Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu bệnh chứng: Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và sử dụng chất gây nghiện ở bệnh nhân đang điều trị Methadone tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


HỒ THỊ MINH THƯ

NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG:
TRẢI NGHIỆM BẤT LỢI THỜI THƠ ẤU
VÀ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG


HỒ THỊ MINH THƯ



NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG:
TRẢI NGHIỆM BẤT LỢI THỜI THƠ ẤU
VÀ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ METHADONE
TẠI QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn:

Vũ Thị Tường Vi
Kim Xuân Loan

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này đã được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường Đại học khác chấp nhận để cấp văn
bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được
công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày..... tháng .... năm 2016

Ký tên
Sinh viên


Hồ Thị Minh Thư


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ......................................................................................... 3
MỤC TIÊU CỤ THỂ.................................................................................................. 3
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 4
1.1

Thông tin chất dạng thuốc phiện và những nguy cơ khi sử dụng nó ...................... 4

1.1.1

Chất dạng thuốc phiện ..................................................................................... 4

1.1.2
Định nghĩa sử dụng chất gây nghiện trong chương trình điều trị nghiện các
CDTP bằng thuốc Methadone ........................................................................................ 6
1.2

Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (Adverse Childhood Experiences - ACEs) ........... 6

1.2.1

Thông tin cơ bản về Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs).......................... 6

1.2.2


Định nghĩa Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs) ........................................ 6

1.2.3

Ảnh hưởng của Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu về sức khỏe và hành vi......... 9

1.2.4
Vài nét về thang đo trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (Adverse Childhood
Experiences- ACEs) ....................................................................................................... 9
1.3

Methadone ............................................................................................................ 10

1.3.1

Thông tin cơ bản về Methadone .................................................................... 10

1.3.2

Quá trình điều trị Methadone......................................................................... 11

1.3.3

Tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc .............................................. 12

1.4

Chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone tại Việt Nam: ........................ 13


1.4.1

Tình hình điều trị Methadone ........................................................................ 13

1.4.2

Tình hình điều trị Methadone ở TPHCM ...................................................... 14

1.5

Các nghiên cứu tương tự: ...................................................................................... 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 19
2.1

Thiết kế nghiên cứu: ............................................................................................. 19

2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ....................................................................... 19

2.3

Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................... 19

2.3.1

Dân số mục tiêu: ............................................................................................ 19

2.3.2


Dân số chọn mẫu: .......................................................................................... 19

2.3.3

Cỡ mẫu nghiên cứu:....................................................................................... 19

2.3.4

Kỹ thuật chọn mẫu: ....................................................................................... 20


2.3.5
2.4

Tiêu chí chọn mẫu: ........................................................................................ 22

Thu thập dữ kiện: .................................................................................................. 22

2.4.1

Phương pháp thu thập dữ kiện: ...................................................................... 22

2.4.2

Công cụ thu thập dữ kiện:.............................................................................. 23

2.5

Kiểm soát sai lệch ................................................................................................. 24


2.5.1

Kiểm soát sai lệch thông tin: ......................................................................... 24

2.5.2

Kiểm soát sai lệch chọn lựa: .......................................................................... 24

2.6

Xử lý dữ kiện ........................................................................................................ 24

2.6.1

Liệt lê và định nghĩa biến số: ........................................................................ 24

Biến số phụ thuộc ......................................................................................................... 24
Biến số độc lập ............................................................................................................. 24
2.6.2
2.7

Xử lý dữ liệu .................................................................................................. 33

Phân tích dữ liệu: .................................................................................................. 33

2.7.1

Số thống kê mô tả: ......................................................................................... 33


2.7.2

Số thống kê phân tích: ................................................................................... 34

2.7.3

Kiểm soát nhiễu: ............................................................................................ 34

2.8

Vấn đề y đức ......................................................................................................... 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và việc sử dụng chất gây nghiện
trong quá trình điều trị Methadone .................................................................................. 35
3.2

Kết quả theo dõi sử dụng chất gây nghiện của bệnh nhân trong 12 tháng qua ..... 38

3.3 Mối liên quan giữa tiền sử sử dụng chất gây nghiện, tiền sử hành vi quan hệ tình
dục, tiền án/ tiền sự và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone
39
3.4 Mối liên quan giữa quá trình điều trị Methadone của bệnh nhân, sự hài lòng với
dịch vụ và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone trong 12
tháng qua .......................................................................................................................... 43
3.5 Mối liên quan giữa bệnh kèm theo của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại cơ sở
và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone .............................. 45
3.6 Mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại
cơ sở và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone .................... 46
3.7 Mối liên quan giữa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và việc sử dụng chất gây

nghiện trong quá trình điều trị Methadone ...................................................................... 47
3.8 Mối liên quan giữa các yếu tố và việc sử dụng chất gây nghiện bằng mô hình hồi
quy đa biến ....................................................................................................................... 51


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 53
4.1

Mô tả trên toàn bộ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 53

4.1.1

Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu ..................................................... 53

4.1.2

Kết quả sử dụng chất gây nghiện của bệnh nhân trong 12 tháng qua ........... 54

4.1.3

Tiền sử dụng dụng chất gây nghiện của bệnh nhân ....................................... 55

4.1.4

Quá trình điều trị Methadone của bệnh nhân ................................................ 56

4.1.5

Sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ điều trị Methadone............................ 57


