Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

NGUYỄN THỊ HÀ

TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60.90.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh. Các số liệu trong
nghiên cứu hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm trước những kết
quả đã nghiên cứu - điều tra trong luận văn này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, để tôi đạt được mục tiêu đề ra
trong đề tài nghiên cứu; tôi đã nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh cùng các thầy cô trong
Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bên cạnh
đó, là nhờ có sự cộng tác giúp đỡ của tập thể cán bộ chính quyền và người
dân xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội cùng các doanh
nghiệp hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn.
Nhân dịp này tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn
Anh, các thầy cô trong Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn; tập thể cán bộ chính quyền và người dân xã Quất Động, huyện
Thường Tín, Thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp hỗ trợ dạy nghề cho
người khuyết tật đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để tôi hoàn thành công
trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất.
Trong phạm vi của công trình nghiên cứu, cũng như bản thân tác giả còn

hạn hẹp về kinh nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể bạn đọc.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................9
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu. ..................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................11
8. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................16
1.1. Một số khái niệm công cụ ......................................................................16
1.1.1. Khái niệm truyền thông dựa vào cộng đồng ....................................16
1.1.2. Khái niệm dạy nghề, việc làm..........................................................19
1.1.3. Khái niệm người khuyết tật..............................................................20
1.2. Lý thuyết vận dụng ................................................................................21
1.2.1. Lý thuyết hệ thống ...........................................................................21
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu Maslov ................................................................23
1.2.3. Lý thuyết vai trò ...............................................................................26
1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT.........28
1.3.1. Một số quy định quốc tế về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT .....28

1.3.2. Một số quy định trong nước về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT30
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................33
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI KHUYẾT TẬT XÃ QUẤT ĐỘNG, HUYỆN THƢỜNG TÍN, TP.
HÀ NỘI ...........................................................................................................36


2.1. Khái quát về NKT và hoạt động dạy nghề - tạo việc làm cho NKT tại
xã Quất Động ................................................................................................36
2.1.1. Đặc điểm về NKT tại xã Quất Động ................................................36
2.1.2. Dự án dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động đang
triển khai .....................................................................................................40
2.2. Nhận thức về hoạt động truyền thông trong dạy nghề và tạo việc làm
cho NKT ........................................................................................................43
2.3. Truyền thông đại chúng về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT 53
2.4. Truyền thông về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại cơ sở dạy nghề ...61
2.5. Truyền thông về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại nơi làm việc .69
2.6. Truyền thông về hoạt động dạy nghề và tạo việc làm qua sinh hoạt
cộng đồng .....................................................................................................75
2.7. Những thuận lợi, khó khăn của NKT trong tiếp cận thông tin truyền
thông dạy nghề và tạo việc làm.....................................................................80
2.7.1. Thuận lợi của NKT trong tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề
và tạo việc làm............................................................................................80
2.7.2. Khó khăn của NKT trong tiếp cận thông tin truyền thông dạy nghề
và tạo việc làm............................................................................................83
2.7.3. Ý nghĩa của việc tiếp cận hoạt động dạy nghề và tạo việc làm đối
với NKT .....................................................................................................85
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................87

Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY NGHỀ VÀ
TẠO VIỆC LÀM CHO NKT ........................................................................89
3.1. Vai của NVCTXH trong truyền thông đại chúng ..................................89
3.2. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại cơ sở dạy nghề ...............92
3.3. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông tại nơi làm việc ...................95
3.4. Vai trò của NVCTXH trong truyền thông qua sinh hoạt cộng đồng .....97


3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm
cho NKT tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội bằng phương pháp
truyền thông dựa vào cộng đồng. ................................................................102
3.5.1. Người khuyết tật.............................................................................105
3.5.2. Nhân viên công tác xã hội. .............................................................106
3.5.3. Gia đình, bạn bè, hàng xóm người khuyết tật. ...............................108
3.5.4. Cơ sở đào tạo nghề. ........................................................................108
3.5.5. Chính quyền địa phương. ...............................................................109
3.5.6. Doanh nghiệp địa phương. .............................................................109
Tiểu kết Chương 3 ..........................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................114
PHỤ LỤC ......................................................................................................117


