Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Kiến thức và nhu cầu tìm hiểu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của thai phụ mang thai đến khám tại bệnh viện Hùng Vương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỖ THỊ THU HÀ

KIẾN THỨC VÀ
NHU CẦU TÌM HIỂU THÔNG TIN
VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
ĐẾN KHÁM TẠI
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn: BSCK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp
CN Đỗ Thị Hoài Thương
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực
hiện. Các số liệu trong khóa luận này là được thu thập, nhập liệu và phân tích một
cách trung thực. Kết quả của khóa luận chưa từng được được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích
dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi sự kỷ
luật của khoa và nhà trường đề ra.


Tác giả


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN .................................................................... 5
1.1. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ ..................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm cơ bản về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ............................................. 5
1.1.2. Giai đoạn “cửa sổ cơ hội” .................................................................... 5
1.1.3. Thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ.......................................... 6
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................................. 6
1.2.1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ ....................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm của sữa mẹ ........................................................................... 8
1.2.3. Nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu ............................................................. 10
1.2.4. Nhu cầu của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ ........................................ 11
1.3. Ăn bổ sung ................................................................................................ 12
1.3.1. Tầm quan trọng của ăn bổ sung ......................................................... 12
1.3.2. Chế độ ăn bổ sung .............................................................................. 14
1.4. Các chiến lược hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ ................................................ 15
1.5. Một số nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ................................................ 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 19
2.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 19



2.3.1. Dân số mục tiêu .................................................................................. 19
2.3.2. Dân số chọn mẫu ................................................................................ 19
2.3.3. Cỡ mẫu ............................................................................................... 19
2.3.4. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................. 20
2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu .............................................................................. 20
2.3.6. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................... 20
2.4. Thu thập dữ kiện ....................................................................................... 21
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ kiện ........................................................... 21
2.4.2. Công cụ thu thập dữ kiện ................................................................... 21
2.4.3. Kiểm soát sai lệch thông tin ............................................................... 21
2.5. Xử lý dữ kiện............................................................................................. 21
2.5.1. Liệt kê và định nghĩa biến số ............................................................. 21
2.5.2. Phương pháp xử lý dữ kiện ................................................................ 31
2.6. Phân tích dữ kiện ....................................................................................... 31
2.6.1. Số thống kê mô tả............................................................................... 31
2.6.2. Số thống kê phân tích ......................................................................... 32
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 32
2.8. Nghiên cứu thử .......................................................................................... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ...................................................................................... 33
3.1. Đặc tính nền của đối tượng nghiên cứu .................................................... 33
3.2. Kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của đối tượng ....................................... 34
3.2.1. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ ................................................... 35
3.2.2. Kiến thức về việc cho trẻ ăn bổ sung ................................................. 39
3.3. Tỉ lệ có kiến thức chung đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ .............................. 41
3.4. Nhu cầu tìm hiểu thông tin của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ ........................................................................................................ 41


3.5. Mối liên quan giữa kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ với đặc tính nền của
phụ nữ mang thai .................................................................................................. 43

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 47
4.1. Đặc tính về dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu ...................................... 47
4.2. Kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ .............................................................. 48
4.3. Nhu cầu tìm hiểu thông tin của đối tượng nghiên cứu .............................. 52
4.4. Mối liên quan giữa đặc tính nền với kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của
đối tượng trong nghiên cứu .................................................................................. 54
4.5. Điểm hạn chế và điểm mạnh của nghiên cứu ........................................... 55
4.5.1. Điểm mạnh của nghiên cứu................................................................ 55
4.5.2. Điểm hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 55
4.6. Tính ứng dụng ........................................................................................... 56
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57
ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 58


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A&T

Alive and Thrive
(Nuôi dưỡng và phát triển)

ABS

Ăn bổ sung

CDC

Center for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ))


FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc)

KTC

Khoảng tin cậy

NCBSM

Nuôi con bằng sữa mẹ

NDTN

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

PNMT

Phụ nữ mang thai

PR

Prevalence Ratio
(Tỉ số tỉ lệ hiện mắc)

T5G

Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương


UNICEF

United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng .............................................. 33
Bảng 3.2. Nguồn thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ mà các đối tượng đã từng nghe
.................................................................................................................................. 34
Bảng 3.3. Kiến thức của phụ nữ mang thai về việc bú sớm................................. 35
Bảng 3.4. Tỉ lệ phụ nữ mang thai cho rằng nên thêm thức uống ngoài sữa mẹ cho
trẻ trước thời kỳ ăn dặm ........................................................................................... 36
Bảng 3.5. Tỉ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về lợi ích của nuôi con bằng
sữa mẹ đối với trẻ và mẹ........................................................................................... 36
Bảng 3.6. Kiến thức của đối tượng về cách duy trì nguồn sữa mẹ ..................... 37
Bảng 3.7. Kiến thức của phụ nữ mang thai về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn, thời
gian cai sữa, lượng sữa liên quan với kích cỡ vú ..................................................... 38
Bảng 3.8. Kiến thức của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu về việc cho trẻ ăn bổ
sung ........................................................................................................................... 39
Bảng 3.9. Kiến thức của phụ nữ mang thai về số bữa ăn theo độ tuổi và tuổi trẻ có
thể bắt đầu ăn cơm .................................................................................................... 40
Bảng 3.10. Tỉ lệ có kiến thức chung đúng của phụ nữ mang thai về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ ............................................................................................................................ 41
Bảng 3.11. Tỉ lệ có nhu cầu tìm hiểu thông tin của phụ nữ mang thai về nuôi dưỡng

trẻ nhỏ ....................................................................................................................... 42
Bảng 3.12. Nhu cầu về đối tượng cung cấp thông tin, nơi được cung cấp, thời gian
và cách cung cấp thông tin của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu ....................... 42
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ với các đặc tính
nền của phụ nữ mang thai ......................................................................................... 44


