Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

công tác bảo vệ chăm sóc dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật, trẻ em nghèo, mồ côi tỉnh thừa thiên huế, giải pháp và thực trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.11 KB, 56 trang )

UBND TNH THA THIấN HU
TRNG CAO NG NGH THA THIấN HU

BAO CAO
THệẽC TAP TOT NGHIEP
Chuyờn :
CễNG TC BO V CHM SểC DY NGH V TO
VIC LM CHO NGI TN TT, TR EM NGHẩO,
M CễI TNH THA THIấN HU, GII PHP V THC
TRNG
H v tờn: Trng ỡnh Phng
Khúa 1 - Lp: Cụng tỏc xó hi 1B
a im thc tp: Trung tõm Dy ngh v to vic lm
cho ngi tn tt tnh Tha Thiờn Hu
Hu, 07/2012
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành tốt việc thực hiện đề tài này
tôi xin thành thật cảm ơn:
Ban giám đốc, phòng giáo dục đào tạo,
phòng tổ chức hành chính quản trị, cán bộ,
giáo viên, công nhân viên tại trung tâm giáo
dục hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vân
và các thầy cô giáo trường Đại học Lao động
xã hội, Khoa Công tác xã hội đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tận tình chu đáo để tôi hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện:
Trương Đình Phương
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


LỜI NÓI ĐẦU
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Đó là tư tưởng, là phương châm
hành động của nhiều quốc gia trên thế giới, của Đảng và nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là tương
lai của dân tộc. Các em sẽ là người kế nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
nhưng khi các em còn chưa phát triển đầy đủ, còn non nớt về thể chất tinh
thần dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục cho trẻ em luôn là
mối quan tâm đặc biệt hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt là trẻ em
khuyết tật, là những người bị thiệt thòi với mọi dịch vụ xã hội vì khả năng của
các em có hạn. Chính vì vậy mà trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống
bình thường.
Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục để phát triển một cách
toàn diện xứng đáng là người chủ tương lai của xã hội. Đó là trách nhiệm của
gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đặc biệt là trẻ em trong hoàn cảnh đặc
biệt nói chung và trẻ tàn tật nói riêng đó là một vấn đề xã hội mang tính toàn
cầu, đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Một xã hội văn minh tiến bộ là một xã hội đảm bảo sự bình đẳng phát
triển của một người trong đó đối tượng cần quan tâm nhất là trẻ em, trẻ em
khuyết tật. Các em là những người thiệt thòi nhất, các em thường gặp những
khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em có
khả năng vươn lên hoà nhập với cuộc sống cộng đồng.
Đã từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm
giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần nhằm cải thiện cuộc sống cho trẻ khuyết tật,
giúp trẻ có cơ hội được vui chơi, được học tập, được thực hiện những ước mơ
và hoài bão của mình. Tuy nhiên dù đã được Đảng và Nhà Nước cùng với các
quốc gia trên thế giới quan tâm nhưng vẫn còn có rất nhiều và rất nhiều trẻ
khuyết tật vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa được chăm sóc chu đáo.
Ở đâu đó vẫn còn có những trẻ khuyết tật không người nuôi dưỡng, lâm vào
cảnh thất học, đói rét. Do đó các em đã gặp khó khăn nay lại càng khó khăn

hơn. Vì vậy vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ
em khuyết tật nói riêng đang là một vấn đề bức xúc đối với các quốc gia trên
thế giới cũng như ớ nước ta.
Sinh viên: Trương Đình Phương 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2004 toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.650 em
là trẻ khuyết tật. Trong đó có khoảng 300 em là trẻ mù đang nằm trong độ
tuổi học đường. Phần lớn các em là con em các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn và được phân bố rãi rác khắp các Huyện trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Trung tâm giáo dục hướng nghiệp tre em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi tập
trung nuôi dạy trẻ em mù trong Tỉnh. Hiện nay trung tâm đang nuôi dạy 58
em chiếm 19,3% tổng số tre em mù trên địa bàn. Mặc dù đây là một số lượng
không lớn so với toàn Tỉnh nhưng đó cũng là một vấn đề nhức nhối đặt ra cho
gia đình và xã hội, đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các
ngành, Đảng uỷ chính quyền và nhân dân toàn Tỉnh. Trên tinh thần "Hãy
giành những gì tốt nhất cho trẻ". Là một nhân viên công công tác xã hội
tương lai. Để đóng góp một phần nhỏ trách nhiệm của mình vào công tác
chăm sóc giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em
mù nói riêng theo tiếng gọi của toàn xã hội. Chính vì vậy mà em đã chọn đề
tài" Công tác chăm sóc giáo dục hướng nghiệp" cho trẻ em mù tại Trung Tâm
giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải
pháp cho báo cáo tốt nghiệp của mình. Đây là lần đầu tiên trực tiếp đi sâu vào
cơ quan để thực tập, nghiên cứu về vấn đề nên từ lý thuyết đến thực tế là một
khoảng cách cùng với khả năng viết của em cũng còn nhiều hạn chế không
tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự đóng góp, phê bình của
thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Tư.S Nguyễn Thị Vân là người
đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Em xin thành thật cám ơn.
Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2005
Sinh viên: Trương Đình Phương 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC - HƯỚNG NGHIỆP TRẺ EM MÙ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Khái quát đặc điểm tình hình chung và kết quả hoạt động công tác xã
hội ở Trung Tâm GD- HN trẻ em mù Tỉnh TT Huế
1. Đặc điểm tình hình của trung tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù
Tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Vài nét sơ lược vế sự hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành
Thừa Thiên Huế nằm ở giữa miền trung một mảnh đất vốn nghèo trải
qua những cuộc chiến tranh ác liệt, nhân nhân ta đã gánh chịu bao hậu quả
nặng nề và những di chứng để lại cùng với thời tiết thiên tai khá khắt nghiệt
hạn hán lũ lụt thưởng xuyên. Chính vì vậy tỷ lệ người tàn tật nói chung và
người mù nói riêng chiếm tỷ lệ khá cao. Qua điều tra số người mù trong tỉnh
có trên 3.000 người chiếm tỷ lệ 0,28% dân số trong đó có khoảng 40% là phụ
nữ, 50% là số người nằm trong độ tuổi lao động và có gần 300 trẻ em mù
đang nằm trong độ tuổi học đường. Phần lớn đều là những người thuộc diện
đói nghèo nên vốn đã khó khăn giở lại khó khăn hơn, cuộc sống của chỉ phụ
thuộc vào người thân và gia đình.
Đây là những người bất hạnh và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc
sống đời thường. Nguyện vọng thiết tha lớn nhất của họ là được học tập, được
lao động, có việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định từng bước vươn lên hoà
nhập cuộc sống cộng đồng. Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
"Tàn nhưng không phế".
Xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của người mù trong tỉnh. Ngày
28/10/1993 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định thành lập hội
người mù tỉnh nhà.
Trong tất cả số người mù trong Tỉnh có gần 300 trẻ em mù do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà các em phải gặp nhiều thiệt thòi bất hạnh, các

