác giả Đỗ Thị Hòa; tác giả
Lương Thanh Sơn có nghiên cứu về “Trang phục truyền thống của người
Bih”; Trang phục cổ truyền của người Thái Tây Bắc Việt Nam và nghệ thuật
trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng… Các công trình trên chủ yếu tập trung
miêu tả, phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu các loại hình trang phục truyền thống
của dân tộc hoặc một tộc người, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu về trang phục nghề nghiệp.
- Các nghiên cứu về trang phục của các tộc người

2


Nước ta là một nước có nền văn hóa phong phú đa dạng, do sự kết hợp
của văn hóa và truyền thống của 54 tộc người cùng sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam. Mỗi tộc người lại có một nét đặc trưng văn hóa riêng trong đó có
sắc phục riêng, đây là một trong những đặc trưng góp phần nhận dạng các tộc
người. Chính vì thế vấn đề nghiên cứu về tộc người, văn hóa tộc người được
nhiều học giả quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu đem
lại một nhãn quan mới cho độc giả.
Các học giả đã phát hiện ra vai trò của trang phục trong việc nghiên
cứu tộc người được thể hiện qua một số công trình như: “Người Mường ở
Hòa Bình” của Nguyễn Từ Chi; “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Bắc) và “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) ” của
Viện Dân tộc học; “Lược khảo về trang phục truyền thống của các dân tộc
Việt Nam” của Duệ Anh; “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy; “Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây
Bắc” của Trần Bình hay “Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam” và “Dân tộc Khơ

mú ở Việt Nam” của Khổng Diễn; “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” của tác giả
Hoàng Nam; Phạm Quang Hoan với các tác phẩm “Người Dao ở Hà Giang”
và “Dân tộc Cơ Lao Việt Nam – Truyền thống và biến đổi”;... Bên cạnh đó
cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu trên các tạp chí Dân tộc học, Văn hóa
dân gian, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật có đề cập đến trang phục thông qua
việc nghiên cứu các tộc người và văn hóa tộc người.
- Các công trình nghiên cứu của ngành Công an
Trong thời gian qua, lãnh đạo Bộ Công an đã chú trọng đẩy mạnh công
tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử CAND và bước đầu đã thu được nhiều thành
tựu. Ngành Công an đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử nhưng mới
tập trung vào biên soạn các công trình biên niên, các đề tài tổng kết lịch sử
các lĩnh vực, chuyên đề công tác chuyên ngành, các giai đoạn lịch sử theo tiến
trình lịch sử dân tộc, đã được Nhà xuất bản CAND in, phát hành như: Biên
niên sự kiện lịch sử CAND giai đoạn 1945 - 1954; Biên niên sự kiện lịch sử

3


CAND giai đoạn 1954 - 1975; Biên niên sự kiện lịch sử CAND giai đoạn
1975 - 1986; Biên niên sự kiện lịch sử CAND giai đoạn 1986 đến nay; hay
Lịch sử CAND 1945 - 1954; Lịch sử CAND 1954 - 1975; Lịch sử CAND giai
đoạn 1945 - 2000 do Bộ Công an chủ trì biên soạn. Bên cạnh đó các Tổng cục
đã có nhiều công trình nghiên cứu, tổng kết lịch sử như: Tổng kết công tác
Hậu cần CAND 1945 - 2005; Tổng kết công tác Hậu cần - Kỹ thuật CAND
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của Tổng cục
Hậu cần-Kỹ thuật; Tổng kết lịch sử xây dựng lực lượng CAND 1945 - 2000
của Tổng cục Xây dựng lực lượng; Lịch sử ANND từ 1945 đến 2005 của Tổng
cục An ninh; Lịch sử CSND của Tổng cục Cảnh sát... các nguồn tư liệu này
mới chỉ đề cập đến các mốc thời gian hình thành, phát triển, biến đổi về các
dạng thức, màu sắc trang phục của lực lượng Công an theo các chủ trương của

Đảng, Nhà nước và ngành Công an mà chưa đi sâu miêu tả, phân tích các vấn
đề liên quan tới trang phục.
- Các nghiên cứu về trang phục của lực lượng Công an nhân dân
Hiện nay, cả trong và ngoài lực lượng CAND vẫn chưa có công trình
nghiên cứu hoặc bài viết nào đi sâu và miêu tả, phân tích một cách chi tiết và
quá trình hình thành, biến đổi, những giải pháp bảo tồn, phát huy hệ giá trị
văn hóa trang phục của lực lượng vũ trang nói chung và trang phục CAND
Việt Nam nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu sau:
- Khái quát được lịch sử quá trình hình thành, phát triển, sửa đổi bổ
sung của trang phục CAND từ năm 1945 tới tháng 6/2016).
- Miêu tả được các thành tố cấu thành của trang phục CAND Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá những biến đổi và các giá trị (bao gồm giá trị văn hóa
và lịch sử, yếu tố chính trị) trong trang phục của lực lượng CAND Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là nhằm phục dựng được quá trình hình thành, phát