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một lĩnh vực quan trọng để cải thiện sự sống còn của trẻ và
thúc đẩy tăng trưởng và sự phát triển lành mạnh của trẻ. Đặc biệt trong hai năm đầu
đời là vô cùng quan trọng vì dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này làm giảm tỉ lệ
bệnh tật và tử vong, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và thúc đẩy sự phát triển tốt
hơn. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Đối với trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng, dinh dưỡng quan
trọng. Sữa mẹ có thể cung cấp một nửa nhu cầu về năng lượng cho một đứa trẻ trong
khoảng từ 6 đến 12 tháng, một phần ba năng lượng khi trẻ từ 12 đến 24 tháng [47].
Việc cho con bú sữa mẹ tối ưu là rất quan trọng để có thể cứu sống được hơn 800.000
trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm [24]. Khi sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ sơ sinh thì cần bổ sung thêm thức ăn vào chế độ ăn uống của trẻ, bắt
đầu từ 6 tháng tuổi đến 18 hoặc 24 tháng tuổi và đây là giai đoạn mà trẻ rất dễ bị tổn
thương [42]. Dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai và 2 năm đầu đời có ý nghĩa
quan trọng đối với sự hình thành não bộ của trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển khả
năng nhận thức, vận động và cảm xúc trong suốt thời thơ ấu cho tới khi trưởng thành
[11]. Nước ta, Bộ Y tế đã đưa ra khái niệm nuôi dưỡng trẻ nhỏ là cách chăm sóc dinh
dưỡng trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi [5].
Trên thế giới tỉ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 36% số trẻ từ 0 – 6 tháng
tuổi trong giai đoạn từ 2009-2014, dù đã có nhiều bằng chứng đã chứng minh lợi ích
tối ưu của việc nuôi con bằng sữa mẹ cho sự sống còn, tăng trưởng và phát triển trẻ,
làm giảm nguy cơ ung thư vú cho mẹ, lợi ích về kinh tế [47]. Bú sữa mẹ dưới mức

tối thiểu là một trong những nguyên nhân gây ra 45% tử vong ở trẻ em. Bên cạnh đó,
tình trạng dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời là một yếu tố quan trọng quyết định đến
SDD thấp còi cũng như béo phì ở trẻ và các bệnh không lây khi trưởng thành. Tỉ lệ
SDD thể thấp còi đang giảm dần trên toàn cầu, nhưng vẫn ảnh hưởng tới ít nhất 165
triệu trẻ dưới 5 tuổi vào năm 2011 [23]. Vào năm 2015, nước ta có tỉ lệ SDD thấp còi
ở trẻ em dưới 5 tuổi là 24,6%, thể nhẹ cân là 14,1% [17].
Mỗi năm, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi phòng ngừa tử vong
cho 1,3 triệu trẻ và việc triển khai thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu và ăn bổ


2
sung hợp lý cứu sống được cho 1,5 triệu trẻ dưới 5 tuổi [14]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng cho trẻ ăn các thực phẩm bổ sung thích hợp, đủ lượng và an toàn kể từ 6 tháng
trở lên sẽ dẫn tới kết quả tốt hơn về sức khoẻ và tăng trưởng [23]. Ở những nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương, những thực hành cho ăn bổ sung tốt đã được chứng minh là
làm giảm tỉ lệ còi cọc một cách rõ rệt và nhanh chóng [30, 34]. Theo thống kê của
UNICEF năm 2014, Việt Nam có 26,5% trẻ sinh ra được bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu,
24,3% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được duy trì bú đến 2 tuổi chỉ
21,8% [38]. Nhận thức chung của phụ nữ Việt Nam rằng họ không có đủ sữa cho con
bú hoặc thực hành cho bú những chất không phải là sữa mẹ trước khi trẻ được bú sữa
mẹ là những thách thức trong việc nuôi dưỡng trẻ [20].
Mỗi bà mẹ cần được chuẩn bị những kiến thức về sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ
và chăm sóc trẻ sơ sinh. Để củng cố tầm quan trọng của việc cho bú sớm và nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn cần có những biện pháp hỗ trợ như: thăm khám trước và sau
sinh, tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ và huy động cộng đồng [3]. Sự tư vấn
và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ là rất cần thiết cho các bà mẹ và gia đình để họ bắt
đầu và duy trì các hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu [46]. Đồng thời, trong Chiến
lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 cũng đã đề
cập đến mục tiêu huấn luyện cho nữ thanh niên kiến thức cơ bản về làm mẹ và dinh
dưỡng [4]. Thời kỳ mang thai là thời kỳ thuận lợi cho việc người phụ nữ bắt đầu

chuẩn bị cho mình kiến thức đúng và đủ về nuôi dưỡng trẻ. Nhằm đánh giá được kiến
thức của phụ nữ mang thai cũng như nhu cầu tìm hiểu thông tin về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ hướng đến sự nâng cao kiến thức cho phụ nữ mang thai, nghiên cứu đã chọn
Bệnh viện Hùng Vương làm địa điểm tiến hành nghiên cứu.
Bệnh viện Hùng Vương được Sở Y tế công nhận là bệnh viện chuyên khoa Sản
phụ tuyến 4 từ 1978, có quy mô 400 giường phục vụ 18 quận huyện nội ngoại thành,
là một trong những bệnh viện lớn về sản phụ khoa cả nước và khu vực miền Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng quan trọng như: khám và điều trị thuộc về Sản
phụ khoa, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến – thực hiện y tế dự phòng, đào tạo,
huấn luyện liên tục, hợp tác quốc tế [7]. Là một bệnh viện công lớn và thu hút bệnh
nhân từ nhiều nơi nên việc thực hiện nghiên cứu sẽ mang tính khách quan, đại diện
hơn.