chương trình xã hội ít đến được với em. Các em cần được đào tạo về văn hoá
giáo dục, phục hồi chức năng, hướng nghiệp tạo việc làm giúp các em chiến
thắng tật nguyền vươn lên hoà nhập cuộc sống cộng đồng sau này.
Sinh viên: Trương Đình Phương 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Với tình thương và trách nhiệm, để giúp đỡ các em ngày 20/11/1995 hội
người mù tỉnh đã thành lập cơ sở nuôi dạy trẻ em mù nhằm tập trung các em
mù trên địa bàn tỉnh để đào tạo về văn hoá, hướng nghiệp, phục hồi chức
năng cho các em mù ở Tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.1.2. Quá trình phát triển
Trong thời gian đầu, với những khó khăn từ cơ sở vật chất, dung cụ học
tập, giáo viên giảng dạy, kinh phí hoạt động tất cả đều dựa vào sự vận động
giúp đỡ của toàn xã hội, nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đầu là dạy chữ
braille, dạy phục hồi chức năng, bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập. Số
lượng ban đầu là 10 em từ các đơn vị chiêu sinh về và chỉ có một nhân viên
phục vụ, một giáo viên đứng lớp chưa qua trường lớp đào tạo chính quy, chưa
có kinh nghiệm sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở mượn tạm ngôi nhà
số 21 Yết Kiêu - Huế là tài sán ngân hàng công thương để triển khai hoạt
động.
Tháng 4/1998 được sự quan tâm giúp đỡ của UBND Tỉnh cấp cho hội
200m2 đất tại phường Trường An đồng thời được sự giúp đỡ của hiệp hội
Tuổi thơ hy vọng Pháp (Enfant Espoir) tài trợ nguồn kinh phí xây dựng, trang
thiết bị, cơ sở vật chất làm nơi triển khai dạy chữ, dạy nghề phục hồi chức
năng cho trẻ em mù và là nơi làm việc của văn phòng tỉnh hội người mù.
Qua gần 4 năm, các em ngày càng trưởng thành được trang bị những
kiến thức cơ bản về học tập, không ngừng vươn lên, cơ sở phát triển cả chiều
rộng lẫn chiều sâu. Trong năm học 1999 - 2000 cơ sở nuôi dạy 30 em trong
đó có 8 em học lớp 6 tại trường THCS Hùng Vương.
Đứng về góc độ tổ chức, cơ cấu bộ máy hoạt động phát triển phù hợp với
sự lớn mạnh của cơ sở. Hiện nay đội ngũ giáo viên gồm 5 người có chuyên

môn nghiệp vụ đã qua trường lớp đào tạo, có đầy đủ cán bộ, nhân viên phục
vụ cấp dưỡng, bảo mẫu dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban thường vụ tỉnh hội
người mù Thừa Thiên Huế.
Theo điều kiện hiện nay, cơ sở nuôi dạy hướng nghiệp phục hồi chức
năng cho trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển về chiều sâu,
chất lượng. Lúc đầu cơ sở đã gặp rất nhiều khó khăn, kinh phí ngân sách hàng
năm được UBND tỉnh ủng hộ một phần, chế độ chính sách xã hội cho trẻ em
mù không có việc nuôi dạy chi trả lương, mọi khoản khác đều dựa vào sự vận
Sinh viên: Trương Đình Phương 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
động của xã hội. Thời gian đó cơ sở chưa có quyết định thành lập trung tâm
chuyên biệt, do đó mọi kế hoạch rất khó triển khai.
Giờ đây việc chăm sóc giáo dục trẻ em mù không chỉ là nhu cầu của bản
thân các em và gia đình mà còn là trách nhiệm của các cấp các ngành có liên
quan và của toàn xã hội.
Căn cứ vào lệnh của Chủ Tịch nước số 06/1/CTN ngày 08/08/1998 công
bố pháp lệnh về người tàn tật đã được uỷ ban thường vụ quốc hội nước
CHXHVN khoá X thông qua ngày 30/7/1998 tại điều 3,8,15,16,17 nêu rõ
quyền lợi của trẻ em khuyết tật về học nghề, việc làm, học văn hoá và quyền
được mở trường lớp, đồng thời được hưởng chính sách ưu đãi xã hội.
Căn cứ vào quyết định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/07/1999 của chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều lệ pháp lệnh về người tàn tật.
Căn cứ vào điều lệ hội người mù Việt Nam quy định nhiệm vụ của hội,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho trẻ em mù, giúp các em học chữ, học nghề, phục hồi chức năng, hoà nhập
cuộc sống cộng đồng sau này. Đồng thời tạo điều kiện cho sự lớn mạnh của
cơ sở nuôi dạy phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ hiện tại, có đầy đủ tư cách
pháp nhân pháp lý mang tính chuyên biệt, độc lập và có đầy đủ kinh phí, ngân
sách đối với Trung tâm để chi trả cho bộ máy quản lý điều hành, giáo viên,
nhân viên và chế độ chính sách trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo

tinh thần pháp lệnh về người tàn tật và nghị quyết 55 của chính phủ Hội người
mù Tỉnh Thừa Thiên Huế đề ra chương trình kế hoạch hoạt động và giải pháp
xúc tiến thành lập Trung Tâm nuôi dạy trẻ em mù Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kính gởi UBND Tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở tài chính vật giá, Sở hội có tư
cách pháp nhân, pháp lý để hưởng được mọi khoảng ưu đãi của nhà nước giúp
trẻ em mù có các quyền như mọi trẻ em khác trong xã hội và tạo điều kiện
tiếp nhận các em mù trong cộng đồng.
Với đường lối và chính sách của Nhà Nước, với tấm lòng nhân ái của
nhân dân ta, trẻ em mù sẽ được hưởng hạnh phúc và có ích cho xã hội.
Qua quá trình hoạt động, Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế đã xây
dựng đề án trình UBND Tỉnh và các nghành chức năng. Ngày 27/07/2000
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 1912/QĐ-UB về việc thành lập
Trung Tâm với tên gọi: Trung Tâm Giáo Dục Hướng Nghiệp Trẻ Em Mù
Sinh viên: Trương Đình Phương 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thuộc Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế, đã tạo cho Trung Tâm có tư cách
pháp nhân để triển khai hoạt động từ đó đến nay ngày càng phát triển.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tế chức bộ máy
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Làm công tác tiếp nhận.
- Quản lý, giáo dục
- Chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm cho trẻ khuyết tật.
- Công tác đối ngoại.
- Công tác phục hồi chức năng.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ mày
* Sơ đồ:
* Nhiệm vụ cụ thể.
Cán bộ lãnh đạo:
- Giám Đốc:

+ Phụ trách chung, là chủ tài khoản của Trung Tâm.
+ Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, đối ngoại, thi đua, khen
thưởng.
Sinh viên: Trương Đình Phương 6
Giám đốc
P. Giám đốc
Trưởng phòng HC tổng hợpTrưởng phòng đào tạo
Giáo viên Kết toán Thủ quỹ YT, cấp dưỡng Bảo vệ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Trực tiếp quyết định các vấn đề về quán lý, sử dụng tài chính, tài sản
theo quy định của Nhà Nước, của Hội và Trung Tâm.
+ Xây dựng chương trình kế hoạch tháng, quý, năm Trung Tâm trình
BTV và thông qua Ban Giám Đốc quyết định, giải quyết các công việc theo
nghị quyết BCH, BTV. Có thể quyết định và giải quyết các công việc đột xuất
hoặc cần thiết mà BCH, BTV chưa bàn nhưng sau đó phải báo cáo lại với
BCH, BTV.
+ Với các vấn đề lớn và quan trọng chưa có nghị quyết thì cần phải triệu
tập để họp BGĐ hoặc trao đổi ý kiến với các bộ phận trước khi quyết định.
+ Là người ký các văn bản, giấy tờ gởi đi trong và ngoài cơ quan.
- Phó Giám Đốc:
+ Phụ trách công tác chiêu sinh, giáo dục, hướng nghiệp, việc làm, đời
sống của Trung Tâm.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về quản lý, triển khai, thực hiện
công việc được phân công, đôn đốc kiểm tra các phòng ban chuyên môn hoàn
thành chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra.
+ Thay mặt Giám Đốc giải quyết các công việc của Trung Tâm khi
Giám Đốc đi vắng.
+ Triển khai giải quyết các công việc nêu trên và các công việc do Giám
Đốc giao hoặc uỷ quyền. Định kỳ hàng tháng, quý, báo cáo công việc được
giao cho Giám Đốc biết và quán lý. Những vấn đề phát sinh chưa có nghị

quyết của BGĐ, phó GĐ phái thực hiện theo quyết định của GĐ.
+ Tăng cường làm việc với các ban nghành chức năng để tranh thủ chế
độ cho CB, GV, CNV cũng như học sinh. Tranh thủ sự giúp đỡ của Bệnh viện
TW Huế, các Trung Tâm y tế, phòng khám từ thiện để chăm sóc và phát
triển thể lực cho toàn Trung Tâm.
+ Chịu trách nhiệm triển khai tốt các mặt hoạt động văn hoá xã hội,
truyền thông dân số, các phong trào, công tác đoàn đội, các mang hoạt động
xã hội khác.
• Cán bộ chuyên môn:
Cán bộ chuyên môn cửa các phòng ban trong Trung Tâm có nhiệm vụ
chung là giúp BGĐ triển khai các hoạt động cửa Trung Tâm. Tuỳ theo năng
lực chuyên môn mà bố trí công việc phù hợp. Do đặc thù của Hội người mù
Sinh viên: Trương Đình Phương 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cũng như Trung Tâm cán bộ chuyên môn ngoài công việc chính ra còn đảm
nhiệm thêm nhiều công việc khác.
- Trưởng phòng đào tạo:
+ Phụ trách công tác tuyên truyền, văn hoá, giáo dục, hướng nghiệp
phục hồi chức năng cho trẻ em ở Trung tâm.
+ Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị giáo án chữ nỗi, chữ sáng cho năm
học. Lên lịch công tác, thời gian biểu dạy từng môn, phân công, phân nhiệm
rõ ràng với từng giáo viên văn hoá, hướng nghiệp, thính giảng nghiên cứu
tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phát minh, sáng
chế những dụng cụ trợ giáo để giảng dạy phù hợp với việc học tập của các
em, phù hợp với nội dung giảng dạy.
+ Đảm bảo chất lượng giảng dạy đáp ứng với trình độ tiếp thu của các
em.
+ Hoàn thành chức năng giao phó, chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của
các em trong học tập, đạo đức, tác phong trong sinh hoạt, trong phục hồi chức
năng.

+ Theo dõi nhận xét, đánh giá và báo cáo BGĐ Trung Tâm về tiến độ
học tập, sức khoẻ nhu cầu sinh hoạt của các em theo định kỳ vào cuối tháng.
+ Tham mưu cho BGĐ, năng động đề xuất các hoạt động, các biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng hoạt động của Trung Tâm.
+ Tăng cường phối hợp các nghành liên quan theo sự chỉ đạo của BGĐ
để làm tốt công tác giáo dục, hướng nghiệp. Kế hoạch định hướng nghề tạo
việc làm cho các em sau khi trưởng thành.
+ Đảm nhiệm các công việc khác khi được phân công.
- Trưởng phòng hành chính tổng hợp:
+ Thu thập thống kê, ghi chép các thông tin, tư liệu trong cơ quan và
ngoài xã hội. Tham mưu BGĐ đề ra các chủ trương, biện pháp hoạt đông có
hiệu quả.
+ Tổng hợp mọi hoạt động của cơ quan, của các đơn vị, báo cáo BGĐ
theo đúng định kỳ quy định.
+ Tổng hợp làm báo cáo theo mẫu biểu, các báo cáo bằng văn bản về
công tác tổ chức, lao động, sản xuất, văn hoá, giáo dục, cùng các công tác
khác.
Sinh viên: Trương Đình Phương 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Quản lý hồ sơ, sổ sách, văn bản, công văn đi đến theo đúng chức năng.
+ Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, các chuyên đê, sắp xếp lịch công
tác, nội dung công tác, phân công các bộ công nhân viên trong cơ quan theo
đúng chức năng.
+ Triển khai nội dung họp cơ quan vào ngày đầu tuần, có nhận xét đánh
giá cụ thể từng cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Thư ký ghi chép biên
bản các hội nghị, các cuộc họp BGĐ.
+ Soạn thảo các văn bản theo định hướng của BGĐ.
+ Triển khai các chủ trương, biện pháp, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
Nhà nước, của các Hội đến các phòng ban chuyên môn. Đôn đốc kiểm tra
giám sát các phòng ban chuyên môn,CB, GV,CNV về việc thực hiện các chủ