4.1.6

Bệnh kèm theo của bệnh nhân trong quá trình điều trị Methadone............... 57

4.1.7

Đánh giá sức khỏe tâm thần của bệnh nhân .................................................. 57

4.1.8

Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu của bệnh nhân .............................................. 58

4.2 Những yếu tố liên quan đến việc tiếp tục sử dụng CGN so sánh giữa nhóm bệnh
và nhóm chứng trong mô hình hồi quy đa biến ............................................................... 59
4.3 Những yếu tố chưa xác định có mối liên quan đến việc sử dụng CGN trong quá
trình điều trị Methadone .................................................................................................. 61
4.4

Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ......................................................................... 64

4.4.1

Điểm mạnh .................................................................................................... 64

4.4.2

Điểm hạn chế ................................................................................................. 65

4.5


Tính mới và tính ứng dụng của đề tài: .................................................................. 65

4.5.1

Tính mới của đề tài: ....................................................................................... 65

4.5.2

Tính ứng dụng của đề tài: .............................................................................. 66

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu và việc sử
dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) ......................... 36
Bảng 3.2 Kết quả theo dõi sử dụng chất gây nghiện của bệnh nhân trong 12 tháng qua
(n1=53) ..................................................................................................................... 38
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa tuổi sử dụng, thời gian sử dụng chất gây nghiện, cai
nghiện việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) . 39
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa tiền sử hành vi nguy cơ trong sử dụng chất và việc sử
dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) ......................... 40
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa tiền án/ tiền sự của bệnh nhân và việc sử dụng chất gây
nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) ................................................. 41
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa tiền sử hành vi quan hệ tình dục của bệnh nhân và việc
sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) ..................... 41
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa quá trình điều trị Methadone của bệnh nhân và việc sử

dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone trong 12 tháng qua (n=158)
.................................................................................................................................. 43
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa sự hài lòng với dịch vụcủa bệnh nhân trong quá trình
điều trị tại cơ sở và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone
(n=158) ..................................................................................................................... 44
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa bệnh kèm theo của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại
cơ sở và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158)45
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần của bệnh nhân trong quá trình điều
trị tại cơ sở và việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone
(n=158) ..................................................................................................................... 46
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa từng dạng trải nghiệm về ngược đãi và việc sử dụng
chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) .................................. 47
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa từng dạng trải nghiệm rối loạn chức năng gia đình và
việc sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) ............. 47


Bảng 3.13 Mối liên quan giữa từng dạng trải nghiệm về xã hội và việc sử dụng chất
gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) .......................................... 49
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và việc sử dụng chất
gây nghiện trong quá trình điều trị Methadone (n=158) .......................................... 50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết quả theo dõi sử dụng chất gây nghiện trong 12 tháng của 53 bệnh
nhân nhóm bệnh........................................................................................................ 38
Biểu đồ 3.2 Đa trải nghiệm bất lợi trên 158 bệnh nhân ........................................... 50


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nguyên văn

Nghĩa tiếng Việt

ACEs

Adverse Childhood
Experiences

Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu

AIDS

Acquired Immune
Deficiency Syndrome

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải

ARV

Antiretrovaral

Thuốc làm giảm sự sinh sôi của HIV
trong cơ thể

CDC

Centers for Disease Control

and Prevention

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh Hoa Kỳ

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

Chất dạng thuốc phiện

CGN

Chất gây nghiện

Chất gây nghiện

Family Health International

Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế

HBV

Hepatitis B virus

Vi-rút viêm gan siêu vi B

HCV

Hepatitis C virus


Vi-rút viêm gan siêu vi C

HIV

Human Immuno-deficiency
Virus

Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở
người

ICD-10

International Classification
Diseases-10

Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật10

MMT

Methadone Maintenance
Treatment

Điều trị duy trì bằng Methadone

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh


FHI360


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới có 246 triệu người từ 15 đến 64 tuổi sử dụng một loại ma túy bất
hợp pháp. Trong số những người tiêm chích ma túy có khoảng 1,65 triệu người nhiễm
HIV. Ước tính khoảng 187.100 trường hợp đã tử vong có liên quan đến ma túy vào
năm 2013 [49]. Điều này đặt một gánh nặng lên hệ thống y tế công cộng về việc
phòng ngừa, điều trị và chăm sóc bệnh nhân có rối loạn sử dụng ma túy và những hậu
quả sức khỏe của họ cùng những ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế và ổn định xã
hội.
Tại Việt Nam, con số người nghiện ma túy đã vượt quá 201.180 người [46].
Ngoài thuốc phiện như Heroin là những chất gây nghiện được sử dụng nhiều nhất thì
ma túy tổng hợp nhóm chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là
Methamphetamine, Cocaine, Cần sa ... đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều [2].
Trong các nỗ lực nhằm hạn chế tác động của chất dạng thuốc phiện (CDTP) gây ra,
nổi bật có chương trình điều trị nghiện bằng Methadone hiện đang được phổ biến tại
nhiều quốc gia. Tháng 3/2016, Việt Nam đã có 57/63 tỉnh, thành với 241 cơ sở điều
trị Methadone cung cấp dịch vụ cho 44.479 người bệnh [11]. Riêng TPHCM có 16
cơ sở điều trị Methadone đã tiếp nhận 3.473 bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân không
hoàn toàn tránh khỏi việc tiếp tục sử dụng các loại chất gây nghiện trong khi đang
điều trị Methadone [34, 41, 42]. Số liệu từ nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc và Việt
Nam cho thấy có từ 10,4-75% bệnh nhân tiếp tục sử dụng chất gây nghiện trong quá
trình điều trị. Điều này được lý giải một phần do sự phụ thuộc rất lớn vào loại chất
gây nghiện, ngoài ra các yếu tố xã hội cũng có liên quan như tình trạng đói nghèo
[44], tuổi càng cao, thời gian tham gia điều trị kéo dài thì tỷ lệ tiếp tục sử dụng chất
gây nghiện cũng cao hơn [34, 36, 51]. Các yếu tố như số năm đi học, hôn nhân, học
vấn, hoạt động phạm tội, việc làm, bỏ liều cũng được phát hiện có liên quan đáng kể