3
Câu hỏi nghiên cứu
Tỉ lệ có kiến thức chung đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ mang thai đến
khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017 là bao nhiêu?
Tỉ lệ có nhu cầu tìm hiểu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ mang thai
đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017 là bao nhiêu?
Có hay không mối liên quan giữa kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ
mang thai với đặc tính của mẫu?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định tỉ lệ có kiến thức chung đúng, tỉ lệ có nhu cầu tìm hiểu thông tin về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ và các mối liên quan của phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện
Hùng Vương, năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ có kiến thức chung đúng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ mang
thai đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017.

Xác định tỉ lệ có nhu cầu tìm hiểu thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ
mang thai đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2017.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của phụ nữ mang
thai với đặc tính của mẫu.


4
Dàn ý nghiên cứu
Kiến thức









Đặc tính mẫu
Nhóm tuổi
Nơi ở hiện tại
Dân tộc
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Thu nhập HGĐ
Số con hiện tại
Tuổi thai

 Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
 Thời gian bú sau khi sinh

 Bú sữa mẹ hoàn toàn
 Duy trì nguồn sữa mẹ
 Thời gian duy trì bú mẹ
 Mốc thời gian ăn bổ sung
 Các nhóm thực phẩm
 Số lượng bữa ăn
 Đặc điểm thức ăn bổ sung

Nhu cầu
 Muốn tìm hiểu thông tin về NDTN từ khi mang thai
 Nội dung muốn tìm hiểu
 Nhu cầu về đối tượng cung cấp thông tin
 Nơi muốn được nhận thông tin
 Thời gian muốn được cung cấp thông tin
 Mong muốn về hình thức cung cấp thông tin


5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
1.1.1. Khái niệm cơ bản về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là cách chăm sóc dinh dưỡng trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi [5].
Việc nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong 2 năm đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần, có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn, trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, ít bị
bệnh hơn [5]. Trẻ không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ sẽ có nguy cơ không đạt
được tiềm năng phát triển về nhận thức, vận động và cảm xúc xã hội [11].
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân dẫn
đến 3,1 triệu/6,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong và 165 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng thể thấp còi (năm 2011) [24] [31]. Trên 2/3 trong số tử vong trẻ dưới 5 tuổi là
trẻ dưới 1 tuổi và thường liên quan đến thực hành nuôi dưỡng trẻ không hợp lý [44].

Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng đạt được các mục
tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ em dưới 5 tuổi [39].
1.1.2. Giai đoạn “cửa sổ cơ hội”
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (2002),
theo đó chứng minh rằng tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Dinh dưỡng không hợp lý trong 1000 ngày đầu tiên
(tính từ khi bà mẹ mang thai, trẻ sinh ra và đến khi trẻ 24 tháng tuổi) là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng thấp còi, béo phì và các bệnh không lây ở tuổi trưởng thành.
Vì vậy, 1000 ngày đầu tiên được gọi là giai đoạn “cửa sổ cơ hội” để dự phòng suy
dinh dưỡng thấp còi, các hậu quả chậm phát triển về thể chất và tinh thần do nuôi
dưỡng trẻ không hợp lý [44].
Giai đoạn “Cửa sổ cơ hội” được chia thành 3 thời điểm quan trọng để tiến hành
các can thiệp và thông điệp truyền thông phù hợp. Cụ thể là [5]:


6
Ngay từ khi bà mẹ mang Khi trẻ 0 - 6 tháng tuổi Khi trẻ 6 - 24 tháng tuổi
thai (280 ngày)

(180 ngày)

(540 ngày)

Bà mẹ được chăm sóc thai Trẻ được bú sữa non và Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
nghén và dinh dưỡng hợp lý bú sớm ngay sau khi sinh theo từng độ tuổi
Bà mẹ được cung cấp kiến Trẻ được bú sữa mẹ hoàn Duy trì cho trẻ bú mẹ đến
thức về NCBSM thời điểm toàn trong 6 tháng đầu 24 tháng tuổi hoặc hơn
3 tháng cuối thai kỳ để tạo đời

nữa.


một khởi đầu tốt cho việc
NCBSM sau này

1.1.3. Thực hành lý tưởng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi chủ yếu
là do là do thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung không hợp lý cùng với các
bệnh nhiễm khuẩn [48]. Do đó thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ có vai trò hết quan trọng
đối với sức khỏe và sự sống còn của trẻ. Để thực hành được tốt các bà mẹ trước tiên
là chuẩn bị cho mình kiến thức tốt về NDTN từ đó mới có cơ sở để quyết định lựa
chọn nuôi con của mình.
Cần quan tâm đến việc kết hợp cả hai vấn đề đó là nuôi con bằng sữa mẹ và thực
cho ăn bổ sung.
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Giúp trẻ tăng trưởng, phát triển hài hòa và phòng chống suy dinh dưỡng
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa, hấp thu đối với trẻ. Trong sữa
mẹ có đầy đủ và hài hòa về tỉ lệ các thành phần các chất đường, đạm, béo, các vitamin
và chất khoáng cho trẻ hấp thu một cách tối ưu nhất [8].
Bảo vệ trẻ chống nhiễm khuẩn
Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn như một dịch thể sinh học tự nhiên giúp tăng
cường hệ miễn dịch cho trẻ, nhiều yếu tố để bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào


7
thay thế được, đó là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), lysozym, lactoferin,
bạch cầu và các yếu tố bifidus với những tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe của
trẻ. [8]
Giúp cải thiện tâm lý cho bà mẹ và trẻ
Bà mẹ nếu thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con sẽ giúp tình cảm mẹ và con được

gắn bó, bà mẹ thấy tinh thần thoải mái hơn, yên tâm hơn và giảm được sự lo âu, trầm
cảm sau sinh. Trẻ được gần gũi nhiều với mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn, có cảm
giác an toàn hơn, phát triển tinh thần và trí tuệ tốt hơn [5].
Góp phần bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Cho con bú giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, chống loãng
xương và phòng ngừa đái tháo đường. Kinh nguyệt sẽ chậm có trở lại khi cho con bú,
là biện pháp tránh thai tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp làm giảm cân, sớm lấy lại vóc
dáng thon thả sau quá trình mang thai [19].
Giúp giảm nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh [5].
Chi phí ít hơn và bảo vệ môi trường [47]
Bú mẹ hoàn toàn loại trừ được sự phụ thuộc vào các sản phẩm thay thế sữa mẹ tốn
kém, dụng cụ cho ăn và chuẩn bị nguyên liệu. Giúp gia đình tiết kiệm được tiền trong
việc điều trị bệnh tật do sản phẩm thay thế sữa mẹ không phù hợp hay bị ô nhiễm.
Sữa mẹ góp phần bảo vệ môi trường: là một nguồn tài nguyên tự nhiên có thể tái
tạo được, không cần nhiên liệu để đóng gói, vận chuyển hay thải bỏ.
Góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ trong quá trình trưởng thành
Ở những trẻ em và tuổi thanh thiếu niên ít có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì
khi được bú sữa mẹ tối ưu [47].
Bên cạnh những lợi ích đã được chứng minh, trẻ được nuôi bằng sản phẩm thay
thế sữa mẹ không những không có lợi mà còn gặp phải những bất lợi về thể chất, tinh
thần của trẻ, sự phát triển và nguy cơ bệnh tật khi trưởng thành đồng thời không tốt
với sức khỏe người mẹ như nguy cơ thiếu máu sau sinh, ung thư vú, buồng trứng, sự
dễ có thai trở lại,… [5].


8
1.2.2. Đặc điểm của sữa mẹ
❖ Sự sản xuất sữa
Sữa mẹ được tiết ra từ các tế bào tiết sữa của nang sữa trong tuyến vú. Xung quanh
nang là các tế bào cơ có chức năng co bóp đẩy sữa ra ngoài thông qua ống dẫn sữa

[5].
❖ Cơ chế tạo – tiết sữa
Tạo sữa: Khi trẻ bú, xung động cảm giác từ núm vú truyền lên não làm kích thích
tuyến yên tiết ra prolactin. Hormon này vào máu rồi đến tuyến vú, kích thích tế bào
tiết sữa sản xuất sữa. Phần lớn prolactin tồn tại trong máu 30 phút sau bữa bú giúp vú
sản xuất sữa cho bữa bú tiếp theo. Prolactin được tạo ra nhiều vào ban đêm, nên cho
trẻ bú càng nhiều cả ban ngày và ban đêm vú càng sản xuất ra nhiều sữa. Ngoài ra,
prolactin còn có tác dụng ức chế sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai lại [5].
Tiết sữa: cùng với prolactin, oxytoxin cũng được tiết ra từ tế bào não khi trẻ bú.
Oxytocin vào máu, đến vú có tác dụng co bóp các tế bào cơ xung quanh nang sữa.
Nang sữa co lại đẩy sữa đã có sẵn bên trong chảy theo các ống dẫn sữa nhỏ tới những
ống dẫn lớn hơn (còn gọi là xoang sữa) nằm ở phần dưới quầng đen của vú. Đây là
phản xạ oxytocin còn gọi là phản xạ tống hoặc phun sữa hoặc xuống sữa. Oxytocin
được sản xuất nhanh hơn prolactin, làm sữa chảy ra ngay khi trẻ bú. Oxytocin có thể
bắt đầu hoạt động trước khi trẻ bú, khi bà mẹ chuẩn bị cho con bú. Nếu phản xạ
oxytocin không hoạt động tốt sẽ làm sữa không chảy ra, trẻ khó có thể bú đủ sữa [5].
❖ Bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ
Mẹ muốn có đủ sữa cho con trước tiên ngay từ thời kỳ mang thai phải có chế độ
ăn uống, nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái và có mức tăng cân tốt (10 –
12 kg) để tạo nguồn dự trữ sau sinh. Khi cho con bú, người mẹ vẫn cần ăn uống đủ,
ngủ đủ giấc. Ăn tăng thêm năng lượng hơn bình thường theo khuyến nghị, ăn đa dạng
và đầy đủ các nhóm chất. Hạn chế ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể gây mùi khó chịu
cho trẻ, khiến bỏ bú. Nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa trẻ có
thể bị ngộ độc hay giảm tiết sữa [8].