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NKT

: Người khuyết tật

CTXH


: Công tác xã hội

NVCTXH

: Nhân viên công tác xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nghề NKT theo học và làm việc ...................................................... 39
Bảng 2.2. Các cơ sở dạy nghề cho NKT tại xã Quất Động .............................. 68

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kênh cập nhật thông tin dạy nghề và tạo việc làm của NKT ....... 44
Biểu đồ 2.2. Kênh truyền thông NKT tiếp cận hiệu quả nhất ........................... 46
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động truyền thông dạy nghề
và tạo việc làm cho NKT .................................................................................. 49
Biểu đồ 2.4. Tác động của các kênh truyền thông địa phương đối với hoạt động
học nghề và tạo việc làm của NKT ................................................................... 51
Biểu đồ 2.5. Mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT qua
kênh truyền thông đại chúng ..................................................................................54

Biểu đồ 2.6. Lợi ích của kênh truyền thông đại chúng đối với NKT khi tham
gia học nghề và tạo việc làm ............................................................................. 57
Biểu đồ 2.7. Mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm của
kênh truyền thông đại chúng ............................................................................. 59
Biểu đồ 2.8. Mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT qua
kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề ............................................................... 61
Biểu đồ 2.9. Lợi ích của kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề đối với NKT khi
tham gia học nghề và tạo việc làm .................................................................... 64

Biểu đồ 2.10. Mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm của
kênh truyền thông tại cơ sở dạy nghề ............................................................... 67
Biểu đồ 2.11. Mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT
qua kênh truyền thông tại nơi làm việc ............................................................. 70
Biểu đồ 2.12. Lợi ích của kênh truyền thông tại nơi làm việcđối với NKT khi
tham gia học nghề và tạo việc làm .................................................................... 72


Biểu đồ 2.13. Mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm của
kênh truyền thông tại nơi làm việc .................................................................... 74
Biểu. đồ 2.14. Mức độ cập nhật thông tin học nghề và tạo việc làm của NKT
qua kênh truyền thông trực tiếp ....................................................................... 75
Biểu đồ 2.15. Lợi ích của kênh truyền thông trực tiếp đối với NKT khi tham
gia học nghề và tạo việc làm ............................................................................. 77
Biểu đồ 2.16. Mức độ thiết thực của các thông tin dạy nghề và tạo việc làm của
kênh truyền thông trực tiếp ............................................................................... 79
Biểu đồ 2.17. Những thuận lợi của NKT khi tiếp cận thông tin truyền thông
dạy nghề và tạo việc làm ................................................................................... 81
Biểu đồ 2.18. Những khó khăn của NKT khi tiếp cận thông tin truyền thông
dạy nghề và tạo việc làm ................................................................................... 84
Biểu đồ 2.19 thể hiện ý nghĩa của việc học nghề và tạo việc làm đối với NKT86
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của NKT về vai trò của NVCTXH trong hoạt đồng
truyền thông dạy nghề và tạo việc làm ............................................................. 99
Sơ đồ 3.2: Mô hình hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện
Thường Tín, TP.Hà Nội dưới góc nhìn và vai trò của công tác xã hội........... 104


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật từ lâu đã được

xã hội quan tâm, có khá nhiều dự án, chương trình hỗ trợ người khuyết tật học
nghề và tạo việc làm cho họ. Trên thực tế, người khuyết tật phải đối diện với
nhiều khó khăn trong vấn đề học nghề, ví dụ như để được đào tạo nghề phù
hợp, phải có sự đầu tư cả về dạy và học để vững chuyên môn, giỏi tay nghề
thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, những đơn vị
doanh nghiệp tự nguyện thực hiện đào tạo người khuyết tật vẫn còn ít vì
những nguyên nhân như: người khuyết tật không chịu được áp lực công việc
cao, điều kiện đi lại, sức khỏe… Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp còn đắn
do trong việc tuyển dụng người khuyết tật tham gia học nghề và tạo việc làm
cho họ. [24]
Ở nước ta, truyền thông ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong
việc làm thay đổi nhận thức xã hội và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi
của công chúng. Việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh và thông điệp trong truyền
thông có thể giúp hình thành định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của
mỗi thành viên trong cộng đồng đối với các vấn đề xã hội nói chung, trong đó
có hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật nói riêng.
Thời gian qua, thông tin về các hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật
đã nhận được sự quan tâm trong xã hội: nhận thức của người dân về các vấn
đề liên quan đến người khuyết tật không ngừng được cải thiện. Mặc dù vậy,
vẫn còn một số bộ phận người dân chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò
của hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật. Nhiều hoạt động truyền thông
vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc tham gia, khích lệ cộng đồng chung
tay hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật. Đó là những thiếu hụt
quan trọng trong nhận thức và hành động thực tiễn của đại bộ phận người dân
1