[16, 35].
Kết quả từ nghiên cứu của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI360) tại
Việt Nam, bệnh nhân đang điều trị ARV có xu hướng sử dụng nhiều hơn so với người
không điều trị ARV dù có sự điều chỉnh liều, liều Methadone thấp cũng là một yếu
tố trực tiếp làm tăng nguy cơ bệnh nhân có cảm giác thèm nhớ và quay lại sử dụng


2
CDTP. Họ có khả năng dừng và ra khỏi chương trình cao gấp 26 lần so với người
không sử dụng [5].
Tại Việt Nam, dù rằng chương trình Methadone cũng là chương trình mới, tuy
nhiên cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh nhân chương trình này. Tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu hầu như thường tập trung vào tỷ lệ bệnh nhân tái sử dụng chất gây
nghiện và các yếu tố trong chương trình, yếu tố xã hội hiện tại của bệnh nhân mà ít
chú ý đến những yếu tố trong quá khứ, những trải nghiệm đã xảy ra trong quá trình
trưởng thành có thể tiếp tục tác động đến sức khỏe, hành vi của họ trong tương lai và
đây cũng có thể là những thách thức trong chương trình điều trị sử dụng chất. Những
yếu tố này bao gồm: bị lạm dụng, thiếu quan tâm, bị ngược đãi, gia đình không ổn
định...Đây đều là những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs) có thể dẫn đến hành
vi sử dụng ma túy như các nhà nghiên cứu khác đã chứng minh. Với một số nghiên
cứu tại Mỹ [14, 22], họ đã đưa ra tỷ lệ từng trải qua ngược đãi thể chất hoặc lạm dụng
tình dục là 31% và họ cũng chứng minh được với những bệnh nhân có trải nghiệm
này khả năng họ sử dụng chất gây nghiện thường xuyên là 4,6 lần [27]. Đồng thời,
trong nghiên cứu này cũng đề cập đến việc tiếp tục sử dụng các chất gây nghiện khác,
ngoài Heroin như Methamphetamine, Benzodiazepine là những chất gây nghiện mới
nổi trong thời gian gần đây với hướng nghiên cứu hồi cứu, có thể lý giải cụ thể hơn
về lý do bệnh nhân tiếp tục sử dụng chất gây nghiện.
Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ là một tài liệu hữu ích cho quá trình điều trị
bệnh nhân, đồng thời cung cấp thông tin cho việc đưa ra chính sách phù hợp như
chương trình dự phòng sử dụng chất gây nghiện, khuyến nghị những nhà quản lý để

có kế hoạch điều trị phù hợp hơn với những bệnh nhân tái sử dụng chất gây nghiện
trong quá trình điều trị thay vì đưa họ ra khỏi chương trình. Với Quận 6 là một trong
ba quận đầu tiên thí điểm chương trình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng
Methadone tại TPHCM và cả nước. Đồng thời đây cũng là quận có nhiều người
nghiện. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bệnh chứng:
Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và sử dụng chất gây nghiện ở bệnh nhân đang điều
trị Methadone tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”. Đồng thời đề tài này
cũng sẽ là một nguồn tài liệu mới mẻ cho các công trình nghiên cứu sau này.


3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu có phải là yếu tố nguy cơ đến việc sử dụng
chất gây nghiện ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone tại Cơ
sở điều trị Methadone Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 hay không?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mối liên quan giữa đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu và việc sử dụng
chất gây nghiện ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone tại
Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
So sánh nguy cơ có đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu ở nhóm sử dụng chất gây
nghiện và nhóm không sử dụng ở bệnh nhân đang điều trị thay thế các CDTP bằng
Methadone tại Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nguy cơ sử dụng chất gây nghiện ở bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện
CDTP bằng Methadone có đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu là cao hơn so với nhóm
không có đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
Thông tin chất dạng thuốc phiện và những nguy cơ khi sử dụng nó

1.1

1.1.1 Chất dạng thuốc phiện
 Định nghĩa chất dạng thuốc phiện
“Chất dạng thuốc phiện (opiats, opioid) là tên gọi chung cho nhiều chất như
thuốc phiện, Morphine, Heroin, Methadone, Buprenorphine, Codein, Pethidine,
Fentanyle, có biểu hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương
tự ở não [1]”.
“Các chất dạng thuốc phiện là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm
mạnh); thời gian tác dụng nhanh nên người bệnh nhanh chóng xuất hiện triệu chứng
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương; thời gian bán hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều
lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai [1]”.
Vì vậy, người nghiện CDTP (đặc biệt Heroin) luôn dao động giữa tình trạng
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều
lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn đến những hành vi nguy hại cho bản thân và những
người khác [1].
 Định nghĩa nghiện chất dạng thuốc phiện
Theo Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 định nghĩa: Nghiện CDTP là khi
có sự hiện diện đồng thời ít nhất 3 trong 6 yếu tố trong 12 tháng trước
-