9
 Mẹ nuôi con bú nên uống nhiều nước, nhất là cháo, nước ép quả, sữa,…thường
là sau khi cho con bú (1 đến 2 lit/ngày) [8].
 Sữa mẹ tiết theo cơ chế phản xạ nên cần giữ tinh thần thoải mái, tự tin, tránh

căng thẳng, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động và nghỉ ngơi sau sinh ảnh hưởng
lớn đến bài tiết sữa [8].
 Thường xuyên chăm sóc vú, nếu đầu vú tụt vào, hằng ngày phải xoa bóp kéo
hai đầu vú ra cho trẻ dễ bú. Khi bị nứt núm vú hoặc áp xe, cần thường xuyên
vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Nếu núm vú bị nứt nhẹ, nên cho trẻ
bú để kích thích bài tiết sữa. Khi bị áp xe vú, trong sữa thường có lẫn mủ vi
khuẩn, không nên cho trẻ bú. Điểm quan trọng trong việc giúp tạo tiết sữa tốt
là mẹ cần thường xuyên cho bú để tuyến sữa rỗng tạo phản xạ tốt hơn [8].
❖ Khác nhau giữa sữa non và sữa trưởng thành [5]
Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14 - 16 của thai kỳ và được tiết ra trong 1 - 3
ngày đầu sau đẻ, có màu vàng nhạt hoặc trong, sánh đặc. Sau 3-5 ngày, sữa non
chuyển thành sữa trưởng thành [5].
Sữa trưởng thành gồm có: sữa đầu bữa (sữa đầu) có màu trắng hơi xanh, chứa
nhiều nước và các chất dinh dưỡng khác; sữa cuối bữa (sữa cuối) có màu trắng sữa,
chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng. Vì vậy việc cho con bú đến khi cạn
sữa của 1 lần cho bú thì mới nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần
thiết [21].
❖ Lợi ích của sữa non:
Đặc tính

Tầm quan trọng

Giàu kháng thể

Giúp phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn

Nhiều tế bào bạch cầu

Giúp phòng chống nhiễm khuẩn


Có tác dụng xổ nhẹ

Đào thải phân su
Giúp giảm mức độ vàng da của trẻ

Có yếu tố tăng trưởng biểu bì Giúp cho ruột trưởng thành
ruột
Phòng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác
Giàu vitamin A
Giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ


10
1.2.3. Nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu
Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh [47]
Không cho trẻ uống các loại nước uống trước bữa bú đầu tiên như cam thảo, mật
ong, nước đường hoặc sữa công thức để tránh ảnh hưởng đến việc tạo sữa sau này
của bà mẹ [5].
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể
cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc
thuốc[5].
Sữa mẹ chứa 88% nước nên người mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước khi trẻ
được bú mẹ hoàn toàn. Người mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên hơn nếu trẻ có dấu
hiệu khát [5].
Cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
Từ 6 tháng đến 24 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng và
các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên sữa mẹ
sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên theo sự phát
triển của trẻ, vì vậy cần cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn cùng với chế

độ ăn bổ sung hợp lý [47].
10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ
Sáng kiến toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNICEF) đưa ra năm 1991, “10 điều kiện NCBSM” là điểm cốt lõi nhất của
“Sáng kiến Bệnh viện Bạn hữu Trẻ em (BVBHTE)”. Tính đến năm 2015, Việt Nam
có 57 BVBHTE nhưng hiện tại việc duy trì và giám sát NCBSM tại các cơ sở này
đang gặp nhiều khó khăn [5].
❖ Việc vắt sữa và bảo quản sữa mẹ
Trong những trường hợp cần thiết như mẹ đi làm muốn để lại sữa cho con, trẻ
không bú được ( sinh nhẹ cân, bị bệnh,…), giảm căng tức của vú, duy trì nguồn sữa,…
mẹ có thể được vắt ra bằng tay hay dùng biện pháp hỗ trợ [5]. Đây là vấn đề cần thiết


11
mỗi người mẹ đều nên biết để khi gặp những trường hợp như trên hoặc tương tự sẽ
biết tìm đến sự giúp đỡ hay tự mình làm, duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ của mình.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà sữa mẹ được bảo quả ở điều kiện thích hợp: ở
nhiệt độ thường sữa mẹ có thể giữ được thời gian 4 tiếng, trong ngăn mát tủ lạnh
(<4C) là 4 ngày và khi trong ngăn đá (-18 C đến -20 C) có thể giữ được 6 tháng.
Khi cần làm nóng sữa, không nên đun bằng lửa trực tiếp hay trong lò vi sóng mà chỉ
nên làm nóng bằng cách ngâm bình sữa vào trong nước nóng cho ấm lên [5]. Người
mẹ cần biết những thông tin này để đáp ứng được trong trường hợp cần thiết, việc
nuôi trẻ sẽ thành công hơn.
1.2.4. Nhu cầu của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ
❖ Những ngày đầu sau sinh
Thực tế các bà mẹ lo lắng rằng trẻ sẽ bị đói trong ngày những ngày đầu sau sinh vì
sợ mình không đủ sữa. Nhưng dạ dày của trẻ lúc mới sinh rất nhỏ và lượng sữa mẹ
hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Dung tích dạ dày trẻ trong những ngày đầu [10]:
1 – 2 ngày đầu


5 – 7 ml

Ngày thứ 3 – 4

22 – 27 ml

Ngày thứ 10

60 – 80 ml

Lượng sữa trong những ngày đầu không những đáp ứng được đủ về số lượng mà
đậm độ dinh dưỡng cao nên trẻ sẽ được đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, vì
lượng sữa chưa nhiều nên cần thường xuyên cho trẻ bú hơn và tập cho trẻ ngậm bắt
vú đúng để kích thích sữa tiết ra nhiều hơn [10].
❖ Với trẻ từ 0 – 6 tháng
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị trong 6 tháng đầu, sữa mẹ hoàn toàn có thể
cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ mà không cần thêm thức uống
hay thực phẩm nào khác kể cả nước trắng [40].
Sữa mẹ không phụ thuộc vào kích cỡ của vú, sự tạo sữa ở mọi bà mẹ là như nhau.
Sau mỗi lần bú hết sữa, prolactin sẽ tiết ra kích thích tạo sữa mới và oxytoxin kích