4


triển, biến đổi, định dạng các thành tố cấu thành trang phục CAND Việt Nam
và đưa ra nhận định, đánh giá hệ giá trị ẩn chứa bên trong trang phục thông
qua hệ giá trị biểu tượng và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong việc phục
dựng, gìn giữ các mẫu trang phục CAND Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là trang phục của lực lượng
CAND Việt Nam (bao gồm lực lượng An ninh và Cảnh sát).
5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: không gian nghiên cứu của đề tài này là lực lượng
CAND Việt Nam (gồm lực lượng ANND và CSND). Cụ thể tại Cục Quản lý
trang bị kỹ thuật và trang cấp CAND (H44), Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ
Công an – đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế và trang cấp quân trang trong toàn
lực lượng Công an).
- Về thời gian: khung thời gian của luận văn này là từ năm 1945 (năm
thành lập lực lượng CAND) đến tháng 6/2016 (là năm mà trang phục của lực
lượng CAND Việt Nam có một sự thay đổi bước ngoặt, trong việc đồng bộ
hóa trang phục của toàn lực lượng theo một mẫu thống nhất).
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Về nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu đề tài: đề tài được sử dụng
nguồn tư liệu trực tiếp là các văn bản thành văn Nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
Nhà nước, Bộ Công an về vấn đề an ninh quốc phòng, vấn đề quân trang của
ngành Công an.
Nguồn tư liệu trực tiếp là các hiện vật, loại hình trang phục CAND qua
các thời kỳ đang được lưu giữ tại Bảo tàng CAND và Tổng cục Hậu cần – Kỹ
thuật, Bộ Công an.
Nguồn tư liệu thứ cấp là các sách, bài nói, bài viết, câu chuyện được
lưu giữ phản ánh về quá trình hình thành lực lượng CAND và trang phục của
lực lượng CAND Việt Nam từ khi thành lập cho tới ngày nay.

5


- Về phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng các quan điểm của Đảng, Nhà nước
về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và CAND, đặc biệt trong thời kỳ
nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Đề tài này chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ

thể như:
+ Phương pháp lịch sử: giúp tác giả có một cái nhìn theo tiến trình thời
gian hình thành, phát triển, biển đổi của trang phục CAND để qua đó đưa ra các
nhận xét, đánh giá về sự biến đổi của trang phục CAND từ 1945 đến 2016..
+ Phương pháp khảo cứu tư liệu: tác giả khảo cứu các Chỉ thị, Nghị quyết,
Nghị định, Sắc lệnh, các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng
CAND; các quy định về cờ truyền thống, trang phục của lực lượng Công an;
khảo cứu các nguồn tư liệu có liên quan đến trang phục Công an đang được lưu
giữ tại thư viện, phòng lưu trữ hồ sơ của Bộ Công an, đặc biệt là tại Cục Quản lý
trang bị kỹ thuật và trang cấp CAND, nơi trực tiếp quản lý, thiết kế các loại mẫu
hình trang phục.
+ Phương pháp khảo sát thực tế: để tiến hành nghiên cứu đề tài tác giả đã
nhiều lần tiến hành khảo cứu nguồn tư liệu tại Bảo tàng CAND nơi lưu giữ tư
liệu, hiện vật lịch sử của ngành Công an; Nhà truyền thống của Tổng cục Hậu
cần - Kỹ thuật là nơi hiện tại đang lưu giữ nhiều mẫu quân trang và các văn bản
liên quan đến công tác quân trang; phòng trưng bày sản phẩm của Cục Quản lý
trang bị kỹ thuật và trang cấp (H44) là đơn vị có chức năng thiết kế và phân phối
quân trang của ngành Công an; Công ty May 19/5 và nhà máy sản xuất E112
trực thuộc Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an là đơn vị trực tiếp may đo và
sản xuất quân trang: giúp học viên có một cái nhìn toàn diện về quá trình hình
thành, phát triển và biến đổi của trang phục CAND.
+ Phương pháp chuyên gia, nhân chứng: giúp học viên khảo cứu lại độ