Cảm giác thèm nhớ hoặc bắt buộc phải sử dụng chất gây nghiện

-

Cảm thấy khó khăn hoặc không thể kiểm soát được việc sử dụng chất gây

nghiện

-

Có hội chứng cai khi ngưng sử dụng chất gây nghiện

-

Có sự dung nạp chất gây nghiện

-

Từ bỏ những thú vui khác và chỉ tập trung vào việc sử dụng chất gây nghiện

-

Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện ngay cả khi biết rõ tác hại của nó [52].
 Thông tin cơ bản về Heroin


5
Heroin là một loại thuốc gây nghiện có tác dụng giảm đau, được chế biến từ
Morphine, một chất tự nhiên từ cây thuốc phiện châu Á. Heroin tinh khiết là một chất
bột màu trắng. Heroin trên thị trường thường là màu nâu trắng bởi vì nó được pha
loãng hoặc cho thêm các tạp chất, có nghĩa là cùng một chất như mỗi liều là khác
nhau [48].
Heroin thường được sử dụng bằng đường tiêm, ngoài ra còn có hút, hít [48].
Heroin có thể làm cho người dùng cảm thấy hưng phấn đột xuất, cùng với một
cảm giác ấm áp và thư giãn. Người sử dụng cũng sẽ cảm thấy vượt qua những mệt
mỏi về thể chất hay tinh thần, giảm đau hoặc giảm lo âu [48].

 Những nguy cơ khi sử dụng Heroin
Tác động ngắn hạn: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, không có khả năng tập trung và
sự thờ ơ. Heroin là chất gây nghiện nếu lạm dụng có thể sẽ bị phụ thuộc về thể chất
và tâm lý [48].
Tác động dài hạn: Nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn
đến hư hỏng tĩnh mạch nếu sử dụng qua đường tiêm chích và bệnh gan. Khi người
dùng có hành vi dùng chung kim tiêm nên có thể tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS,
viêm gan và các bệnh truyền nhiễm khác [48].
Đặc biệt, nếu người dùng đột ngột ngưng sử dụng Heroin sẽ dẫn đến hội chứng
cai như: đau bụng, tiêu chảy, run, hoảng loạn, chảy nước mũi, ớn lạnh và đổ mồ hôi
[48]...
Khi dùng Heroin, người sử dụng có nguy cơ dùng quá liều, có thể dẫn đến hôn
mê và tử vong do ức chế hô hấp.
Tại Việt Nam loại chất gây nghiện chủ yếu được sử dụng vẫn là Heroin. Tuy
nhiên, theo Cơ quan Phòng Chống Tội phạm và Ma túy của Liên Hợp Quốc
(UNODC) trên thế giới có sự gia tăng của những loại chất gây nghiện khác như ma
túy tổng hợp, nhóm chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là
Methamphetamine (ma túy đá), Cocaine, Cần sa và các chất hướng thần khác đã và
đang xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu là khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt


6
Nam [2]. Điều này gây không ít khó khăn trong công tác điều trị cho những người
nghiện này khi mà đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực này còn rất hạn chế.
1.1.2 Định nghĩa sử dụng chất gây nghiện trong chương trình điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone
Trong nghiều nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trung Quốc ở các tỉnh
như Quảng Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên và Quảng Đông trên một lượng lớn các bệnh
nhân đang tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone việc
sử dụng chất gây nghiện trong chương trình được xác định khi có bất kỳ một lần nào

đó bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính trong 30 ngày trước ngày
thực hiện nghiên cứu [34, 44, 51]. Tuy nhiên khi thực hiện nghiên cứu bệnh chứng
này, chúng tôi xác định bệnh nhân tiếp tục sử dụng chất gây nghiện khi có ít nhất một
lần có xét nghiệm nước tiểu dương tính với chất gây nghiện được cơ sở điều trị theo
dõi trong 12 tháng qua.
1.2

Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (Adverse Childhood Experiences - ACEs)

1.2.1 Thông tin cơ bản về Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs)
Trong những năm qua, trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs) là một chủ đề
phổ biến về y tế công cộng, giáo dục, sức khỏe tâm thần, nhi khoa, luật pháp trên thế
giới. Tuy nghiên, khái niệm ACEs lại khá mới tại Việt Nam. Từ những công trình
nghiên cứu đầu tiên đã cho cái nhìn tổng quát và những kết quả đáng quan tâm đối
với xã hội, đặc biệt là ngành y tế công cộng. Cuộc khảo sát lớn từ năm 1995 đến 1997
của Trung Tâm Kiể m Soát Dich
̣ bê ̣nh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành trên 17.337 đối tượng
từ phòng khám béo phì Kaiser Permanente ở San Diego về những chấn thương thời
thơ ấu[29] hay nghiên cứu trên 9.508 người lớn vào năm 1998 của tác giả Vincent J.
Felitti và cộng sự của mình đã tìm thấy hơn 50% số đối tượng có trải qua những bất
thời trước khi tròn 18 tuổi [26].
1.2.2 Định nghĩa Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs)
Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (ACEs) theo CDC là một khái niệm rộng có
các cơ sở chính là căng thẳng hoặc chấn thương thời thơ ấu như lạm dụng, bỏ bê,
chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc lớn lên với rượu hoặc lạm dụng chất gây nghiện