nhất là ở những vùng nông thôn còn chưa phát triển. Vì vậy, vai trò của
truyền thông sẽ góp phần quan trọng giúp người khuyết tật xóa bỏ tự ti mặc
cảm, thấy được vai trò của mình trong xã hội, gia đình, tự khẳng định bản

thân, tích cực tham gia lao động ổn định đời sống bản thân, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội và cung cấp cho xã hội cái nhìn đúng đắn về hoạt động hỗ trợ
dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.
Ở Việt Nam, tạo việc làm người khuyết tật cũng luôn được Đảng và Nhà
nước ưu tiên, tạo mọi điều kiện để người khuyết tật có việc làm nuôi sống bản
thân giảm áp lực cho gia đình và xã hội. Điều đó được thể hiện trong hàng
loạt văn bản pháp lý quan trọng như Luật người khuyết tật, Luật dạy nghề, Bộ
luật Lao động, các Quyết định, Đề án trợ giúp người tàn tật… Đứng trước sự
phát triển như vũ bão của nền kinh tế trí thức, người Việt Nam đang phải đối
mặt với những khó khăn thách thức mới cần được huy động tối đa nguồn
nhân lực có trí tuệ, phẩm chất, có đầy đủ sức khoẻ và khả năng thích ứng để
thực hiện tốt các mục tiêu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, có một thực tế cần
khẳng định đó là một số lượng lớn những người khuyết tật (NKT) đang tồn tại
ở tất cả các quốc gia từ những quốc gia phát triển đến những quốc gia kém
phát triển, trong đó, có nhiều người khuyết tật còn khả năng lao động. Vậy,
làm thế nào tạo việc làm cho người khuyết tật để họ được học nghề, có việc
làm, tăng thu nhập,tự chủ được về kinh tế, thông qua đó người khuyết tật
được khẳng định mình trong xã hội, được hòa nhập cộng đồng, có cơ hội
thăng tiến và trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời tăng thêm niềm
lạc quan, yêu đời, xóa tự ti, mặc cảm. [24]
Từ thực tế trên, công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới
việc tạo lập việc làm, xây dựng những hoạt động mang tính chất công bằng xã
hội để khẳng đinh vai trò và vị trí của người khuyết tật trong xã hội. Công tác
xã hội với người khuyết tật hiện nay chủ yếu hướng tới vấn đề việc làm cho
2


người khuyết tật nhằm giúp họ có được việc làm kiếm được thu nhập tự nuôi
sống bản thân, thực hiện tính công bằng xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.
Tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, số lượng người

khuyết tật là 225 người, trong đó riêng khuyết tật vận động là 110 người. Trong
giai đoạn vấn đề phát triển kinh tế xã hội, vấn đề an sinh xã hội đang được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thì dạy nghề và tạo việc làm cho người
khuyết tật vật động là vấn đề quan trọng, không chỉ giúp thu nhập kinh tế xã
hội của địa bàn tăng lên mà còn đẩy mạnh vấn đề an sinh xã hội, hòa nhập
cộng đồng cho người khuyết tật. [28] Nhận thấy được tầm quan trọng của việc
dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương nhằm giải quyết vấn
đề việc làm, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống cho người dân địa
phương, chính quyền huyện Thường Tín đã có những hoạt động tích cực nhằm
tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương như dạy nghề, truyền thông
nhằm tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật...Tuy nhiên, những hoạt động này
hiện còn gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Truyền thông dựa
vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật
tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu
nhằm nhận diện thực trạng hoạt động hỗ trợ người khuyết tật của địa phương,
và dùng những phương pháp của công tác xã hội nhằm xây dựng giải pháp
nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại xã Quất Động,
huyện Thường Tính, thành phố Hà Nội.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề việc làm cho người khuyết tật hiện đang là vấn đề được xã hội
quan tâm, với nhiều những công trình nghiên cứu về người khuyết tật cũng
như những chính sách, những hoạt động nhằm hỗ trợ người khuyết tật học
nghề và tìm kiếm việc làm. Những nghiên cứu này đã chỉ ra được những
chính sách hỗ trợ người khuyết tật, những hoạt động hỗ trợ và vai trò của các
3