6


chính xác của các nguồn thông tin và thu thập thêm tư liệu. Học viên đã gặp trực
tiếp các chuyên gia về thiết kế quân trang như đồng chí Vũ Xuân Trường, Lê
Mạnh Cường, Lê Lâm thuộc phòng quân trang của Cục Trang bị kỹ thuật để
khảo cứu các vấn đề về trang phục của lực lượng CAND. Đồng thời, học viên đã

gặp, trao đổi trực tiếp với các nhiều đồng chí cán bộ công an đã về hưu và đang
công tác trong ngành công an về hình dáng, màu sắc, kiểu cách trang phục mà
cán bộ chiến sỹ đã từng sử dụng, đang sử dụng những nguồn thông tin này giúp
học viên có những kiến thức cơ bản góp phần định hình được những dạng thức,
loại hình trang phục đã tồn tại và biến đổi của lực lượng CAND Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, trong đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận hệ
thống; phương pháp thống kê, so sánh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được
bố cục thành 03 chương sau:
Chƣơng 1: Quá trình hình thành, phát triển của lực lượng CAND Việt
Nam từ 1945 đến nay và sự ra đời của trang phục CAND Việt Nam.
Chƣơng 2: Các thành tố của trang phục CAND Việt Nam.
Chƣơng 3. Trang phục CAND Việt Nam từ 1945 đến nay: những biến
đổi và các giá trị nổi bật.

7


Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG
AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
TRANG PHỤC CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Một vài nét về quá trình ra đời và hoàn thiện tổ chức bộ máy
lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam
1.1.1. Lực lượng Công an những ngày đầu thành lập (từ 1945 đến 1956)
Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ X tháng 1/1956, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng Huấn thị “… Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là Quân đội, để
đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là
Công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh,

có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập
luyện. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc,
lúc hòa bình lại càng nhiều việc…” [21].
CAND là một công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước chuyên chính vô
sản, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dày công giáo dục, rèn luyện
và được nhân dân hết lòng đùm bọc. Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng, CAND Việt Nam đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt và
thu được nhiều thành tích vẻ vang trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh
chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng,
tài sản của nhân dân. Lực lượng CAND đã góp phần xứng đáng cùng toàn quân,
toàn dân đánh thắng hoàn toàn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động,
lực lượng CAND đã thực hiện tốt lý tưởng cao đẹp của người chiến sỹ CAND
“thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy việc bảo vệ niềm hạnh phúc
của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình”. Cùng với quá trình thành lập Nhà
nước, các tổ chức vũ trang cũng được hình thành.

8


* Các tổ chức tiền thân của lực lượng CAND Việt Nam
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt
lịch sử của cách mạng Việt Nam, đảm nhận vai trò lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giành độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đảng vừa ra đời
đã lãnh đạo hai cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939. Từ trong các cao
trào cách mạng, những tổ chức tiền thân của CAND Việt Nam đã ra đời như:
Đội tự vệ đỏ, Ban công tác đội, Đội Tự vệ cứu quốc... Năm 1945, tình hình thế
giới diễn biến mau lẹ, có lợi cho phong trào cách mạng. Hồng quân Liên Xô
liên tiếp giành thắng lợi trên mặt trận Xô – Đức, giải phóng các nước Đông và
Nam Âu, tấn công Berlin, đập tan sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức vào
tháng 5/1945, lập ra chính quyền dân chủ nhân dân tại các nước Đông và Nam

Âu. Tại Châu Á, liên quân Anh – Mỹ cũng đẩy mạnh tấn công phát xít Nhật,
giải phóng một số nước như Indonesia, Philippies…Tháng 8/1945, thực hiện
cam kết quốc tế với lực lượng Đồng minh, Liên Xô tuyên chiến với phát xít
Nhật và chỉ trong một thời gian ngắn, Hồng quân đã đập tan đội quân Quan
Đông, giải phóng Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên… ngày 15/8/1945 Nhật
đã tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Chớp thời cơ “ngàn năm có một”, Đảng ta
quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Cuộc Tổng
khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và
các địa phương khác trong cả nước.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
– Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập. Trong
bối cảnh quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp, tranh chấp giữa lực lượng cách
mạng và phản cách mạng diễn ra trên phạm vi toàn cầu nên ngay sau khi ra
đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành đối tượng chống phá của
các thế lực phản động.
Cùng với việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân, trong năm 1945
lực lượng CAND Việt Nam cũng được thành lập. Ở Bắc Bộ lập Sở Liêm
phóng và Sở Cảnh sát; Trung Bộ lập Sở Trinh sát; Nam Bộ lập Quốc gia tự vệ