7
khác, bệnh tâm thần, bất hòa của cha mẹ, hoặc có người nhà là tội phạm. Nó được
nhận định có thể là một con đường dẫn đến tăng nguy cơ của hành vi không lành

mạnh, nguy cơ bạo lực hoặc tái nạn nhân, bệnh tật và tử vong sớm do sự suy giảm
trong nhận thức và tình cảm [13].
Một nghiên cứu tại Úc cho rằng ACEs là những trải nghiệm đau thương có thể
là kết quả của bạo lực, lạm dụng thể chất hoặc tình dục trẻ em, hoặc bạo lực gia đình,
kết quả của thiên tai, tai nạn hoặc chiến tranh. Trẻ nhỏ cũng có thể gặp sự căng thẳng,
chấn thương sau việc điều trị y tế đau đớn hay sự mất mát đột ngột của cha mẹ / người
chăm sóc [45].
Những nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng 10 trải nghiệm hoặc chấn
thương thời thơ ấu sau có tác động bất lợi đáng kể đến sức khỏe con người và xã hội
[13], bao gồm:
 Ngược đãi
-

Ngược đãi tinh thần

-

Ngược đãi thể chất

-

Lạm dụng tình dục

 Bỏ bê
-

Bỏ bê tinh thần

-


Bỏ bê thể chất

 Rối loạn chức năng gia đình
-

Chứng kiến bạo lực gia đình

-

Rượu hoặc lạm dụng chất trong gia đình

-

Có thành viên trong gia đình bị tâm thần hoặc tự tử

-

Bất hòa trong hôn nhân của cha mẹ (bằng chứng là ly dị)

-

Có thành viên trong gia đình bị tống giam

Ngược đãi về thể chấ t: Điều này có nghĩa là gây ra hoặc cố gắng gây ra đau
đớn thể xác hoặc vết thương. Nó có thể là kết quả của đấm, đánh đập, đá, đốt cháy
[45]. Tổ n ha ̣i trẻ bi ̣ coi là ngược đãi thể chất ngay cả khi cha mẹ hoặc người chăm
sóc đã không có ý định làm tổn thương con cái của họ [30]. Tuy nhiên, một số nước
vẫn còn tranh luận về những gì được coi là ngược đãi thể chấ t và cách giáo dục con



8
cái. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh My,̃ đánh đòn là một hành động kỷ luật miễn
là nó là hợp lý và không gây thương tích cho trẻ [23].
Ngược đãi tinh thầ n: Được định nghĩa như là một tổ hợp các hành vi của cha
mẹ hoặc người chăm sóc có thể gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển nhận
thức, tình cảm, tâm lý, xã hội của một đứa trẻ. Điều này có thể dưới hình thức cô lập,
hắt hủi, khủng bố, hoặc khai thác một đứa trẻ [45]. Những hành vi bao gồm những
lời chỉ trích, đe dọa, từ chối, làm hoảng sợ, làm bẽ mặt.
La ̣m du ̣ng tin
̀ h du ̣c trẻ em: Điều này bao gồm một loạt các hành vi tình dục
diễn ra giữa một đứa trẻ và người lớn tuổi hoặc giữa một đứa trẻ và người khác mà
bao gồm các hành đô ̣ng như sờ mó, xâm nhâ ̣p bộ phận sinh dục trẻ em, loạn luân,
cưỡng hiếp, tiếp xúc không đứng đắn của cha mẹ hoặc người chăm sóc [23]. Hay một
định nghĩa được sử dụng phổ biến là: "Bất kỳ hoạt động tình dục giữa một đứa trẻ và
một người lớn hơn it́ nhấ t 5 tuổ i" [37].
Bỏ bê trẻ em: Điều này xảy ra khi cha mẹ hoặc người chăm sóc không cung
cấp cho trẻ những thứ trẻ cần phù hợp với lứa tuổi của trẻ, mặc dù người lớn có thể
đủ khả năng để cung cấp hoặc có thể đề nghị sự giúp đỡ của người khác hoặc tổ chức
khác. Bỏ bê có thể hiểu là không được cung cấp thực phẩm, quần áo và chỗ ở [45].
Ngoài ra còn có bỏ bê về nhu cầ u đươ ̣c giáo dục, chăm sóc y tế và sự yêu thương đối
với trẻ.
Bắt nạt: Là khi một người trẻ hoặc một nhóm người trẻ nói hoặc làm những
việc không tốt hoặc không làm hài lòng đối với một người trẻ khác. Bắt nạt cũng có
thể hiểu là khi một người trẻ bị trêu ghẹo nhiều và người đó không hài lòng, hoặc khi
một người trẻ bị cô lập có mục đích. Bắt nạt không phải là khi 2 người trẻ có cùng
sức khỏe tranh cãi hoặc đánh nhau, hoặc khi trêu ghẹo theo cách thân thiện hoặc vui
vẻ [23].