tổ chức trong việc hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm việc làm. Dưới đây là một
số nghiên cứu về vấn đề dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật mà tác giả

tìm hiểu được trong qua trình nghiên cứu.
Đề tài “Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính
sách, chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho NKT” của Bộ Lao
động – Thường binh và Xã hội (1993) là nghiên cứu đáng lưu ý. Nghiên cứu
đã bàn về việc xây dựng các chương trình, quyền cho người khuyết tật, đặc
biệt đưa ra những giải pháp hỗ trợ về dạy nghề và tạo việc làm. Giúp họ tìm
được công việc phù hợp với nhu cầu, mong muốn và điều kiện của bản thân.
Tổ chức Lao động quốc tế (2010) “Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề
và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam” là một trong những báo cáo đã
cung cấp tổng thể về các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch vụ
đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho người khuyết tật, đặc
biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng
cho phụ nữ khuyết tật. [25]
Báo cáo cũng phân tích kết quả khảo sát người khuyết tật ít được đào
tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như phát triển doanh nghiệp. Rất nhiều
tổ chức trong và ngoài nước cũng nhận thấy việc đào tạo nghề và các dịch vụ
bố trí việc làm cho người khuyết tật là rất quan trọng. Vì vậy, báo cáo đề xuất
Chính phủ cần có những chính sách riêng khuyến khích các hoạt động đào tạo
nghề cho người khuyết tật. Báo cáo cũng nêu lên thực trạng hiện nay cũng có
một số trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được thành lập,
nhưng chỉ phục vụ các khu vực thành thị, các vùng nông thôn việc tiếp cận
đào tạo nghề rất bị hạn chế. Các dịch vụ bố trí việc làm thường gắn liền với
cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp kiếm được việc làm sau đào tạo
còn khá thấp và phần lớn những học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm được việc
làm tại các cơ sở dành riêng cho người khuyết tật chứ không phải các doanh
nghiệp thông thường.
4


Tác giả Nguyễn Văn Đồng trong bài viết “Hoạt động hỗ trợ người

khuyết tật tại gia đình của Trung tâm Sống độc lập” Tạp chí Người cao tuổi
(2013), số 60 đã khái quát về hoạt động chăm sóc, trợ giúp NKT tại gia đình
và những trợ giúp của NVCTXH trong quá trình can thiệp trợ giúp NKT,
ngoài ra bài viết còn phân tích sự tham gia hoạt động lao động sản xuất của
NKT đang tham gia sinh hoạt tại trung tâm. [10]
Giáo trình “Công tác xã hội với người khuyết tật” nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội (2014), giáo trình đã nêu khái quát chung về tình hình
người khuyết tật, phân loại và cách chăm sóc trợ giúp người khuyết tật như
thế nào, vai trò của nhân viên Công tác xã hội với người yếu thế nói chung và
người khuyết tật nói riêng. Cách thực hành với người khuyết tật về các
phương pháp làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc gia đình. [13]
Cuốn tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng” của
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát hành năm 2008 đã cung cấp cho tình nguyện
viên Chữ thập đỏ tầm quan trọng của phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật,
phục hồi chức năng tại cộng đồng, giới thiệu bộ phiếu điều tra phát hiện sớm
khuyết tật tại cộng đồng[11]. Cuốn sách gồm 4 phần: Phần một thông tin
chung về tình hình khuyết tật tại Việt Nam, thiệt thòi của người khuyết tật,
khái niệm và phân loại khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật, phòng khuyết tật,
mục đích, ý nghĩa và vai trò phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, phục hồi
chức năng tại cộng đồng. Hội Chữ thập đỏ tham gia các hoạt động phát hiện
sớm khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Phần hai giới thiệu
cách viết phiếu điều tra phát hiện sớm khuyết tật tại cộng đồng; Phần ba
hướng dẫn các bước tiến hành quy trình điều tra phát hiện sớm khuyết tật tại
cộng đồng; Phần bốn cuốn sách giới thiệu một số dạng khuyết tật thường gặp
trong cộng đồng.
Tài liệu “Hướng dẫn Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm
xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người khuyết tật” được Viện
5