9


cuộc. Bước đầu ngành Công an chỉ có hai cấp: cấp kỳ và cấp tỉnh. Ở huyện và
xã chưa có tổ chức Công an, nhưng có các lực lượng làm chức năng Công an.
Tuy tên gọi có khác nhau nhưng những tổ chức và lực lượng ấy làm nhiệm vụ
trấn áp phản cách mạng, giữ gìn trật tự; bảo vệ Đảng và chính quyền các cấp.
Để không ngừng củng cố ngành Công an thực sự trở thành công cụ trọng yếu
của Đảng, Nhà nước, Đảng ta đặt ngành Công an dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Đảng, nhiều nơi đã cử cấp ủy viên sang phụ trách công an và bổ sung
đảng viên, đoàn viên vào bộ máy công an.

Để định rõ nhiệm vụ giữa các Nha trong Bộ Nội vụ ngày 19/01/1946 Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định số 14/NgĐ về tổ chức Bộ Nội
vụ gồm Văn phòng và 4 Nha, trong đó Nha Công an làm nhiệm vụ trị an.
* Thành lập Việt Nam Công an vụ
Sau khi thành lập Chính phủ liên hiệp, trước những khó khăn, phức
tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và bọn tội phạm khác, đòi hỏi
phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng thời phải
tăng cường công cụ chuyên chính của chính quyền nhân dân để đáp ứng với
tình hình và nhiệm vụ mới ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 23/SL hợp nhất Sở Liêm Phóng và các Sở Cảnh sát trong toàn quốc
thành một cơ quan đặt tên là “Việt Nam Công an vụ” nằm trong Bộ Nội vụ.
Sắc lệnh xác định Việt Nam Công an vụ có nhiệm vụ: “Tìm kiếm và tập
trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an toàn của quốc gia, hoặc bề
trong hoặc bề ngoài” [27; tr82]. Thực hiện Sắc lệnh số 23/SL, ở Bắc Bộ, Sở
Liêm Phóng đổi thành Sở Công an Bắc Bộ; ở Trung Bộ, Sở Trinh sát đổi
thành Sở Công an Trung Bộ; Quốc gia tự vệ cuộc Nam Bộ đổi thành Sở
Công an Nam Bộ. Ở các tỉnh và các thành phố của cả ba kỳ đều đổi thành Ty
Công an. Lực lượng Công an vẫn do Đảng lãnh đạo, là công cụ chuyên
chính tuyệt đối trung thành và tin cậy của Đảng. Mọi hoạt động của lực
lượng CAND dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới mà Trung ương đã

10


đề ra, lực lượng công an phải củng cố tổ chức nhằm bảo vệ nội bộ, chủ động
tiến công địch. Ngày 18/4/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Nghị định số
121/NĐ quy định cụ thể về nhiệm vụ, tổ chức quyền hạn của các cấp Công an
Việt Nam. Việt Nam Công an vụ chia làm 3 cấp: Công an Trung ương, Công
an kỳ và Công an tỉnh. Ở Trung ương gọi là Nha Công an Việt Nam, đặt dưới

quyền điều khiển trực tiếp của ông Giám đốc Việt Nam Công an vụ. Cơ quan
Công an kỳ (ở ba miền Bắc, miền Trung, miền Nam) đặt dưới quyền điều
khiển của một ông Giám đốc Công an kỳ. Công an tỉnh đặt dưới quyền điều
khiển của một trưởng ty. “Nha Công an Việt Nam có nhiệm vụ: sưu tầm và
tập trung tất cả những tài liệu và tin tức có liên quan đến việc nội trị và đối
ngoại. Điều tra và khám phá những hoạt động phương hại đến an toàn của
quốc gia. Thi hành những luật lệ và sự tuần soát chung trong nước, nghiên
cứu và khởi thảo những luật lệ về công an. Tổ chức kiểm soát các cơ quan
công an trong toàn quốc”. Sở Công an kỳ có nhiệm vụ: giữ gìn trật tự trong
địa hạt, đề phòng những hoạt động trái phép, điều tra truy tìm thủ phạm,
những hành vi trái phép giao toàn án trừng phạt. Điều tra về phương diện
hành chính giúp những công sở, về những người, những đoàn thể có liên lạc
với cơ sở ấy. Kiểm soát và thi hành những phương pháp đề phòng đối với
những người nguy hiểm cho sự trị an. Tổ chức và kiểm soát các cơ quan Công
an tỉnh”. Còn ty Công an tỉnh có nhiệm vụ như Công an kỳ nhưng chỉ hoạt
động trong phạm vi một tỉnh” [25; tr 59].
Như vậy, việc hợp nhất hai lực lượng Cảnh sát và Liêm phóng là một
sự kiện quan trọng, làm tăng sức mạnh của lực lượng CAND, đảm bảo hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng và tội
phạm khác. Nghị định của Bộ Nội vụ quy định các bộ phận trực thuộc Nha
Công an Trung ương và Sở Công an kỳ gọi là phòng, ở Ty Công an tỉnh gọi là
ban, nhưng cũng chưa quy định chính thức gồm những bộ phận nào và nhiệm
vụ cụ thể là gì. Nhìn chung, ở Nha Công an Trung ương và các Sở công an kỳ
các bộ phận như: bộ phận trại giam, bộ phận tư pháp, bộ phận chính trị (bao