trương chính sách, nghị quyết, việc quản lý và triển khai mọi hoạt đóng cửa
Trung Tâm.
+ Làm công tác hành chính văn phòng, giúp BGĐ quản lý tài sản của cơ
quan khi đã nhập sổ tài sản.
+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác được giao.
- Đối với giáo viên:
+ Có phẩm chất đạo đúc tốt, có quan điểm đúng đắn, có tinh thần đấu
tranh chống tiêu cực, đặc quyền đặc lợi. Thực hiện tốt tự phê bình và phê
bình, đoàn kết khiêm tốn.
+ Làm đúng việc đúng thời gian quy định, có ý thức giữ gìn bảo vệ tài
sản, vệsinh cơ quan.
+ Sử dụng thành thạo chữ Braille trong giảng dạy, kiểm tra bài vở học
sinh. Chuẩn bị giáo án chữ nỗi, chữ sáng cho từng năm học, từng môn học.
Lên lịch công tác thời gian biểu dạy từng môn. Giáo viên lên lớp giảng dạy có
đủ tài liệu, giáo án đồ dùng dạy học. Nghiên cứu tìm tòi học hỏi để nâng cao
trình độ nghiệp vụ, chuyên môn phát minh, sáng chế những dụng cụ trợ giáo
để giảng dạy phù hợp với việc học tập cửa các em, phù hợp với nội dung
giảng dạy.
+ Đảm bao chất lượng giảng dạy đáp ứng với trình độ tiếp thu của các em.
+ Hoàn thành chức năng giao phó, chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của các
em trong học tập, đạo đức, tác phong trong sinh hoạt, trong phục hồi chức năng,
sức khoe, nhu cầu sinh hoạt của các em theo đúng định kỳ vào cuối tháng.
Sinh viên: Trương Đình Phương 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Có tình cảm và sự quan tâm sâu sắc, thương yêu, giúp đỡ chăm sóc
các em trong học tập, sinh hoạt, phục hồi chức năng.
+ Tham mưu cho BGĐ, năng động đề xuất các hoạt động, các biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng hoạt động của Trung Tâm. Có tinh
thần thi đua cầu tiến, ý thức phục vụ Trung Tâm trong mọi lĩnh vực.
+ Tham gia hội họp, sinh hoạt Trung Tâm để nhận xét, đánh giá, có ý

thức phê bình và tự phê bình, đóng góp ý kiến trên tất cả các hoạt động để đưa
Trung Tâm ngày càng phát triển vững mạnh.
+ Ngoài việc giảng dạy chuyên môn, tuỳ theo nhiệm vụ được phân công,
trực đêm, trực tuần, trực thư viện phải hoàn thành tốt. Trong thời gian được
phân công trách nhiệm đều có gì sai sót phải chịu trách nhiệm trước Trung
Tâm, pháp luật.
+ Định kỳ hàng tháng báo cáo với BGĐ về kết quả của công việc mình
được giao.
- Kế toán Trung Tâm:
+ Hoàn thành nghiệp vụ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước và quy
định của Hội, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn quỹ của Trung Tâm
đáp ứng yêu cầu hoạt động và đúng chính sách của chế độ của Nhà nước.
+ Hàng tháng phải ngày thứ hai đầu tháng phải quyết toán đầy đủ các
khoảng thu chi trong tháng của Trung Tâm, phân phối để dễ dàng trong quản
lý tài chính trình duyệt BGĐ vào đầu tháng. Theo dõi việc thu chi của Trung
Tâm. Chịu trách nhiệm trong việc thất thoát tiền, hàng hoá khi chưa thông qua
ký duyệt, nhập kho, quỹ.
+ Lập dự toán thu chi hằng năm, quý, tháng, theo quy định của Nhà
nước. Phải theo đúng dự toán, kế hoạch đã được duyệt.
+ Quản lý các loại dung cụ, trang thiết bị, các loại tài sản của cơ quan
theo đúng chức năng. Hoàn thành nhiệm vụ quản lý sổ sách, biểu mẫu, quản
lý tài chính, hàng hoá đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội và đúng các chế độ
chính sách của Nhà nước, đúng thời gian đã bố trí .
+ Năng động nghiên cứu các văn bản tài chính, soạn thảo các kế hoạch
hoạt động nhằm sinh lợi cho cơ quan.
+ Hướng dẫn kế toán cơ sở sản xuất Trung Tâm nghiệp vụ quản lý quỹ
vốn, tài sản và có trách nhiệm kiểm tra các phòng ban chuyên môn theo trách
Sinh viên: Trương Đình Phương 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhiệm được giao của BGĐ đinh kỳ, đột xuất kể cả cơ sở sản xuất, sau khi

kiểm tra thì báo cáo cụ thể tình hình quản lý của các đơn vị để BGĐ hướng
dẫn chỉ dẫn.
+ Giúp việc PGĐ trong công việc chăn lo đời sống CB, GV, CNV học
viên quản lý và triển khai các dự án vay vốn, dự án tài trợ theo đúng chức
năng và nghiệp vụ.
+ Tham mưu cho BGĐ các hoạt động về tài chính đúng chính sách, chế
độ quy định Tham mưu triển khai các công tác về đời sống. Theo dõi quản lý
các loại tài sản của Trung Tâm.
+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác được giao.
- Thủ quỹ kiêm thủ kho, văn thư, đánh máy:
+ Hoàn thành nghiệp vụ quản lý quỹ, kho theo quy định của Nhả nước
và quy định của Hội. Đảm bảo việc quản lý sổ sách tài chính, tiền, hàng hoá
và các loại tài sản khác. Đáp ứng yêu cầu hoạt động của Trung Tâm và đúng
các chính sách của nhà nước.
+ Mua sắm quản lý, phân phối các loại thiết bị đồ dùng văn phòng, kiểm
tra chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho.
+ Khi mua sắm phải có kế hoạch và có sự đồng ý của chủ tài khoản,
hàng hoá, vật dụng có giá trị từ 10000đ trở lên phải có chứng từ thanh toán
theo đúng quy định cửa Nhà nước. Không tự ý mua sắm, nếu trái quy định cơ
quan không thanh toán.
+ Vào ngày cuối tháng phải báo cáo tài khoản tiền mặt, nợ, có cho BGĐ
và kế toán.
+ Chịu trách nhiệm thất thoát tiền, hàng hoá đã nhập quỹ, kho.
+ Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các loại hàng hoá, vật tư đã nhập
kho.
+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
+ Quản lý, in ấn, đánh máy, vào sổ theo dõi công văn đi, đến, phát hành
công văn và lưu trữ các văn bản theo quy đinh.
- Cấp dưỡng:
+ Đảm bảo chế độ ăn uống cho các cháu tại Trung Tâm và cán bộ văn

phòng khách đến thăm lưu trú.
Sinh viên: Trương Đình Phương 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Giữa cấp dưỡng và kế toán Trung Tâm hằng ngày, hằng tuần ứng tiền,
hàng hoá, thực phẩm để chi dùng trong việc cấp dưỡng. Cuối tháng phải thanh
toán đầy đủ các khoản chi tiêu theo đúng quy định trước khi ứng tiếp tháng sau.
+ Quản lý các tài sản, dụng cụ mà Trung Tâm đã giao phục phụ nhà ăn,
nhà bếp.
+ Thay đổi thức ăn hàng ngày, phù hợp với thời tiết, phát triển thể lực, trí
lực của các cháu. Chịu trách nhiệm trước BGĐ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Vệ sinh phòng học, phòng ăn trước và sau khi ăn; bát đĩa thường
xuyên khử trùng, để gọn gàng ngăn nắp, rác nước thải đổ đúng nơi quy dinh,
tránh tình trạng ô nhiễm, dịch bệnh lây lan.
+ Có ý thức bảo vệ của công, tiết kiệm điện, nước, giữ gìn tài sán của
chung.
+ Chấp hành việc cho các cháu ăn uống thời gian quy định.
+ Giúp đỡ các cháu trong lúc ăn, ở, sinh hoạt.
+ Hoàn thành tốt một số công việc khác được giao.
- Bảo vệ:
+ Quản lý bảo vệ hệ thống điện, nước, các thiết bị sử dụng trong cơ
quan, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm.
+ Bảo vệ thường trực cơ quan, bảo vệ các loại tài sản trong cơ quan, chịu
trách nhiệm tuần tra, canh gác kiểm tra cơ quan vào ban đêm.
+ Hướng dẫn khách đến viếng thăm, đến liên hệ công tác, giao dịch
dùng nơi tiếp khách, nơi làm việc, để xe đứng nơi quy định.
+ Đảm bảo hiệu lệnh giờ báo thức, báo học, báo nghĩ, báo ngủ, giờ lên
lớp đúng thời gian quy định.
+ Tham gia vệ sinh cơ quan, thường xuyên dọn dẹp xung quanh cơ quan.
+ Xử lý các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong và
ngoài giờ làm việc, theo đúng chức năng, đồng thời báo cáo kịp thời BGĐ.