Nghiên cứu Dư luận Xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn với sự
phối hợp của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam giới thiệu với các bộ, ban ngành liên quan đến người khuyết tật tháng 3
năm 2013. Tài liệu được biên soạn trong khuôn khổ Dự án Giảm Kỳ thị với
Người Khuyết tật do Quỹ Ford tài trợ. Cuốn tài liệu cung cấp các thông tin cơ
bản về người khuyết tật cũng như sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến
người khuyết tật; định hướng các nội dung chính trong công tác thông tin,
giáo dục và truyền thông, đưa ra các nguyên tắc chủ chốt đồng thời giới thiệu
một số phương pháp và kỹ năng tiến hành hoạt động Thông tin – Giáo dục –
Truyền thông nhằm giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến người
khuyết tật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động
giáo dục truyền thông khác cho cán bộ và nhân dân. Phần phụ lục của tài liệu
cung cấp một số những thông tin cơ bản về người khuyết tật ở Việt Nam, các
thông tin hỗ trợ cho việc xây dựng nội dung hoạt động chống kỳ thị và phân
biệt đối xử, tóm tắt các văn bản pháp lý về người khuyết tật và một số thông
tin hữu ích khác. [31]
Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam xuất bản
“Bộ công cụ trợ giúp cộng đồng khuyến khích trẻ khuyết tật hòa nhập” - Dự
án “Tạo tác động thuận lợi thông qua phương tiện truyền thông” [1] năm
2008 dưới sự tài trợ của tổ chức Handicap International tại Việt Nam. Cuốn
sách đưa ra tình hình người khuyết tật tại Việt Nam, cung cấp thông tin về các
văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến trẻ khuyết tật, các văn bản quốc
tế liên quan đến trẻ khuyết tật, một số gợi ý giúp trẻ khuyết tật và gia đình.
[30]
“Vấn đề người khuyết tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay” của
tác giả Vũ Thị Thu Ngà được nhà xuất bản Trường Đại học Quốc Gia xuất
bản năm 2008. Cuốn sách hệ thống hóa những căn cứ khoa học và luật pháp
về người khuyết tật, chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí trong việc góp phần
6



nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của xã hội đối với người khuyết tật.
Trên cơ sở khảo sát của các báo Thanh Niên, Hà Nội Mới, Nhân đạo và Đời
sống, tạp chí Người bảo trợ từ tháng 1/2007 đến 7/2008 để thấy rõ thực trạng
tuyên truyền về người khuyết tật trên báo hiện nay. Nghiên cứu những tác
động của báo chí trong việc phản ánh về lĩnh vực người khuyết tật đối với
công chúng. Đưa ra một số định hướng, giải pháp xây dựng chuyên mục cố
định, phân công nhóm phóng viên chuyên trách theo dõi, tạo dựng đội ngũ
cộng tác viên, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tổ chức của người khuyết tật
nhằm nâng cao chất lượng phản ánh của báo chí về lĩnh vực này. [18]
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc
làm và bảo trợ xã hội” diễn ra ngày 26/09/2007 do Trung tâm Nghiên cứu
Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc Tế (Đại học
Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) tổ chức tại Trung tâm thư viện
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn bao gồm nhiểu tham luận liên
quan đến người khuyết tật. 20 tham luận của các nhà khoa học, nhà hoạt động
từ thiện, xã hội trong và ngoài nước được trình bày tại hội thảo đều hướng
vào vấn đề tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng, ổn định đời sống và có đóng góp cho xã hội, lý giải cho cách dùng khái
niệm “người khuyết tật” thay thế cho khái niệm “người tàn tật”. [23]
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã chỉ ra được thực trạng việc dạy
nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cũng chưa đi sâu vào vấn đề truyền thông
dựa vào cộng đồng để nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết
tật. Các đề tài, dự án nghiên cứu mới chỉ đề cập tới thông tin chung về người
khuyết tật, việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyêt tật; các giải pháp
hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng; vai trò của nhân viên Công tác
xã hội đối với việc học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật… Nhưng
7