12
thích phun sữa khi trẻ bú. Ngoài ra tình trạng tâm sinh lý của mẹ cũng ảnh hưởng đến
quá sự tiết sữa. Mẹ lo lắng (sợ không đủ sữa), tức giận, mệt mỏi, sử dụng nhiều chất
kích thích, thuốc lá,… sẽ làm giảm tiết sữa [10].
❖ Những rào cản trong việc nuôi con bằng sữa mẹ
Việc cải thiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ tốt hiện nay còn gặp nhiều rào cản không nhỏ,
đó là: Nhận thức chung rằng phụ nữ Việt Nam không có đủ sữa cho trẻ bú sớm và

hoàn toàn trong 6 tháng đầu; Thực hành chung cho trẻ sản phẩm thay thế trước khi
cho trẻ bú mẹ; Sự tiếp thị và quảng bá sữa bột sẵn cho trẻ sơ sinh, nước và thực phẩm
trước 6 tháng tuổi; và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cơ quan làm việc [20].
Một nghiên cứu khảo sát các phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ tại bệnh
viện lớn ở Brisbane, Australia, họ được làm bảng kiểm về sự tự tin cho con bú sữa
mẹ trước sinh 1 tuần và phỏng vấn qua điện thoại ở các thời điểm sau sinh về việc tự
nuôi con bằng sữa mẹ. Có đến 92% bà mẹ đã bắt đầu cho con bú nhưng sau 4 tháng
chỉ có 28,6% duy trì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Lý do phổ biến của việc không
cho con bú sữa mẹ là không đủ sữa, đồng thời cho thấy khả năng tự cho con bú sữa
mẹ là một yếu tố dự báo đáng kể về thời gian và mức độ cho bú sữa mẹ. Tăng sự tự
tin của người mẹ đối với việc cho con bú sữa mẹ có tác dụng đáng kể về quyết đinh
nuôi con của họ [35].
1.3. Ăn bổ sung
1.3.1. Tầm quan trọng của ăn bổ sung
Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng
khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc. Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung thích hợp
là khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) để giúp trẻ phát triển tốt [1].
❖ Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt [5]
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm
(trước 6 tháng hay 26 tuần)
 Trẻ giảm bú mẹ vì vậy sẽ làm giảm khả
năng tạo sữa mẹ
 Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, mắc tiêu
chảy, suy dinh dưỡng, dị ứng do thức ăn

Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn
(sau 6 tháng hay 26 tuần)
 Trẻ không nhận được các thức ăn cần
thiết để bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng mà sữa mẹ ở giai đoạn này



13
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm
(trước 6 tháng hay 26 tuần)
bổ sung không phù hợp với khả năng
tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện
của trẻ
 Trẻ giảm bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ
mang thai của bà mẹ

Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn
(sau 6 tháng hay 26 tuần)
không đáp ứng được đầy đủ cho sự
phát triển của trẻ, đặc biệt là sắt
 Chậm lớn và chậm phát triển
 Nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu chất
dinh dưỡng tăng lên

❖ Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung [5]
 Cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi (bắt đầu từ tháng thứ 6 - 180 ngày), không quá
sớm hoặc quá muộn. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt [43].
 Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới
(thời gian tập cho ăn thức ăn loãng không quá 2 tuần).
 Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị
của trẻ.
 Chế biến thức ăn đảm bảo mềm, dễ nhai và dễ nuốt, món ăn đẹp, nhiều màu sắc,
hương vị hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn của trẻ.
 Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại
địa phương. Luôn luôn thay đổi thức ăn hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều loại món ăn

khác nhau. Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.
 Thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột thơm, béo, mềm,
trẻ dễ ăn hơn và cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
 Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến
thức ăn và cho trẻ ăn.
 Trong và sau khi bị ốm, trẻ cần được ăn nhiều hơn, uống nhiều chất lỏng hơn đặc
biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao.
 Trước mỗi bữa ăn không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt vì cho trẻ ăn chất
ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ
bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
 Bữa ăn là thời gian để trẻ tập ăn, cần giúp trẻ học cách ăn, khuyến khích, động
viên trẻ ăn, trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái. Giúp trẻ


14
nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Không ép buộc trẻ
ăn.
1.3.2. Chế độ ăn bổ sung
❖ Đa dạng thức ăn: trẻ từ 6 - 23 cần được ăn đủ hoặc nhiều hơn 4 nhóm thực
phẩm trong thức ăn bổ sung, 4 nhóm cơ bản là [5]:
 Chất bột đường (lương thực, ngũ cốc): gạo, ngô, khoai, củ,…
 Chất đạm: đạm động vật, đạm thực vật
 Chất béo: dầu, bơ, mỡ,..
 Các thức ăn giàu vitamin và chất khoáng: rau xanh, trái cây.
❖ Thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung sắt: cần tăng cường thực phẩm giàu sắt
hoặc được bổ sung sắt được thiết kế riêng cho trẻ hay được bổ sung tại gia
đình [5] [45].
❖ Số lượng bữa ăn:
Tùy theo từng độ tuổi mà trẻ cần được ăn bổ sung khác nhau về số bữa, loại thức
ăn [5]:

Số lượng bữa ăn
Tuổi
6 – 8 tháng

Loại thức ăn
Bột đặc
Thức ăn nghiền

9 – 11 tháng

Số bữa

Số lượng mỗi bữa

2 – 3 bữa chính
1 – 2 bữa phụ
Bú mẹ thường xuyên

Khi bắt đầu tập ăn: 2 –
3 thìa 10ml
Tăng dần lên ½ bát 250
ml
½ đến ¾ bát 250 ml

Bột
3 – 4 bữa chính
Cháo, thức ăn thái 1 – 2 bữa phụ
nhỏ hoặc nghiền
Bú mẹ
12 – 24

Thức ăn gia đình,
3 – 4 bữa chính
¾ đến 1 bát 250 ml
tháng
thái nhỏ hoặc nghiền 1 – 2 bữa phụ
(nếu cần thiết)
Bú mẹ
Trường hợp trẻ không được bú mẹ, cho trẻ uống thêm 1 – 2 cốc sữa 250 ml/ngày và ăn
thêm 1 – 2 bữa/ngày, tăng dần theo độ tuổi.
❖ Năng lượng cần thiết:


15
Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới, tại các nước phát triển, ước lượng mức
năng lượng cần từ thức ăn bổ sung (vẫn duy trì bú sữa mẹ) là: 200 kcal/ngày với trẻ
từ 6 – 8 tháng tuổi, 300 kcal/ngày với trẻ 9 – 11 tháng tuổi và 550 kcal/ngày đối với
trẻ 12 – 23 tháng tuổi [32]. Cần tăng đậm độ dinh dưỡng để đảm bảo lượng thức ăn
vừa đủ cho trẻ mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
1.4. Các chiến lược hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ
❖ Trên thế giới
Năm 1990, Tuyên bố Innocenti về bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng
sữa mẹ ra đời đưa ra các mục tiêu hành động, được các nước thông qua và sau đó
thông qua bởi hội đồng Y tế thế giới lần thứ 40 và Ban điều hành của UNICEF [41].
Đến 2005, tại cuộc họp kỷ niệm 15 năm ra đời tuyên bố Innocenti, đã đưa ra năm
mục tiêu mới được xác định là một phần trong chiến lược toàn cầu đang diễn ra với
việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [37].
Chiến lược Toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm mục đích hướng dẫn hành động,
xác định các can thiệp với tác động tích cực đã được chứng minh, nhấn mạnh việc
cung cấp cho các bà mẹ và gia đình sự hỗ trợ mà họ cần để thực hiện các vai trò quan
trọng của mình; xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của các chính phủ, các tổ chức

quốc tế và các bên liên quan. Đồng thời, chiến lược còn cam kết tiếp tục hành động
chung phù hợp với sáng kiến của Bệnh viện thân thiện với trẻ em (1991), Bộ luật
Quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ (1981) tập trung vào vấn đề nuôi
con bằng sữa mẹ [44].
❖ Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP dựa
trên cơ sở các khuyến nghị và luật quốc tế về bảo trợ và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ
đưa ra các quy định về kinh doanh sữa và sử dụng các sản phẩm sữa dành cho trẻ em,
giúp các gia đình nhận được thông tin thiết thực nhằm hỗ trợ các gia đình trong việc
lựa chọn nuôi dưỡng trẻ một cách tối ưu nhất[6]. Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành
Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13 trong đó quy định về chế độ nghỉ thai sản,


16
để hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng
6 tháng đầu được hiệu quả [12].
Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030 đã
đề cập đến mục tiêu thứ 5 về việc nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh
dưỡng hợp lý với những chỉ tiêu cần đạt được đến 2015 và 2030 [4].
Dự án Alive and Thrive (A & T) tại Việt Nam từ 2009 – 2014 đã phối hợp với Bộ
Y tế (BYT), Viện dinh dưỡng Quốc gia (VDD), Hội Liên hiệp Phụ nữ, và chính quyền
các tỉnh dự án để triển khai các can thiệp nhằm tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
(NCBSM), cải thiện số lượng và chất lượng thức ăn bổ sung, và giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi. A & T đã đưa ra sáng kiến về mô hình nhượng quyền xã hội phòng tư vấn Mặt Trời Bé Thơ nhằm cung cấp dịnh vụ tư vấn NDTN chất lượng cao.
Mục đích của các dịch vụ nhượng quyền là tăng cường cung cấp các thông tin đúng
về NDTN thông qua tư vấn cá nhân và/hoặc tư vấn nhóm từ 3 tháng cuối của thai kỳ
và tiếp tục cho đến khi trẻ được 2 tuổi [2]. Dự án đã đem lại kết quả khả quan, từ
01/2012 đến 03/2014 đã có 460.000 được tư vấn cá nhân dựa vào các nhóm hỗ trợ
cộng đồng, trong 3 năm từ 2010 – 2013 tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn đã tăng 19% lên 62%
tại các khu vực của A & T, dịch vụ cung cấp được cải thiện [20]. Dự án cũng đã để

lại một hướng đi mới trước mắt cho thấy có thể áp dụng để nâng cao thực hành NDTN
trong cộng đồng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam.
1.5. Một số nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Một nghiên cứu định tính về kiến thức, thái độ và nhận thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
ở vị thành niên và các bà mẹ trẻ ở nông thôn Bangladesh đã cho thấy khi được hỏi về
các chỉ số trong các khuyến nghị quốc tế cho thấy kiến thức về người tham gia về
NDTN rất hạn chế, không phân biệt có con hoặc chưa có con. Một số người tham gia
ý thức về khuyến nghị trong NDTN (ví dụ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng) nhưng
họ lại giải thích sai lệch về thông điệp đó. Các ý kiến về sữa mẹ không đầy đủ hoặc
sai, các thành kiến trong ý định cho ăn dựa trên giới tính và nhu cầu của trẻ sơ sinh,
và các thay đổi về thực hành nuôi dưỡng theo thời đại đã được báo cáo. Kết quả của
nghiên cứu làm nổi bật những thiếu hụt lớn trong kiến thức của các bà mẹ trẻ và phụ
nữ trẻ về các khuyến cáo trong NDTN, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc


17
cho con bú sớm và hoàn toàn, việc cho ăn các thực phẩm bổ sung giàu chất dinh
dưỡng thích hợp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng tài liệu về kiến thức, thái độ và nhận
thức của người nữ tuổi vị thành niên về NDTN là một ưu tiên nghiên cứu quan trọng
bởi vì có thể ảnh hưởng đến hành vi nuôi dưỡng khi họ trở thành mẹ, và từ đó cải
thiện sức khoẻ của trẻ em tương lai. Họ kết luận, thanh thiếu niên nữ là cơ hội để cải
thiện kết cục sức khỏe của trẻ em trong tương lai, và đầu tư tăng lên trong giáo dục
sớm của vị thành niên nữ về NDTN an toàn có thể là một chiến lược hiệu quả để thúc
đẩy và hỗ trợ thực hành nuôi dưỡng trẻ tốt hơn [26].
Một nghiên cứu khác trên các bà mẹ có con 0 - 9 tháng tuổi ở thành phố Alwara,
Rajasthan cho thấy chỉ có 32,91% bà mẹ biết rằng nên cho con bú đến năm 2 tuổi,
50% bà mẹ biết trong sữa mẹ có kháng thể và đặc biệt chỉ có 10% bà mẹ biết nuôi
con bằng sữa mẹ cũng là biện pháp tránh thai cũng như lợi ích với mẹ. Nghiên cứu
cũng đưa ra quan điểm việc bú sữa mẹ hoàn toàn cần được giáo dục cho các bà mẹ từ
khi mang thai và cho con bú [36]. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề

nuôi con bằng sữa mẹ chứ chưa đề cập đến ăn bổ sung.
Một nghiên cứu cắt ngang tại Ấn Độ vào năm 2012 cho thấy sự thiếu kiến thức
của người mẹ đã có con về tầm quan trọng của sữa mẹ, thời điểm cho bú sớm, thời
gian cho bú mẹ hoàn toàn và thời gian duy trì bú sữa mẹ. Chỉ có khoảng 20% trong
tổng số các bà mẹ biết về thời gian bắt đầu ăn bổ sung là 6 tháng. Ở các bà mẹ nông
thôn chỉ có 56,7% biết rằng khi 1 tuổi trẻ có thể ăn được các thức ăn như bữa ăn gia
đình. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu cấp bách về việc giáo dục bà mẹ qua các lần khám
thai và các buổi tiêm chủng về cách cho con bú sữa mẹ và về việc cho trẻ ăn bổ sung
[29].
Nghiên cứu khác ở Ethiopia (2013), với thiết kế cắt ngang mô tả trên 541 bà mẹ
về kiến thức nuôi dưỡng trẻ nhỏ, đồng thời đánh giá kiến thức về vi chất dinh dưỡng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ có kiến thức khá trong việc cho trẻ bú sớm
và kiến thức trung bình trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nói chung. Trong khi đó,
các bà mẹ này lại có kiến thức rất ít về tần suất ăn cho trẻ từ 6 đến 8 tháng cần ít nhất
2 bữa/ngày, tuy nhiên họ có kiến thức khá trong việc nuôi trẻ 9-23 tháng 3 bữa/ngày
[22].


18
Ở Việt Nam, cuộc điều tra năm 2011 của Alive & Thrive cho kết quả kiến thức về
nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ, tỉ lệ khá cao biết về sữa non (74,4%) và nên cho
trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh (78,8%), 52,2% biết rằng nên cho trẻ bú đến
24 tháng, nhưng chỉ 1/4 trong số phụ nữ biết nên làm thế nào nếu cảm thấy con mình
không bú đủ sữa. Kết quả kiến thức của các bà mẹ về thời gian hợp lý bắt đầu cho trẻ
ăn thức ăn bổ sung, đa số các bà mẹ (62,3%) nhận thức được nên cho trẻ ăn bổ sung
vào thời điểm 6 tháng, 1 trong 10 người thì cho nên cho ăn sớm hơn và 1/4 cho rằng
nên cho ăn vào thời điểm muộn hơn (ngoài 9 tháng). Khi được hỏi về số bữa chính
và phụ ở các giai đoạn khác nhau, trung bình các bà mẹ cho rằng nên cho trẻ tuổi 68,9 tháng ăn 2,4 bữa chính/ngày và 1,5 bữa phụ/ngày, kết quả này phù hợp với khuyến
cáo của WHO [2]. Tương tự báo cáo trên, nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ và cộng
sự tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên trên phụ nữ có con 12 – 24 tháng tuổi cũng cho kết

quả 83% bà mẹ có kiến thức đúng về việc cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh,
58,5% cho rằng nên cho trẻ ăn bổ sung từ 6 – 8 tháng [18]. Nhìn chung, các bà mẹ có
kiến thức khá nhưng chưa đầy đủ về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, do vậy việc phổ biến
kiến thức rộng rãi cho phụ nữ về NDTN cần được chú trọng hơn nữa để các bà mẹ
hay phụ nữ nói chung có cơ sở quyết định đúng hơn trong việc chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ. Hơn nữa, việc này nên được chuẩn bị từ sớm, nhất là giai đoạn mang thai.


×