11


gồm đội điều tra về hình sự, đội điều tra về chính trị)… Ở cấp tỉnh, bên cạnh
các bộ phận chính trị, trại giam, công an trật tự. Ở cấp huyện, chủ yếu là lực

lượng trinh sát Việt Minh huyện đảm nhiệm công tác đấu tranh chống phản
cách mạng. Ở cấp xã từ cuối năm 1945 trở đi, mỗi xã có một Ủy viên ủy ban
nhân dân xã phụ trách các việc trật tự trị an.
Ngày 05/4/1948, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 219/NĐ “Về tổ
chức Việt Nam Công an vụ” quy định nhiệm vụ, tổ chức Công an các cấp, thể
lệ tuyển bổ nhân viên và sự liên lạc giữa cơ quan công an với các cấp hành
chính và tư pháp. Thực hiện Nghị định trên đầu năm 1948, Nha Công an
Trung ương xây dựng các ty nghiệp vụ: Ty Chính trị, Ty Tuyên - Nghiêm Huấn, lập Quận công an đặc biệt (bảo vệ ATK). Ngày 23/01/1948, Sở Công
an Nam Bộ, Trung Bộ lập Ban Công an lưu động. Ngày 09/3/1948, Bộ Nội vụ
ban hành thông tư số 113/NV-CT xác định chức năng, nhiệm vụ của ủy viên
trật tự xã. Ngày 24/4/1948, sở Công an Nam Bộ ra Chỉ thị số 36 xác định vai
trò của quận và làng, trong đó nêu: phải xây dựng và trang bị vũ khí, các ngũ
liên gia bảo phải được củng cố.
Như vậy, sau hai năm kháng chiến, ngành Công an đã hình thành 03
lực lượng cơ bản: trinh sát (phản gián, điệp báo), trật tự, tư pháp và lực lượng
vũ trang (công an xung phong, quốc vệ đội) đấu tranh có hiệu quả hơn với
bọn phản cách mạng và tội phạm khác.
Từ ngày 08 đến ngày 15/01/1950, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ
V họp tại Tuyên Quang có đủ đại biểu 3 miền. Hội nghị đã nghe báo cáo công
tác năm 1949 và phương hướng công tác năm 1950, đặc biệt tập trung thảo
luận các đề án công tác quan trọng trong đó hội nghị chú trọng thảo luận và
xây dựng “Đề án CAND Việt Nam”. Đây là một văn kiện lý luận quan trọng
xác định những vấn đề cơ bản như nhiệm vụ, đường lối công tác, nguyên tắc
xây dựng tổ chức CAND Việt Nam.
Để tăng cường công tác công an phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng,
ngày 28/2/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Quyết định số