Đóng mở các cửa phòng học, phòng nghĩ sau giờ báo nghĩ.
+ Ngăn chặn các loại đối tượng mang chất nổ chất cháy vào cơ quan.
Kiểm tra và thu giữ các trường hợp (kể cả cán bộ công nhân viên) mang các
loại tài sản của cơ quan ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của BTV.
+ Theo dõi việc thực hiện giờ giấc của cán bộ công nhân viên trong cơ
quan.
Sinh viên: Trương Đình Phương 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Khi phụ huynh đưa đón các cháu phải kiểm tra giờ giấc.
+ Hàng tuần, báo cáo tình hình ghi chép sổ sách theo dõi bảo vệ.
+ Đôn đốc thực hiện nội quy, quy chế của Trung Tâm.
+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác được giao.
1.3. Đội ngũ cán bộ công chức viên chức lao động
STT Họ và tên Trình độ Chức vụ
1 Lê Văn Lộc 12/12 M1 Chủ tịch kiêm Giám đốc
2 Trần Xuân Diệp 5/12 M1 P. Chủ tịch kiêm P. Giám đốc
3 Nguyễn Văn Diệu 12/12 M2 Ủy VTV kiêm trưởng phòng
GD-ĐT
4 Đặng Công Chánh Cao đẳng Thư ký tổng hợp kiêm TP
TCHCQT
5 Nguyễn Lâm Ngân Trung cấp Kế toán
6 Dương Quỳnh Nhi Cử nhân anh văn Trợ lý phòng GD-ĐT
7 Bùi Thị Xím Cao đẳng SP M2 Giáo viên
8 Nguyễn Thúy Quỳnh Đại học SPTH M2 Giáo viên
9 Ngô Thu Hồng Đại học ngữ văn Giáo viên
10 Nguyễn Ngọc Dung Chứng chỉ PHCN Giáo viên PHCN
11 Nguyễn Cẩm Lai Trung cấp Giáo viên
12 Nguyễn Thanh Đính Chứng chỉ y học Giáo viên xoa bóp PHCN
13 Nguyễn Lệ Thủy 12/12 Tạp vụ
Trên đây là cán bộ trực tiếp làm việc và giảng dạy tại Trung Tâm giáo

dục hướng nghiệp trẻ em mù. Ngoài ra Trung Tâm còn hợp đồng các giáo
viên dạy âm nhạc cho các em. Có 1 nghệ sỹ dạy ca Huế.
1 nghệ sỹ dạy đàn nhị.
1 nghệ sỹ dạy đàn bầu.
1 nghệ sỹ dạy đàn tỳ.
1 nghệ sỹ dạy đàn tranh, nguyệt.
Đồng thời Trung Tâm còn hợp đồng thêm các giáo viên thỉnh giảng dạy
các môn: toán, lý, hoá do đội ngũ giáo viên tại các trường THCS Hùng
Vương, trường Trường An nơi các học sinh mù đang học hoà nhập. Cùng với
3 kỹ thuật viên massage.
Bên cạnh đó Trung Tâm còn có đội ngũ nhân viên cơ sở sản xuất "Đồng
Tâm" gồm có: Dương Văn Hàn, Phạm Hảo, Lê Thị Kiều Oanh (Thủ quỹ),
Văn Thị Kim Huế, Trần Thị Trang, Trần Văn Bé, Dương Ngọc Trúc, Nguyễn
Sinh viên: Trương Đình Phương 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thị Hải Sâm, Cao Chí Dũng, Nguyễn Thị Mộng.
Như vậy về đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang làm việc tại Trung
Tâm với số lượng là 23 người. Ngoài ra còn có các nghệ giáo viên hợp đồng
vụ việc.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được bố trí sắp xếp một
cách hợp lý. Trong số đó trình độ đại học, cao đẳng là 5 người chiếm 22,7%.
Phần còn lại gồm trung cấp, có chứng chỉ và trình độ 12/12 chiếm trên 77%
Trung Tâm hoạt động theo tổ chức từ thiện là việc nuôi dạy trẻ em mù nên
cũng chưa thu hút được nhiều cán bộ có trình độ tham gia. Hy vọng trong thời
gian tới BTV Tỉnh Hội, BGĐ Trung Tâm sẽ tạo điều kiện cho CB, CNV GV
được đào tạo thêm để cho đội ngũ lao động, cán bộ chủ chốt của Trung Tâm
sẽ vững mạnh thêm cả về chất và lượng.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trung Tâm Giáo Dục Hướng Nghiệp Trẻ Em Mù dưới sự chỉ đạo và
hoạt động trực tiếp của BTV Tỉnh Hội người mù Thừa Thiên Huế.

Hiện nay Trung Tâm có tổng diện tích là 2398m2 được UBND Tỉnh cấp
năm 1998 là 2000m2 và cấp thêm 389m2 vào năm 2004 tại phường Trường
An Thành phố Huế.
Với diện tích xây dựng là 1000m2 (bao gồm nhà chính, nhà phục hồi
chức năng, khu sản xuất và nhà bảo vệ). Với kinh phí đầu tư là 1,394 tỉ đồng
do hiệp hội Tuổi Thơ Hy Vọng Pháp (Enfant Espoir) tài trợ đầu tư xây dựng
làm nơ làm việc của Tỉnh Hội, làm nơi dạy chữ, dạy nghề, phục hồi chức
năng và là nơi ăn ở sinh hoạt của các em mù. Đồng thời là nơi sản xuất tăm
tre, đũa của cơ sở sản xuất "Đồng Tâm".
Công trình được thiết kế làm 2 tầng:
* Tầng 1: Làm nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập và phục hồi chức năng của
các học sinh mù.
* Tầng 2: Là nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên của Trung Tâm và
của Tỉnh Hội.
Với tầng 1 gồm có: 6 phòng ở, 2 phòng học, 1 phòng phục hồi chức
năng, phòng ăn và nhà bếp.
Ở đây các em được sự giúp đỡ của các cấp, các nghành cùng với sự nổ
lực giúp đỡ của BGĐ đã tạo điều kiện cho các em có đầy đủ về cơ sở vật chất
phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập.
Phòng ngủ, phòng học, phòng ăn Tất cả đều gọn gàn sạch sẽ, có đầy đủ
Sinh viên: Trương Đình Phương 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
bàn ghế, đèn điện, quạt điện. Bên cạnh đó các em còn được phục hồi chức năng
nên cũng có các dụng cụ phục vụ cho việc phục hồi chức năng cho các em.
Với tầng 2: Có các phòng làm việc của các phòng, phòng Giám đốc,
phòng đào tạo phòng hành chính tổng hợp, phòng thư viện, phòng vi tính
Về các phòng làm việc của GĐ, CB, CNV, thì cũng được trang bị đầy đủ
các thiết bị cơ bản như: đèn điện, quạt điện, bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, điện
thoại, fax, máy in, máy photocopy, để phục vụ cho cán bộ làm việc.
Về phòng thư viện: Hiện nay Trung Tâm đã có hơn 500 đầu sách chữ