9

1.2.3 Ảnh hưởng của Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu về sức khỏe và hành vi
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng ACEs có thể là nguy cơ
của nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm [13, 22, 24, 30, 40, 50]:
-

Suyễn

-

Vấn đề về bàng quang

-

Bệnh tim thiếu máu

-

U nhọt

-

Tăng huyết áp

-

Bệnh lây qua đường tình dục

-

Nhiễm HIV


-

Khó tiêu

-

Đột quỵ

-

Tiêu chảy kéo dài

-

Lao

-

Táo bón

-

Đái tháo đường

-

Trầm cảm

-


Vần đề về da

-

Nhức đầu

-

Nhiễm trùng đường tiết niệu

-

Mất ngủ

-

Viêm gan/ bệnh về gan
Một nghiên cứu được thực hiện tại các nước đang phát triển cụ thể là

Phillippines vào năm 2010 với mục tiêu tìm mối liên quan giữa các trải nghiệm bất
lợi thời thơ ấu với các hành vi nguy cơ và các bệnh mãn tính, kết quả cho thấy với
những đối tượng có đa trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu thì tăng các hành vi nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe như: tự tử, sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, hút
thuốc lá, uống rượu, có thai ngoài ý muốn... [40].
1.2.4 Vài nét về thang đo trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (Adverse Childhood
Experiences- ACEs)
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi quốc tế (ACE-IQ) năm 2008, gồm 30 câu hỏi
được phát triển bởi Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Kaiser
Permanente vào năm 1997 chuẩn hóa từ nghiên cứu về Trải nghiệm bất lợi thời thơ

ấu nghiên cứu về bảo vệ trẻ em, bỏ bê, lục đục trong gia đình, ngược đãi thể chất và
tiếp xúc với bạo lực công cộng [23].


10
1.3

Methadone

1.3.1 Thông tin cơ bản về Methadone
Methadone được phát triển bởi các nhà khoa học người Đức vào cuối thập niên
30 thế kỉ XX, được cơ quan kiểm soát Dược phẩm và Thực phẩm của Hoa Kỳ vào
năm1947 như một loại thuốc giảm đau. Bắt đầu từ năm 1950 thì Methadone đã được
dùng để điều trị cho người cai nghiện chất dạng thuốc phiện, thường là Heroin [31,
39]. Năm 1964, các nhà khoa học người Mỹ tin rằng nghiện chất dạng thuốc phiện
(CDTP) là một “bệnh chuyển hóa”, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ngưng sử
dụng chất [53].
Methdone tiếp tục được sử dụng với tác dụng giảm đau, chống ho cho đến khi
người ta thấy rằng khi điều trị duy trì, hàng ngày với một liều uống nhất định thì có
thể làm giảm việc sử dụng CDTP của người nghiện và giúp họ họat động, làm việc
bình thường [17]. Năm 1965, báo cáo của Dole và Nyswander được xuất bản đầu tiên
về nghiên cứu ở New York trình bày về trên 22 bệnh nhân được điều trị bằng liệu
pháp điều trị duy trì có giám sát. Nghiên cứu này đã chứng minh được tác dụng có
lợi của Methadone là: (1) làm giảm hội chứng cai cơn nghiện ma túy và (2) giúp tạo
ra đủ độ dung nạp để ngăn cản tác dụng phê thuốc của Heroin. Năm 1972, hai nhà
khoa học này đã xuất bản công trình nghiên cứu trên 25.000 bệnh nhân tham gia điều
trị. Nên họ được xem như là những người tiên phong của liệu pháp điều trị thay thế
nghiện bằng Methadone [9, 39].
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các
CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và

không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ)
nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.
Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [1].
Với những hiệu quả tích cực được chứng minh thì Methadone đã được sử dụng gần
40 năm nay như một chương trình trọng tâm trong điều trị nghiện CDTP ở nhiều quốc
gia như Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Hồng Kông... giúp cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh
nhân và trật tự an toàn xã hội [6].


11
1.3.2 Quá trình điều trị Methadone
 Giai đoạn dò liều: thường là 2 tuần đầu điều trị
Khởi liều: Liều khởi đầu từ 15-30mg tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ dung nạp
CDTP của người bệnh (liều trung bình là 20mg).
Điều chỉnh liều methadone trong giai đoạn dò liều: Đánh giá bệnh nhân hàng ngày
trước khi cho liều methadone, nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm độc sau khi sử dụng
liều khởi đầu thì phải giảm liều điều trị, Sau mỗi 3-5 ngày điều trị, nếu vẫn còn biểu
hiện hội chứng cai có thể tăng thêm từ 5-10mg/lần. tổng liều tăng trong 1 tuần không
vượt quá 20mg, phải hội chẩn khi cần tăng liều với tốc độ nhanh hơn trong một số
trường hợp cần thiết.
 Giai đoạn điều chỉnh liều: từ tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo
dài từ 1 đến 3 tháng.
Liều điều trị sẽ được tiếp tục điều chỉnh đến khi người bệnh đạt được liều có hiệu quả
(là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin
và không gây ngộ độc).
Bác sỹ phải đánh giá người bệnh trước khi quyết định tăng hoặc giảm liều methadone,
có thể tăng từ 5-15mg/lần sau mỗi 3-5 ngày điều trị với điều kiện tổng liều tăng không
vượt quá 30mg/ tuần.
 Giai đoạn điều trị duy trì:
Liều duy trì (liều có hiệu quả tối ưu): Là liều có hiệu quả và phong tỏa được tác dụng

gây khoái cảm của heroin (hết thèm nhớ heroin). Liều hiệu quả tối ưu khác nhau ở
từng người bệnh, một số bệnh lý đồng diễn, tình trạng đặc biệt (có thai, đa nghiện)
và sử dụng các thuốc có tương tác với methadone.
Liều duy trì thông thường: 60-120mg/ngày, liều duy trì thấp nhất 15 mg/ngày; liều
cao nhất có thể lên tới 200-300 mg/ngày, cá biệt có những người bệnh liều cao hơn
300mg/ngày.