12



08-QĐ/TW sáp nhập một bộ phận tình báo quân đội vào Nha Công an. Ngày
14/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 66/SL về vấn đề nói trên.
Sắc lệnh nêu rõ: “Cục Tình báo BQP nay phân chia thành hai bộ phận: một
bộ phận sát nhập vào Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ, một bộ phận sát nhập
vào ngành Quân báo Bộ Tổng Tham mưu thuộc BQP” [27; tr198]. Đến cuối
năm 1950, Nha Công an tổ chức lễ sáp nhập một bộ phận Tình báo vào Nha
Công an thành lập Ty Tình Báo.
* Thành lập Ban Công an xã
Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới phục vụ công
tác tiếp quản và quản lý vùng mới giải phóng, ngày 02/8/1950, Nha Công an
Trung ương tổ chức “Hội nghị Công an trật tự lần thứ nhất” tại chiến khu Việt
Bắc. Theo chủ trương của Hội nghị, công an các tỉnh chấn chỉnh lại công tác
trật tự ở cơ sở, đặc biệt là các vùng tự do thuộc căn cứ địa Việt Bắc, vùng tự
do liên khu IV và V. Ngày 10/10/1950, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số
137-NĐ/BNV về việc thành lập Ban Công an xã trong toàn quốc thay cho
Ban trật tự xã. Việc thành lập Ban Công an xã trong phạm vi toàn quốc khẳng
định sự trưởng thành của lực lượng CAND Việt Nam về tổ chức, lực lượng
từng bước đi sâu và hòa nhập cùng nhân dân giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ
chính quyền cơ sở.
Ngày 12/5/1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số
05 - CT/TW “Về nhiệm vụ và tổ chức Công an”. Tiếp đó, ngày 23/11/1952,
Trung ương Đảng ban hành Quyết nghị số 26/QN-TW “về công tác Công an”.
Quyết nghị đã bổ sung và cụ thể hóa nhiệm vụ và tổ chức của ngành Công an
đã được quy định trong Chỉ thị số 05 - CT/TW của Trung ương Đảng. Trong
Quyết nghị này Trung ương Đảng giao cho Ngành Công an phụ trách thêm
nhiệm vụ “bảo vệ võ trang trong các cơ quan đầu não từ Trung ương tới liên
khu ủy và tỉnh ủy; phụ trách việc quản trị nhà giam, giáo dục, cải tạo phạm
nhân”[25; tr200]. Về cơ cấu tổ chức của Nha Công an ở trong Bộ Nội vụ gồm
các bộ phận: Bộ phận phụ trách bảo vệ chính trị; Bộ phận phụ trách công việc
trị an hành chính; Bộ phận nghiên cứu; Văn phòng; trường Công an.


13


Quán triệt Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về nhiệm vụ, tổ chức
của Bộ Công an, tháng 8/1951, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ VI được
triệu tập. Hội nghị đã tập trung kiểm điểm công tác công an về các mặt chính
trị, nhiệm vụ công tác, tổ chức cán bộ, thông qua chương trình công tác trong
năm 1952. Đặc biệt, Hội nghị đã thảo luận xác định tính chất của tổ chức
công an, về cơ cấu tổ chức phải “trên tinh vi, dưới đơn giản, nặng về nghiệp
vụ, nhẹ về hành chính, bảo đảm bí mật, chuyên môn hóa cán bộ” [25; tr 168].
Tại hội nghị mô hình tổ chức của Công an toàn quốc được xác định như sau:
Nha công an Trung ương; Sở Công an Liên khu (từ Trung bộ trở ra); Sở công
an Nam Trung Bộ; Sở Công an Nam Bộ; Ty Công an tỉnh; Công an huyện;
Công an thị xã; Ban Công an xã. Trong đó, tổ chức Nha Công an Trung ương
gồm các bộ phận: Văn phòng, Ty Chính trị bảo vệ; Ty trị an hành chính;
Trường Công an trung cấp. Cơ cấu tổ chức của công an liên khu và tỉnh cũng
có những bộ phận tương ứng.
* Thành lập Thứ Bộ Công an
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, ngày
16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 141/SL đổi Nha Công an
Việt Nam thành Thứ Bộ Công an. Sắc lệnh quy định tổ chức bộ máy của Thứ
Bộ Công an gồm có: “Văn phòng Thứ Bộ; Vụ Bảo vệ chính trị; Vụ trị an hành
chính; Phòng nhân sự; Vụ Chấp pháp; Cục Cảnh vệ; Trường Công an” [25;
tr 202]. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Trung ương Đảng được cử giữ
chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Đến ngày 13/5/1953, Thứ Bộ Công an ra Nghị định số 74/NĐ quy định
nhiệm vụ và tổ chức cụ thể của Công an các cấp, quy định mối quan hệ giữa
Thứ Bộ Công an với Ủy ban hành chính các cấp. Từ cuối năm 1952 đến tháng
8/1953, tổ chức bộ máy ở Thứ Bộ Công an bao gồm: Văn phòng Thứ Bộ

Công an; Văn phòng nhân sự (sau đổi tên thành phòng tổ chức cán bộ) gồm 3
ban: Tổ chức, cán bộ và tuyên huấn; Vụ bảo vệ chính trị (trước là Ty chính trị
bảo vệ) gồm các bộ phận: Văn thư; Phòng điều tra nghiên cứu; Phòng trinh