nổi, chữ sáng, trên 1000 đầu sách truyện nói phục vụ cho việc học nói và nghe
của các em học sinh ở Trung Tâm.
Về phòng vi tính: Trung Tâm đã được sự giúp đỡ của tổ chức DOVE
(Mỹ) cho Trung Tâm 20 máy vi tính cùng 10 bộ bàn ghế để triển khai lớp học
vi tính cho các em học sinh ở Trung Tâm.
Mặc dù BGĐ Trung Tâm đã có nhiều cố gắng để trang bị đầy đủ cơ sở
vật chất kỹ thuật cho Trung Tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi dạy,
học tập của các em nhưng thời gian các thiết bị cũng đã xuống cấp và điều
kiện của Trung Tâm cũng còn gặp nhiều khó khăn nên cũng chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu sinh hoạt của các em và các CB, GV, CNV ở Trung Tâm.
2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền,
sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể các tổ chức, các nhà hảo tâm về vật
chất lẫn tinh thần giúp cho Trung Tâm có thêm điều kiện để thực hiện nhiệm
vụ đề ra.
- Sự chỉ đạo của BTV Trung ương Hội người mù Việt Nam, BTV Tỉnh
Hội quan tâm kịp thời tổ chức các mặt, giúp Trung Tâm hoàn thành nhiệm vụ.
- Biết vận dụng linh hoạt ,vận dụng các văn bản pháp quy pháp luật của
Nhà nước áp dành cho thời gian hoạt động để tranh thủ sự giúp đỡ.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, tinh thần
đoàn kết, tận tâm và giàu lòng thương trẻ. Đây là một ưu điểm lớn tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý. Đặc biệt giáo viên Trung Tâm có nhiều kinh
nghiệm giảng dạy và tiếp cận với trẻ em khiếm thị, được tập huấn các kỹ năng
sư phạm chuyên biệt và thành thạo chữ Braille.
- Xây dựng chương trình học tập, vui chơi giải trí phong phú, giảm được
Sinh viên: Trương Đình Phương 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tối thiểu thời gian rỗi của học sinh.
- Cán bộ giáo viên hiểu rõ từng đối tượng học sinh nên rất dễ giải quyết

được những vấn đề vướng mắc cửa các em.
- Các em học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức
tác phong, vươn lên làm chủ bản thân tạo tiền đề hoà nhập cuộc sống sau này.
- Khó khăn:
Đã thành lập bộ máy quản lý nhưng điều hành hoạt động Trung Tâm
nhưng BTV và CB phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Chính vì vậy mà ảnh
hưởng đến chất lượng quản lý điều hành.
Vì học sinh nội trú tại Trung Tâm nên việc quản lý và chăm sóc đời sống
cho các em rất vất vả và phức tạp, đặt lên vai người quản lý trách nhiệm nặng nề.
Cơ cấu giáo viên nhiều loại hình chuyên môn (giáo viên thỉnh giảng,
giáo viên Trung Tâm, giáo viên phục hồi chức năng, giáo viên dạy nghề) nên
khó quản lý và phổ biến kế hoạch .
Quỹ tiền lương tự túc nên không thể đáp ứng được chế độ lương theo
quy định hiện hành, chủ yếu dựa trên tinh thần tình nguyện của giáo viên.
Kinh phí đào tạo, nuôi dạy, sách vở tài liệu học tập và giảng dạy, đội ngũ
giáo viên còn thiếu và đang từng bước đào tạo để nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ.
Bản thân một số giáo viên là người khiếm thị nên có những hạn chế nhất
định về năng lực giám sát học sinh.
Đội ngũ nhân viên phục vụ, cấp dưỡng y tế vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất
kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển.
Số lượng học sinh tăng đã ảnh hưởng không ít đến việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và học tập cứa các em.
Các em học sinh mới chiêu sinh, chưa thích nghi với môi trưởng nội trú
mới, sức khoẻ yếu, chưa qua phục hồi chức năng, giao tiếp, sinh hoạt học tập,
độ tuổi không đồng đều đã ảnh hưởng dấn chất lượng học tập và điều kiện
nuôi dạy của Trung Tâm.
II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động CTXH Ở Trung Tâm Giáo
Dục Hướng Nghiệp Trẻ Em Mù TT Huế
1. Lĩnh vực Thương binh Liệt sỹ và người có công với cách mạng

Cuộc đấu tranh giành độc lập, tựu do và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta đã
Sinh viên: Trương Đình Phương 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đi đến thắng lợi hoàn toàn, song có được những thành tựu trong xây dựng,
phát triển đất nước như ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh của các anh hùng liệt
sỹ, sự cống hiến to lớn của các thương binh, bệnh binh, các cựu chiến binh,
các vị tiền bối cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng và là ý chí toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt nam.
Đảng Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi nhớ công lao to lớn những
người con đã hy sinh, cống hiến, những người đã mất mát thương đau vì độc
lập tự do và CNXH đã xác định việc chăm sóc đối tượng này vừa là trách
nhiệm của Nhà nước,vừa là trách nhiệm của toàn dân, vừa là truyền thống
nhân ái thuỷ chung, là đại lý sâu sắc của dân tộc Việt Nam nhằm bù đắp một
phần nào sự hy sinh của các liệt sỹ thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam
anh hùng, những gia đình chính sách được ổn định về vật chất và vui vẻ về
tinh thần.
Ở Trung Tâm giáo dục hướng nghiệp trẻ em mù thuộc Tỉnh Hội người
mù TT Huế. Đây là nơi nuôi dạy trẻ em mù của Tỉnh nên tình hình thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở Trung Tâm không thực hiện.
Tuy nhiên Trung Tâm đến ngày thương binh, liệt sỹ 27/07 hàng năm, các
ngày lễ tết Trung Tâm đã tổ chức các buổi toạ đàm, ôn lại truyền thống quý
báu anh bộ đội cụ Hồ, đạo lý uống nước nhớ nguồn, thăm hỏi tặng quà những
gia đình chính sách, TB-LS, gia đình có công với cách mạng. Bên cạnh đó
Trung Tâm còn tổ chức cho các em đi đến các đài tưởng niệm Liệt sỹ để thắp
hương và dâng lên những Liệt sỹ những đoá hoa tươi thắm để tưởng nhớ đến
công lao những anh. hùng Liệt sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
2. Lĩnh vực cứu trợ xã hội
2.1. Khái quát tình hình thực hiện chính sách Cứu trợ xã hội
Tình hình thực hiện chính sách Cứu trợ xã hội ở Trung Tâm GD-HN trẻ
em mù cũng được chú trọng phát triển qua các hoạt động như: Công tác