12
Giai đoạn điều trị duy trì được xác định khi: người bệnh được sử dụng liều có hiệu
quả tối ưu duy trì trong ít nhất 4 tuần liên tục và không tái sử dụng CDTP trong ít
nhất 4 tuần liên tục.
Tiêu chuẩn đánh giá liều duy trì là phù hợp: khi người bệnh có những dấu hiệu sau:
-

Hết hội chứng cai.

-

Giảm đáng kể sự thèm nhớ CDTP.

-

Không tái sử dụng hoặc không còn khoái cảm (phê) khi sử dụng lại CDTP
đôi khi còn có thể gây khó chịu cho người bệnh.

-

Không có dấu hiệu nhiễm độc.


Liều điều trị duy trì có thể thay đổi khi: người bệnh có sử dụng đồng thời các chất
gây nghiện khác, do thay đổi chuyển hoá, hấp thu và thải trừ methadone do tương tác
thuốc, mắc các bệnh đồng diễn, có thai [1].
1.3.3 Tác dụng không mong muốn, tương tác thuốc
 Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của Methadone bao gồm táo bón,
khô miệng và tăng tiết mồ hôi.
Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa, rối
loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình dục, giữ
nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến Methadone [1].
 Tương tác thuốc
Nhiều bệnh nhân đang điều trị Methadone cũng đồng thời được điều trị
HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác kèm theo, do vậy cần lưu ý đặc biệt đến các tương
tác giữa thuốc Methadone với các thuốc khác như: thuốc kháng Retrovirus (ARV),
thuốc điều trị lao, thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc an thần, gây ngủ,
thuốc giảm đau các loại. Đặc biệt tương tác giữa thuốc Methadone với những thuốc
tác động vào hệ thống men cytochrome P450 (CYP450) có thể dẫn tới:
-

Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị duy trì bằng Methadone.

-

Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ARV.


13
-

Ngộ độc thuốc Methadone.


-

Xuất hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

-

Giảm tuân thủ điều trị [1].
Khi sử dụng Methadone với các thuốc khác, có thể làm tăng hoặc giảm

chuyển hóa Methadone
Các thuốc cảm ứng men cytochrome P450 của gan làm tăng chuyển hóa
Methadone do đó làm giảm nồng độ Methadone trong máu [8], hậu quả là có khả
năng xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai [1].
Các thuốc ức chế men cytochrome P450-3A làm giảm chuyển hóa Methadone
do đó làm tăng nồng độ Methadone trong máu [8], hậu quả là có khả năng xuất hiện
các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc Methadone. Mặc dù có thể gây tăng nồng độ
Methadone trong máu sau khi sử dụng các loại thuốc này nhưng rất hiếm khi xuất
hiện các triệu chứng lâm sàng như buồn ngủ [1].
Một số thuốc hướng thần như nhóm benzodiazepines có thể làm tăng tác dụng
của Methadone do đồng tác dụng [8].
Một số thuốc kháng HIV (nevirapine, efavirenz...) làm tăng chuyển hóa
Methadone dẫn đến làm giảm nồng độ Methadone trong máu [8].
Rượu đồng tác dụng với Methadone trên hệ hô hấp gây nguy cơ suy hô hấp
[8].
1.4

Chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone tại Việt Nam:

1.4.1 Tình hình điều trị Methadone

Từ việc thí điểm chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone tại hai địa
điểm nổi bật về nghiện là Hải Phòng và TPHCM, đến hiện tại cả nước đã có đến
57/63 tỉnh, thành phố có cơ sở điều trị Methadone. 244 cơ sở này đã cung cấp dịch
vụ cho cho 44.479 người bệnh, tương đương 54,39 % chỉ tiêu Chính phủ đề ra [11].
Chương trình đã đạt được những thành công đáng ghi nhận cho bản thân những bệnh
nhân tham gia chương trình cũng như với gia đình của họ và cả cộng đồng. Theo đánh
giá của tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI360) năm 2014 về hiệu quả của