14


sát và Phòng trinh sát địch hậu; Vụ trị an hành chính (trước là Ty trị an hành
chính), tổ chức gồm: Văn thư vụ, Phòng trị an, Phòng quản chế, Phòng Công
an biên phòng; Phòng quản lý ngoại kiều, Phòng căn cước; Vụ chấp pháp
(đến cuối năm 1954 đổi tên thành Vụ Chấp pháp Lao cải) gồm: Phòng xét hỏi,
Phòng quản lý trại giam và trại cải tạo ở Trung ương và Cục Cảnh vệ (Cục
Cảnh vệ được thành lập ngày 16/2/1953) là cơ quan làm nhiệm vụ chủ yếu
bảo vệ khu vực cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ; bộ phận trực tiếp
bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc thành lập Thứ bộ Công an trong Chính
phủ đã nâng cao vị thế của lực lượng Công an, đảm bảo đủ sức hoàn thành
nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trước những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống Pháp,
trong phiên họp từ ngày 27 đến 29/8/1953, Hội đồng Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết về tăng cường lực lượng Công an về tổ chức và cán bộ. Nghị
quyết của Chính phủ đã đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an trực thuộc
Hội đồng Chính phủ. Đây là một bước phát triển rất quan trọng về xây dựng
lực lượng CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn cuối
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* Thành lập ngành CSND
Ngay từ tháng 3/1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thông qua Nghị
quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về trị an hành chính đặt nền móng căn
bản xây dựng của các lực lượng CSND. Cuộc đấu tranh chống phản cách
mạng ở nước ta ngày càng quyết liệt và công tác giữ gìn trị an xã hội đã đặt ra
yêu cầu hết sức quan trọng. Lực lượng Trị an dân cảnh không còn phù hợp

cần phải có tổ chức thích ứng. Trước đó, ngày 20/6/1956, Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW “về thành lập Ngành CSND”
đã xác định: “Việc thành lập Ngành CSND là một công tác quan trọng trong
việc củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân, yêu cầu các cấp ủy
phải coi trọng đúng mức công tác lãnh đạo Ngành CSND, để ngành này trở
thành đội ngũ tin cậy về chính trị, thông thuộc về nghiệp vụ, đảm bảo nhiệm

15


vụ giữ gìn trật tự xã hội” [26; tr 67]. Chính vì thế đến ngày 28/7/1956, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 982/TTg “về thành lập Cục CSND
thuộc Bộ Công an”. Nghị định nêu rõ: “Thành lập Cục CSND thuộc Bộ Công
an để thống nhất việc xây dựng, quản lý, huấn luyện giáo dục các loại CSND
gồm có Cảnh sát hành chính (hộ tịch, giao thông, cứu hỏa), Cảnh sát kinh tế,
Cảnh sát vũ trang…”(Điều 1). “Việc canh gác các trại giam và trại lao cải do
Bộ đội cảnh vệ phụ trách nay giao cho CSND phụ trách (Điều 2). “CSND là
lực lượng vũ trang và nửa vũ trang thuộc biên chế ngành Công an. Cảnh sát
viên được hưởng lương và phụ cấp như công chức và được cấp phát quần áo,
vũ khí và những thứ trang bị khác theo tiêu chuẩn và kiểu mẫu …” (Điều 3)
Tiếp đó, ngày 10/8/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số
1001/TTg về việc tổ chức Ngành CSND, nêu rõ Ngành CSND có nhiệm vụ
sau đây: “Cảnh sát hộ tịch phụ trách quản lý hộ khẩu, CSGT phụ trách công
tác giao thông trong thành phố. Cảnh sát cứu hỏa phụ trách công tác phòng
hỏa trong nhân dân. Cảnh sát kinh tế phụ trách công tác bảo vệ công khai
các nhà máy, hầm mỏ. Cảnh sát vũ trang phụ trách công tác các trại giam,
các trại lao cải và làm nhiệm vụ tiễu phỉ trừ gian...” [26; tr 68]. Đảng và Nhà
nước xác định CSND là lực lượng vũ trang là bước phát triển mới về quan
điểm xây dựng lực lượng CAND nói chung.
Như vậy, từ năm 1945 đến năm 1956 lực lượng CAND Việt Nam đã

ra đời, từ các lực lượng tiền thân của CAND, đến tháng 2/1946 Việt Nam
Công an vụ được thành lập trực thuộc Bộ Nội vụ, bộ máy tổ chức của Việt
Nam Công an vụ được chia thành 3 cấp là Công an Trung ương, Công an kỳ
và Công an tỉnh. Đến cuối năm 1950, một bộ phận Tình báo của Cục Tình
báo BQP được sáp nhập vào Nha Công an thành Ty tình báo. Đồng thời,
trong tháng 10/1950, Ban Công an xã được thành lập trong toàn quốc đã
đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức của lực lượng CAND từ trung ương tới
địa phương. Tiếp đó, tháng 2/1950, Cục Cảnh vệ được thành lập, CAND có
thêm bộ phận mới. Cùng thời gian trên, Nha Công an Việt Nam cũng được