XĐGN, Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, Công tác cứu trợ thưởng
xuyên, Công tác cứa trợ xã hội đột xuất, Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em
trong hoàn cảnh đặc biệt, Công tác trợ giúp người khuyết tật. Các hoạt động
đã có những nội dung, kết quả và công tác lại khác nhau nhưng Trung Tâm đã
tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt chính sách chính sách Cứu trợ xã hội. Mặc
dù đã cố gắng rất nhiều, song những kết đã đạt được cũng còn nhiều hạn chế
Sinh viên: Trương Đình Phương 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
và cũng chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của nhân dân dân trong toàn Tỉnh.
Hy vọng trong thời gian tới Trung Tâm được sự quan tâm của các cấp các
ngành tạo điều kiện cho Trung Tâm có những thuận lợi trong quá trình thực
hiện chính sách Cứu trợ xã hội.
- Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt.
Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: trẻ em lang thang đường phố,
trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, trẻ em nghiện
ma tuý trẻ em làm trái pháp luật và trẻ em tàn tật.
Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt cũng được
Trung Tâm chú ý đến nhưng vì điều kiện của Trung Tâm cũng chưa dược
thuận lợi nên chưa làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt mà chỉ tập trung nuôi dạy trẻ em mù được chiêu sinh trên địa bàn Tỉnh:
hằng năm Trung Tâm chiêu sinh các em mù để chăm nuôi, giáo dục, hướng
nghiệp và được sống tập trung để học tập tại Trung Tâm. Ở đây các em được
ăn ở, học tập, phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề cho các em sau khi
học xong phổ thông nếu các em muốn lao động thì Trung Tâm sẽ tạo điều
kiện giúp đỡ cho các em có công việc ổn định.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song Trung Tâm vẫn chưa tập trung đầy đủ
các em mù trên toàn Tỉnh để nuôi dạy cho các em trở thành người có ích cho
gia đình và xã hội. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải có sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp, các ngành trên địa bàn TT Huế.
- Công tác tác trợ giúp người khuyết tật.

Ngay từ khi UBND Tỉnh ra quyết định thành lập Hội người mù và sau
đó là Trung Tâm GD-HN Trẻ em Mù thì công tác đầu tiên và quan trọng nhất
đó là giúp cho người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng được đặc lên
hàng đầu.
Trong những năm qua công tác trợ giúp người khuyết tật ở Trung Tâm
mà đặc biệt là người mù ở các huyện, thành phố trong Tỉnh. Cho đến nay
Tỉnh Hội và Trung Tâm đã có 3 HTX thành lập theo luật định, 5 cơ sở SX và
đã thu hút hơn 291 lao động là người mù, con em người mù, thu nhập của
người lao động không ngừng tăng lên. Những năm đầu thu nhập chỉ có từ
100.000đ - 120.000đ/ tháng và đến nay đã tăng lên từ 220.000đ - 250.000đ/
tháng. Có nhiều người thu nhập lên tới trên 500.000đ/tháng.
Sinh viên: Trương Đình Phương 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Song song với công việc tổ chức SX ,Trung Tâm còn chú trọng đến việc
dạy và truyền nghề cho người mù. Đã mở được 31 lớp dạy nghề tăm tre, chổi
đót, văn phòng phẩm, massage Cho hơn 250 người mù với kinh phí hơn 190
triệu đồng từ nguồn vận động xã hội nằm giúp cho họ có thêm điều kiện, làm
việc phát triển kinh tế gia đình, đồng thời bổ sung thêm nhân lực cho các cơ
sở sản xuất được hình thành sau này.
Những con số này tuy nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa lớn lao đối với Trung
Tâm với Hộ người mù. Bởi vì mỗi một công việc đối với những tổ chức khác,
những người bình thường thì đơn giản nhưng với Hội người mù, với Trung
Tâm phải vượt qua bao khó khăn thử thách để có được thành quả như hôm
nay. Chính nhờ lao động SX mà đời sống người mù được cải thiện, nhiều
người mù không những lo được cho bản thân mà còn giúp đỡ cho gia đình và
đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định của tổ chức của Trung Tâm, Hội
người mù.
Bên cạnh việc giúp đỡ cho những gia đình người mù ở trong Tỉnh, Trung
Tâm và Tỉnh Hội còn đóng góp một phần không nhỏ cho việc giúp đỡ các em
khuyết tật trong Tỉnh nói chung và trẻ em mù Tỉnh nói riêng, giúp các em có

điều kiện học tập, đến trường như bao đứa trẻ bình thường khác.
Xuất phát từ thực tiễn này, mong sao các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa
phương, các cấp, các nghành, các tổ chức và toàn xã hội quan tâm hơn nữa
giúp Hội và Trung Tâm bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp tạo điều
kiện thuận lợi để Hội và Trung Tâm phát triển góp phần đem lại cuộc sống
ấm no hạnh phức cho người khuyết tật.
III. Ý kiến đề nghị, đề xuất
Ban GĐ, CB,CNV, ở trung tâm tạo mọi điều kiện hơn nữa để cho các em
được chăm nuôi, giáo dục - hướng nghiệp một cách chu đáo hơn.
Trung Tâm cần tạo nhiều cơ hội cho các em tham gia giao lưu sinh hoạt
với các Trung Tâm, tổ chức khác để các em được học hỏi nhiều hơn và các
em sẽ lạc quan hơn trong cuộc sống.
Các em mới vào Trung Tâm chưa thích nghi với cuộc sống môi trường
mới thì rất cần sự quan tâm giúp đỡ của CB, CNV ở Trung Tâm để giúp các
em PHCN, học văn hoá.
Ở Trung Tâm có nhiều các em theo những lứa tuổi khác nhau, khi mới
Sinh viên: Trương Đình Phương 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vào Trung Tâm, CB, GV cần tập trung chia lớp học theo từng lứa tuổi để
các em dễ dàng tiếp thu kiến thức và sẽ hiểu vấn đề được thống nhất và sẻ
không chênh lệch về cách suy nghĩ.
- Các em ở trung tâm chưa được hưởng các chế độ cua xã hội trợ cấp
-như chế độ 07, chế độ trợ cấp hàng tháng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Ban giám đốc trung tâm cần làm việc với sở giáo dục, sở tài chính táo
mọi diều kiện quan tâm hơn nữa trong quỹ lương của ban giám đốc, cán bộ
giáo viên, công nhân viên có nhiều biên chế hơn để cán bộ phấn khởi hơn
trong công việc
- Ban GĐ trung tâm cần tạo mối quan hệ vớ các tổ chức chính phủ, phi
chính phủ trong và ngoài nước tài trợ các dự án phục vụ vật chất, tinh thần
cho hoạt động của trung tâm.