những dự án, đề tài được đưa ra vẫn chưa xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu
học nghề và tạo việc; các ngành nghề phù hợp với người khuyết tật vận
động. Từ thực tế xã hội và những nghiên cứu nêu trên, với cương vị là một
nhân viên công tác xã hội, tác giả tiến hành nghiên cứu với đề tài “Truyền
thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho
người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”
nhằm đánh giá thực tế và đưa ra những giải pháp dưới góc độ công tác xã
hội để hỗ trợ người khuyết tật tại địa bàn có cơ hội tiếp cận nghề nghiệp cao
hơn sau khi tốt nghiệp những lớp dạy nghề dành cho người khuyết tật, đồng
thời giúp người khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng đồng và trở thành những
người có ích cho xã hội.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng hệ thống lý thuyết và hệ thống các
khái niệm vào việc mô tả, phân tích, luận giải về thực trạng và tác động của
truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm
cho NKT trên địa bàn xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Thông qua nghiên cứu, hệ thống các khái niệm về NKT, truyền thông
dựa vào cộng đồng, hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT sẽ được
làm sáng tỏ hơn. Đồng thời, phát hiện những triết lý cơ bản trong hoạt động
truyền thông trợ giúp NKT tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm; trên
cơ sở kết quả đạt được cùng những tồn tại, hạn chế, đề xuất vai trò chuyên
nghiệp của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp NKT để NKT tiếp cận chính
sách đào tạo nghề và tiếp cận việc làm một cách hiệu quả hơn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những phát hiện chính trong nghiên cứu, sẽ góp phần cung cấp những
cơ sở tổng quan về thực trạng hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT;
những ý kiến chia sẻ, đánh giá của NKT hiện đang tham gia hoạt động dạy

8


nghề và tạo việc làm. Từ đó, đánh giá, đo lường được hiệu quả hoạt động và
tác động của truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và
tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội; kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở phản ánh nhu cầu của NKT khi
tham gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm.
Bên cạnh đó, những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là tài liệu
tham khảo, cung cấp những luận cứ, cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý để đưa ra những quan điểm chỉ đạo nhằm xây
dựng hệ thống chính sách, mô hình hỗ trợ tạo việc làm cho NKT một cách
bền vững. Phát triển mạng lưới nghề CTXH với NKT, đặc biệt là các mô hình
can thiệp - trợ giúp NKT dựa vào cộng đồng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu các hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng
trong lĩnh vực dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất
Động, huyện Thường Tín. Từ đó đánh giá vai trò của nhân viên CTXH trong
hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng trong lĩnh vực dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá các hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật
và các hoạt động truyền thông tại cộng đồng trong lĩnh vực dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật để từ đó rút ra những thiếu hụt cần phải bù đắp.
Xác định các hệ thống nguồn lực truyền thông trợ giúp NKT khi tham
gia hoạt động dạy nghề và tạo việc làm tại xã Quất Động, huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Truyền thông dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc
làm cho người khuyết tật.
9


5.2. Khách thể nghiên cứu
- Người khuyết tật vận động tham gia học nghề xã Quất Động, huyện
Thường Tín, TP. Hà Nội.
- Gia đình NKT tham gia học nghề xã Quất Động, huyện Thường Tín,
TP. Hà Nội.
- Chính quyền địa phương xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
- Các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, huyện
Thường Tín, TP. Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại xã Quất
Động - huyện Thường Tín - thành phố Hà Nội
Phạm vi thời gian nghiên cứu: khảo sát thực địa trong nghiên cứu này
được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2017.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong nghiên cứu này tác giả tập trung
nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của truyền thông qua cộng đồng trong hoạt
động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, đánh giá các nguồn lực
truyền thông của cộng đồng, mong muốn, năng lực tham gia vào truyền thông
dựa vào cộng đồng, đánh giá của cộng đồng về hiệu quả thực tế của các biện
pháp truyền thông hiện nay ở địa phương. Từ đó đánh giá những điểm mạnh,
điểm yếu rút ra những thiếu hụt còn tồn tại trong công tác truyền thông của
địa phương. Trên những cơ sở đó, triển khai xây dựng mô hình truyền thông
dựa vào cộng đồng trong hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật phù hợp
với thực tiễn tại cộng đồng.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
Thực trạng hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng trong dạy nghề và

tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Thành phố Hà
Nội như thế nào?
10


Vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng
trong lĩnh vực dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại xã Quất Động, huyện
Thường Tín, Thành phố Hà Nội ra sao?
Để làm tốt công tác truyền thông dựa vào cộng đồng trong dạy nghề và
tạo việc làm cho NKT cần làm gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện tại công tác truyền thông dựa vào cộng đồng về dạy nghề và tạo
việc làm cho NKT xã Quất Động đang được thực hiện có hiệu quả, song cần
có sự điều chỉnh và định hướng nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy
nghề và tạo việc làm cho NKT tại địa phương.
Vai trò của NVCTXH đối với truyền thông đại chúng, truyền thông tại
cơ sở dạy nghề, truyền thông tại nơi làm việc và truyền thông qua sinh hoạt
cộng đồng
Để làm tốt công tác truyền thông dựa vào cộng đồng trong dạy nghề và tạo
việc làm cho NKT xã Quất Động cần có sự phối hợp giữa các đơn vị dạy nghề,
thông tin cơ sở sử dụng lao động khuyết tật phối hợp với các cơ quan đoàn thể
địa phương, chính quyền địa phương và người dân trong địa phương trong hoạt
động truyền thông; lồng ghép các thông tin truyền thông về dạy nghề và tạo việc
làm cho NKT với các thông tin truyền thông khác tại địa phương
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng.
Ứng dụng cách tiếp cận từ dưới lên dựa vào cộng đồng làm nền tảng cho
quá trình nghiên cứu.Tiếp cận từ dưới lên là tiếp cận dựa trên nhu cầu của
người dân, tìm hiểu nội lực của người dân, để người dân tự mình tham gia và
quyết định các hoạt động của chính họ. Cách tiếp cận từ dưới lên chỉ ra rằng

trong khi có những khác biệt trong cách thay đổi đời sống của một cộng đồng,
chúng không hoàn toàn dị biệt và khác nhau. Mặc dù có sự khác biệt, tất cả
các cách tiếp cận tập trung vào: củng cố nguồn lực trong một cộng đồng, phát
11


triển sự liên quan và tiếp cận nguồn lực cho các thành viên cộng đồng, phát
triển năng lực của các thành viên cộng đồng để sử dụng các nguồn lực. [8]
Ứng dụng cách tiếp cận “bottom-up” theo Angelika Kruger (2009) vào
đề tài với mục đích tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của người dân đối với hoạt
động truyền thông dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy
nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Cách tiếp cận này tập trung hướng
tới tìm hiểu thực tế địa phương, đánh giá nhu cầu và nhận diện vấn đề, đánh
giá các nguồn lực tại địa phương đó là tất cả các tiểu hệ thống trong cộng
đồng, tìm ra điểm mạnh của các tiểu hệ thống đó, đánh giá và liên kết các
nguồn lực lại với nhau nhằm xây dựng một mô hình truyền thông phòng ngừa
hiệu quả nhất. [8]
Ưu điểm của cách tiếp cận này là bám sát tình hình thực tế cộng đồng,
tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực dựa trên tình hình thực tế, văn hóa, tôn giáo
của cộng đồng, liên kết được tất cả các thành viên trong cộng đồng lại thành
nguồn sức mạnh tổng hợp, từ đó đạt được mục tiêu đề ra.
8.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp phân tích những nghiên cứu trước đó, những chính
sách, báo cáo...có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu để nhận diện được
vấn đề dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, giúp cho nghiên cứu
đảm bảo được tính đa chiều và khách quan.
Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích những báo cáo, kế hoạch
của địa phương về vấn đề dạy nghề và tạo lập việc làm cho người khuyết tật,
đặc biệt là những báo cáo về hoạt động truyền thông trong việc dạy nghề cho
người khuyết tật để nắm được thực trạng hỗ trợ người khuyết tật tại địa

phương, đồng thời phân tích những công trình nghiên cứu đi trước về vấn đề
việc làm cho người khuyết tật, đặc biệt là vấn đề truyền thông trong dạy nghề
và tạo việc làm cho người khuyết tật.
12