16


đổi thành Thứ Bộ Công an. Đặc biệt, đến giữa năm 1956, Cục CSND trực
thuộc Bộ Công an đã được thành lập với các lực lượng chính là Cảnh sát
hành chính (hộ tịch, giao thông, cứu hoả), Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát vũ
trang. Việc ra đời của lực lượng CSND đã đánh dấu sự phát triển tiến lên
chính quy của CAND Việt Nam.
1.1.2. Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam từng bước phát triển
hoàn thiện (1956 đến 1989)
Ngày 23/10/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
479/TTg về việc thành lập Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Công an để giúp Bộ
trưởng lãnh đạo, về mọi mặt công tác cán bộ trong toàn lực lượng. Đây là
bước phát triển mới về công tác xây dựng lực lượng, nhất là công tác tổ chức
cán bộ trong lực lượng Công an.
* Thành lập lực lượng CAND vũ trang
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, phải bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới, vùng biển. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng
một số đơn vị QĐND và các trạm công an biên phòng đã được triển khai làm
nhiệm vụ bảo vệ biên giới và kiểm soát cửa khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế việc

tổ chức và bố trí giữa hai lực lượng chưa hợp lý, chỉ đạo chưa thống nhất,
phối hợp chưa chặt chẽ, công tác bảo vệ còn sơ hở, kẻ địch có thể lợi dụng
phá ta. Theo đề nghị của Đảng đoàn Bộ Công an, Đảng ủy Quân sự Trung
ương và BQP, ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành
Nghị quyết số 58 - NQ/TW về xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên
phòng. Nghị quyết xác định: “Bộ Chính trị quyết định thống nhất các đơn vị
bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ bể,
giới tuyến và các lực lượng Công an vũ trang, xây dựng thành một lực lượng
vũ trang của Đảng và Nhà nước chuyên trách công tác bảo vệ nội địa và biên
phòng, giao cho ngành Công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là lực lượng Cảnh
vệ. Lực lượng Cảnh vệ này có nhiệm vụ trấn áp mọi hành động phá hoại của
bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm

17


nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ an ninh biên
giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn các cơ sở kinh tế, văn hóa
quan trọng”. CAND vũ trang trung ương đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng
Bộ Công an. Ở các tỉnh, thành có các đồn, trạm biên phòng chịu trách nhiệm
bảo vệ một đoạn biên giới nhất định, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của cấp
tỉnh, thành… khi có chiến tranh về mặt tác chiến và phòng thủ, lực lượng
CAND vũ trang đặt dưới sự chỉ đạo của BQP - Tổng tư lệnh QĐND Việt
Nam” [26, 126].
Đến ngày 21/2/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tư số
206/TT-TW đổi tên “lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên phòng” thành “lực
lượng CAND vũ trang” [26, tr 117]. Ngày 28/3/1959, Bộ Công an đã tổ chức
lễ thành lập lực lượng CAND vũ trang. Việc thành lập CAND vũ trang là sự
hiệp đồng chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau giữa bộ đội và công an.
* Kiện toàn tổ chức bộ máy Ngành Công an

Bước vào thời kỳ cải tạo XHCN ở miền Bắc (1958-1960) để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 13 (tháng
01/1959) đã xác định phải tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng, đẩy
mạnh công tác chính trị, tư tưởng trong ngành,… đồng thời kiện toàn tổ chức
bộ máy CAND theo hướng tăng cường cho các đơn vị nghiệp vụ chiến đấu,
giảm bớt trung gian. Cuối năm 1957, tổ chức bộ máy cơ quan Bộ còn 10 Vụ,
cục với 35 phòng. Đến năm 1960, tổ chức này phát triển lên 20 Vụ, Cục gồm
79 phòng, ban (kể cả CAND vũ trang). Có những đơn vị, nhất là Vụ bảo vệ
chính trị đã tách phòng cơ quan nội chính, văn xã, lập Cục bảo vệ cơ quan,
văn hóa và cục bảo vệ kinh tế. Phòng Ngoại tuyến được tách ra trực thuộc Bộ
trưởng, Vụ bảo vệ chính trị thời gian này làm nhiệm vụ đấu tranh chống gián
điệp, chống phản động ngoài xã hội, trong các cơ quan cố định và lâm thời
của các nước đóng trên nước ta, phụ trách công tác phái khiển và kỹ thuật
nghiệp vụ. Ở Cục CSND lập thêm phòng chống tham ô, ở địa phương đều có
bộ phận này. Sáp nhập phòng hộ tịch, ngoại kiều thành một phòng quản lý sản

18


×