Sinh viên: Trương Đình Phương 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG
NGHIỆP CHO TRẺ EM MÙ TẠI TRUNG TÂM GD-HN
TRẺ EM MÙ TỈNH TT HUẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
* Sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục và hướng nghiệp cho trẻ
em khuyết tật
Với phương châm "Trẻ em là mầm non của xã hội" Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật
được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là quan tâm chăm sóc các em có hoàn cảnh
đặc biệt nói chung và các em khuyết tật nói riêng; Đây là một vấn đề có ý
nghĩa rất quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện qua các Chính sách,
Nghị quyết, Nghị định, Pháp lệnh về người khuyết tật.
Nghị định số 26/1995/NĐ ngày 17/04/1995 của Chính phủ.
Pháp lệnh 06L/CTN ngày 08/08/1999 của Chính phủ.
Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/07/1999 của Chính phủ.
Quyết định 26/2000/QĐ-TTg ngày 23/03/20Q0 của Thủ Tướng Chính phủ.
Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 09/03/2000 của Chính phủ.
Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã có nhiều cố gắng, tạo điều kiện chăm sóc giáo dục cho trẻ
khuyết tật, để các em nhìn nhận được sự quan tâm chăm sóc cũng như các em
thấy được sự bình đẳng như bao trẻ bình thưởng khác. Đó là bằng sự quan
tâm giúp đỡ tạo cho các em có một tinh thần vững chắc để hoà nhập vào cuộc
sống cộng đồng. Bên cạnh đó cũng tạo cho các em có ý chí tự vươn lên để
chiến thắng tật nguyền, để các em tự khẳng định minh đồng thời góp phần
phát triển đất nước.
Theo chỉ thị 38/CP-TW của Ban Bí Thư về tăng cường công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em đã tạo ra một bước chuyển biến tốt trong lĩnh
vực công tác này. Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá
đất nước, công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em nói

chung và trẻ khuyết tật nói riêng, phải thật sự trở thành một trong những
chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta. Bởi vì trẻ em chính là nguồn
hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc là lớp người kế tục sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sinh viên: Trương Đình Phương 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
Người khuyết tật - là một trong những đối tượng đặc biệt khó khăn, thiệt
thòi và yếu thế trong xã hội. Mặc dù ai cũng mong muốn mình sinh ra trên đời
có một thân hình hoàn hảo về thể chất cũng như trí tuệ nhưng kết quả thì
không chỉ như mong muốn.
Ở bất kỳ một cộng đồng, quốc gia nào cũng có người khuyết tật, dù khoa
học phát triển đến đâu và dù tạo hoá có sắp xếp tinh vi đến mức nào thì
những người khuyết tật vẫn xuất hiện đâu đây khắp trên thế giới. Dù bất cứ ở
nơi đâu trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta vẫn bắt gặp
những nhóm người yếu thế thiệt thòi. Họ là những người rất dễ bị tổn thương.
Chính vì vậy họ rất cần sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ với sự yêu thương
đùm bọc một cách thiện cảm, để họ có niềm tin, có đủ nghị lực vượt lên trên
số phận mà tạo hoá đã an bài. Chỉ cần một chút cảm thông chia sẽ, một chút
quan tâm chăm sóc cũng làm cho các em tự tin vào bản thân mình và đó là
động lực cho các em tiếp xúc với mọi người xung quanh, đủ tự tin đối diện
với cuộc sống xã hội đang náo nức xô bồ. Vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục
cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng được xác định
là việc làm không chỉ có ý nghĩa nhân đạo, từ thiện mà còn là một vấn đề có
tính chất kinh tế xã hội và pháp lý.
Và để hiểu được người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng thì
ta cần tìm hiểu một số khái niệm về vấn đề.
1.1. Một số khái niệm về người khuyết tật
1.1.1. Khái niệm của một số nước trên thế gia về người khuyết tật

Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về
người khuyết tật.
- Theo khái niệm của tổ chức Lao động thế giới (ILO).
Người khuyết tật là người mà triển vọng tìm kiếm, duy trì và tiến bộ
trong một việc làm thích hợp bị hạn chế đáng kể do những tổn thương về thể
lực, trí lực.
- Khái niệm của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Năm 1980 Tổ chức ý tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm tàn tật ở 3
cấp độ sau:
Sinh viên: Trương Đình Phương 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Khiếm khuyết: Là mất mát hay bất bình thường một bộ phận cơ thể
hay chức năng tâm lý do bệnh tật, tai nạn, di truyền hay do môi trường gây ra.
+ Giảm khả năng: Là người suy giảm, hạn chế hay thiếu khả năng thực
hiện các hoạt động như người bình thưởng.
+ Tàn tật: Là sự thiệt thòi do một tác nhân gây hạn chế hoặc ngăn cản
không cho người đó thực hiện vai trò bình thường (phụ thuộc vào độ tuổi, giới
tính, các yếu tố xã hội và văn hoá).
Tàn tật được chia làm 6 nhóm:
+ Tàn tật thị giác.
+ Tàn tật vận động.
+ Tàn tật thính giác, mất khả năng nói hoặc giao tiếp.
+ Mất khả năng học tập, bị bệnh tâm thần.
+ Động kinh.
+ Hành vi xa lạ (do loạn tinh thần hoặc bệnh trầm cảm gây ra).
Trong tuyên ngôn về người tàn tật:
Người tàn tật có nghĩa là bất cứ người nào không có khả năng tự bảo
đảm cho bản thân toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân
bình thường do sự thiếu hụt bầm sinh hay không bẩm sinh trong những khả
năng về thể chất hay tấm thân của họ.

Như vậy qua các khái niệm trên cho ta thấy người tàn tật có những đặc
trưng là người có khuyết tật (thiếu hỏng hoặc không bình thường) về thể lực,
trí lực hoặc thẩm mỹ cơ thể.
- Làm giảm một phẫn hoặc mất toàn bộ khả năng thực hiện chức năng
bình thường của cơ thể trong cuộc sống và trong lao động hoặc thuần tuý gây
ra mặc cảm về tâm lý.
- Tàn tật hay sự mất hoặc giảm một phần khả năng lao động đã gây nên
biết bao khó khăn trong cuộc sống vật chất và tinh thần cho người tàn tật và
hậu quả cho xã hội. Tuy nhiên những hậu quả đó cũng tuỳ thuộc vào sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, sự quan tâm cua Nhà nước và cộng đồng.
1.1.2. Quan niệm về người khuyết tật của Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm người tàn tật được quy định rõ tại Điều 1 Pháp
lệnh về người tàn tật "Người tàn tật theo quy định của pháp lệnh này không
phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ
Sinh viên: Trương Đình Phương 23

×