Dựa trên những tài liệu thu thập được tiến hành hồi cứu các tài liệu nhằm hệ
thống hóa các khái niệm liên quan tới đề tài. Sử dụng phương pháp này trong

nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập và phân tích tổng hợp các báo cáo về
hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, các nghiên cứu về
truyền thông nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật và đặc biệt là các nghiên cứu về truyền thông
dựa vào cộng đồng nhằm hỗ trợ người khuyết tật được gia học nghề.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích chính của vận dụng phương pháp phân tích tài liệu chính là
quá trình phân tích những số liệu, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực,
từng chi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩa của số liệu đó; tiến hành tổng
hợp, đưa ra nhận định và những bình luận, góp phần luận giải và làm sáng
tỏ các quan điểm cần chứng minh trong nghiên cứu. Phương pháp này hết
sức quan trọng trong nghiên cứu, bởi việc thu thập số liệu chưa có tính
quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó phản ánh điều gì,
những tài liệu trước đó đã đề cập tới vấn đề gì? chưa đề cập tới vấn đề gì
của nghiên cứu mà tác giả đang tiến hành. Chính việc phân tích tài liệu sẽ
cung cấp những cơ sở và luận cứ khoa học quan trọng cho nghiên cứu mà tác
giả đang tiến hành.

Để thu thập thông tin định tính phục vụ nghiên cứu, trong đề tài này
tác giả tiến hành 12 phỏng vấn sâu, đại diện của 4 nhóm đối tượng, cụ thể
gồm: Cán bộ phụ trách mảng thông tin truyền thông - chính sách xã hội; cán

bộ Hội chữ thập đỏ; gia đình NKT; đại diện các cơ sở dạy nghề và tạo việc
làm cho NKT… đây là những đối tượng sẽ cung cấp thông tin định tính

phục vụ nghiên cứu. Cơ cấu đối tượng phỏng vấn như sau:

13


Đối tượng phỏng vấn

Số lượng

Cán bộ phụ trách mảng thông tin truyền thông - chính sách xã hội

1 người

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ

1 người

Gia đình NKT

2 người

Người khuyết tật

4 người

Đại diện các cơ sở dạy nghề và sử dụng lao động NKT


4 người

Tổng

12 người

8.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của việc sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm
thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu định lượng. Đề tài xây dựng bộ công
cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là NKT có khả năng tham gia học
nghề và tạo việc làm tại xã Quất Động, với các câu hỏi nhằm thu thập thông
tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu, lượng hóa thông tin phục vụ nghiên
cứu, với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan nhằm trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Bảng
hỏi được xây dựng cơ cấu gồm các phần như: Thông tin người được phỏng
vấn: giới tính, độ tuổi, dạng tật, sức khỏe…; Những thông tin về điều kiện
học tập, khó khăn, thuận lợi và mong muốn của người khuyết tật sau khi hoàn
thành chương trình học; thực trạng hoạt động truyền thông dựa vào cộng đồng
đồng trong hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho NKT; sự tham gia của
NKT vào hoạt động dạy nghề và tạo việc làm…
* Công cụ nhập liệu và xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS 18.0
* Dung lượng mẫu khảo sát: Số phiếu khảo sát là 100 phiếu.
* Cơ cấu mẫu khảo sát: Cỡ mẫu 100 NKT đang tham gia hoạt động dạy
nghề và tạo việc làm tại xã Quất Động, phân theo nghề NKT theo học, cụ thể
như sau:
14


Nghề NKT theo học và làm việc


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nghề thêu

20

20,0

Nghề mộc

20

20,0

Nghề Sơn mài

20

20,0

Nghề Vàng mã

20

20,0

Nghề điện dân dụng


20

20,0

100

100,0

Tổng

15


×