14
chương trình thí điểm sau 2 năm theo dõi trong đó nổi bật là giảm việc sử dụng ma
túy của bệnh nhân tuy nhiên việc này không triệt để, nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục sử
dụng với tỷ lệ từ 19-26% sau 6 tháng điều trị, tăng tỷ lệ có việc làm lên 54% sau 12
tháng cùng nhiều thành quả khác [5].
Ngoài ra việc bệnh nhân tham gia chương trình cũng làm giảm tội phạm liên
quan đến ma túy, tỷ lệ người bệnh tự báo cáo có các hành vi vi phạm pháp luật đã
giảm từ 40,8% xuống 1,34% sau 2 năm điều trị [10].
1.4.2 Tình hình điều trị Methadone ở TPHCM
Cùng với Hải Phòng, Chính phủ và các nhà tài trợ phi chính phủ đã triển khai
các chương trình can thiệp đối với dịch HIV tại TPHCM, bao gồm: can thiệp giảm
tác hại, tư vấn và hỗ trợ cho chương trình dự phòng và điều trị nghiện, và chăm sóc
và điều trị HIV/AIDS. Chương trình thí điểm điều trị MMT được bắt đầu triển khai
ở 3 phòng khám tại Quận 4, Quận 6, và Quận Bình Thạnh trong tháng 5/2008 [5].
Cho đến tháng 3 năm 2016, TPHCM đã có 16 cơ sở, phòng khám điều trị Methadone,
cung ứng dịch vụ cho 3.473 bệnh nhân trên toàn địa bàn [11] trong tổng số khoảng
11.953 người nghiện có hộ khẩu tại TPHCM [4]. Quận 6 là một trong những quận có
số người nghiện cao trên địa bàn TPHCM số bệnh nhân được cơ sở tiếp nhận điều trị
khá lớn và ổn định từ khi chương trình mới thí điểm.
1.5


Các nghiên cứu tương tự:
Tác động của ACEs đối với việc sử dụng ma túy đã được nhiều nước nghiên

cứu. Đặc biệt là nguy cơ sử dụng ma túy, trong đó có Heroin của những người có
ACEs. Tác giả Shi Huang và đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu với 6.504
bệnh nhân tại Mỹ về ngược đãi thời thơ ấu và việc sử dụng ma túy bất hợp pháp, cho
thấy ngược đãi thể chất, lạm dụng tình dục và bỏ bê có làm tăng khả năng sử dụng
ma túy đến gần 2 lần [28]. Một nghiên cứu với mẫu 416 bệnh nhân nữ được chọn từ
14 phòng khám tại New York về lạm dụng tình dục thời thơ ấu, bạo lực với bạn tình
và stress của bệnh nhân nữ đang điều trị Methadone, kết quả là có đến 57% đối tượng
báo cáo bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu, 38% đối tượng bị ngược đãi thể chất thời
thơ ấu, 90% phụ nữ từng bị bạo lực tình dục, đặc biệt tỷ lệ sử dụng ma túy trong
chương trình lên đến 64%, họ cho rằng điều này có thể khó khắc phục do ảnh hưởng


15
lâu dài và sự hạn chế trong việc hỗ trợ bệnh nhân giải quyết các vấn đề [25]. Những
con số này có ý nghĩa cảnh báo không chỉ trong chương trình điều trị Methadone mà
còn cho toàn xã hội về tính phổ biến của những bất lợi thời thơ ấu.
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu về vấn đề
sử dụng chất nghiện khi đang tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các
CDTP bằng Methadone, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2014, một nghiên cứu về việc
tiếp tục sử dụng ma túy trong quá trình điều trị Methadone tại Trung Quốc với 19.026
bệnh nhân cho kết quả: 39,4% bệnh nhân sử dụng ma túy khi đang điều trị Methadone.
Sự tham gia của bệnh nhân là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ, trong đó với sự tham
gia thấp làm tăng gần 6 lần số chênh tiếp tục sử dụng ma túy, hay đối với tham gia
vừa, tình trạng kinh tế nghèo là hơn 2 lần. Và việc nhìn thấy bạn bè sử dụng là 4 lần.
Mặt khác, người ta lại thấy rằng không có sự thay đổi trong hành vi tình dục. Điều
này rất khó để giải thích. Vì có thể đối tượng không sử dụng bao cao su khi có nhiều
bạn tình hoặc là đang trong mối quan hệ một vợ một chồng. Các nhà khoa học cũng

nghi ngờ rằng có thể có sự sai lệch chọn lựa khi có một số phòng khám không được
đưa vào nghiên cứu do không thu thập đầy đủ số liệu. Và một điểm đáng lưu ý là
người dùng có thể sử dụng các chất khác mà không phải là CDTP như Amphetamine
hoặc cần sa, mà không được xét nghiệm do vấn đề chi phí. Mối quan hệ tốt với gia
đình và việc bệnh nhân có việc làm ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng ma túy trong
chương trình [44].
Cũng tại Trung Quốc, một nghiên cứu theo dõi 2 năm dựa vào cộng đồng trên
4 nhóm phương pháp điều trị và nhận được tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện là 13,824,4% bệnh nhân. Qua phân tích đa biến, người ta thấy rằng việc tuân thủ tham gia
tư vấn, loại can thiệp, số năm sử dụng ma túy có liên quan đến việc tái sử dụng trong
chương trình MMT. Số năm nghiện ma túy lâu hơn cũng là một yếu tố nguy cơ cho
việc sử dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên với thiết kế nghiên cứu theo dõi có thể xảy
ra nhiều sai lệch chọn lựa [42].
Tại Vân Nam, Trung Quốc, người ta tiến hành trên 2.121 bệnh nhân trong
chương trình MMT về vấn đề sử dụng Heroin và Methamphetamine bất hợp pháp và
nhận được kết quả là 10,4% bệnh nhân chỉ dương tính với morphine, 12,9% bệnh


×